intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực hành vi sinh vật thực phẩm - ThS. Nguyễn Trường Thành

Chia sẻ: Nguyenthihoa Nguyenthihoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

165
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Thực hành vi sinh vật thực phẩm" giới thiệu đến các bạn những nội dung xác định số lượng vi sinh vật trong một mẫu thực phẩm, xác định khả năng chuyển hóa hydratcacbon của vi sinh vật, xác định khả năng sinh tổng hợp enzym của vi sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực hành vi sinh vật thực phẩm - ThS. Nguyễn Trường Thành

  1. BỐ CỤC CHƯƠNG TRÌNH Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật trong một mẫu thực phẩm  Bài 2: Xác định khả năng chuyển hóa hydratcacbon của VSV Bài 3: Xác định khả năng sinh tổng hợp enzym của vi sinh vật 1
  2. THỰC HÀNH  VI SINH VẬT THỰC PHẨM                  Cán bộ phụ trách:       ThS. NGUYỄN TRƯỜNG THÀNH           Tel:       0989658724 .                          Email:   thanhcntp@gmail.com                                 KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BỘ MÔN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG  2
  3. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm I. Khái quát chung về công tác xác định số lượng VSV Mục tiêu:  giúp cho người nghiên cứu biết được mật độ vi sinh vật có  trong mẫu thực phẩm là bao nhiêu, phục vụ cho công tác  nghiên cứu (tỷ lệ tiếp giống…), hoặc cho công tác công bố  chất lượng thực phẩm . Các phương pháp xác định: + Phương pháp xác định trực tiếp  + Phương pháp xác định gián tiếp 3
  4. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm II. Phương pháp xác định trực tiếp số lượng vi sinh vật 1. Nguyên tắc ­ Sử dụng khung đếm (buồng đếm) Goriaep. Đây là phiến kính dày, phần  giữa phiến kính có khắc 1 lưới  các ô vuông với  diện tích là 1mm2.  ­ Lưới khắc chia thành 25 ô vuông lớn   diện tích 1 ô vuông lớn là  1/25  mm2 Mỗi ô vuông lớn lại chia thành 16 ô vuông nhỏ   Số ô vuông nhỏ  trên lưới khắc là 400 ô   diện tích  hình vuông nhỏ là 1/400 mm2  Chiều sâu của mỗi ô là 0,1mm   mỗi ô vuông nhỏ có thể tích là 1/4000  ­ 4 mm3 hay tương đương là 1/4000000ml (vì 1ml = 1000 mm3 )
  5. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm II. Phương pháp xác định trực tiếp số lượng vi sinh vật 2. Cách tiến hành ­ Pha loãng mẫu đến nồng độ 1/10000    ­ Nhỏ một giọt dịch huyền phù có vi sinh vật vào giữa khung đếm và  đậy kín bằng lá kính, di chuyển nhẹ khung đếm làm dịch chiếm đầy  các khoang.  ­ Đặt khung đếm vào bàn kẹp tiêu bản của kính hiển vi, chọn vật kính  10x  hoặc 40x rồi từ từ dùng ốc chỉnh thô đưa bàn kẹp tiêu bản lên  trên để buồng đếm gần chạm vào vật kính.  5  Dùng ốc vi chỉnh từ từ đưa tiêu bản xuống dưới để tìm ảnh và lấy nét. 
  6. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm II. Phương pháp xác định trực tiếp số lượng vi sinh vật 3. Tính kết quả: ­ N = 1000. a. n/h.s  ­ Trong đó N: số tế bào trong 1 ml dịch huyền phù; a là số tế bào trung  bình trong 1 hình vuông của lưới, h là chiều sâu của khung đếm; n là  độ pha loãng dịch huyền phù; s là diện tích một hình vuông của lưới 6
  7. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm III. Xác định số lượng vi sinh vật (nấm men) của một mẫu thực  phẩm bằng phương pháp gián tiếp thông qua phương pháp  đếm khuẩn lạc 1. Nguyên tắc: Mẫu được đồng nhất và được pha loãng đến nồng độ thích hợp rồi  cấy trên môi trường thạch chọn lọc cho từng nhóm, loài VSV.  Xác định số lượng khuẩn lạc trên bề mặt thạch sau thời gian  nuôi trong tủ ấm. Cách đếm: lấy bút chì kẻ 2 đường vuông góc ở đáy hộp petri. Đếm  7 số khuẩn lạc trong từng góc theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên 
  8. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm III. Xác định số lượng vi sinh vật (nấm men) của một mẫu thực  phẩm bằng phương pháp gián tiếp thông qua phương pháp  đếm khuẩn lạc 2. Cách tiến hành: ­ Pha loãng mẫu đến nồng độ 1/1000000  ­ 1/100000000 ­ Cấy  1ml dịch mẫu vào đĩa petri (3 đĩa/1 nồng độ) ­ Chuẩn bị môi trường nuôi hansen, đợi môi trường giảm nhiệt  độ xuống 50 độ, đổ vào các đĩa petri đã cấy mẫu (chiều dày lớp  môi trường từ 2 – 3mm ­ Xoay đĩa 4 vòng theo chiều kim đồng hồ và 4 vòng ngược chiều  8 kim đồng hồ để mẫu và môi trường hòa đều với nhau. Đợi môi 
  9. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm III. Xác định số lượng vi sinh vật (nấm men) của một mẫu thực phẩm  bằng phương pháp gián tiếp thông qua phương pháp đếm khuẩn  lạc 3. Tính kết quả: A (CFU/g hoặc CFU/ml) = M.a.f.N  hoặc A = M/ n1.v1f1 + .......+ nivifi Trong đó A là mật độ tế bào trên 1 đơn vị thể tích mẫu M là số khuẩn lạc trung bình trong 1 đĩa petri N1: số  đĩa,  V1: thể tích = 1ml,  f1: nồng độ a là thể tích mẫu đem cấy ( = 1ml) 9 N hệ số tính theo khối lượng khô tuyệt đối của mẫu nghiên cứu
  10. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm IV. Đặt thí nghiệm cho quá trình lên men  rượu, lactic, axetic 1. Thí nghiệm lên men  rượu:  Chuẩn bị 100ml dung dịch đường saccharose10%  cho vào  bình tam giác 250ml, thêm 0.1 – 0.2g nấm men  Saccharomyces cerevisiae  đã được hòa trong 10ml dịch  đường 10% trước đó 1h. 2. Thí nghiệm lên men lactic: Chuẩn bị 100ml sữa tươi vào bình tam giác 250ml. Thêm vào  10g sữa chua. Đặt trong tủ ấm 40độ C. 3. Đặt thí nghiệm lên men axetic: 10 100ml bia + 1ml rượu + 10ml axetic 1N. Nuôi 30độ C.
  11. Bài 1: Xác định số lượng vi sinh vật  trong mẫu thực phẩm IV. Đặt thí nghiệm cho quá trình lên men  rượu, lactic, axetic 4. Thí nghiệm thử khả năng sinh tổng hợp enzyme của VSV ­ Chuẩn bị môi trường với thành phần: NaNO3: 3g/l; K2HPO4: 1g/l; KCl: 0,5g/l; MgSO4.7H20: 0,5g/l;  FeSO4: 0,1g/l; Tinh bột tan: 15g/l; Agar: 20g/l; Nước:  1000ml Chú ý: Tinh bột tan hòa trong nước ấm cho tan thành dạng hồ  rồi mới đổ vào môi trường ­ Cấy nấm mốc Aspergillus và Penecillium (8 đĩa, 1 mốc 4  11 đĩa)
  12. Bài 2: Xác định khả năng chuyển hóa hydratcacbon  của vi sinh vật   1.  Quá trình lên men lactic : Quan sát hiện tượng, xác định lượng  axit lactic tạo thành, định làm tiêu bản quan sát hình thái các  chủng vi khuẩn lactic.... 1ml NaOH 0.1N = 0,009g lactic 2.  Quá trình lên men axetic : Quan sát hiện tượng, xác định lượng  axit axetic tạo thành, làm tiêu bản quan sát hình thái các chủng vi  khuẩn axetic.... 1ml NaOH 0.1N = 0,006g  3. Đặt thí nghiệm thử khả năng tổng hợp emzym amilaza và  proteaza 12
  13. Bài 3: Xác định khả năng sinh tổng hợp enzym của VSV   1. Quan sát hình thái các chủng vi sinh vật đã sử dụng:  ­ Nấm mốc (Aspergillus): nhuộm đơn, quan sát hệ sợi nấm, bào tử 2. Xác định khả năng tổng hợp enzyme amilaza và proteaza của  vi sinh vật  Thành phần môi trường Hansen:  Saccharose: 20g/l; Pepton: 10g/l; KH2PO4: 3g/l; MgSO4.7H2O:  13 2g/l; Nước cất: 1000ml; pH 5,6.
  14. PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM Các bước tiến hành: ∙        Chuẩn bị vết bôi: dùng que cấy vô trùng lấy một ít vi khuẩn  từ thạch (sau khi cấy 24 giờ) hoà vào 1 giọt nước cất ở giữa phiến  kính, làm khô trong không khí. ∙        Cố định tế bào: hơ nhanh vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2­3  lần. ∙        Nhuộm bằng dung dịch Tím kết tinh trong 1­ 2 phút, rửa  nước, thấm khô. ∙        Nhuộm lại bằng dung dịch Iod (lugon) trong 1 phút, rửa  nước, thấm khô. ∙        Nhỏ dịch tẩy màu, giữ khoảng 30 giây (cho đến khi vừa thấy  mất màu), rửa nước, thấm khô. ∙        Nhuộm bổ sung bằng dung dịch Safranin trong 1­2phút, rửa  nước, để khô trong không khí. ∙        Soi kính: dùng vật kính dầu 100´. Kết quả: Vi khuẩn Gram (+) bắt màu tím, Gram (­) bắt màu đỏ 14
  15. QUÁ TRÌNH BẮT MÀU CỦA VI KHUẨN 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2