intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chương 5: Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng giữa các quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chương 5: Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng giữa các quốc gia, cung cấp cho người học những kiến thức như đánh thuế trùng giữa các quốc gia; các hình thức đánh thuế trùng; quy định thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chương 5: Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng giữa các quốc gia

  1. CHƯƠNG 5: ĐÁNH THUẾ TRÙNG VÀ BIỆN PHÁP TRÁNH ĐÁNH THUẾ TRÙNG GIỮA CÁC QUỐC GIA 1
  2. I. Đánh thuế trùng giữa các quốc gia 1. Khái niệm Hiện tượng hai hay nhiều Nhà nước cùng áp dụng chồng chéo một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng tính thuế trong một kỳ tính thuế làm cho đối tượng đó phải chịu một gánh nặng thuế lớn hơn gánh nặng thuế mà đáng lẽ họ phải chịu bởi một Nhà nước. Ngoài ra còn là hiện tượng khi hai đối tượng nộp thuế của hai Nhà nước cùng phải nộp thuế tại từng nước đối với cùng một khoản thu nhập chịu thuế 2
  3. Ví dụ: Đánh thuế trùng là khi hai quốc gia: a. Đánh 2 loại thuế trên cùng một khoản thu nhập của một đối tượng chịu thuế trong cùng một khoảng thời gian b. Đánh cùng một loại thuế trên hai khoản thu nhập của một đối tượng chịu thuế trong cùng một khoảng thời gian c. Đánh cùng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập của hai đối tượng chịu thuế trong cùng một khoảng thời gian d. Đánh cùng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập của cùng một đối tượng chịu thuế trong cùng một khoảng thời gian 3
  4. 2. Các hình thức đánh thuế trùng  Đánh thuế trùng về mặt pháp lý: nghĩa là trường hợp một đối tượng bị hai hay nhiều Nhà nước đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế. Có 2 hình thức:  Một đối tượng được hai Nhà nước thừa nhận là đối tượng cư trú  Một cá nhân là đối tượng cư trú ở một nước nhưng nhận được thu nhập từ nước khác (hoặc sở hữu tài sản ở nước khác) 4
  5. Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở chính tại VN và có thu nhập từ hoạt động sxkd ở Lào trong năm 2021 là 500 trđ. Khoản thu nhập 500 trđ bị đánh thuế trùng khi: a. Tại Lào bị đánh thuế TN b. Tại Việt Nam bị đánh thuế TN c. Tại Lào đánh thuế TN và khi chuyển về VN được miễn thuế TN d. Cả Lào và VN đều đánh thuế thu nhập 5
  6. 2. Các hình thức đánh thuế trùng  Đánh thuế trùng về mặt kinh tế: Là hiện tượng mà hai đối tượng khác nhau cùng bị đánh thuế trên cùng một khoản thu nhập hay cùng một tài sản  Trên phạm vi quốc tế: xảy ra khi hai công ty (công ty mẹ và công ty con) ở hai quốc gia chuyển lợi nhuận cho nhau và đều bị đánh thuế ở 2 nước.  Trên phạm vi quốc gia: trường hợp đánh thuế đối với lợi tức cổ phần, khoản này đã chịu thuế thu nhập công ty trước khi nó được chia cho các cổ đông, và khoản thu nhập này lại phải chịu thuế lần thứ hai đó là thuế thu nhập cá nhân 6
  7. Ví dụ: Đánh thuế trùng về mặt pháp lý khi: a. Hai quốc gia cùng đánh thuế trên 2 khoản thu nhập khác nhau của cùng một đối tượng chịu thuế b. Hai quốc gia cùng đánh thuế đối với công ty mẹ và công ty con khi chuyển lợi nhuận cho nhau c. Lợi nhuận đã bị đánh thuế TNDN được chia tiếp tục bị đánh thuế TNCN d. Một đối tượng được hai Nhà nước thừa nhận là đối tượng cư trú 7
  8. Ví dụ: Đánh thuế trùng về mặt kinh tế khi: a. Một đối tượng được hai Nhà nước thừa nhận là đối tượng cư trú b. Một cá nhân là đối tượng cư trú ở một nước nhưng nhận được thu nhập từ nước khác c. Một cá nhân là đối tượng cư trú ở một nước nhưng có sở hữu tài sản từ nước khác d. Lợi nhuận đã bị đánh thuế TNDN được chia tiếp tục bị đánh thuế TNCN 8
  9. 3. Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng  Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa:  Sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia: - Sự xung đột giữa các nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch và nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú. - Sự xung đột của nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch hoặc nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn. - Sự xung đột của chính nguyên tắc đánh thuế theo nguồn.  Định nghĩa về thu nhập, áp dụng các nguyên tắc và thời gian khác nhau giữa các quốc gia 9
  10. Ví dụ: Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng là do: a. Sự khác nhau trong định nghĩa về đối tượng cư trú b. Sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia c. Sự khác nhau về vị trí địa lý d. Sự khác nhau trong nguyên tắc đánh thuế 10
  11. Ví dụ: Trường hợp nào không phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng đánh thuế trùng: a. Xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia b. Định nghĩa về thu nhập, áp dụng các nguyên tắc và thời gian khác nhau giữa các quốc gia c. Sự gia tăng vốn đầu tư tại mỗi quốc gia d. Sự hoạt động của các công ty đa quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa 11
  12. 4. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng 4.1 . Biện pháp đơn phương: Nhà nước có thể đơn phương đưa ra các biện pháp miễn, giảm số thuế mà các nhà đầu tư phải nộp tại nước mình. 12
  13. 4. Các biện pháp đánh thuế trùng 4.2 Biện pháp cam kết quốc tế a. Biện pháp miễn thuế:  Miễn thuế toàn phần: Nhà nước không đánh thuế đối với thu nhập phát sinh tại nước nguồn đã bị đánh thuế. 13
  14. Ví dụ 1 Một cá nhân thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm 2021 có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ở Việt Nam là 300 trđ; thu nhập tính thuế từ tiền lương ở nước M là 200 trđ. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở nước M là 20%. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo biểu lũy tiến từng phần. Tại nước M được miễn thuế thu nhập thì tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nếu: a. 40 trđ b. 40,2 trđ c. 80,2 trđ d. 86 trđ 14
  15. Một cá nhân thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm 2021 có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ở Việt Nam là 300 trđ; thu nhập tính thuế từ tiền lương ở nước M là 200 trđ. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở nước M là 20%. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo biểu lũy tiến từng phần. Tại VN được miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập nhận được từ nước M thì tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm 2021: a. 40 trđ b. 40,2 trđ c. 80,2 trđ d. 86 trđ 15
  16. Biện pháp miễn thuế  Miễn thuế có tính chất lũy tiến: Mặc dù miễn thuế cho thu nhập từ nước ngoài, nhưng khi đánh thuế đối với thu nhập trong nước, Nhà nước vẫn cộng thu nhập từ nước ngoài vào tổng thu nhập trong nước để xác định mức thuế lũy tiến đối với thu nhập trong nước. 16
  17. Một cá nhân thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm 2021 có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ở Việt Nam là 300 trđ; thu nhập tính thuế từ tiền lương ở nước M là 200 trđ. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở nước M là 20%. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công ở VN theo biểu lũy tiến toàn phần. Tại VN được miễn thuế thu nhập có tính chất lũy tiến đối với phần thu nhập nhận được từ nước M thì tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm 2021: a. 86 trđ b. 40,2 trđ c. 115 trđ d. 80,2 trđ 17
  18. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng b. Biện pháp khấu trừ thuế:  Phương pháp khấu trừ thuế toàn phần: theo cách khấu trừ này, Nhà nước cư trú cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ toàn bộ số thuế đã trả tại nước nguồn  Phương pháp khấu trừ hạn chế: nước cư trú đánh thuế trên toàn bộ thu nhập và cho phép khấu trừ khoản thuế đã nộp tại nước ngoài, nhưng khoản thuế được khấu trừ không được vượt quá số thuế tính trên phần thu nhập tương ứng theo quy định của luật thuế nước cư trú 18
  19.  Khấu trừ khoán thuế: phương pháp này cho phép đối tượng nộp thuế được hưởng một khoản khấu trừ thuế trong nước cư trú, thậm chí ngay cả khi đối tượng đó không phải nộp một khoản thuế nào ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được khấu trừ đó không thể lớn hơn số thuế phải nộp tại nước cư trú. 19
  20. Một cá nhân thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm 2021 có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ở Việt Nam là 300 trđ; thu nhập tính thuế từ tiền lương ở nước M là 200 trđ. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở nước M là 20%. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công ở VN theo biểu lũy tiến từng phần. Nếu Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa VN và nước M áp dụng biện pháp khấu trừ thuế toàn phần thì số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm 2021 tại Việt Nam: a. 86 trđ b. 40,2 trđ c. 40 trđ d. 46 trđ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0