intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 4 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm và đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên tắc thiết lập thuế xuất khẩu, nhập khẩu; nội dung cơ bản của luật thuế hiện hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 4

  1. CHƯƠNG 4 THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Văn bản quy phạm pháp quy Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 1
  2. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM  Khái niệm: Thuế XNK là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế  Đặc điểm:  Thuế gián thu  Gắn liền với hoạt động ngoại thương  Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế 2
  3. 2. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP • Chỉ đánh vào hàng hoá thực sự xuất, nhập khẩu • Phân biệt theo khu vực thị trường và các cam kết song phương, đa phương • Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loại hàng hoá và khu vực thị trường để thiết lập biểu thuế • Tuân thủ các qui định và thông lệ quốc tế về phân loại mã hàng hoá và giá tính thuế hàng xuất, nhập khẩu 3
  4. 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ HIỆN HÀNH 1. Phạm vi áp dụng 2. Căn cứ tính thuế 3. Miễn, giảm, hoàn, truy thu thuế 4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế 4
  5. 1. PHẠM VI ÁP DỤNG  Đối tượng chịu thuế: ­ Hàng hoá XK, NK qua cửa khẩu, biên giới VN - Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước * Khu phi thuế quan: Khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quan hệ trao đổi, mua bán giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất, nhập khẩu VD: Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. - Hàng hoá trao đổi mua bán khác được coi là hàng hoá XNK 5
  6. 1. PHẠM VI ÁP DỤNG  Đối tượng không chịu thuế: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới VN - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại - Hàng hoá từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài, hàng hoá NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác - Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi XK 6
  7. 1. PHẠM VI ÁP DỤNG  Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế: ­ Chủ hàng hoá XK, NK ­ Tổ chức nhận uỷ thác XK, NK ­ Cá nhân có hàng hoá XK, NK khi xuất cảnh,  nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu,  biên giới Việt nam 7
  8. 1. PHẠM VI ÁP DỤNG  Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế: - Đại lý làm thủ tục hải quan được ĐTNT uỷ quyền nộp thuế XNK - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho ĐTNT - Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng bảo lãnh, nộp thay thuế cho ĐTNT 8
  9. 2. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 2.1. Hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ % Thuế XK,  Số lượng Giá tính TS thuế XK,  NK phải  HH XK, thuế đơn vị NK từng mặt  nộp = NK x HH XK,NK x hàng 9
  10. 2. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 2.1.1. Số lượng hàng hoá XK, NK: Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan 2.1.2. Trị giá tính thuế: + Đối với hàng XK: là giá bán hàng tại cửa  khẩu xuất (giá FOB­ Free on board, giá DAF­  Deliver at frontier) không bao gồm phí vận tải và  bảo hiểm quốc tế   + Đối với hàng NK: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên Xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 10 phương pháp xác định trị giá tính thuế.
  11. TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI  HÀNG NK 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng NK: áp dụng tuần tự, dừng ngay ở phương pháp nào xác định được trị giá: Phương pháp trị giá giao dịch Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống hệt Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá NK tương tự Phương pháp trị giá khấu trừ Phương pháp trị giá tính toán Phương pháp suy luận 11
  12. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Điều kiện: + Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt, sử dụng HH (hoặc có một số hạn chế nhưng không ảnh hưởng đến giá thực thanh toán của HH đó) + Giá cả, hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những ĐK dẫn đến việc không xác định được TGTT của HH + Sau khi bán, chuyển nhượng, sử dụng HH NK, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được từ việc định đoạt HH NK mang lại (không kể các khoản phải cộng theo qui định) 12
  13. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Điều kiện (tiếp) + Người mua và người bán không có MQH đặc biệt. Nếu có thì MQH đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch Trị giá = Giá mua trên + Các khoản điều chỉnh - Các khoản tính thuế hóa đơn chưa tính vào giá mua điều chỉnh trên hóa đơn 13
  14. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Phương pháp tính: Trị giá tính thuế bao gồm các khoản: + Giá mua ghi trên hoá đơn: nếu giá mua trên hoá đơn bao gồm các khoản giảm giá thì được trừ các khoản giảm giá, với ĐK: • Phải được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển  • Có chứng từ, số liệu hợp pháp 14
  15. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Phương pháp tính (tiếp) + Các khoản tiền người mua phải trả chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn: Tiền ứng trước, tiền đặt cọc, các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán. + Các khoản điều chỉnh: a. Các khoản phải cộng: * Điều kiện: các khoản cộng phải • Do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã trả hay sẽ phải trả • Liên quan trực tiếp đến hàng NK 15
  16. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Phương pháp tính (tiếp) * Nội dung các khoản cộng: • Tiền hoa hồng bán hàng, phí môi giới • Tiền bao bì được coi là đồng nhất với hàng NK • Chi phí đóng gói hàng hoá • Trị giá HH, DV do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để SX và bán hàng XK đến VN (các khoản trợ giúp)  • Tiền bản quyền, phí giấy phép • Các khoản tiền người NK phải trả từ số tiền thu được sau khi sử dụng định đoạt hàng NK được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức 16
  17. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Phương pháp tính (tiếp) * Nội dung các khoản phải cộng: • Chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng NK đến địa điểm NK • Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm NK Chi phí vận chuyển và bảo hiểm nêu trên nếu  bao gồm thuế GTGT phải nộp ở VN thì không phải cộng  khoản thuế này vào TGTT 17
  18. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH Phương pháp tính (tiếp) b. Các khoản được trừ: * Điều kiện: các khoản được trừ phải • Nằm trong trị giá giao dịch (nằm trong giá mua hàng NK) • Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp * Nội dung các khoản được trừ: • Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi NK hàng hoá: lắp đặt, bảo dưỡng, tư vấn kỹ thuật… • Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa VN  • Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở VN                           Các khoản giảm giá 18 • Tiền lãi phải trả liên quan đến việc mua hàng NK
  19. VÍ DỤ Một doanh nghiệp NK xác định trị giá tính thuế theo PP trị giá giao dịch có các số liệu liên quan đến lô hàng NK như sau: - Giá mua trên hoá đơn: 1.000 triệu đ, trong đó: + Hoa hồng bán hàng: 50 triệu đ + Tiền lãi phải trả của việc mua hàng trong giới hạn qui định:20 triệu đ - Giảm giá hàng NK: 30 triệu đ - Một số khoản chi phí không có trong hoá đơn mua hàng, do người NK thanh toán: + Chi phí vân chuyển, bảo hiểm hàng đến cửa khẩu nhập: 60 triệu đ + Chi phí vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho của DN: 10 triệu đ Xác định trị giá tính thuế NK của lô hàng? 19
  20. GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NK ­ TH ĐẶC BIỆT • Hàng NK được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó sử dụng vào mục đích khác: xác định dựa trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại VN. • Hàng NK là hàng đi thuê, mượn: giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài. • Hàng NK là hàng đưa ra nước ngoài sửa chữa: chi phí thực trả theo hợp đồng ký với nước ngoài • Hàng bảo hành: Hàng hoá NK có hàng bảo hành theo hợp đồng thì TGTT bao gồm cả trị giá hàng bảo hành 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2