intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

281
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro nhằm: Làm rõ sự khác nhau giữa hai quan điểm truyền thống và hiện đại về khái niệm rủi ro, xác định những đặc trưng cơ bản của rủi ro để phân biệt nó với các khái niệm khác, phân loại rủi ro theo các tiêu chí cơ bản, liệt kê các nội dung chủ yếu của quy trình quản trị rủi ro hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

  1. 16/02/2011 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Mục tiêu của Chương 1 • Làm rõ sự khác nhau giữa hai quan điểm truyền thống và hiện đại về khái niệm rủi ro • Xác định những đặc trưng cơ bản của rủi ro để phân biệt nó với các khái niệm khác • Phân loại rủi ro theo các tiêu chí cơ bản • Liệt kê các nội dung chủ yếu của quy trình quản trị rủi ro hiện đại • Giải thích sự khác nhau giữa quản trị rủi ro và bảo hiểm 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Rủi ro là gì ? 1.1.1. Quan điểm truyền thống * Định nghĩa 1: "Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến" (Từ điển Tiếng Việt, 1995) * Định nghĩa 2: "Rủi ro là sự không may" (GS. Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, 1998) 1
  2. 16/02/2011 * Định nghĩa 3: Risk is the responsibility of meeting danger or of suffering harm or loss (Từ điển Oxford - English for Advanced Learners) nghĩa là " Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại " * Định nghĩa 4 : Rủi ro là sự không chắc chắn có liên quan đến một tổn thất, mất mát có thể xảy ra (Risk is the uncertainty concerning a possible loss, Dorfman, 2002) * Rủi ro trong kinh doanh là sự tổn thất về tài sản, các nguồn lực; sự giảm sút về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra ngoài ý muốn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp (Đoàn Thị Hồng Vân, 2002). 1.1.2. Quan điểm hiện đại + Định nghĩa 1: " Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả " ( William & Michael Smith, 1995, Risk Management and Insurance ). + Định nghĩa 2: " Rủi ro là các biến cố không thể đoán trước được " (Doherty, Corporate Risk Management) 2
  3. 16/02/2011 1.2.Những đặc điểm cơ bản và các thành phần của rủi ro 1.2.1. Những đặc điểm cơ bản - Tính ngẫu nhiên - Tính khách quan - Tính không thể đoán trước - Tính "hai mặt" 1.2.2. Các thành phần của rủi ro * 2 thành phần cơ bản: - Tần suất xảy ra rủi ro (frequency/probability) - Mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các rủi ro/ tổn thất có thể xảy ra (severity) 1.3. Phân loại rủi ro 1.3.1. Dựa vào tính chất của kết quả + Rủi ro thuần tuý + Rủi ro suy đoán 1.3.2. Dựa vào khả năng chia sẻ + Rủi ro có thể phân tán + Rủi ro không thể phân tán 3
  4. 16/02/2011 1.3.3. Theo nguồn phát sinh rủi ro • Rủi ro do môi trường thiên nhiên • Rủi ro do môi trường văn hoá-xã hội • Rủi ro do môi trường chính trị • Rủi ro do môi trường luật pháp • Rủi ro do môi trường kinh tế • Rủi ro do hoạt động của doanh nghiệp • Rủi ro do nhận thức của con người 1.4. Chi phí rủi ro (Risk cost) • Chi phí rủi ro bao gồm 4 thành phần cơ bản: - Chi phí tổn thất ước tính: phát sinh trực tiếp từ hậu quả bất lợi do rủi ro đem lại - Chi phí ngăn ngừa tổn thất - Chi phí tài trợ tổn thất - Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp 2. Khái lược về quản trị rủi ro 2.1.Quá trình phát triển của quản trị rủi ro 2.1.1. Thái độ của con người trước rủi ro * Bài tập trắc nghiệm Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, thái độ của con người đối với rủi ro có thể chia làm 3 nhóm: + Nhóm 1: nhóm người thích rủi ro + Nhóm 2: nhóm người bàng quan với rủi ro + Nhóm 3: nhóm người sợ rủi ro 4
  5. 16/02/2011 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quản trị rủi ro - Thập niên 1950 : bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp trong giai đoạn này vẫn chưa phổ biến do còn gặp một số trở ngại - Thập niên 1970-1990: phát triển nhanh chóng với nhiều trường phái và quan điểm khác nhau Trong những năm 90 của thế kỷ XX, các hoạt động quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc phòng ngừa và hạn chế rủi ro ngày càng được sử dụng phổ biến hơn việc mua bảo hiểm tại nhiều tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới. 2.2. Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro 2.2.1. Khái niệm - Quản trị rủi ro là quá trình quản trị các nguồn lực và các hoạt động nhằm làm giảm đến mức thấp nhất những hậu quả và những thiệt hại do rủi ro gây ra cho doanh nghiệp với chi phí chấp nhận được. - Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro - Quản trị rủi ro là hoạt động nhằm từng bước giảm đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro – dưới tất cả các hình thức – và làm cực đại những lợi ích của rủi ro 5
  6. 16/02/2011 2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị rủi ro * Vai trò của quản trị rủi ro - Nâng cao khả năng ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro; thông qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp - Hạn chế, giảm thiểu các tác động bất lợi, những hậu quả phát sinh do rủi ro gây ra, duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp và của toàn xã hội. * Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro - Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn để phát hiện, nhận dạng rủi ro - Xây dựng phương pháp đánh giá đo lường mức độ rủi ro - Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát, ngăn chặn để phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra - Tư vấn cho Ban giám đốc xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro khi rủi ro xảy ra 2.3.Các mục tiêu của quản trị rủi ro 2.3.1. Mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra - Chuẩn bị để đối phó với rủi ro tiềm ẩn một cách tiết kiệm nhất. - Giảm thiểu sự lo lắng của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp - Đáp ứng các yêu cầu và quy định của pháp luật. 6
  7. 16/02/2011 2.3.2. Mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra - Bảo đảm sự tồn tại sống còn của doanh nghiệp - Tiếp tục hoạt động và tăng trưởng - Bảo đảm sự ổn định doanh thu - Hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận - Làm giảm các tác động tiêu cực của tổn thất do rủi ro gây ra lên xã hội và con người 2.4. Các nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro 2.4.1. Nhận dạng và đánh giá rủi ro + Doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rủi ro nào? + Các rủi ro có thể xảy ra có mức độ nghiêm trọng và tần suất như thế nào? + Có những rủi ro nào cần phải đặc biệt lưu ý và cần ưu tiên quản trị ? 2.4.2. Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro * Các câu hỏi định hướng: + Các phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro có thể sử dụng là gì ? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp và kỹ thuật ? + Chi phí rủi ro tương ứng khi sử dụng các kỹ thuật này là bao nhiêu ? … 7
  8. 16/02/2011 2.4.3. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro tối ưu * Các căn cứ để lựa chọn: - Chi phí rủi ro (quan trọng nhất) - Mục tiêu của doanh nghiệp - Nguồn lực tài chính - Các điều kiện và nguồn lực khác 2.4.4. Triển khai thực hiện phương pháp quản trị rủi ro đã lựa chọn * Các công cụ hỗ trợ - Tuyên bố về chính sách quản trị rủi ro: mục tiêu, quan điểm cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp - Sổ tay quy trình quản trị rủi ro: nguyên tắc chỉ đạo, quy trình thực hiện, trách nhiệm và quyền hạn - Hệ thống thông tin quản trị rủi ro 2.4.5. Giám sát, đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro * Các câu hỏi định hướng: + Mục tiêu nào đã đạt được? Mục tiêu nào chưa đạt ? + Những sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện? Mức độ nghiêm trọng có lớn không ? + Chương trình phòng chống tổn thất (nếu có) có làm giảm thiểu rủi ro không? + Chương trình quản trị rủi ro cũ có cần sửa chữa hay cần phải lập chương trình mới? 8
  9. 16/02/2011 Sơ đồ: QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO Nhận dạng và đánh giá rủi ro Né tránh Nghiên cứu các Chuyển rủi ro phương pháp quản giao tài trợ trị rủi ro Kiểm soát Tài trợ rủi ro rủi ro Lưu giữ Kiểm soát tổn thất: tổn thất Lựa chọn phương pháp - Phòng tránh tổn thất quản trị rủi ro tối ưu - Giảm thiểu tổn thất Triển khai thực hiện Giám sát, đánh giá hiệu quả Câu hỏi 1. Tại sao trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro ? 2. Phân biệt Quản trị rủi ro và bảo hiểm? 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0