![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 7 – ThS. Bùi Thị Thu
lượt xem 8
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
"Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 7: Trọng tài thương mại quốc tế" với các nội dung khái quát về trọng tài thương mại quốc tế; thẩm quyền của trọng tài; tố tụng trọng tài; công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 7 – ThS. Bùi Thị Thu
- TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 1 v1.0015103207
- BÀI 7 TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu v1.0015103207 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cách xác định trọng tài trong nước với Trọng tài thương mại quốc tế; • Trình bày được căn cứ xác định thẩm quyền của trọng tài; • Trình bày được các vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; • Trình bày được trình tự thủ tục tố tụng trọng tài; • Trình bày được các nguyên tắc xác định luật áp dụng trong giải quyết tại trọng tài; • Trình bày được nguyên tắc, điều kiện, thủ tục công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. v1.0015103207 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Hôn nhân và gia đình. v1.0015103207 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về các tình huống về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại quốc tế. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế. v1.0015103207 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 7.1 Khái quát về Trọng tài thương mại quốc tế 7.2 Thẩm quyền của trọng tài 7.3 Tố tụng trọng tài 7.4 Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. v1.0015103207 6
- 7.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7.1.1. Khái niệm 7.1.2. Hình thức Trọng tài thương mại trọng tài v1.0015103207 7
- 7.1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI • Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại quốc tế. • Khái niệm trọng tài nước ngoài Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam (Khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010). v1.0015103207 8
- 7.1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI • Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế: Điều 1.3 Luật mẫu về Trọng tài thương mại của UNCITRAL. Trọng tài được gọi là Trọng tài quốc tế nếu: Vào thời điểm lập thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Một trong các địa điểm sau ở nước ngoài : Nơi tiến hành trọng tài; Nơi thực hiện nghĩa vụ; Đối tượng của thỏa thuận trọng tài có mối liên hệ với nhiều nước. v1.0015103207 9
- 7.1.2. HÌNH THỨC TRỌNG TÀI Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế). Hai loại Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc). v1.0015103207 10
- 7.2. THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI 7.2.1. Thoả thuận 7.2.2. Thẩm quyền trọng tài theo vụ việc v1.0015103207 11
- 7.2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Khái niệm • Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. (Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài Thương mại Quốc tế năm 1985). • Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” (Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010). v1.0015103207 12
- 7.2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Vai trò của thỏa thuận trọng tài Là cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền của trọng tài. Vai trò của Loại trừ sự can thiệp của Tòa án quốc gia vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp. trọng tài Là cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. v1.0015103207 13
- 7.2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI (tiếp theo) Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Hình thức thỏa thuận trọng tài. Điều kiện hiệu lực của thỏa thuận Nội dung thỏa thuận trọng tài. trọng tài Năng lực chủ thể lập thỏa thuận trọng tài. v1.0015103207 14
- 7.2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI (tiếp theo) Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài • Hiệu lực về hình thức: Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản (Điều 16 Luật Trọng tài 2010 ). Là một điều khoản trong tài trong hợp đồng“Điều khoản trọng tài” (“arbitration clause”). Hình thức thỏa thuận trọng tài Văn bản độc lập với hợp đồng v1.0015103207 15
- 7.2.1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI (tiếp theo) Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài • Hiệu lực độc lập của thỏa thuận trọng tài: Đặc trưng của thỏa thuận trọng tài đó là “tính độc lập” (autonomy) hay còn gọi là “tính tách biệt” (separability). Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng chứa đựng nó hoặc có liên quan đến nó. • Nội dung thỏa thuận trọng tài: Xác định rõ tranh chấp và tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài; Xác định rõ trọng tài; Ngoài ra nội dung của thỏa thuận trọng tài có thể xác định rõ thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, số lượng trọng tài viên và cách thức chỉ định các trọng tài viên hay luật áp dụng, thanh toán về chi phí và lệ phí trọng tài… • Hiệu lực về năng lực chủ thể lập thỏa thuận trọng tài: Chủ thể lập thỏa thuận trọng tài phải có đủ tư cách pháp lý (có thẩm quyền, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, không bị cưỡng ép, nhầm lẫn, đe dọa… trong việc lập thỏa thuận trọng tài). v1.0015103207 16
- 7.2.2. THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC Thẩm quyền của trọng tài Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Thẩm quyền của trọng tài Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó (Điều 2 Luật ít nhất một bên có hoạt động thương mại. trọng tài 2010) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. v1.0015103207 17
- 7.3. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI 7.3.2. Luật áp dụng 7.3.1. Trình tự thủ tục trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài v1.0015103207 18
- 7.3.1. TRÌNH TỰ THỦ TỤC Nộp đơn kiện (Điều 31). Thành lập Hội đồng trọng tài. Thủ tục tố Phiên họp giải quyết tranh chấp. tụng trọng tài Luật áp dụng giải quyết tranh chấp ở Trọng tài. Phán quyết trọng tài. v1.0015103207 19
- 7.3.2. LUẬT ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRỌNG TÀI Luật điều chỉnh nội dung vụ tranh chấp • Luật do các bên thỏa thuận (Điều 14.2 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010). Luật Mẫu UNCITRAL (Điều 28) hay các quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài quốc tế cũng ghi nhận những nội dung tương tự như Quy tắc Tố tụng trọng tài của ICC (Điều 17.1); Quy tắc Tố tụng trọng tài của Tòa án trọng tài quốc tế London (Điều 22.3). • Trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng, Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp (theo Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 ; Điều 28(2) Luật Mẫu UNCITRAL). • Chú ý: Luật do các bên thỏa thuận hoặc trọng tài lựa chọn có thể là pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài…nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (trật tự công) (Điều 759 Khoản 3 Bộ luật dân sự 2005; Điều 5.2 Luật Thương mại 2005). v1.0015103207 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế
42 p |
687 |
96
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 7: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế
18 p |
516 |
90
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế
56 p |
476 |
89
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 6: Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế
25 p |
319 |
76
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 4 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p |
87 |
10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 2 – ThS. Bùi Thị Thu
41 p |
78 |
10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p |
112 |
8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung về Tư pháp quốc tế
22 p |
47 |
8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 - PGS.TS. Lê Thị Nam Giang
55 p |
53 |
8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 9 - ThS. Trần Thị Bé Năm
13 p |
25 |
5
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 8 - ThS. Trần Thị Bé Năm
41 p |
19 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 6 - ThS. Trần Thị Bé Năm
40 p |
12 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 5 - ThS. Trần Thị Bé Năm
29 p |
24 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 4 - ThS. Trần Thị Bé Năm
32 p |
20 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3 - ThS. Trần Thị Bé Năm
28 p |
30 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2 - ThS. Trần Thị Bé Năm
66 p |
22 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Thị Bé Năm
64 p |
16 |
4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 7 - ThS. Trần Thị Bé Năm
33 p |
16 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)