intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

360
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trình bày khái niệm, nguồn gốc hình thành TT HCM về TG, nội dung cơ bản TT HCM về TG, sự vận dụng TT HCM về TG trong giai đoạn hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

  1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
  2. NỘI DUNG  KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TT HCM VỀ TG  NỘI DUNG CƠ BẢN TT HCM VỀ TG  SỰ VẬN DỤNG TT HCM VỀ TG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
  3. I. KHÁI NIỆM TT HCM VỀ TG 1. Khái niệm - Tư tưởng về TGTN là một bộ phận của tư tưởng HCM, đó là sự vận dựng những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lê nin về TGTN trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Company Logo
  4. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HCM VỀ TÔN GIÁO
  5. I. TƯ TƯỞNG VỀ ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO, HÒA HỢP DÂN TỘC 1. Mục tiêu của đoàn kết Mục tiêu đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc của Hồ Chí Minh đó là giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi nô dịch, áp bức, bất công. Năm 1955, trong bài phát biểu tại Hội nghị Mặt trận Liên Việt, Người khẳng định “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn k ết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính tr ị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ qu ốc, ta còn ph ải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức có lòng ph ụng s ự T ổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ” (HCM toàn t ập, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.438).
  6. 2. Cơ sở đoàn kết Lương ­ Giáo Thứ nhất, các tôn giáo xét đến cùng đều có hy vọng giải thoát con người, mong muốn con người được sung sướng, tự do, hạnh phúc HCM nói: “Phật sinh ra cũng để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha. Đức Giê su sinh ra là ni ềm hạnh phúc cho mọi người, phúc lợi cho xã h ội. Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng”
  7. -Thứ hai, tín đồ các tôn giáo căn bản đều là những người lao động bị chế độ cũ áp bức bóc lột. Họ đều là những người yêu nước thực sự, do vậy họ là lực lượng của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân với tư cách là chủ thể của cách mạng. Người cho rằng: “đồng bào Lương và đồng bào Giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp lớn, lâu dài. Vì thế Lương – Giáo phải đoàn kết thì sự nghiệp lớn của dân tộc mới giành được thành công
  8. 3. Đối tượng của đoàn kết lương giáo. Thứ nhất, đoàn kết giữa những người có tôn giáo với những người không theo tôn giáo, trong đó có những người công sản. HCM khẳng định “Có anh em hỏi một người CG có thể vào Đảng Lao động không? Có, Người tôn giáo nào vào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng. Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật kém, tôn giáo là duy tậm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.115
  9. Năm 1955, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Press (Ấn Độ). HCM tuyên bố thẳng thắn “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong sự thi hành nhiệm vụ đó, chúng tôi sẵn sang hợp tác thành thật với những nhân vật hoặc nhóm Việt Nam nào tán thành, ủng hộ mục đích đó bất kể xu hướng chính trị và tôn giáo khác nhau”
  10. Thứ  hai,  đoàn  kết  giữa  những  người  có  tín  ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ngay sau khi CMT8 thành công, ngày 13/9/1945, HCM đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài tại thủ đô Hà Nội. Người nói “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước VN và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” (HCM Biên niên tiểu sử, NXB CTQG, HN, 1993, t3, tr.15).
  11.  Đầu năm 1946, phát biểu trong lễ mừng liên hiệp quốc gia do các phật tử trong Hội phật giáo cứu quốc tổ chức tại Hà Nội, HCM đã nói “Nước Phật ngày xưa có 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước VN ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia tô tin ở Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm gì trái ý dân. Dân muốn gì ta phải làm nấy” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t4, tr.148).
  12. ­  Dù bất luận thế nào cũng không được tị hiềm, phân biệt đối xử vì lý do TNTG. HCM chỉ rõ “Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Trong công giáo có câu “Tam vị nhất thể”, Phật giáo có câu “Vạn chúng nhất linh” nên chúng ta phải hy sinh cho nhân loại và chúng sinh (Báo cứu quốc ngày 14, 15/1/1946)
  13. 4. Phương pháp thực hiện tư tưởng đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc. Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo – c ơ sở của đoàn kết lương giáo. Năm 1948, HCM đã viết bài 6 điều nên làm và 6 điều không nên làm, yêu cầu mọi người phải nghiêm túc chấp hành 12 điều trên. Người nhấn mạnh ‘không nên xúc phạm tín ngưỡng, phong tục của dân (như nằm trước bàn thờ, giơ chân lên bếp, đánh đàn trong nhà,….Muốn vậy thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây cảm tình và sau dể dân dần giải thích cho dân bớt mê tín hơn”.
  14. • Chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết lương giáo của các thế lực phản động. -Những bài viết của HCM đã phê phán gay gắt giáo hội và các tổ chức tôn giáo theo vết chân xâm lược vào đất nước ta không chỉ truyền đạo mà còn biến tôn giáo thành công cụ của thực dân để tham gia bóc lột ngay cả tín đồ của mình. Để vạch trần tội ác kẻ địch đội lốt tôn giáo, Người lên án” Bởi - vậy mọi đoàn đi khai hóa đều móc nối theo một đoàn truyền giáo. Các vị này họ làm những gì, họ lợi dụng lòng hiếu khách của người dân An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ bản đồ nộp cho đội quân viễn chinh (HCM toàn tập, t1, tr 407). -Người kết luận “Nếu có dân tộc nào phải nhớ ơn Chúa và các giáo sỹ thì đó chính là dân tộc An Nam! Vì Chúa và các giáo sỹ mà dân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ như ngày hôm nay” (HCM toàn tập, t2, tr103).
  15. - Sau CMT8 – 1945, các thế lực phản động thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Để mọi người hiểu rõ và bà con giáo dân an tâm, ngày 2//3/1947, Trong bức thư gửi GM Lê Hữu Từ, HCM thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, Người nói “Trong một nước văn minh, có tự do TNTG, tự do ngôn luận, nhưng không được vu khống kẻ khác. Tự do tuyên truyền không phải tự do vô lễ” “Hoạt động tôn giáo,…không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước. (HCM toàn tập, tập 10, tr 606). - Đồng thời, HCM cũng khẳng định: “VN độc lập đồng minh cốt để đoàn kết tất cả đồng bào để làm cho Tổ quốc độc lập chứ không phải để chia rẽ, phẩn đối tôn giáo.” Như vậy, HCM đã nêu rõ quan điểm của mình là dù Việt minh là cộng sản hay không thì mục tiêu của những người cộng sản là lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
  16. •Lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung để thực hiện chính sách đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc. Theo HCM, muốn đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc phải tìm ra được điểm chung, những nét tương đồng của những người có tôn giáo khâc nhau và giữa những người cộng sản với quần chúng các tôn giáo
  17. Luôn quan tâm đến đời sống vật chất của đồng bào có đạo. -Người cho rằng “Phần xác có no ấm thì phần hồn mới thong dong. Từ đó, Người chỉ đạo Chính phủ cần có chính sách cụ thể để cải thiện đời sống cho đồng bào; đồng thời tích cực động viên đồng bào tích cực tham gia sản xuất, nâng cao đời sống. -Bên cạnh chăm lo “phần xác”, HCM chú trọng chăm lo “phần hồn” của đồng bào tôn giáo. Người đã nhiều lần đến chùa, chiền, nhà thờ với tấm lòng thành kính dự các lễ nghi tôn giáo như Phật đản, Chúa giáng sinh, …
  18. Vận động hàng ngũ chức sắc các tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cứu nước, kiến quốc. Ngay sau CMT8 thành công, HCM đã chủ động gặp gỡ đại biểu các tôn giáo, kêu gọi họ lãnh đạo tín đồ cùng hợp tác với chính phủ để lo cho nên độc lập nước nhà. Tháng 10/1945, Chủ tịch HCM đã cử phái đoàn Chính phủ lâm thời nước nhà về Phát Diệm dự lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ, đồng thời người mời giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tối cao của chính phủ. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Hồ chủ tịch đối với chức sắc tôn giáo.
  19. • Khai thác các giá trị nhân bản trong các tôn giáo. Người ca ngợi tấm lòng bác ái cao cả của chúa Giesu, tinh thần đại từ đại bi cứu độ chúng sinh của Đức Phật Thích ca và tấm lòng nhân nghĩa của đức Khổng Tử “Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái; Phật thích ca dạy: đạo đức là từ bi: Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225). Đồng thời Người cũng khẳng định “Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giê su đều giống nhau. Thích ca và Chúa Giê su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225)
  20. II. TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2