intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Về cung cấp thông tin cho đại biểu dân cử - GS.TS. Trần Ngọc Đường

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Về cung cấp thông tin cho đại biểu dân cử trình bày những nội dung về vai trò của thông tin và cung cấp thông tin cho đại biểu dân cử (ĐBDC); cơ sở pháp lý về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ĐBDC và trách nhiệm cung cấp thông tin; nhu cầu cung cấp thông tin của ĐBDC; thực trạng về việc cung cấp thông tin cho ĐBDC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Về cung cấp thông tin cho đại biểu dân cử - GS.TS. Trần Ngọc Đường

  1. VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ GS.TS Trần Ngọc Đường Viện nghiên cứu lập pháp
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Vai trò của thông tin và cung cấp thông tin cho ĐBDC • Cơ sở pháp lý về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ĐBDC và trách nhiệm cung cấp thông tin • Nhu cầu cung cấp thông tin của ĐBDC • Thực trạng về việc cung cấp thông tin cho ĐBDC • Kiến nghị
  3. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN VÀ CUNG CÂP  THÔNG TIN CHO ĐBDC • Thông tin có vị trí đặc biệt quan trọng: + Phương tiện để con người làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình + Thật sự tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội + Làm cho con người và xã hội hoạt động có hiệu quả ….
  4. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN VÀ CUNG CÂP  THÔNG TIN CHO ĐBDC (TT) • Thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin là một nhu cầu không thể thiếu của con người như: cơm ăn, áo mặc, không khí để thở … • Đối với ĐBDC thông tin và cung cấp thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : + Là nguồn nguyên liệu quý báu để ĐB phân tích, chứng minh tái cấu trúc lại thành chính kiến của mình trong các hoạt động, phục vụ cho công tác của mình có hiệu quả + Phân tích, chứng minh, phản biện, đề xuất, kiến nghị + Đề xuất chính sách, phương án và giải pháp mới
  5. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN YÊU CẦU  CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐBDC VÀ  TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN • Hiến pháp 1992 quy định: - Công dân có quyền được thông tin (Đ.69) - Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm (Đ.98)
  6. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN YÊU CẦU  CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐBDC VÀ  TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN(TT) • Hiến pháp 1992: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu “ (Đ.100)
  7. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN YÊU CẦU  CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐBDC VÀ  TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN(TT) • Luật hoạt động giám sát của Quốc hội Trong trương hợp cần thiết, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liến quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan (Đ.43) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết, tổ chức phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện các hoạt động giám sát (Đ.47)
  8. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN YÊU CẦU  CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐBDC VÀ  TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN (TT) • Quy chế hoạt động của ĐBQH & Đoàn đại biểu Quốc hội “Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân để được cung cấp thông tin về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm” (Đ.16)
  9. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN YÊU CẦU  CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐBDC VÀ  TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN(TT) • Quy chế hoạt động của HĐND: - Điều 21: Thường trực HĐND yêu cầu UBND và các cơ quan khác báo cáo, thi hành các biện pháp thực hiện NQ của HĐND; - Điều 28, 36(1): Các Ban yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin; - Điều 69: UBND phải báo cáo, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của HĐND, Tường trực HĐND; - Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tổ chức thông tin khoa học để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. (Nghị quyết số: 614/2008/UBTVQH1 về thành lập Viện NCLP)
  10. NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ • Nhu cầu cung cấp thông tin của ĐBDC rất lớn để có thể làm tốt nhiệm vụ đại biểu => - ĐBQH: cần thông tin ở tầm Quốc gia , tầm vĩ mô, có tầm nhìn xa, có tính dự báo cao. . . - ĐBQH: cần thông tin chuyên sâu trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, những vấn đề pháp lý gắn chặt với việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBDC - ĐBQH: cần những thông tin mang tính khoa học, thực tiễn sâu sắc, súc tích, phục vụ trực tiếp cho các kỳ hop. •
  11. NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ (TT) - ĐB HĐND: cần thông tin cả tầm Quốc gia, tầm địa phương và dự báo, để có so sánh trong việc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của mình - ĐB HĐND : cần thông tin chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực để xem xét thông qua các Nghị quyết ở địa phương - ĐB HĐND: cần những thông tin về điều tra dư luận xã hội, dư luận của địa phương và các vùng, miền để xây dựng các Chương trình công tác, giám sát…
  12. NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ (TT) • ĐBQH và ĐB HĐND đều có nhu cầu cung câp thông tin kịp thời, đúng yêu cầu • ĐBQH và ĐB HĐND đều có nhu cầu cung cấp thông tin, chính xác, khoa học, ngắn gọn súc tích … => Đây là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của ĐBDC
  13. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC  CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU  • Trong những năm gần đây việc cung cấp thông tin cho ĐBDC có một số tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại: + Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu của ĐBDC được Hiến pháp và các văn bản pháp luật quy định nhưng trong thực tế thì ĐBDC chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa đầy đủ quyền yêu cầu cung cấp thông tin. (Do chưa có thói quen, do nhận thức về quyền của mình, do các cơ quan và cá nhân, có nghĩa vụ cung cấp thông tin …) + Các thông tin chủ yếu được cung cấp trong các kỳ họp, qua các cuộc giám sát và tiếp xúc cử tri
  14. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC  CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU(TT) • Nguồn thông tin cung cấp cho ĐBDC chủ yếu là các tài liệu chính thức; thiếu các thông tin mang tính chất nhiên cứu, phản biện: +Các văn bản pháp luật, các dự án luật . +Các thông tin khoa học của Viện nghiên cứu lập pháp và các tài liệu tham khảo của Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội. +Báo cáo thống kê. +Các tài liệu và một số sách báo, tạp chí…
  15. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC  CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU(TT) +Báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo chuyên đề địa phương, của chính phủ, cuả các cơ quan Quốc hội. +Báo cáo của các ngành, của các địa phương, cơ sở qua giám sát, khảo sát. +Các bài viết, báo cáo khoa học, báo cáo thực tế qua các hội thảo tại địa phương tại các Đoàn ĐBQH và các cơ quan của Quốc hội.
  16. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC  CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU(TT) + Các bài viết trên tạp chí, báo … + Các thông tin trên mạng Intranet, Internet ... + Những thông tin từ các cuộc tham vấn nhân dân … - Thông tin cung cấp còn đơn giãn, một chiều, thiếu các thông tin đa dạng, đa chiều mang tính phản biện.
  17. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC  CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐẠI BIỂU (TT) - Chưa có các thông tin dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, dựa trên điều tra xã hội học - Thông tin cung cấp còn bị động, chủ yếu trong kỳ họp, còn giữa hai kỳ họp không được các cơ quan chủ động cung cấp - Thông tin cung cấp không kịp thời, chưa gắn với nội dung của kỳ họp - Có một số thông tin không thật sự phù hợp, chưa phục vụ trực tiếp cho công việc của ĐBDC - Thông tin cung cấp còn dài dòng, thiếu cô đọng …
  18. KIẾN NGHỊ • ĐBDC cần nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình và nâng cao kỹ năng sử dụng thông tin trong hoạt động của mình • Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có nghĩa vụ pháp lý cung cấp thông tin cho ĐBDC • Nâng cao chất lượng của các thông tin …
  19. KIẾN NGHỊ • Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp với yêu cầu của đại biểu, đảm bảo thời gian đúng luật định • Xây dựng một quy chế tập trung qui định trách nhiệm cung cấp TT cho ĐBDC để cụ thể hóa quyền cung cấp TT của ĐBDC và chi tiết hóa nghiã vụ cung cấp TT của các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm
  20. Xin chân thành cảm ơn  các vị đại biểu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2