intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 6: Hình cắt và mặt cắt

Chia sẻ: Vũ Huyền Nhi | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:13

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 6: Hình cắt và mặt cắt. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: định nghĩa và phân loại hình cắt; quy định về hình cắt; cách vẽ và cách đọc hình cắt; định nghĩa và phân loại mặt cắt; định nghĩa và ứng dụng của hình trích;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 6: Hình cắt và mặt cắt

  1. Chương 6: Hì nh cắ t và  măt  ̣ cắ t 1. Hình cắt 1.1. Định ngĩa: 1.2. Phân loại hình cắt.  a. Hình cắt đứng: Hình  cắt  là  hình  biểu  diễn  phần  còn  lại  của  vật  thể,  sau  khi  đã  tưởng tượng cắt đi phần vật thể  ở giữa người quan sát và mặt phẳng  cắt. ­ Định nghĩa: Hình cắt đứng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với  mặt phẳng hình chiếu đứng.
  2. b. Hình cắt bằng: c. Hình cắt cạnh: ­ Định nghĩa: Hình cắt cạnh là hình cắt có mặt cắt song song với mặt  phẳng hình chiếu cạnh. ­ Định nghĩa: Hình cắt bằng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với  mặt phẳng chiếu bằng. 1.1. Hình cắt cạnh: 1.2. Hình cắt bắng: + Quy định: Các hình cắt đứng, bằng, cạnh nếu cắt qua trục đối  xứng và biểu diễn ở vị trí hình chiếu cơ bản tương ứng thì không cần  ghi ký hiệu
  3. d. Hình c e.  Hình ắt nghiêng: cắt  bậc: ­ Định nghĩa: Hình cắt nghiêng là hình cắt có mặt phẳng cắt không song  song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào. ­ Định nghĩa: Hình cắt bậc là hình cắt có các mặt phẳng cắt song song  với nhau và song song với mặt phẳng chiếu. + Quy định: Mặt phẳng cắt trung gian (mặt phẳng nối giữa các mặt cắt  song song) quy định không vẽ vết mặt phẳng cắt trên hình cắt bậc để đảm  bảo cho hình dạng bên trong của các bộ phận cùng thể hiện trên cùng một  hình cắt. 1.3. Hình cắt nghiêng: 1.4. Hình cắt bậc:
  4. f. Hình cắt xoay: g. Hình cắt riêng phần  ­ Định nghĩa: Hình cắt xoay là hình cắt có các mặt phẳng cắt giao nhau. * Định nghĩa: Hình cắt riêng phần là hình cắt một phần nhỏ để thể  hiện hình dạng bên trong của vật thể. ­ Quy ước: Mọi trường hợp hình cắt bậc và hình cắt xoay đều phải có  ghi vết mặt phẳng cắt và tên hình cắt. 1.6. Hình cắt riêng phần  1.5. Hình cắt xoay 
  5. h. Hình cắt kết hợp: (Hình cắt ghép) * Định nghĩa: Hình cắt kết hợp là trên một hình biểu diễn ghép một  phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần hình cắt  với nhau  * Quy định:         ­ Nếu hình biểu diễn đối xứng thì đường phân cách giữa hình chiếu  và  hình  cắt  được  vẽ  bằng  nét  chấm  gạch  mảnh  (trục  đối  xứng).  Nên  đặt hình cắt ở phía bên phải của hình biểu diễn.         ­ Nếu nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng  làm đường phân  cách khi  ghép  hình  chiếu  với  hình cắt.  Vị  trí nét  lượn  sóng được xác định tùy theo cạnh của vật thể trùng với trục đối xứng là  khuất hay thấy.
  6. 1.3. Quy định về hình cắt: Trên hình cắt cần có những ghi chú về vị trí mặt phẳng cắt, hướng nhìn và kí  hiệu tên hình cắt. ­ Vị trí mặt phẳng cắt được xác định bằng nét cắt (­ ­ ­). Nét cắt đặt tại chỗ  bắt đầu, chỗ kết thúc và chỗ giao nhau của mặt phẳng cắt. ­ Nét cắt bắt đầu và nét cắt cuối được đặt ở ngoài hình biểu diễn và có mũi  tên  chỉ  hướng  nhìn,  bên  cạnh  mũi  tên  có  ký  hiệu  bằng  chữ  tương  ứng  với  chữ chỉ tên hình cắt. ­ Phía trên hình cắt có ghi kí hiệu bằng hai chữ in hoa. Ví dụ A­A hoặc B­B ­  Trên  các  hình  cắt,  các  phần  tử  như  nan  hoa,  gân  tăng  cứng,  thành  mỏng.  trục đặc…. được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên hình cắt của chúng  khi cắt dọc.
  7. 1.4. Cách vẽ và cách đọc hình cắt a. Cách vẽ hình cắt Tùy  theo  đặc  điểm  cấu  tạo  và  hình  dạng  của  từng  vật  thể  mà  chọn  loại  hình  cắt  cho  thích  hợp.  Khi  vẽ  trước  hết  phải  xác  định  rõ  vị  trí  của  mặt  phẳng cắt và hình dung được phần vật thể còn lại để vẽ hình cắt. Trình tự  vẽ như sau: ­ Cách vẽ đường bao ngoài của vật thể ­ Vẽ  phần bên trong của vật thể như lỗ, rãnh… ­ Vẽ các đường gạch gạch kí hiệu vật liệu trên mặt phẳng cắt ­ Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.
  8. b. Cách đọc hình cắt. Cách đọc hình cắt cũng tương tự như cách đọc hình chiếu. Song cần chú ý  đặc điểm của hình cắt là dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể  để  thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. ­ Trình tự đọc hình cắt như sau: + Xác định vị trí mặt phẳng cắt, căn cứ vào ghi chú về hình cắt mà xác định  vị  trí  mặt  phẳng  cắt.  Trường  hợp  không  có  ghi  chú  về  hình  cắt  thì  mặt  phẳng cắt được xem như trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và song  song với mặt phẳng hình chiếu. 
  9. + Hình dung toàn bộ hình dạng vật thể, sau khi phân tích hình dạng từng  phần, tổng hợp lại để hình dung toàn bộ vật thể  + Hình dung hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể, căn cứ theo các  đường gạch trên hình cắt để phân biệt phần cấu tạo bên trong và phần  tiếp xúc với mặt phẳng cắt. Để hình dung hình dạng bên trong của vật  thể, ta kết hợp dùng phương pháp phân tích hình dạng với cách dóng đối  chiếu giữa các hình biểu diễn
  10. 2. Mặt cắt, hì nh trí ch 2.1. Măt că ̣ ́t 2.1.1. Định nghĩa ­ Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được khi tưởng tượng cắt vật thể  bằng mặt phẳng (hay một số mặt phẳng). ­ Mặt cắt chỉ thể hiện phần trực tiếp nhận được trên mặt phẳng cắt. 2.1.2. Phân loại mặt cắt: 2 loại a. Mặt cắt rời:
  11. b. Mặt cắt chập. * Quy định: Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền  mảnh. đường bao của hình chiếu tương ứng tại chỗ mặt cắt chập  vẫn vẽ đầy đủ bằng nét cơ bản.
  12. 2.2. Hình trích a. Định nghĩa:  Hình trích là hình biểu diễn chi tiết (thường được phóng to) trích ra từ  một hình biểu diễn đã có. b. Ứng dụng: Hình trích thể hiện rõ ràng tỷ mỷ thêm về đường nét, hình dạng, kích  thước của bộ phận được biểu diễn. c. Quy định:  ­ Dùng đường tròn hoặc  đường trái xoan nét liền  mảnh khoanh phần được  trích kèm theo số thứ tự  bằng chữ số la mã. ­ Trên hình trích có ghi số  thứ tự tương ứng và tỷ lệ  phóng to.
  13. Kiểm tra 45 phút Dựng hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể, biết ba hình chiếu  vuông góc của vật thể như sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1