Bài giảng về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Điều 168 - 175 Bộ luật Lao động 2012)
lượt xem 7
download
Lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc cần lưu ý những gì? Có những quyền lợi gì và cần phải tuân thủ theo những điều luật nào? Mời các bạn tham khảo bài giảng trên đây để hiểu rõ hơn và bảo vệ quyền lợi của mình nhé. Để xem thêm nhiều bài giảng hay về Các kĩ năng cần có trong doanh nghiệp, mời các bạn ghé xem tại Bộ tài liệu Hướng dẫn Đào tạo nội bộ Doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Điều 168 - 175 Bộ luật Lao động 2012)
- LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM Điều 168 – Điều 175 Bộ Luật Lao động năm 2012 Nghị định số 102/2013/NĐCP ngày 05/9/2013 (áp dụng 01/11/2013)
- Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau: • Thực hiện hợp đồng lao động; • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; • .....Các trường hợp khác theo Điều 2 Nghị định 102/2013/NĐ-CP
- Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài • Hằng năm, NSDLĐ có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND Thành phố. • Chủ tịch UBND Thành phố có văn bản chấp thuận cho từng NSDLĐ về việc sử dụng NLĐ nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
- Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động 1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn. 2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. 3. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 4. Các trường hợp khác theo quy định của Điều 172 của Bộ Luật Lao động năm 2012 Chính phủ và Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐCP)
- Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động NSDLĐ phải đề nghị cơ quan Nhà nước xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày NLĐ nước ngoài bắt đầu làm việc.
- Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; • Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài… • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (1 bản chính hoặc 1 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực)
- Giải thích từ ngữ • Chuyên gia là người lao động nước ngoài đã được nước ngoài công nhận là chuyên gia hoặc người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo. • Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có thời gian ít nhất 01 năm và đã làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động 1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của NSDLĐ; 2) Giấy chứng nhận sức khỏe; 3) Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự 4) Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. 5) Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài; 6) 02 ảnh màu (4x6 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng); ảnh chụp không quá 06 tháng;
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động 7. Bản sao hộ chiếu Các giấy tờ quy định tại khoản 2,3,4 là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự 8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài a. Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: phải có văn bản của DN nước ngoài cử sang làm việc và văn bản chứng minh NLĐ nước ngoài đã được DN nước ngoài tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng; b. ………….. Nộp 1 bản chính hoặc 1 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải
- Thời hạn của giấy phép lao động Thời hạn của giấy phép lao đông được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây: a. Thời hạn của hợp đồng lao đông dự kiến sẽ ký kết; b. Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. c. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; d. ……………..
- Trình tự cấp giấy phép lao động Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Đối với người lao động nước ngoài theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động băng văn bản trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp về cơ quan Nhà nước
- Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động • Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc. • Giấy phép lao động hết hạn.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại GPLĐ Đối với trường hợp Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc. 1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động; 2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cmx6 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng); ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. 3. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu 4. Giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất)
- Hồ sơ đề nghị cấp lại GPLĐ Đối với trường hợp Giấy phép lao động hết hạn. 1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động; 2. 02 ảnh mầu; 3. Giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất) còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn; 4. Giấy chứng nhận sức khỏe; 5. Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài;
- 6. Một trong các giấy tờ sau: – Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; – Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam; – Các trường hợp khác theo Điều 14 của NĐ 102/2013/NĐCP • Các giấy tờ quy định tại Mục 6 này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
- Trình tự cấp lại giấy phép lao động Đối với trường hợp Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc • Trong thời hạn 3 ngày, người lao động nước ngoài phải báo cáo người sử dụng lao động. • Trong thời hạn 5 ngày, người sữ dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại GPLĐ
- Trình tự cấp lại giấy phép lao động Đối với trường hợp Giấy phép lao động hết hạn. • Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại GPLĐ.
- Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; • Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; • ….Các trường hợp khác theo Điều 16 của Nghị định 102/2013
- Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu l ự c 1. Giấy phép lao động hết thời hạn. 2. Chấm dứt hợp đồng lao động. 3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. 4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt. 5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 6. Giấy phép lao động bị thu hồi. 7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động. 8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam,
- Thu hồi giấy phép lao động • Nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là giả mạo; • Giấy phép lao động hết thời hạn; • Người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động không thực hiện đúng theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp; • Chấm dứt hợp đồng lao động; • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
tìm hiểu về Bộ Luật Lao động
37 p | 296 | 99
-
Bài giảng Tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước
135 p | 257 | 74
-
Bài giảng Một số nội dung mới của bộ Luật Lao động 2013
87 p | 188 | 55
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 53 | 23
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 4 - Lao động với phát triển kinh tế
33 p | 128 | 13
-
kinh tế học vĩ mô dành cho chính sách công bài giảng thị trường yếu tố sản xuất
9 p | 100 | 12
-
Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương
15 p | 126 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước về lao động
13 p | 31 | 10
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 43 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 2: Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách lao động
16 p | 28 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 3: Tổ chức quản lý nhà nước về lao động
15 p | 31 | 7
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 4: Thanh, kiểm tra các quy định quản lý nhà nước về lao động
13 p | 24 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về lao động - Chương 0: Giới thiệu học phần
8 p | 26 | 6
-
Bài giảng Luật lao động nâng cao: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Vân
75 p | 8 | 5
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 9 - ThS. Trần Thị Bé Năm
13 p | 14 | 4
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực - Chương 2: Cung lao động
16 p | 4 | 3
-
Bài giảng Kinh tế, văn hoá xã hội các nước Asean: Chương 1 - ThS. Đinh Nguyệt Bích
37 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn