Bài giảng Xã hội học nông thôn - TS. Trương Xuân Trường
lượt xem 115
download
Bài giảng Xã hội học nông thôn do TS. Trương Xuân Trường biên soạn với mục đích giúp sinh viên nắm được các kiến thức nhập môn, nội dung và ứng dụng về môn học xã hội học nông thôn. Với bố cục gồm 8 chương được trình bày logic, rõ ràng sẽ giúp người học nắm bắt nội dung một cách dễ dàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xã hội học nông thôn - TS. Trương Xuân Trường
- ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BAN XÃ HỘI HỌC ------------------------- MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN GIẢNG VIÊN: TS. TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Địa chỉ liên lạc: Viện Xã hội học, 27-Trần Xuân Soạn DĐ: 0913536733; CĐ: 04.9725054 E-mail: truongxhh@yahoo.com
- ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT VỀ XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Mục đích: Giúp sinh viên nắm được kiến thức nhập môn, nội dung và ứng dụng về môn học XHH nông thôn. Số tiết: 45 tiết Phương pháp truyền đạt: Thuyết trình, Thảo luận, Làm bài tập ứng dụng
- TÀI LIỆU CHÍNH: Tô Duy Hợp (chọn lọc và giới thiệu): Xã hội học nông thôn - Tài liệu tham khảo nước ngoài. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 1997. Tống Văn Chung: Xã hội học nông thôn. Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2001. Bùi Quang Dũng: Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Viện Xã hội học: Những nghiên cứu chọn lọc về Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 2004
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Xuân Đính, 1995. Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà nội, 1995. Chử Văn Lâm chủ biên, 1991. ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp, Nxb KHXH, Hà nội, 1991. Diệp Đình Hoa, 1990. Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà nội, 1990. Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997. F. Houttar & G. Lemercinier, 2001. Xã hội học về một xã ở Việt nam, tham gia xã hội, các mô hình văn hoá, gia đình, tôn giáo ở xã Hải Vân. Nxb KHXH, Hà nội 2001. Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn, 2000. Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 2000. Phan Đại Doãn, 1992. Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội. Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1992.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Piere Gourou, 1936. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Paris, 1936 Philippe Papin - Olivier Tessier (chủ biên). Làng ở vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ (Le Village en questions. The Village in questions). Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà nội, 2002. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000. Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng. Nxb Văn hoá thông tin, 2000. Tô Huy Hợp chủ biên, 2000. Sự biến đổi của làng - xã Việt nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng. Nxb KHXH, Hà nội, 2000. Trần Ngọc Thêm, 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Cái nhìn hệ thống và loại hình). Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1996. Trần Từ, 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Nxb KHXH, Hà nội, 1984.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Samuel L.Popkin. The Rational peasant. The political Economy of Rural society in Vietnam. University of California Press, Ltd., 1979. Viện KHXH Tp.HCM, 1995. Làng - xã ở châu á và ở Việt nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1995 Adrew Shepherd. Sustainable Rural Development. MacMillan Press Ltd., London, 1998. Bob Warner, 2001. Rural development and off farm employment. UNDP, Hanoi, 2001. Cambodia Human Development Report 1999. Village economy and development. Ministry of Planning, 1999. G. Lenski, P. Nolan & J. Leski, 1995. Human societies - An introduction to macrosociology. Seventh edition, McGraw - Hill, Inc. 1995. James C.Scott. The Moral Economy and Subsistence in Southeast Asia. New Haven and London, Yale University Press, 1976.
- BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC CHƯƠNG I: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khái niệm Xã hội học nông thôn 2. Về sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn 3. Đối tượng và chức năng của Xã hội học nông thôn 4. Vai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học. 5. Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.
- BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương II: Bản chất xã hội nông thôn 2.1. Đô thị và nông thôn 2.2. Xã hội nông thôn 2.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị 2.4. Phân loại nông thôn và lịch sử nông thôn Chương III: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội nông thôn 3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn 3.2. Phân tầng xã hội nông thôn 3.3. Các thiết chế xã hội nông thôn
- BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương IV: Làng xã nông thôn việt nam 4.1. Các khuôn mẫu cư trú 4.2. Các đặc trưng của làng Việt truyền thống 4.3. Con người cá nhân trong xã hội làng xã 4.4. Làng xã Việt Nam hiện nay. Chương V: Gia đình nông thôn 5.1. Khái niệm và chức năng của gia đình nông thôn 5.2. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam 5.3. Các loại gia đình 5.4. Hôn nhân
- BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương VI: Họ tộc ở nông thôn 6.1. Khái niệm và phân loại 6.2. Vai trò và tính chất dòng họ 6.3. Quan hệ dòng họ 6.4. Vấn đề dòng họ hiện nay Chương VII: Văn hoá nông thôn 7.1. Các khái niệm trong lĩnh vực văn hoá 7.2. Các loại hình văn hoá nông thôn 7.3. Các vùng văn hoá nông thôn Việt Nam 7.4. Đặc điểm chung của văn hoá nông thôn
- BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương VIII: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học nông thôn 8.1. Khái niệm 8.2. Xác định vấn đề nghiên cứu 8.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu 8.4. So sánh phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng 8.5. Phương pháp điều tra chọn mẫu 8.6. Một số kỹ thuật nghiên cứu định tính 8.7. Thu thập thông tin tại địa bàn, xử lý thông tin và viết báo cáo NC Phần cuối: Giới thiệu một số nghiên cứu XHH thực nghiệm về nông thôn gần đây
- Chương I: Nhập môn Xã hội học nông thôn 1. Khái niệm Xã hội học nông thôn 2. Về sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn 3. Đối tượng và chức năng của Xã hội học nông thôn 4. Vai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học. 5. Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.
- 1.1. KHÁI NIỆM XÃ HÔI HỌC NÔNG THÔN 1.1.1. Các khái niệm liên quan: Nông dân: Nói đến nông dân là nói đến một nhóm xã hội, một giai tầng xã hội, một giai cấp xã hội. Từ điển tiếng Việt viết: nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cày cấy. Các từ liên quan: nông gia, nông phu, nông lâm, nông hội, nông hộ. Nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành nghề. Từ điển tiếng Việt viết: nông nghiệp là ngành kinh tế quốc dân chuyên trồng trọt và cày cấy để cung cấp lương thực- thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Các từ liên quan đến nghề nông: nông học, nông lịch, nông sản, nông nhàn, nông trang, nông trường.
- 1.1.1. Các khái niệm liên quan: Nông thôn: Là nói đến vùng địa lý cư trú. Từ điển tiếng Việt viết: nông thôn là làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn thành thị. Nói đúng hơn nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, khác hẳn thành thị, với dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hoá riêng.
- 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Xã hội nông thôn (xã hội nông dân) là một phạm trù lịch sử, nói tới một hình thái kinh tế-xã hội. Xã hội nông thôn là một cấu trúc xã hội chỉnh thể từ các khía cạnh: cấu trúc, chính trị, kinh tế, văn hoá… Trong tương quan với xã hội tổng thể, xã hội nông thôn là một thành tố cấu thành (bên cạnh xã hội đô thị- thị dân) thì xã hội nông thôn có những nét đặc thù riêng biệt và có tính độc lập tương đối.
- 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Xã hội học nông thôn là chuyên ngành Xã hội học nghiên cứu về xã hội nông thôn, nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và các chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó. Xã hội học nông thôn là môn khoa học nghiên cưú các vấn đề, các sự kiện và tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức thể phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: Ôxi-pốp, 1990: “Vấn đề trung tâm của xã hội học nông thôn là nghiên cứu quá trình tái tạo xã hội, xác lập các mức độ phù hợp của các điều kiện, mục tiêu và kết quả của quá trình đó” Bertrand, 1972: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn” Summer, 1991: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và mật độ thấp”.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: • Tô Duy Hợp, 1997: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn…” • Lý Thư Kinh, 1989: “Xã hội học nông thôn là khoa học thông qua những nghiên cưú về mối quan hệ , cơ cấu xã hội, chức năng và hành vi xã hội ở vùng nông thôn để nói lên sự phát triển của xã hội nông thôn, những quy luật biến đổi xã hội nông thôn”. • Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997: “Xã hội học nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học chuyên biệt, nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và sự phát triển nông thôn như là một cộng đồng xã hội”.
- 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1.2.1. Trên thế giới Xã hội học nông thôn là chuyên ngành xã hội học ra đời muộn so với các chuyên ngành XHH khác (XHH đô thị, XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH pháp luật…). Xã hội học nông thôn bắt đầu hình thành ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó tràn sang châu Âu và toàn thế giới cho đến ngày nay.
- 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Mỹ: Giai đoạn suy thoái” (1890-1920). Đây là thời kỳ mà xã hội nông thôn Mỹ đang chứng kiến một sự suy sụp toàn diện. Nhiều biến đổi xã hội diễn ra với quá trình cơ khí hoá- công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Chính phủ Mỹ yêu cầu các nghiên cứu xã hội học về nông thôn. Các nghiên cứu được tiến hành, như: nghiên cứu phân tích biến đổi nông thôn Mỹ của Dean Bailey (1907); nghiên cứu về cộng đồng nông thôn của trường Đại học Columbia (1912); Nghiên cứu về đời sống nông thôn của C.J. Galpin (1915). Năm 1917 các nhà Xã hội học Mỹ đã thành lập Ban Xã hội học nông thôn dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Galpin. Một số cuốn sách về xã hội học nông thôn được xuất bản, như: “Xã hội học nông thôn” của giáo sư J.M. Gillettee (1916); cuốn “Sách tra cứu hệ thống về xã hội học nông thôn” được xuất bản năm 1930. Các tên tuổi lớn nghiên cứu về XHH nông thôn: Sorokin, Zimmerman, Galpin, Taylor, Kolb, Bronner, Sims, Smith, Landisredfeld, Dwight Sandrson…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xã hội học đô thị - Nguyễn Thị Thu Trang
114 p | 1421 | 508
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - Võ Thuấn
237 p | 759 | 220
-
Bài giảng Xã hội học nông thôn - GV. Hà Trọng Nghĩa
69 p | 849 | 152
-
XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT
21 p | 679 | 87
-
Bài giảng Sự phân tầng xã hội trong nông thôn hiện nay
31 p | 346 | 40
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 9: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
31 p | 330 | 35
-
Bài giảng Bản chất xã hội nông thôn
15 p | 207 | 29
-
Bài giảng Di cư lao động nông thôn – đô thị ở Việt Nam
31 p | 183 | 22
-
Bài giảng Xã hội học nông thôn - thiết thế cưới hỏi - GV. Tống Văn Chung
30 p | 163 | 21
-
Bài giảng Thực trạng lao động và việc làm nông thôn hiện nay
19 p | 213 | 21
-
Đề cương môn học học Xã hội học nông thôn
22 p | 234 | 21
-
Chuyên đề: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn
8 p | 164 | 17
-
Bài giảng Tự quản làng xã - Tống Văn Chung
22 p | 132 | 14
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 5 - TS. Lê Ngọc Thông
27 p | 62 | 7
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 7 - Trường ĐH Thương Mại
21 p | 94 | 7
-
Bài giảng Thể chế gia đình
8 p | 110 | 5
-
Bước đầu tìm hiểu về sự phân tầng xã hội trong nông thôn hiện nay: Dựa vào những cứ liệu khảo sát ở xã Nam Giang, Nam Ninh, Hà Nam trong 2 năm 1987-1988
7 p | 89 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn