Bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix
lượt xem 21
download
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, ý tưởng về việc cho thuê đĩa DVD qua thư tín rõ ràng là thiếu thiếu phục và có vẻ như không thể có một tương lai tươi sáng. Song bất chấp những khó khăn và sự hoài nghi đó, Jim Cook và Suzanne Taylor vẫn kiên quyết xây dựng Netflix. Và ngày nay Netflix đã trở thành biểu tượng về một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cho thuê băng đĩa toàn cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix
- bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix Posted on thaivinh on August 27, 2010 // Leave Your Comment Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, ý tưởng về việc cho thuê đĩa DVD qua thư tín rõ ràng là thiếu thiếu phục và có vẻ như không thể có một tương lai tươi sáng. Song bất chấp những khó khăn và sự hoài nghi đó, Jim Cook và Suzanne Taylor vẫn kiên quyết xây dựng Netflix. Và ngày nay Netflix đã trở thành biểu tượng về một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cho thuê băng đĩa toàn cầu. Nhìn lại câu chuyện khởi sự kinh doanh của Netflix, chúng ta có thể thấy bốn bài học kinh doanh nổi bật và thiết yếu cho việc cách tân trong kinh doanh. 1. Đừng để những lời dị nghị đánh đổ bạn Việc khởi sự kinh doanh đòi hỏi rất kiên nhẫn, suy nghĩ sáng tạo và thái độ “đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ thất bại”. Rất nhiều chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm dễ dàng đưa ra một danh sách dài các lý do giải thích tại sao ý tưởng kinh doanh nào đó của bạn sẽ không thành công. Tại sao mọi người sẵn sàng chờ đợi các bộ phim được gửi đến qua đường thư tín trong khi họ có thể xuống phố ghé vào cửa hàng Blockbuster để mua? Việc gửi các bộ phim qua đường thư tín có hiệu quả không? Liệu nó có bị vỡ, ăn cắp hay hư hỏng? Để nhìn thấy những điều tiêu cực thường rất dễ nhưng việc giải quyết tốt các vấn đề khúc mắc thì mới đòi hỏi các kỹ năng và sự sáng tạo thực thụ. Netflix vạch ra quá trình xử lý cho từng gói hàng vận chuyển. Cả Jim Cook và Suzanne Taylor có kiến thức khá tốt về hoạt động dịch vụ bưu chính của Mỹ, sau đó họ biến
- các phần mềm và công nghệ của Netflix để có thể tự động thu nhận/đóng gói/vận chuyển và cuối cùng là kết nối công việc này với trang web giao tiếp với khách hàng. Netflix đã xác định văn hoá kinh doanh nhờ vào các yếu tố: tốc độ, trọng lượng và cải thiện quy trình hàng ngày. Nói tóm lại, hãng xác định ra một cách thức để đảm bảo mọi công việc đều hiệu quả nhất. Rõ ràng nếu Jim Cook và Suzanne Taylor quá để tâm đến những lời dị nghị và thiếu kiên trì để tìm ra phương thức thay đổi, chắc chắn sẽ không có Netflix ngày nay. 2. Xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng nếu họ không thể tìm thấy một phương cách làm việc với các hệ thống bưu điện Mỹ, họ sẽ không thể thành công. Giải pháp ba bước của Netflix đã trở nên hết sức nổi tiếng ngày nay và được đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu Subscription Queue. Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng thành công của hãng sẽ bị giới hạn nếu họ yêu cầu các khách hàng quay trở lại trang web hết lần này đến lần khác để đặt hàng thuê đĩa tiếp theo. Nghiên cứu của Netflix cho thấy một khách hàng thuê trung bình từ 5-7 đĩa mỗi tháng. Tại sao phải buộc khách hàng quay trở lại trang web từng lần một để thuê tiếp một bộ phim nào đó mà họ muốn trong khi chỉ cần ghi tất cả vào một danh sách? Vì vậy, vào năm 1999, Netflix đã xây dựng hệ thống xếp hàng trực tuyến đầu tiên trên thế giới – lên danh sách các bộ phim mà khách hàng biết rằng họ muốn xem. Chỉ trong vòng vài tháng, số lượng đĩa phim trung bình mà một khách hàng thuê trong một tháng đã tăng lên thành 20-25. Như vậy nghiên cứu của Netflix đã đúng! Đương nhiên, cùng với thời gian, Netflix đã nâng cấp hệ thống công nghệ để tối ưu hoá quy trình này tốt nhất. Theo đó, hãng có thể tự động gửi đi những bộ phim tiếp theo trong danh sách để đảm bảo rằng khách hàng lúc nào cũng có ít nhất một bộ phim của Netflix. Rõ ràng đây là một dịch vụ mà các khách hàng không thể nhận được ở bất cứ đâu khác ngoài Netflix. Nó rất nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy, để thành công trong kinh doanh, Netflix đã có những giải pháp sáng tạo, mang lại cho khách hàng các ích lợi tối đa. 3. Sao chép những gì tốt nhất Tại sao lại phải phát minh lại những bánh xe trong khi một ai đó đã sở hữu những chiếc bánh xe đẹp mắt, tiện lợi và dễ sử dụng? Khi xây dựng trang web của Netflix, Jim Cook và Suzanne Taylor đã nhìn vào “đại gia” lớn nhất: Amazon. Một vài yếu tố nổi bật từ Amazon đã được đưa vào trang web của Netflix: - Cách bố trí sản phẩm và nút bấm; - Khung màu tổng thể;
- - Kích cỡ hình ảnh DVD để đảm bảo tốc độ duyệt tốt nhất; - Các đánh giá của khách hàng và nhận xét của những người xem phim; - Công cụ tìm kiếm dễ sử dụng với các phân mục cụ thể; - Duyệt web dễ dàng. 4. Những giải pháp sáng tạo là vô cùng cần thiết Thật khó để tin nhưng Netflix hoạt động tốt trong 5 năm đầu tiên mà không cần bất cứ đồng USD nào chi tiêu cho quảng cáo phổ thông. Hãng có hai vũ khí bí mật: Thứ nhất, Netflix biết cách liên kết với những người xem DVD trong các cộng đồng trên Internet, các diễn đàn thảo luận trực tuyến,… Khikhai trương trang web, hãng không có một công bố nào trên các phương tiện truyền thông mà chỉ thông báo trên các diễn đàn này một cách thân thiện. Hãng hy vọng rằng sẽ có khoảng 10 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên. Bất ngờ thay, họ đã có hơn 500 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên, chủ yếu từ các thành viên tại các cộng đồng và diễn đàn trực tuyến mà Netflix thường xuyên giao tiếp. Các thành viên này thông báo cho các thành viên khác. Cứ thế, trong vòng 30 ngày sau, kết quả thật tuyệt vời khi trung bình Netflix nhận được 1.000 đơn đặt hàng/ngày. Con số này sau 3 tháng là 2.000 đơn đặt hàng/ngày. Vũ khí then chốt thứ hai của Netflix đó là đảm bảo khuyến mãi “10 đĩa phim miễn phí” được đặt trong bất cứ đầu DVD nào bán ra bởi ba nhà sản xuất lớn: Panasonic, Sony và Toshiba. Tính toán sơ bộ, ba nhà sản xuất này chiếm tới 85% thị phần đầu đĩa DVD thế giới. Ban đầu, rất khó thuyết phục ba nhà sản xuất lớn này đặt các cuống phiếu khuyến mại của Netflix vào sản phẩm của họ. May mà vào thời điểm đó, các nhà sản xuất DVD thực sự lo ngại vướng vào những thất bại như của LaserDisc hay Betamax. Họ hiểu rằng cũng cần một giải pháp nào đó để khích lệ khách hàng mua sắm. Thế là Netflix được lựa chọn. Bằng việc đưa ra khuyến mại 10 đĩa phim miễn phí cho các khách hàng khi họ mua một đầu đĩa DVD mới, Netflix đã thực hiện một bước đi quảng cáo và tiếp thị vô cùng hiệu quả. Netflix bắt đầu với mục tiêu nội bộ là trở nên lớn hơn hệ thống cửa hàng băng đĩa Blockbuster lớn nhất nước Mỹ. Song ngày nay, giá trị thị trường của công ty đã lớn gấp đôi người khổng lồ bán lẻ phim ảnh Blockbuster. Netflix giờ đây đã có thể kiêu hãnh với trên bốn triệu khách hàng và giá trị trường lên tới 1,5 tỷ USD. Tám năm tới,
- Netflix sẽ vẫn là một công ty trẻ và dự tính dịch vụ của họ mới có chưa đầy 4% hộ gia đình Mỹ sử dụng. Jim Cook và Suzanne Taylor vẫn đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều sức ép cạnh tranh và những thanh đổi của ngành công nghiệp phân phối điện ảnh. Tuy nhiên có một điều rất rõ ràng là: trọng tâm không ngừng nghỉ của Netflix vào những cách tân hướng tới khách hàng sẽ tiếp tục đem lại các chìa khoá vàng mở ra những cánh cửa kinh doanh mang tính cách mạng cho hãng. nguồn: kienthuckinhte.com Tác giả của 4D trong việc xây dựng thương hiệu Posted on thaivinh on August 26, 2010 // Leave Your Comment Thomas Gad tác giả của câu khâu hiệu quen thuộc "Connecting people" của hãng điện thoại Nokia và cũng là người đã làm xôn xao giới kinh doanh bằng cuốn sách quản trị thuộc loại ăn khách nhất có tựa đề "4D branding: Cracking the corporate code of the network economy" (tạm dịch là "4 chữ D trong xây dựng thương hiệu: phá vỡ các quy tắc của nền kinh tế") Ông là một chuyên gia tư vấn cao cấp với kinh nghiệm trên 20 năm làm việc trong cương vị giám đốc sáng tạo hay giám đốc phát triển thương hiệu. Ông cũng chính là người đã đưa thương hiệu Nokia đến với từng ngóc ngách của thế giới này bằng câu khẩu hiệu đơn giản nhưng giàu ý nghĩa “Kết nói mọi người”. Trước khi khởi sự doanh nghiệp riêng của mình, Thomas đã từng làm việc cho hãng quảng cáo Grey Advertising International và những công sức mà ông đóng góp cho sự phát triển các thương hiệu Nokia, SAS, Procter & Gambler, Compaq, Microsoft, Telia… là không thể kể hết. “Kết nối mọi người” – mọi lúc, mọi nơi Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, lúc đầu chính hãng điện thoại Phần Lan này … không thích câu khẩu hiệu mà Thomas rất tâm đắc kia. Lãnh đạo của Nokia cho rằng bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đưa ra thông điệp tương tự. Song, Thomas lại tư duy theo kiểu khác: có thể nhiều doanh nghiệp cùng lựa chọn một vài từ hay cụm từ
- ngữ để làm khẩu hiệu cho mình, nhưng nếu họ biết hiện thực hóa thông điệp kia bằng những kết quả kinh doanh của mình, thì khẩu hiệu đó sẽ được gắn liền với doanh nghiệp và trở thành biểu tượng của sự thành công đó. Đương nhiên, một cái tên công ty có vẻ ấn tượng hay một câu khẩu hiệu “hợp nhĩ” chưa hẳn đã làm nên thành công cho doanh nghiệp. Thomas cho rằng, câu khẩu hiệu phải có tác dụng như một lời cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, về cung cách phục vụ và chăm sóc khách hàng, cũng như sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cải tiến mẫu mã và không ngừng phát triển để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Một câu khẩu hiệu thật hay để “khoe” những gì là hay nhất, tốt nhất về sản phẩm chắc chắn sẽ phản tác dụng, nếu như trên thực tế nó không phản ánh đúng tình trạng kinh doanh cũng như tiêu chí hoạt động của công ty. Kết quả là “gậy ông đập lưng ông” và câu khẩu hiệu có thể bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng để chỉ trích hay châm biếm công ty. Tuy nhiên, chúng ta thấy sự thành công của Nokia được phản ánh đầy đủ trong câu khẩu hiệu “Kết nối mọi người” mà Thomas Gad là tác giả. Thomas cũng đồng thời là tác giả của câu khẩu hiệu nổi tiếng “It’s Scanadinavian” (Phong cách đích thực của Scandinavia ) cho hãng hàng không Đan Mạch Scanadiavian Airlines System. Ngoài ra, ông còn tham gia vào việc sáng tạo ra các câu khẩu hiệu dành cho lĩnh vực quản lý nhân sự trong nội bộ công ty. Một câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh đúng mục đích, viễn cảnh, tầm nhìn của công ty cũng như chính sách quản lý, theo Thomas, sẽ giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về vị trí, sự đóng góp cũng như vai trò của từng cá nhân, cũng như của chính mình đối với tập thể. Để có được những câu khẩu hiệu “để đời” như kiểu “Kết nối mọi người”, Thomas đã phải làm việc và sáng tạo không ngừng. Theo ông, một khẩu hiệu tốt không phải là khẩu hiệu kể lể dài dòng hay khó hiểu mà ngược lại, nó phải ngắn gọn, dễ hiểu và tự nhiên. Theo kinh nghiệm của Thomas, bạn có thể tạo ra một câu khẩu hiệu hay ngay từ bước thử nghiệm ban đầu, song, cách tốt nhất mà ông thường áp dụng là dành ra một khoảng thời gian nhất định cho việc tập hợp những ý nghĩ tản mạn của bạn trước đó và suy ngẫm chúng thật thấu đáo. Hãy thử gạt câu khẩu hiệu sang một bên và không quên nó đi trong khoảng mươi ngày rồi sau đó quay trở lại để phân tích, mổ xẻ từng khía cạnh của nó. Sau vài ba lần như vậy, những gì bạn suy tưởng, trăn trở sẽ lắng đọng lại để “kết tủa” thành một thông điệp hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ một điều là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra một khẩu hiệu ấn tượng chính là sự tập trung vào đặc điểm chính của sản phẩm hay dịch vụ. Một chuyên gia viết lời quảng cáo phải là người có ý tưởng sáng tạo, mới lạ và luôn ý thức được điều này. McDonald’s, Nike với lý thuyết 4D Trong cuốc sách của mình về 4D trong việc xây dựng thương hiệu, bao gồm Functional dimension (đặc trưng chức năng sử dụng), Mental dimension (đặc trưng lý trí), Social dimension (đặc trưng xã hội) và Spiritual dimension (đặc trưng tinh thần), Thomas cho rằng, thương hiệu mạnh được coi như một loại vắc-xin chống lại các nguy cơ rủi ro trong kinh doanh. Song vấn đề không phải là việc làm sao để trở thành
- thương hiệu hàng đầu mà là nó sẽ phát triển theo bốn hướng như thế nào. Ví dụ, hiện nay, thị trường đồ ăn nhanh tại châu Âu phát triển không theo chiều hướng thuận lợi như trước đây. McDonald’s được coi là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh cũng đang liên tục chịu lỗ. Chất lượng sản phẩm của McDonald’s, yếu tố luôn được đánh giá cao, không giúp gì được nhiều cho hãng trong tình thế này. Thước đo đặc tính xã hội của McDonald’s – điều mà các chuyên gia quản lý của hãng thức ăn nhanh này muốn sử dụng để truyền bá phong cách sống qua văn hóa ẩm thực McDonald’s, dường như đang thất bại. Thước đo đặc trưng tâm lý của McDonald’s hầu như chưa phát huy được hiệu quả, trong khi thước đo đặc trưng tinh thần của thương hiệu đang chịu nhiều sức ép từ làn sóng bài Mỹ tại một số quốc gia trên thế giới. Mặc dù luôn đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh sản phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, song, hãng thức ăn nhanh này lại đang bị cộng đồng thế giới kêu gọi tẩy chay vì không tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như cam kết. Trong khi đó, một hãng thức ăn nhanh khác không mấy nổi tiếng của Phần Lan lại không phải đối mặt với những tình huống tương tự. Vì thế, hãng này đã giữ vững được thị phần cũng như thương hiệu của mình trên thị trường nhờ vào lòng trung thành của một nhóm khách hàng nhất định, trong khi nhiều công ty lớn đang lâm vào “chợ chiều” trong bối cảnh u ám chung của thị trường thức ăn nhanh thế giới. Thêm một cái tên khác được Thomas nhắc đến trong cuốn sách của mình là Nike, “người khổng lồ” trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng thể thao. Công ty này đã tạo ra hiệu ứng mang tính xã hội thông qua việc thu hút xung quanh mình nhiều vận động viên thể thao, không chỉ là các vận động viên chuyên nghiệp mà cả những người hâm mộ và yêu mến thể thao. Nike đã khôn khéo áp dụng “hiệu ứng tâm lý đám đông” nhằm gây uy tín cho thương hiệu. Chỉ cần nhìn vào biểu tượng của Nike trên mũ, áo, vợt…của một số các cầu thủ, vận động viên nổi tiếng thế giới, người tiêu dùng sẽ có những so sánh nhất định để rồi sau đó bắt chước thần tượng của mình. Khẩu hiệu “Just do it” (Hãy làm điều đó) của Nike đã gây được ấn tượng tích cực trong cộng đồng người tiêu dùng trên thế giới. Từ khía cạnh tinh thần của sản phẩm, chúng ta có thể thấy rõ rằng, sứ mệnh của Nike là ủng hộ các cầu thủ, vận động viên cùng tất cả những ai quan tâm đến thể thao. Theo phân tích của Thomas, Nike là một trong những hãng thể thao tốn ít chi phí nhất cho việc tạo dựng thương hiệu. Biểu tượng của Nike được thiết kế với chi phí vỏn vẹn có …25USD! Một cựu vận động viên thể thao đã nghĩ đến việc tạo ra các sản phẩm chuyên dành cho các cầu thủ, các tay vợt… Anh ta thuê một sinh viên mỹ thuật thiết kế biểu tượng cho những sản phẩm này. Thế rồi, đôi giày mà anh ta mang được nhiều vận động viên thể thao yêu thích đến độ họ sẵn sàng bỏ tiền để được sở hữu đôi giày y hệt, với biểu tượng là một đường cong màu đỏ giống như hình lưỡi liềm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khởi nghiệp kinh doanh - Từ A đến Z
5 p | 586 | 177
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường Đại học Lao động – xã hội (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh)
10 p | 613 | 40
-
Bài học khởi nghiệp
7 p | 186 | 29
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh
13 p | 72 | 17
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 2: Đánh giá sự phù hợp của bản thân với lựa chọn khởi sự kinh doanh
11 p | 53 | 15
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 5: Khởi sự cơ sở kinh doanh
21 p | 39 | 14
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 6: Điều hành hoạt động kinh doanh mới
8 p | 37 | 11
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
53 p | 47 | 10
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 6 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
78 p | 72 | 10
-
Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
85 p | 33 | 10
-
Đề thi hết môn Khởi nghiệp kinh doanh có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
11 p | 50 | 9
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 6: Tinh thần khởi nghiệp
39 p | 69 | 9
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 2 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
38 p | 51 | 8
-
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
4 p | 50 | 6
-
Khởi nghiệp đối với sinh viên khu vực đồng bằng sông Cửu Long phân tích từ một nghiên cứu pilot về khả năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
13 p | 13 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)
6 p | 35 | 4
-
Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên
11 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn