intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Ancol - Phenol

Chia sẻ: Nguyễn Văn Chiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2.769
lượt xem
829
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bài tập ancol - phenol', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Ancol - Phenol

  1. Bài tập Ancol - Phenol Câu 1: Người ta điều chế cao su Buna từ glucozo theo sơ đồ sau: glucozo 80% → ancol etylic 60% C 4 H 6 100% → cao su Buna →  Để sản xuất được 1 tấn cao su cần một lượng glucozo ban đầu là A. 6,94 tấn B. 1,4 tấn C. 1,6 tấn D. kết quả khác Câu 2: Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của benzen, phenol và etanol là A. phenol < benzen < etanol B. benzen < etanol < phenol C. benzen < phenol < etanol D. etanol < benzen < phenol Câu 3: Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của benzen, p – cresol, phenol là A. p – cresol < benzen < phenol B. phenol < p – cresol < phenol C. benzen < phenol < p – cresol D. phenol < benzen < p – cresol Câu 4: Phenol không tác dụng với dung dịch nào? A. dung dịch HCl B. dung dịch NaHCO3 C. A, B đúng. D. dung dịch Br2 Câu 5: Chọn phát biểu sai: 1. C2H5OH tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. 2. C4H9OH tạo được liên kết hidro với nước nên tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. 3. C6H5OH tan trong nước kém hơn C2H5OH 4. Liên kết hidro giữa các phân tử ancol làm cho ancol có nhiệt độ sôi cao bất thường (so với hidrocacbon có cùng M) A. 2, 3 B. 2 C. 3, 4 D. 3 Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng : A. Hợp chất đa chức là những hợp chất mà trong phân tử có 2 hay nhiều nhóm chức giống nhau. B. Hợp chất tạp chức là những hợp chất mà trong phân tử có 2 hay nhiều nhóm chức không giống nhau. C. Cả A, B đều sai. D. Cả A, B đều đúng. Câu 7: Cho sơ đồ sau: Nhôm cacbua + H O → M → N   2 CuCl, Cl → P → Q trùng→ S  NH 4 HCl  hop S có tên là A. nhựa PE B. cao su Buna C. poli cloropren D. nhựa PVC Câu 8: Để phân biệt phenol và ancol benzylic ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: 1. Na 2. dung dịch NaOH 3. nước Brom A. 1 B. 1, 2 C. 2, 3 D. 2 Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH. B. Hợp chất CH3 – CH2 – OH là ancol etylic. C. Hợp chất C6H5 – CH2OH là phenol. D. Tất cả đều đúng. Câu 10: Phenol phản ứng được với các chất nào sau đây: 1. Na 2. NaOH 3. dung dịch Br2 4. dung dịch AgNO3/NH3 5. Na2CO3 A. 1, 4, 5 B. 1, 3, 5 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 4 E. không có chất nào Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 phenol A, B hơn kém nhau một nhóm – CH 2. Đốt cháy hết X thu được 83,6g CO2 và 18g H2O. Số mol của A, B và thể tích H2 (đkc) cần để bão hòa hết hỗn hợp X là A. 0,3 mol và 20,16 lít B. 0,2 mol và 13,44 lít C. 0,3 mol và 13,44 lít D. 0,5 mol và 22,4 lít Câu 12: Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C8H10O, biết các đồng phân này đều có vòng benzen và đều phản ứng được với dung dịch NaOH A. 7 B. 8 C. 6 D. 9 Câu 13: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic là A. quì tím. B. dung dịch Br2 C. Na D. dung dịch NaOH E. thuốc thử khác
  2. Câu 14: Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng với NaOH là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Tách nước trên 170 C của 2-metyl butan-2-ol được bao nhiêu sản phẩm anken? o A. 1 sản phẩm B. 2 sản phẩm C. 3 sản phẩm D. không có phản ứng Câu 16: Chọn phản ứng sai: A. Phenol + dung dịch Br2 → axit picric + HBr. B. Propan-2-ol + CuO → axeton + Cu + H2O. C. Ancol benzylic + CuO → andehit benzoic + Cu + H2O. D. Etylen glicol + Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh thẫm + H2O. Câu 17: Để điều chế axit piric (2,4,6 – trinitrophenol) người ta đi từ 9,4g phenol và dùng một lượng HNO 3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Tính số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được. A. 0,45 mol và 21,2g B. 0,3 mol và 18,32g C. 0,4 mol và 22,9g D. 0,45 mol và 22,9g Câu 18: Số đồng phân có chứa nhân benzen có phản ứng với Na của hợp chất có CTPT C7H8O là A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 19: Hợp chất Y là dẫn xuất chứa Oxi của benzen, khối lượng phân tử của Y bằng 94.Cho biết CTCT của Y A. C6H5CH2OH B. C6H5OH C. C6H4(CH3)OH D. Tất cả đều sai. Câu 20: Công thức nào sau đây không phải là một phenol (phân tử các chất đều có nhân benzen)? A. C6H5 – CH2 – OH B. CH3 – C6H4 – OH C. C2H5 – C6H4 – OH D. (CH3)2 C6H5 – OH Câu 21: C7H8O là một dẫn xuất của hidrocacbon thơm. Vậy số đồng phân của C7H8O có thể là A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 E. tất cả đều sai Câu 22: Cho 8,8g ancol đơn chức no X tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H 2 (đkc). Số đồng phân ancol bậc nhất ứng với CTPT của X là A. 8 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng: 1. Phenol có tính axit yếu do nhân benzen hút electron của nhóm –OH làm H linh động, trong khi – C 2H5 của ancol etylic đẩy electron vào nhóm –OH nên H kém linh động hơn. 2. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol etylic được chứng minh bằng phản ứng giữa phenol và dung dịch NaOH, ancol etylic không phản ứng với dung dịch NaOH. 3. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 được chứng minh bằng phản ứng sục khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa tạo C6H5OH. A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 24: Trong số các dẫn xuất của benzen, C7H8O có bao nhiêu đồng phân vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 E. 5 Câu 25: Phenol có thể phản ứng với chất nào sau đây ? A. dung dịch KOH B. dung dịch Br2 C. dung dịch HNO3 D. A, B, C đều đúng Câu 26: Khối lượng ancol điều chế được từ 32,4g tinh bột là A. 13,8 g B. 18,4 g C. 9,2 g D. 4,6g Câu 27: X có CTPT C3H5Br3 . Khi tác dụng với dung dịch NaOH cho hợp chất M. Chất M tác dụng với Na2CO3 giải phóng khí CO2. Vậy X là A. CH2Br – CHBr – CH2Br B. CH3 – CHBr – CHBr2 C. CH3 – CBr2 – CH2Br D. CH3 – CH2 – CBr3 Câu 28: Một hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol tác dụng với Na dư thu được hỗn hợp 2 muối có tổng khối lượng là 25,2g. Cũng lượng hỗn hợp ấy tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X và thể tích khí H2 (đkc) tạo ra trong phản ứng giữa X và Na. A. 0,2 mol ancol; 0,1 mol phenol và 3,36 lít H2 B. 0,2 mol ancol; 0,2 mol phenol và 4,48 lít H2 C. 0,1 mol ancol; 0,1 mol phenol và 2,24 lít H2 D. 0,18 mol ancol; 0,06 mol phenol và 5,376 lít H2 Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X + H 2O H 2SO→ Y H 2 , Ni→ CH 3 - CH 2 - OH . X là  4 , 80 C  C o to
  3. A. CH ≡ CH B. CH2 = CH2 C. CH3CHO D. tất cả đều sai ----------------------------------------------- Câu 30: Thực hiện phản ứng tách nước hỗn hợp X gồm ba rượu với H2SO4đặc ở 1700C, thu được sản phẩm chỉ gồm hai anken và nước. Hỗn hợp X gồm A. ba rượu no, đơn chức B. ba rượu no, đơn chức trong đó có hai rượu là đồng phân. C. hai rượu đồng phân và một rượu là CH3OH. D. ba rượu no đa chức. Câu 31: Cho hỗn hợp A gồm hai rượu no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp tách H2O (H2SO4 đặc, 1400C ) thu được ba ete. Trong đó có một ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong hai rượu. A gồm A. CH3OH.và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C2H5OH và C4H9OH. D. C3H7OH và C4H9OH. . Câu 32: Chia 27,6 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tách nước thu được m gam hỗn hợp 6 ete (h=100%). Giá trị của m là A. 24,9. B. 11,1. C. 8,4. D. 22,2. Câu 33: Chia hỗn hợp 2 rượu no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 tách nước hoàn toàn thu được 2 anken. Số gam H2O tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 2 anken trên là. A. 3,6. B. 2,4. C. 1,8. D. 1,2. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 13,2 gam CO2 và 8,28 gam H2O. Nếu cho X tách nước tạo ete (h=100%) thì khối lượng 3 ete thu được là A. 42,81. B. 5,64. C. 4,20. D. 70,50. Câu 35: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Cũng lượng hỗn hợp trên, nếu tách nước để tạo ete (h = 100%) thì số gam ete thu được là A. 12,0. B. 8,4. C. 10,2. D. 14,4. Câu 36: Đun nóng một ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y và nước. Tỉ khối hơi của Y so với X là 1,609. Công thức của X là A. CH3OH. B. C3H7OH C. C3H5OH. D. C2H5OH. Câu 37: Đun nóng 12,90 gam hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm 3 ete (h = 100%). Tên gọi của 2 rượu trong X là A. metanol và etanol. B. etanol và propan-2-ol. C. etanol và propan-1-ol. D. propan-1-ol và butan-1-ol. Câu 38: Cho 3-metylbutan-2-ol tách nước ở điều kiện thích hợp, rồi lấy anken thu được tác dụng với nước (xúc tác axit) thì thu được ancol (rượu) X. Các sản phẩm đều là sản phẩm chính. Tên gọi của X là A. 3-metylbutan-2-ol. B. 2-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2-metylbutan-3-ol. Câu 39: Đun nóng hỗn hợp X gồm 6,4 gam CH3OH và 13,8 gam C2H5OH với H2SO4đặc ở 140oC, thu được m gam hỗn hợp 3 ete. Biết hiệu suất phản ứng của CH3OH và C2H5OH tương ứng là 50% và 60%. Giá trị của m là A. 9,44. B. 15,7. C. 8,96. D. 11,48. Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm các rượu no đơn chức chứa 1; 2 và 3 nguyên tử cacbon tách nước thì số lượng ete tối đa thu được là A. 3. B. 6. C. 10. D. 12. Câu 41: Cho m gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2 atm. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (h=100%). Tên gọi 2 rượu trong X là A. metanol và etanol. B. etanol và propan-1-ol. C. propan-1-ol và butan-1-ol. D. pentan-1-ol và butan-1-ol. Câu 42: Đun nóng 16,6 gam hỗn hợp X gồm 3 rượu no đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 13,9 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Mặt khác, đun nóng X với H2SO4 đặc ở 180oC thu được sản phẩm chỉ gồm 2 olefin và nước. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tên gọi của 3 rượu trong X là A. metanol, etanol và propan-1-ol. B. etanol, propan-2-ol và propan-1-ol. C. propan-2-ol, butan-1-ol và propan-1-ol. D. etanol, butan-1-ol và butan-2-ol. Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 42,24 gam CO2 và 24,28 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 20,64 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oC (với hiệu suất phản ứng của mỗi rượu là 50%), thì thu được m gam hỗn hợp 6 ete. Giá trị của m là A. 17,04. B. 6,72. C. 8,52. D. 18,84. Câu 44: Cho 8,5 gam gam hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức tác dụng hết với Na, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 8,5 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oC (với hiệu suất phản ứng của mỗi rượu là 80%), thì thu được m gam hỗn hợp 6 ete. Giá trị của m là A. 6,7. B. 5,0. C. 7,6. D. 8,0. Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Nếu cho lượng X ở trên tách nước tạo ete (h=100%) thì số gam ete thu được là A. 3,2. B.1,4. C. 2,3. D. 4,1.
  4. Câu 46: Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp, thu được hỗn hợp Y gồm anđehit (h = 100%). Cho Y tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3, thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức của 2 rượu trong X là A. CH3OH và C3H7OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H5OH và C4H7OH. Câu 47: Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp qua H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 9,7 gam hỗn hợp 3 ete. Nếu oxi hoá X thành anđehit rồi cho anđehit thu được tác dụng hết với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3thì thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 64,8. B. 48,6. C. 86,4. D. 75,6. Câu 48: Oxi hoá hỗn hợp X gồm C2H6O và C4H10O thu được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam Ag. Cũng lượng X như trên, nếu cho tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là. A. 5,4. B. 10,8. C. 21,6. D. 16,2. Câu 49: Oxi hoá một ancol X có công thức phân tử C4H10O bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ Y không tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là A. butan-1-ol. B. butan-2-ol C. 2-metyl propan-1-ol. D. 2-metyl propan-2-ol. Câu 50: Oxi hoá 18,4 gam C2H5OH (h = 100%), thu được hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3 thì thu được 16,2 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là A. 0,50. B. 0,65. C. 0,25. D. 0,45. * Đọc kỹ đoạn văn sau để trả lời câu 51 và 52: Oxi hoá X là rượu đơn chức, bậc 1 được anđehit Y. Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng được chia thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dung với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thu được 64,8 gam Ag. Phần 3 đốt cháy hoàn toàn thu được 33,6 lít khí (đktc) CO2 và 27 gam H2O. Câu 51: Tên gọi của X là A. rượu metylic. B. rượu etylic. C. rượu allylic. D. rượu iso-butylic. Câu 52: Hiệu suất quá trình oxi hóa X thành Y là A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 70%. Câu 53: Oxi hoá 12,8 gam CH3OH (có xt) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch KOH 2M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một ancol (rượu) no Y cần 0,025 mol O2. Nếu oxi hoá 0,02 mol Y thành anđehit (h=100%), rồi cho toàn bộ lượng anđehit thu được tác dụng hết với Ag2O trong dung dịch NH3 thì số gam Ag thu được là A. 4,32. B. 6,48. C. 8,64. D. 2,16. * Đọc kỹ đoạn văn sau để trả lời câu 55 và 56: Cho 18,8 gam hỗn hợp A gồm C2H5OH và một rượu đồng đẳng X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Oxi hoá 18,8 gam A bằng CuO, nung nóng thu được hỗn hợp B gồm 2 anđehit (h = 100%). Cho B tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thu được m gam Ag. Câu 55: Tên gọi của X là A. propan-2-ol. B. metanol. C. propan-1-ol. D. butan-1-ol. Câu 56: Giá trị của m là A. 86,4. B. 172,8. C. 108,0. D. 64,8. Câu 57: Hỗn hợp X gồm 2 rượu no đơn chức có số nguyên tử cacbon chẵn. Oxi hoá a gam X được 2 anđehit tương ứng. Cho 2 anđehit tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thu 21,6 gam Ag. Nếu đốt a gam X thì thu được 14,08 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 1 trong 3 ete là đồng phân của 1 trong 2 rượu. Tên gọi của 2 rượu trong X là A. metanol và etanol. B. etanol và butan-2-ol. C. etanol và butan-1-ol. D. hexan-1-ol và butan-1-ol. Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (h = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là A. 0,07. B. 0,04. C. 0,06. D. 0,05. Câu 59: Để phân biệt ancol bậc 3 với ancol bậc 1 và bậc 2, người ta có thể dùng A. CuO (to) và dung dịch Ag2O trong NH3. B. CuO (to). C. Cu(OH)2. D. dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC. Câu 60: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, bậc 1 qua ống chứa 35,2 gam CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 28,8 gam chất rắn và hỗn hợp hơi Y có tỉ khối so với hiđro là A. 27,5. B. 13,75. C. 55,0. D. 11,0. Câu 61: Chia hỗn hợp A gồm CH3OH và một rượu đồng đẳng (X) thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 336 ml H2(đktc). Oxi hoá phần 2 thành anđehit (h=100%), sau đó cho tác dụng Ag2O trong NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Phần 3 đốt cháy hoàn toàn thu được 2,64 gam CO2. Công thức phân tử của X là A. C2H6O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C5H12O. Câu 62: Chia 30,4 gam hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y chứa 2 anđehit (h = 100%). Toàn bộ lượng Y phản ứng hết với Ag2O trong NH3 thu được 86,4 gam Ag. Tên gọi 2 rượu trong X là A. metanol và etanol. B. metanol và propan-1-ol.
  5. C. etanol và propan-1-ol. D. propan-1-ol và propan-2-ol. Câu 63: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140OC thu được 2,7 gam nước. Oxi hoá m gam X thành anđehit, rồi lấy toàn bộ lượng anđehit thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của C2H5OH trong X là A. 25,8%. B. 37,1%. C. 74,2%. D. 62,9%. Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp thu được 17,6 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hóa thành anđehit (h = 100%), sau đó cho anđehit tráng gương thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 64,8. B. 86,4. C. 108,0. D. 162,0. Câu 65: Cho m gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và C2H4(OH)2 tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng hết với CuO, nung nóng thì khối lượng Cu thu được là A. 6,4 gam. B. 16,0 gam. C. 8,0 gam. D. 12,8 gam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2