BÀI TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÔ CƠ ÔN THI ĐH- CĐ 2012
lượt xem 141
download
Câu 1: Có các nhận xét về kim loại kiềm: (1) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và . (2) Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. (3) Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. (4) Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước, với axit sau. (5) Các kim loại kiềm không đẩy được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÔ CƠ ÔN THI ĐH- CĐ 2012
- THPT chuyên Nguyễn Huệ- Hà Nội BÀI TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÔ CƠ ÔN THI ĐH- CĐ 2012 Câu 1: Có các nhận xét về kim loại kiềm: (1) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và . (2) Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. (3) Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. (4) Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước, với axit sau. (5) Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối Số nhận xét đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Ca3(PO4)2 X, Y, X, T lần lượt là A. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O3. B. P trắng, Ca3P2, PH3, P2O5. D. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O5. C. CaC2, C2H2, C2H3Cl, CO2. 0 HCld dpdd,70 Câu 3: Cho sơ đồ sau: KCl (X) (Y) . Các chất X, Y lần lượt là: A. KClO, Cl2. B. K, H2. C. KClO3, Cl2. D. KOH, KCl Câu 4: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là A. 7 ; 4. B. 3 ; 2. C. 5 ; 2. D. 4 ; 2. Câu 5: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 17,8. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là A. 14 : 25 B. 11 : 28 C. 25 : 7 D. 28 : 15 Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất mà cấu tạo phân tử không thể thỏa mãn quy tắc bát tử? A. H2S, HCl B. SO2, SO3. C. CO2, H2O D. NO2, PCl5. Câu 7: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s ? A. 12. B. 9. C. 3. D. 2. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Trong dung dịch, tổng nồng độ các ion dương bằng nồng độ các ion âm. (2) Dãy các chất: CaCO3, HBr và NaOH đều là các chất điện ly mạnh. (3) Trong 3 dung dịch cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4, dung dịch có nồng độ lớn nhất là HCOOH. (4) Phản ứng axit-bazơ xảy ra theo chiều tạo ra chất có tính axit và bazơ yếu hơn. (5) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
- Câu 9: Cho bột nhôm dư vào axit X loãng, đun nóng thu được khí Y không màu, nặng hơn không khí và dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, thấy thoát ra khí T (không màu, đổi màu quỳ tím ẩm sang xanh). Axit X và khí Y là: A. HNO và N B. H SO và H S. C. HNO và N O. D. HCl và H . 3 2 2 4 2 3 2 2 . Cho a gam P O vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có Câu 10: 2 5 trong dung dịch X là: A. KH PO và H PO B. K HPO và K PO C. KH PO và K HPO D. K PO 2 4 3 4 2 4 3 4 2 4 2 4 3 4 và KOH Câu 11: Cho các phản ứng: (1) FeCO3 + H2SO4 đặc khí X + khí Y + … (4) FeS + H2SO4 loãng khí G + … (2) NaHCO3 + KHSO4 khí X +… (5) NH4NO2 khí H + … (3) Cu + HNO3(đặc) khí Z +… (6) AgNO3 khí Z + khí I +… Trong các chất khí sinh ra ở các phản ứng trên, số chất khí tác dụng với dung dịch NaOH là: A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 12: Dãy các dung dịch nào sau đây, khi điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) có sự tăng pH của dung dịch ? A. NaOH, KNO3,KCl. B. NaOH, CaCl2, HCl. C. CuSO4, KCl, NaNO3. D. KCl, KOH, KNO3. Câu 13: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không tạo ra NaHCO3? A. Sục CO2 vào dung dịch natriphenolat. B. Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3. C. Sục CO2 vào dung dịch bão hòa chứa NaCl và NH3. D. Cho dung dịch NaOH vào Ba(HCO3)2. Câu 14: Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5), Na2S (6). Các dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là: A. (4), (5) B. (3), (5) C. (2), (3) D. (3), (4), (6) Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. B. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. C. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép. D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. Câu 16: Có thể dùng dung dịch NH3 để phân biệt 2 dung dịch muối nào sau đây? A. CuSO4 và ZnSO4. B. NH4NO3 và KCl. C. MgCl2 và AlCl3. D. NaCl và KNO3. Câu 17: Au (vàng) có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. HNO3 bốc khói B. KCN có mặt không khí. C. H2SO4 đậm đặc D. HCl bốc khói. Câu 18: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn – Cu thì
- 2+ A. nồng độ của ion Zn trong dung dịch tăng. B. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng. C. khối lượng của điện cực Cu giảm. D. khối lượng của điện cực Zn tăng. Câu 19: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: Na2CO3, NaCl, NaOH, HCl, BaCl2, KNO3? A. 3. B. 6. C. 1 D. 4 Câu 20: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá, tự khử ? A. 3S + 6NaOH Na2SO3 + 2 Na2S + 3H2O B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O C. 2KClO3 2KCl + 3O2 D. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O Câu21: Chỉ dùng quì tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaNO3, NaOH. A. 3 B. 2 C. 4 D. 6 Câu 22: Các chất khí sau: SO2, NO2, Cl2, N2O, H2S, CO2. Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) luôn tạo ra 2 muối là: A. NO2, SO2 , CO2 B. CO2, Cl2, N2O C. SO2, CO2, H2S D. Cl2, NO2 Câu 23: Cho các phản ứng: (1). O3 + dung dịch KI → (6). F2 + H2O (2). MnO2 + HCl đặc (7). H2S + dung dịch Cl2 → (3). KClO3 + HCl đặc (8). HF + SiO2 → (4). NH4HCO3 (9). NH4Cl + NaNO2 (5). NH3(khí) + CuO (10). Cu2S + Cu2O → Số trường hợp tạo ra đơn chất là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8 Câu 24: Cho các chất sau: FeBr3, FeCl2, Fe3O4, AlBr3, MgI2, KBr, NaCl, CaF2, CaC2. Axit H2SO4 đặc nóng có thể oxi hóa bao nhiêu chất? A. 3 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 25: Khi điều chế Na trong công nghiệp người ta dùng hỗn hợp gồm 2 phần NaCl và 3 phần CaCl2 về khối lượng với mục đích: A. Tạo ra nhiều chất điện ly hơn B. Tăng nồng độ ion Cl- C. Giảm nhiệt độ nóng chảy D. Tạo ra hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ nổi lên trên Na nóng chảy Câu 26: Sb chứa 2 đồng vị chính 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. % khối lượng của đồng vị 121 Sb trong Sb2O3 (MO=16) là: A. 52,2 B. 62,5 C. 26,1 D. 51,89
- Câu 27: Cho H (Z=1), N (Z=7), O (Z=8). Trong phân tử HNO3, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng không tham gia liên kết của 5 nguyên tử là: A. 8. B. 9. C. 7. D. 6. Câu 28: Cho các cân bằng sau: (1) 2NH3(k) ⇌ N2(k) + 3H2(k) H > 0 (2) 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k) H < 0 (3) CaCO3(r) ⇌ CaO(r) + CO2(k) H > 0 H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k) (4) H< 0 Trong các cân bằng trên cân bằng nào sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất: A. 1, 3. B. 2, 4. C. 1, 2, 3 ,4. D. 1, 4. Câu 29: Cho dung dịch muối X vào các dung dịch Na2CO3 ; dung dịch Na2S đều thấy có kết tủa và có khí bay lên. Vậy X là : A. AlCl3 B. FeCl3 C. FeCl2 D. CuCl2. Câu 30: Có các phát biểu sau: (1) Lưu huỳnh, photpho, C2H5OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5. (3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. (4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (4) B. (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (3), (4). Câu 31: Dãy các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba B. Ca, Sr, Ba C. Mg, Ca, Ba D. Na, K, Mg Câu 32: Xét phản ứng: CO(khí) + H2O (khí) ⇌ CO2(khí) + H2(khí). Trong điều kiện đẳng nhiệt, khi tăng áp suất của hệ thì tốc độ phản ứng nghịch như thế nào? A. Giảm. B. Tăng. C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không đổi. Câu 33: Hiện tượng lần lượt xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3, thêm tiếp H2O2 dư, rồi cho dung dịch BaCl2 vào là: A. Tạo kết tủa xanh lục rồi tan, thành dung dịch da cam, sau đó có kết tủa màu vàng. B. Tạo kết tủa xanh lục rồi tan, thành dung dịch màu vàng, sau đó có kết tủa da cam. C. Tạo kết tủa xanh lục rồi tan, thành dung dịch màu vàng, sau đó có kết tủa màu vàng. D. Tạo kết tủa trắng rồi tan, thành dung dịch màu xanh, sau đó có kết tủa màu vàng. Câu 34: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X có kết tủa tạo thành, lọc lấy kết tủa cho vào dung dịch NH3 thấy kết tủa tan. Vậy X A. chỉ có thể là NaCl. B. chỉ có thể là Na3PO4. C. là NaCl hay NaBr. D. là NaCl, NaBr hay NaI. Câu 35: X là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất Y có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất Y tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất Z có màu da cam. Chất Z tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. X, Y, Z lần lượt là A. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. B. CrO, K2CrO4, K2Cr2O7. C. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4. D. CrO3, K2Cr2O7, K2CrO4
- Câu 36: Ion Xn+ có cấu hình e là 1s22s22p6. X là nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Số nguyên tố thỏa mãn điều kiện của X là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 37: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Al, Cu, Ba B. Na, Ni, Cu C. Ca, Zn, Fe D. Fe, Cu, Pb Câu 38: Cho các chất sau: NaCl, AgBr, NaOH, HCl, CH3COOH, CH3COONH4, CaCO3, CaO, C2H5OH, C12H22O11 (mantozơ).Có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh? A. 7 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 39: Cho các phản ứng NaH + H2O → NaOH + H2 ; NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O ; C2H4 + H2 → C2H6 C2H4 + H2O → C2H5OH ; 3C3H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH Số phản ứng oxi hóa – khử là A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 40: Có 4 dung dịch : H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, HCl. Chất không tác dụng với cả 4 dung dịch trên là A. MnO2 B. NaNO3 C. Fe D. NaF Câu 41: Phát biểu đúng là A. Ở trạng thái rắn, NaCl tồn tại dạng tinh thể phân tử B. Khả năng dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Au, Cu, Al, Fe C. Không thể dùng nước brom để phân biệt hai khí H2S và SO2 D. Ozon được sử dụng để tẩy trắng tinh bột và dầu ăn Câu 42: Cho cân bằng N2(k) + 3H2(k) 2NH3 (k) Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm. Phát biểu đúng về cân bằng này là A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ D. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ Câu 43: Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3 B. HCl, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2 C. KHSO4, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2 D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2, Ca(OH)2 Câu 44: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính axít là A. H2SO4 ; CH3COOH ; C6H5OH; C2H5OH B. H2SO4 ; C6H5OH; CH3COOH ; C2H5OH C. CH3COOH; C6H5OH; C2H5OH ; H2SO4 D. C2H5OH ; C6H5OH; CH3COOH; H2SO4 Câu 45: Nhóm gồm các chất khi tác dụng với H2S cho sản phẩm chất rắn là A. Dung dịch AlCl3, dung dịch FeCl3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch FeCl2
- B. dung dịch MgSO4, dung dịch KCl, dung dịch HCl, dung dịch Pb(NO3)2 C. Dung dịch Pb(NO3)2, khí Cl2, khí SO2, khí O2 D. Dung dịch FeCl3, khí O2, khí N2, khí Cl2 Câu 46: X-, Y2-, Z+ và T2+ là các ion có cấu hình electron giống cấu hình electron của 18Ar. Kết luận nào dưới đây là đúng A. Độ âm điện của Y lớn hơn của X B. Bán kính của các ion X-, Y2-, Z+ và T2+ là bằng nhau C. Năng lượng ion hóa I1 của X lớn hơn của Y D. Bán kính nguyên tử của T lớn hơn của Z Câu 47: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm các muối là A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3. D. AgNO3, Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. Câu 48: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm A. CuO, FeO, Ag. B. CuO, Fe2O3, Ag2O. C. NH4NO2, Cu, Ag, FeO. D. CuO, Fe2O3, Ag. Câu 49: Trường hợp nào dưới đây sau phản ứng còn lại chất rắn (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) ? A. Cho 0,1 mol Cu và 0,1 mol Ag vào dung dịch chứa 0,5 mol HNO3 (NO2 là sản phẩm khử duy nhất) B. Cho 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư. C. Cho 0,1 mol Mg và 0,1 mol Zn vào dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 loãng D. Cho 0,15 mol K và 0,1 mol Al vào nước dư. Câu 50: Cho các dung dịch sau: NaNO3, NH3, HNO3, FeCl2, AgNO3, Fe(NO3)3, hỗn hợp HCl và NaNO3. Số dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 51: Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl (2) Điện phân dung dịch CuSO4 (3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng (4) Nhiệt phân Ba(NO3)2 (5) Cho khí F2 tác dụng với H2O (6) H2O2 tác dụng với KNO2 (7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI (8) Điện phân NaOH nóng chảy (9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ (10) Nhiệt phân KMnO4 Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 52: Trong số các chất sau: FeCl3, Cl2, HNO3, HI, H2S và H2SO4 đặc. Chất tác dụng với dung dịch Fe2+ để tạo thành Fe3+ là A. H2SO4 đặc, Cl2 và HNO3 B. Cl2, HI và H2SO4 đặc C. HNO3, H2SO4 đặc và FeCl3 D. H2S và Cl2 Câu 53: Cho các phản ứng sau: (a) KMnO4 + HCl đặc khí X (b) FeS + H2SO4 loãng khí Y (d) Khí X + khí Y rắn R + khí E (c) NH4HCO3 + Ba(OH)2 khí Z (e) Khí X + khí Z khí E + khí G Trong số các khí X, Y, Z, E, G ở trên, các khí tác dụng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường là A. X, Y, Z, E B. X, Y, G C. X, Y, E D. X, Y, E, G
- Câu 54: Cho các phát biếu sau: (1) Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc ăn mòn được thuỷ tinh (2) Điện phân dung dịch hỗn hợp KF và HF thu được khí F2 ở anot (3) Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4 (4) Trong công nghiệp người ta sản xuất nước Giaven bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn (5) Trong một pin điện hoá, ở anot xảy ra sự khử, còn ở catot xảy ra sự oxi hoá (6) CrO3 là oxit axit, Cr2O3 là oxit lưỡng tính còn CrO là oxit bazơ (7) Điều chế HI bằng cách cho NaI (rắn) tác dụng với H2SO4 đặc, dư (8) Các chất: Cl2, NO2, HCl đặc, P, SO2, N2, Fe3O4, S, H2O2 đều vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử (9) Ngày nay các hợp chất CFC không được sử dụng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh do khi thải ra ngoài khí quyển nó phá hủy tầng ozon (10) Đi từ flo đến iot nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các halogen giảm dần Số phát biểu đúng là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 55: Dãy gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. Al2O3, KHSO3, Mg(NO3)2, Zn(OH)2 B. NaHCO3, Cr2O3, KH2PO4, Al(NO3)3 C. Cr(OH)3, FeCO3, NH4HCO3, K2HPO4 D. (NH4)2CO3, AgNO3, NaHS, ZnO Câu 56: Xét các trường hợp sau: (1) Đốt dây Fe trong khí Cl2 (2) Kim loại Zn trong dung dịch HCl (3) Thép cacbon để trong không khí ẩm (4) Kim loại Zn trong dd HCl có thêm vài giọt dung dịch Cu2+ (5) Ngâm lá Cu trong dung dịch FeCl3 (6) Ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4 (7) Ngâm đinh Fe trong dung dịch FeCl3 (8) Dây điện bằng Al nối với Cu để trong không khí ẩm Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 57: Cho các cặp chất sau: (a) H2S + dung dịch FeCl3 (b) Cho bột lưu huỳnh + thuỷ ngân (c) H2SO4 đặc + Ca3(PO4)2 (d) HBr đặc + FeCl3 (e) ZnS + dung dịch HCl (f) Cl2 + O2 (h) Si + dung dịch NaOH (g) Ca3(PO4)2 + H3PO4 (i) Cr + dung dịch Sn2+ (k) H3PO4 + K2HPO4 Số cặp chất xảy ra phản ứng là A. 5 B. 7 C. 6 D. 8 Câu 58: Có các dung dịch không màu chứa trong các lọ riêng biệt không nhãn sau: AgNO3, HCl, NaNO3, NaCl, FeCl3 và Fe(NO3)2. Chỉ dùng kim loại Cu thì nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch ở trên? A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 59: Cho cân bằng sau (trong bình kín): CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) H>0
- Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, tác động một trong các yếu tố sau: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) giảm áp suất; (4) dùng chất xúc tác; (5) thêm một lượng CO2. Tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (3), (5) B. (1), (5) C. (5) D. (2), (3), (4) Câu 60: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: KCl X K2CO3 Y KCl (với X, Y là các hợp chất của kali). X và Y lần lượt là A. KOH và K2O B. K2SO4 và K2O C. KOH và K2SO4 D. KHCO3 và KNO3 Câu 61: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch (% theo thể tích) A. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, SO2 và HCl B. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp SO2, H2S và CO2 C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CH4, CO2 và HCl D. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O và H2 Câu 62: Có phương trình ion rút gọn sau: Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag B. Cu2+ không oxi hoá được Ag C. Kim loại Cu bị khử bởi Ag D. Ag+ bị khử bởi kim loại Cu + Câu 63: Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. Tính phi kim tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần B. Độ âm điện tăng dần, tính kim loại giảm dần C. Độ âm điện giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần D. Tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần Câu 64: Trường hợp nào dưới đây không thu được kết tủa khi kết thúc phản ứng A. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Ni(NO3)2 B. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3 C. Cho mẩu Na vào dung dịch Mg(NO3)2 D. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch Na2ZnO2 Câu 65: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách. A. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. B. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl C. điện phân nóng chảy NaCl. D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Câu 66: Cho các chất rắn riêng biệt: BaCO3, BaSO4, Na2CO3, Na2SO4, NaCl. Nếu chỉ dùng nước và CO2 thì có thể phân biệt được mấy chất. A. 4 chất B. Không chất nào C. Cả 5 chất D. 3 chất Câu 67: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết: A. cộng hoá trị phân cực. B. ion. D. cộng hoá trị không phân cực. C. hiđro. Câu 68: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: K2CO3 (1), H2SO4 (2), HNO3 (3), NH4NO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1). B. (2), (3), (4), (1). C. (4), (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 69: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
- A. R < M < X < Y. B. M < X < Y < R. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y. Câu 70: Cho dãy các chất và ion: Mg, F2, S, SO2, NH3, N2, O3, HCl, Cu2+ , Cl¯, Fe2O3. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là: A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 71: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 3/14. B. 3/7. C. 4/7. D. 1/7. Câu 72: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO Câu 73: Cho 5,7 gam hỗn hợp bột P gồm Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp rắn Q có khối lượng là 8,1 gam. Thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1M cần dùng để hoà tan hoàn toàn Q là A. 300 ml B. 270 ml C. 360 ml D. 180 ml Câu 74: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là: A. 5 và 4 B. 5 và 2 C. 4 và 4 D. 6 và 5 Câu 75: Phản ứng nhiệt phân không đúng là : A. NH4NO2 N2 + 2H2O. B. 2NaNO3 2NaNO2 + O2. C. NH4Cl NH3 + HCl. D. KHCO3 KOH + CO2. Câu 76: Có 6 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: glixerol; glucozơ; lòng trắng trứng; axit fomic; natri hiđroxit; axit axetic . Để phân biệt 6 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là A. Qùi tím. B. AgNO3/NH3. C. CuSO4. D. Br2. Câu 77: Hãy cho biết dãy hóa chất nào trong các dãy cho dưới đây chứa tất cả các chất khi phản ứng với HNO3 đặc, nóng đều có khí NO2 bay ra? A. Fe, BaCO3, Al(OH)3, ZnS. B. CaSO3, Fe(OH)2, Cu, ZnO. C. Fe2O3, CuS, NaNO2, NaI. D. Fe3O4, S, As2S3, Cu. Câu 78: Nhóm chất khí (hoặc chất hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép ? A. CO2 và O2 B. N2 và CO C. CH4 và H2O D. CO2 và CH4 Câu 79: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là: A. KNO3. B. KClO3. C. AgNO3. D. KMnO4. Câu 80: Hãy cho biết khí H2S có thể đẩy được axit H2SO4 ra khỏi dung dịch muối nào sau đây ? A. FeSO4 B. CuSO4 C. ZnSO4 D. Na2SO4 Câu 81: Hãy cho biết, phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hóa? A. NaOH + HCl → NaCl + H2O B. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Câu 82: Công thức phân tử của hợp chất tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 56,338 % về khối lượng. Nguyên tố R là: A. P. B. N. C. As. D. S. Câu 83: Cho các chất sau: NaHCO3; C6H5ONa; Br2/CCl4; AgNO3/NH3; Cu(OH)2 và CH3OH (xt H2SO4 đặc) tác dụng với axit acrylic. Số phản ứng xảy ra là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 84: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi? A. Cu(NO3)2, Ba(NO3)2 và KNO3 B. Fe(NO3)2, AgNO3 và NH4NO3 C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3 D. Zn(NO3)2, AgNO3 và Pb(NO3)2 Câu 85: Hoà tan vừa hết MO trong dung dịch H2SO4 9,8% thì thu được dung dịch chứa muối MSO4 (duy nhất) có nồng độ 14,18%. Vậy công thức của MO là: A. ZnO B. FeO C. CuO D. MgO Câu 86: Cho các tính chất sau: (1) Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy cao; (2) Dẫn điện khi trong dung dịch hoặc hoặc ở trạng thái nóng chảy; (3) Dễ hòa tan trong nước; (4) Dễ hóa lỏng và dễ bay hơi; Hãy cho biết những tính chất nào đặc trưng cho hợp chất ion? A. (1) (3) (4) B. (2) (3) (4) C. (1) (2) (4) D. (1) (2) (3) Câu 87: Khối lượng H2O dùng để pha loãng 1 mol oleum có công thức H2SO4.2SO3 thành axit H2SO4 98% là: A. 36 gam B. 38 gam C. 40 gam D. 42 gam Câu 88: Cho các phản ứng sau: (1) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O (2) C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl (3) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (4) C2H2 + H2O CH3CHO Các phản ứng thuộc loại phản ứng tự oxi hoá- khử là: A. (3), (4) B. (1), (3) C. (1), (2) D. (1), (4) Câu 89: Cho các chất: NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaNO3, MgCO3 và Al(OH)3. Số chất bị phân huỷ khi nung là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 90: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 80; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Vậy X thuộc nhóm: A. VB B. VIIB C. IIB D. IIA Câu 91: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + HCl; (2) NaHCO3 + HCOOH; (3) NaHCO3 + H2SO4; (4) Ba(HCO3)2 + HCl; (5) Ba(HCO3)2 + H2SO4. Số phản ứng có phương trình ion thu gọn là: HCO-3 + H+ → H2O + CO2 A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 92: Hãy cho biết hỗn hợp Fe2O3, Al và Cu (có cùng số mol) có thể tan hoàn toàn trong: A. dung dịch H2SO4 loãng B. dung dịch NaOH đặc, nóng C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội D. dung dịch NH3 đặc Câu 93: Những bán phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân: (1) Cu2+ (dd) + 2e → Cu(r); (2) Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e; (3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd); (4) 2H2O → O2 + 4H+ + 4e; (5) 2Br?(dd) → Br2(dd) + 2e; (6) 2H+(dd) + 2e → H2 A. (2) (4) (6) B. (1) (3) (6) C. (2) (4) (5) D. (2) (3) (5) Câu 94: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaX (rắn) + H2SO4 đặc, nóng → NaHSO4 + HX. Vậy HX có thể ứng với dãy chất nào sau đây? A. HBr, HCl và HI B. HCl, HBr và HF C. HNO3 và HCl D. HNO2 và HCl Câu 95: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl, HNO3 loãng dư, H2SO4 đặc, nóng, dư. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
- Câu 96: Cho Fe2+ vào dung dịch có chứa ion NO3- trong môi trường axit tạo thành ion Fe3+, còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo thành Fe2+ và I2. Tính oxi hóa trong môi trường axit của các chất và ion được sắp xếp theo chiều giảm dần là: A. NO-3 > Fe3+ > I2 B. NO-3 > I2 > Fe3+ C. Fe3+ > NO-3 > I2 D. Fe3+ > I2 > NO-3 Câu 97: Cho các kim loại sau: Fe, Cr, Cu, Zn, Ni, Sn. Số kim loại khi tác dụng với Cl 2 và dung dịch HCl thu được cùng một muối là: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 98: Cho cân bằng sau: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ΔH > 0. Tại 500 C, sau khi đạt cân 0 bằng, hỗn hợp thu được có tỷ khối so với H2 là d1. Nâng nhiệt độ lên 6000C, sau khi đạt cân bằng mới hỗn hợp thu được có tỷ khối so với H2 là d2. So sánh d1 và d2. A. d1 = 2d2 B. d1 > d2 C. d1 < d2 D. d1 = d2 Câu 99: Có các kim loại sau: Au, Ag, Cu, Fe. Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các kim loại đó: A. dung dịch HCl đặc, nóng B. dung dịch H2SO4 đặc, nguội C. dung dịch HNO3 loãng, nóng D. dung dịch NH3 đặc, nguội Câu 100: Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây đều đổi màu quỳ tím sang xanh? A. NaBr, Na2CO3 và Na2S B. Na2S, NaClO4 và CH3NH2 C. Na2CO3, NaNO3 và Na2HPO4 D. Na2CO3, Na3PO4 và NaNO2 Câu 101: Hãy cho biết trong pin Ni-Cu, tại anot xảy ra quá trình: A. Ni2+ + 2e → Ni B. Ni → Ni2+ + 2e C. Cu → Cu2+ + 2e D. Cu2+ + 2e → Cu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết hóa học hữu cơ THPT ( ôn thi ĐH)
37 p | 2135 | 636
-
Ôn tập lý thuyết Hóa học THPT Quốc gia 2015
147 p | 768 | 279
-
Các dạng bài tập Hoá học THCS
29 p | 726 | 99
-
Bài giảng môn cơ sở lý thuyết hoá học - Phần 1 - Cấu tạo chất
0 p | 365 | 98
-
Bài giảng môn cơ sở lý thuyết hoá học - Chương VIII - Các quá trình điện hoá
0 p | 298 | 96
-
Câu hỏi lý thuyết Hóa học lớp 12
26 p | 569 | 80
-
Bài tập lý thuyết điện phân_New
4 p | 169 | 79
-
Bài tập lý thuyết hóa học
10 p | 379 | 64
-
Tổng hợp 154 bài tập lý thuyết Hóa hay
56 p | 268 | 39
-
Bồi dưỡng kiến thức Hóa học trung học cơ sở: Phần 1
118 p | 190 | 35
-
Các phương pháp tư duy và kĩ thuật ôn tổng lực toàn tập lí thuyết Hóa học thi đại học
101 p | 211 | 31
-
Sổ tay hướng dẫn ôn luyện nhanh lý thuyết Hóa học trung học phổ thông (tái bản lần thứ ba, có chỉnh lí): Phần 2
105 p | 113 | 28
-
Thực hành luyện giải nhanh các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hóa học: Phần 2
74 p | 141 | 15
-
Câu hỏi lý thuyết Hóa học
0 p | 170 | 14
-
Các dạng bài tập lý thuyết Hóa
15 p | 90 | 10
-
Thực hành luyện giải nhanh các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Hóa học: Phần 1
131 p | 108 | 10
-
Bài tập lý thuyết trọng tâm Este
4 p | 52 | 5
-
499 câu hỏi lý thuyết Hóa học cho kỳ thi THPT QG 2018
83 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn