intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC ION TRONG DUNG DỊCH

Chia sẻ: Dang Hong Son | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1.200
lượt xem
385
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo chuyên đề hóa học về bài tập sự điện li và phản ứng của các ion trong dung dịch

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC ION TRONG DUNG DỊCH

  1. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC ION TRONG DUNG DỊCH 1. Sự điện li là: A. Sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hoặc nóng chảy. B. Sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. C. Sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. D. Là quá trình oxi hóa - khử. 2. Dung dịch của các bazo, axit, muối dẫn được điện là do trong dung dịch chúng có các: A. Ion trái dấu. B. Anion. C. Cation. D. Phân tử chất. 3. Câu nào dưới đây là đúng ? A. Axit là chất có khả năng cho proton. B. Axit là chất hòa tan được mọi kim loại. C. Axit là chất điện li mạnh. D. Axit tác dụng được với mọi bazo. 4. Câu nào dưới đây không đúng ? A. Trong thành phần phân tử của bazo phải có nhóm –OH. B. Axit hoặc bazo có thể là phân tử hoặc ion. C. Trong thành phần phân tử của bazo có thể không có nhóm –OH. D. Trong thành phần phân tử của axit có thể không có hidro. 5. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh: A. HCl, NaOH, CaO, NH4NO3. B. Ba(OH)2, H2SO4, H2O, Al2(SO4)3. C. HNO3, KOH, NaNO3, (NH4)2SO4. D. KOH, HNO3, NH3, Cu(NO3)2. 6. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. BaO, (NH4)SO4, H2SO4, Al2(SO4)3. B. Ba(NO3)2, Na2CO3, Ba(OH)2, NaNO3. C. KCl, NaNO3, Ba(OH)2, BaCl2. D. Ba(OH)2, BaCl2, NaNO3, NH4NO3. 7. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. HCl , (NH4)SO4, Al2(SO4)3, NaNO3. B. HCl, Al2(SO4)3, NaNO3, Na2CO3. C. HCl, BaCl2, NaNO3, Na2SO4. D. BaCl2, NaNO3, NaAlO2, Na2CO3. 8. Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. H2SO4, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4. B. H2SO4, HCl, NH4Cl, NaNO3. C. Ba(OH)2, NaNO3, NaAlO2, BaCl2. D. NaOH, NaAlO2, NaNO3, Na2CO3. 9. Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là: A. H2O, CH3COOH, NH3. B. H2O, CH3COOH, CuSO4. C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH. D. CH3COOH, CuSO4, NaCl. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -1-
  2. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 10. Trong một dung dịch có thể cùng tồn tại các ion sau: A. NH4+, Na+, Cl-, SO42-. B. NH4+, Na+, Cl-, OH-. C. NO3-, Fe2+, Cl-, H+. D. Ba2+, Na+, Cl-, SO42-. 11. Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10 M. Môi trường của dung dịch là: A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được. 12. Cho các dung dịch: dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd NaNO3, dd NH4NO3, dd Cu(NO3)2, dd KHSO4, dd NaCl. Dãy gồm các dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu đỏ là: A. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Na2CO3. B. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd NaCl. C. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Ba(OH)2. D. Dd H2SO4, dd Al2(SO4)3, dd NH4NO3, dd Cu(NO3)2, dd KHSO4. 13. Cho các dung dịch sau: dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd NaNO3, dd NH4NO3, dd NaAlO2, dd HCl, dd C6H5ONa, dd Al2(SO4)3, dd BaCl2. Dãy gồm các dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu xanh là: A. dd Na2CO3, dd Ba(OH)2, dd C6H5ONa, dd NaAlO2. B. dd Na2CO3, dd NH4NO3, dd NaAlO2, dd C6H5ONa. C. dd NaNO3, dd NH4NO3, dd HCl, dd Al2(SO4)3. D. dd Ba(OH)2, dd Na2CO3, dd NaNO3, dd NaAlO2. 14. Cho các chất: NaNO3, NaAlO2, HCl, BaCl2, H2SO4, Na2SO3, NaHCO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. Dãy gồm các chất mà dung dịch của nó trong nước không làm thay đổi màu quỳ tím là: A. NaNO3, BaCl2, Na2SO4, Ba(NO3)2. B. NaNO3, NaAlO2, Na2SO4, Ba(NO3)2. C. NaNO3, Na2SO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. D. H2SO4, HCl, Na2SO3, NaNO3. 15. Dãy các chất và ion chỉ đóng vai trò axit: A. HSO4-, NH4+, CH3COOH. B. NH4+, CH3COOH, Al2O3. C. HSO4-, NH4+, CO32-. D. Al(OH)3, HCO3-, NH4+. 16. Dãy các chất và ion chỉ đóng vai trò bazo: A. CO32-, CH3COO-, NH3. B. CO32-, CH3COO-, ZnO. C. HCO3-, CH3COO-, HSO4-. D. Zn(OH)2, CO32-, AlO2-. 17. Dãy các ion trung tính: A. Na+, Ba2+, Cl-. B. NH4+, Ba2+, Cl-. C. Cl-, CO32-, OH-. D. Al3+, Cu2+, Ba2+. 18. Dãy các chất và ion lưỡng tính: A. Al2O3, HCO3-, H2O. B. HSO4-, HCO3-, H2O. C. PO43-, CO32-, AlO2-. D. Zn(OH)2, CO32-, AlO2-. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -2-
  3. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 19. Có 3 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại cation và 1 loại anion ( không trùng lặp giữa các dd) trong số các loại ion sau: Ba2+, Na+, Mg2+, SO42-, NO3-, CO2-3. Ba dung dịch đó là: A. dd Ba(NO3)2, dd MgSO4, dd Na2CO3. B. dd Ba(NO3)2, dd MgCO3, dd Na2SO4. C. dd BaSO4, dd Mg(NO3)2, dd Na2CO3. D. Cả 3 phương án đều sai. 20. Cho phản ứng: 2 NO2 + 2 NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O. Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì pH của dung dịch thu được có giá trị: A. < 7. B. > 7. C. = 7. D. = 0. 22. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng: A. Dung dịch muối trung hòa luôn có pH = 7. B. Dung dịch muối axit luôn có pH < 7. C. Nước cất có pH = 7. D. Dung dịch các muối trung hòa đều không làm quỳ tím đổi màu. 23. Muối axit là muối: A. Mà dung dịch luôn có pH < 7. B. Phản ứng được với bazo. C. Vẫn còn nguyên tử hidro trong phân tử. D. Mà phân tử vẫn có khả năng cho proton. 24. Sauk hi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0.5M thì độ điện li của axit trong dung dịch: A. Không đổi. B. Giảm. C. Tăng. D. Cả 3 phương án đều sai. 25. Dãy gồm các chất có tác dụng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3, Na2CO3. C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2, NaHCO3. D. CuSO4, Al(OH)3, BaCl2, Na2CO3. 26. Phương trình H+ + OH- → H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình phân tử sau: A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O. C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl. D. 3 HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3 H2O. 27. Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng: A. FeS + ZnCl2 → ZnS + FeCl2. B. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl. C. FeS + 2 HCl → FeCl2 + H2S. D. 2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O. 28. Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường: A. Trung tính. B. Bazo. C. Axit. D. Không xác định được. 29. Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức đúng là: A. a + 2 b = c + 2 d. B. a + 2 b = c + d. C. a + b = c + d. D. 2 a + b = 2 c + d. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -3-
  4. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 30. pH của dung dịch CH3COOH 0,1M phải: A. Nhỏ hơn 1. B. Bằng 1. C. Lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 7. D. Bằng 7. 31. Phát biểu nào sau đây sai: A. Dung dịch chất điện li dẫn điện được vì trong dung dịch điện li có chứa các phần tử mang điện. B. Khi pha loãng hoặc cô cạn dung dịch, nồng độ mol của chất tan tỉ lệ thuận với thể tích dung dịch. C. Độ tan của chất khí tăng khi áp suất tăng. D. Dung dịch NaOH 10-9 M có pH không phải là 9. 32. Chất chỉ thị được dùng để: A. Làm thay đổi màu của dung dịch theo pH. B. Làm thay đổi tính oxi hóa khử của một chất. C. Làm thay đổi tính axit, bazo của dung dịch. D. Làm thay đổi độ dẫn điện của dung dịch. 33. Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là: A. 0,134. B. 0,214. C. 0,414. D. 0,424. 34. Ion OH- có thể phản ứng được với các ion: A. H+, NH4+, HCO3-, CO32-. B. Fe2+, Zn2+, HS-, SO42-. C. Ca2+, Mg2+, Al3+, Cu2+. D. Fe2+, Mg 2+, Cu2+, HSO4-. 35. Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg 2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với dung dịch của chất: A. K2CO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3. 36. Khi cô cạn 400 gam dung dịch muối có nồng độ 20% thì khối lượng giảm: A. 120 gam. B. 320 gam. C. 380 gam. D. Kết quả khác. 37. Trong phản ứng: NaH + H2O → NaOH + H2. H2O đóng vai trò chất: A. Axit. B. Bazo. C. Oxi hóa. D. Khử. 38. Trong phản ứng: HSO4- + H2O → SO42- + H3O+. H2O đóng vai trò chất: A. Axit. B. Bazo. C. Oxi hóa. D. Khử. 39. Cần thêm bao nhiêu lít nước vào V lít dung dịch HCl có pH = 3 để thu được dung dịch có pH = 4: A. 3V. B. 9V. C. 10V. D. Kết quả khác. 40. Dãy gồm các chất ko dẫn điện được là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -4-
  5. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà A. KCl ( rắn); KOH ( dd); HCl ( trong benzen); rượu etylic. B. NaOH ( rắn); HCl ( nước); rượu etylic; MgCl2 ( nóng chảy). C. NaCl ( rắn); HCl ( trong benzen); rượu etylic; glucozo. D. NaOH ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); HCl ( trong benzen); glucozo. 41. Dãy gồm các chất dẫn điện được là: A. KOH ( dd); MgCl2 ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); NaCl ( dd); CuSO4 ( nóng chảy). B. NaCl ( rắn); MgCl2 ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); NaCl ( dd); glucozo. C. NaOH ( nóng chảy); H2SO4 ( dd); HCl ( trong benzen); glucozo. D. NaHSO4 ( rắn); NaOH ( dd); H2SO4 ( dd); xaccarozo; MgCl2 ( nóng chảy). 42. Có một dung dịch điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của chất tan trong dung dịch ( nhiệt độ không thay đổi) thì: A. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. B. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. D. Độ điện li không thay đổi và hằng số điện li thay đổi. 43. Một dung dịch có [H+] = 2,3.10-3 M. Môi trường của dung dịch là: A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 44. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-3 M. Môi trường của dung dịch là: A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 45. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-13 M. Môi trường của dung dịch là: A. Bazo. B. Axit. C. Trung tính. D. Không xác định. 46. Một dung dịch có [OH-] = 2,3.10-3 M. Đánh giá nào dưới đây là đúng: A. pH = 2. B. pH = 3. C. pH > 11. D. pH < 3. Cần pha loãng dung dịch KOH 0,001M bao nhiêu lần bằng nước để được dung dịch có pH = 9. A. 90 lần. B. 80 lần. C. 100 lần. D. 110 lần. 47. Điều nhận xét nào sau đây là đúng: A. Axit nitric là chất điện li mạnh. B. Đường saccarozo là chất điện li. C. BaCl2 là chất điện li yếu. D. Axit sunfuhidric là chất điện li mạnh. 48. Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh: A. NaCl. B. Na2CO3. C. NH4Cl. D. K2SO4. 49. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước: A. Na2O. B. MgCl2. C. Ba(OH)2. D. C2H5OH. 50. Dung dịch NaOH 0,1M có pH là bao nhiêu: A. 13. B. 12. C. 2. D. 1. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -5-
  6. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 51. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch AlCl3; NaNO3; K2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử thì có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 4 lọ trên: A. dd H2SO4. B. dd Ba(OH)2. C. dd K2SO4. D. dd AgNO3. 52. Có 5 dung dịch ( đều có nồng độ 0,1 mol). Mỗi dung dịch có chứa một trong các chất tan: NaCl; ancol etylic; CH3COOH; K2SO4; HCOOH. ( Biết Ka của CH3COOH, HCOOH tương ứng bằng 10-4,76; 10-3,75). Độ dẫn điện của các dung dịch giảm theo trật tự: A. NaCl > K2SO4 > CH3COOH > HCOOH > ancol etylic. B. K2SO4 > NaCl > ancol etylic > HCOOH > CH3COOH. C. K2SO4 > NaCl > HCOOH > CH3COOH > ancol etylic. D. ancol etylic > HCOOH > NaCl > CH3COOH > K2SO4. 53. Một dung dịch có [OH-] = 0,1.10-6M. Môi trường của dung dịch là: A. Trung tính. B. Kiềm. C. Axit. D. Không xác định. 54. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm. B. dd có pH < 7 làm quỳ tím hóa xanh. C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. D. dd có pH > 7 làm quỳ tím hóa đỏ. 55. Theo định nghĩa axit, bazo của Bronstet, hãy xét các chất và ion sau: Na +, Cl-, HCO3-, CO32-, H2O, HSO4-, ZnO, NH4+, Al2O3, CH3COO-. Các chất và ion lưỡng tính là: A. Cl-, Na+, NH4+, H2O. B. ZnO, Al2O3, H2O, HCO3-. C. Cl-, Na+, H2O. D. NH4+, Cl-, H2O. 56. Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,06 mol SO42-, thì trong dung dịch đó có chứa: A. 0,12 mol Al2(SO4)3. B. 0,06 mol Al3+. C. 0,06 mol Al2(SO4)3. D. 0,04 mol Al3+. 57. Trong các muối sau, dung dịch nào trong nước có môi trường trung tính: A. FeCl3. B. Na2CO3. C. CuCl2. D. KCl. 58. Các chất nào vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH: A. Pb(OH)2, ZnO. Fe2O3. B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3. C. Na2SO4, HNO3, Al2O3. D. Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2. 59. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dd NaCl 0,2M và 300 ml dd Na2SO4 0,2M nếu bỏ qua hiệu ứng thể tích trộn lẫn thì dung dịch mới có nồng độ [Na+] là bao nhiêu: A. 0,32M. B. 1M. C. 0,2M. D. 0,1M. 60. Thể tích dung dịch HCl 0,5M chứa số mol H+ bằng số mol H+ co strong 0,3 lít H2SO4 0,2M là: A. 600 ml. B. 1200 ml. C. 120 ml. D. 240 ml. 61. Trộn lẫn dd chứa 1 gam NaOH với dung dịch chứa 1 gam HCl, dd thu được có giá trị: A. pH >7. B. pH < 7. C. pH = 7. D. Không xác định. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -6-
  7. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 62. Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là bao nhiêu: A. 100 ml. B. 50 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. 63. Trộn lẫn dung dịch chứa 2,0 gam KOH với dung dịch chứa 1,0 gam HCl, chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là: A. KCl. B. KCl và HCl. C. KOH và KCl. D. KOH. 64. Trong các cặp sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch: A. AlCl3 và Na2CO3. B. HNO3 và NaHCO3. C. Na2CO3 và KOH. D. NaCl và AgNO3. 65. Cho 10,0 ml một dung dịch x là hỗn hợp axit HCl và HNO 3 có pH = 2. Cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa 10 ml dung dịch X: A. 2,0 ml. B. 1,5 ml. C. 1,0 ml. D. 0,5 ml. 66. Sục 2,24 lít ( đktc) CO2 vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, cho vài giọt dung dịch thu được vào một mẩu quỳ tím, màu của giấy quỳ là: A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Màu tím. D. Không màu. 67. Khi cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa: A. Al2(SO4)3. B. Mg(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Ba(HCO3)2. 68. Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa: A. 9,85 gam. B. 14,775 gam. C. 17,73 gam. D. Đáp án khác. 69. Trộn 100 gam dung dịch HCl 3,6% với 100 gam dung dịch NaHCO3 thu được 196,48 gam dung dịch. Hãy lựa chọn nồng độ % tương ứng của dung dịch NaHCO3: A. 3,36%. B. 5,04%. C. 6,72%. D. 8,40%. 70. Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M. Hãy cho biết nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng gì: A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ. B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh. C. Quỳ tím không đổi màu. D. Không xác định được màu của quỳ tím. 71. Dung dịch nào sau đây không tồn tại: A. Dung dịch: Mg2+, SO42-, Cl-, Al3+. B. Dung dịch: Fe2+, SO42-, Cl-, Cu2+. C. Dung dịch: Ba2+, Na+, OH-, NO3-. D. Dung dịch: Na+, Al3+, NO3-, OH-. 72. Dùng một thuốc thử nào để phân biệt được các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaCl, HCl, MgCl2: A. Phenolphtalein. B. Na2CO3. C. Quỳ tím. D. Cả 3 thuốc thử đều được. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -7-
  8. Tài liệu khóa học : Luyện thi ĐH đảm bảo 2011 môn Hóa học – cô Hà 73. Cô cạn dung dịch X chứa Al3+ 0,1 mol; Cu2+ 0,1 mol; SO42- 0,2 mol và ion Cl- thì thu được bao nhiêu gam muối khan: A. 28,3 gam. B. 31,85 gam. C. 34,5 gam. D. Đáp án khác. 74. Cho 4,6 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Nhúng quỳ tím vào dung dịch X, quỳ tím có màu gì: A. Đỏ. B. Xanh. C. Không đổi mà. D. Không đủ dữ kiện xác định. 75. Trộn 100 ml dung dịch B gồm Ba(OH)2 0,05M; NaOH 0,3M với 100 ml dung dịch A chứa FeCl2 0,2M và H2SO4 0,1M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa: A. 0,9 gam. B. 1,165 gam. C. 1,8 gam. D. 2,065 gam. Giáo viên: Nguyễn Bích Hà Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt -8-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0