intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập về Phương pháp tăng giảm khối lượng môn hóa học lớp 12

Chia sẻ: Me Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

217
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Bài tập về Phương pháp tăng giảm khối lượng môn hóa học lớp 12 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập về Phương pháp tăng giảm khối lượng môn hóa học lớp 12

  1. Bài tập về Phương pháp tăng giảm khối lượng * Cách giải: Khi chuyển từ chất này sang chất khác, khối lượng có thể tăng hay giảm do các chất khác nhau về khối lượng mol phân tử. Dựa vào mối quan hệ tỉ lệ thuận của sự tăng giảm, ta có thể tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng. Phương pháp này đặc biệt áp dụng với các bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Giả sử có một thanh kim loại A với khối lượng ban đầu là a gam. A đứng trước kim loại B trong dãy điện hóa và A không phản ứng với nước ở điều kiện thường. Nhúng A vào dung dịch muối của kim loại B. Sau một thời gian phản ứng thì nhấc thanh kim loại A ra. mA + nBm+  mAn+ + nB  + Nếu MA < MB thì sau phản ứng khối lượng thanh kim loại A tăng. mA tăng = mB - mA tan = mdd giảm nếu tăng x% thì mA tăng = x%.a + Nếu MA > MB thì sau phản ứng khối lượng thanh kim loại A giảm. mA giảm = mA tan - mB = mdd tăng nếu giảm y% thì mA giảm = y%.a Tùy theo đề bài mà ta vận dụng các dữ kiện tính toán cho phù hợp. vd: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là: A. 3,24g B. 2,28g C. 17,28g D. 24,12g Bài 1: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ FeSO4. Mặt khác khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng Cu bám lên kẽm và bám lên sắt lần lượt là: A. 12,8g và 32g B. 64g và 25,6g C. 32g và 12,8g D. 25,6g và 64g Bài 2: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8gam. a/ Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn b/ Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng c/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 Bài 3: Cho 6 gam một cây đính sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 2M, sau một thời gian lấy đinh sắt ra thấy khối lượng đinh sắt là 6,12g a/ Tính khối lượng Cu bám vào đinh sắt
  2. b/ Tính CM thu được sau phản ứng Bài 4: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17% Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. Bài 5: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn, cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam bạc và khối lượng lá kẽm tăng thêm bao nhiêu. Bài 14: Cho 2 thanh kim loại X có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian thanh 1 giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Số mol của 2 thanh tham gia phản ứng giảm như nhau. Tìm X? Bài 7: Nhúng thanh kim loại A hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 một thời gian thấy khối lượng thanh giảm 0,05% , cũng nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh tăng 7,1%. Xác định M biết số mol CuSO4và Pb(NO3)2 pu là như nhau 1. Nhúng một thanh kẽm có khối lượng ban đầu là a gam vào một dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ về Cd kim loại, thì khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Tính a ? A. 60 g B. 75g C. 80 g D. 100 g 2.Nhúng thanh kim loại M có hóa trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. A. Fe B. Zn C. Mg D. Không có kim loại nào 3. Nhúng một thanh kim loại kẽm có khối lượng ban đầu là 50 gam vào dung dịch A có chứa đồng thời 4,56 gam FeSO4 và 12,48 gam CdSO4. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy thanh kẽm ra cân lại thì khối lượng là bao nhiêu? A. 49,55g B. 51,55g C. 52,55g D. 53,55g 4. Hoà tan 15,35 gam hợp kim Mg – Zn –Al vào dung dịch HCl thu được Vlít H2 đktc và dung dịch A . Cô cạn A thu được 26 gam hỗn hợp muối khan . Giá trị V là ? A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. Kết quả khác 5. Nhúng một thanh Al nặng 50 g vào 400 ml dd CuSO4 0,5 M . Sau một thời gian pư lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g . Tính khối lượng Cu thoát ra và CM của muối nhôm có trong dung dịch ( coi V không đổi )
  3. A. 1,92 g và 0,05M B. 2,16g và 0,025M C. 1,92g và 0,025M D. 2,16g và 0,05M 6. Hỗn hợp A gồm FeCO3 và M2CO3 ( M là kim loại kiềm ) . Cho 31,75 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch B và 5,6 lít khí đo ở đktc . a.Tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch B . A. 33,4g B. 34,5 g C. 35,4g D. Kết quả khác b.Cho trong hỗn hợp A số mol 2 muối cacbonat bằng nhau , M là kim loại gì A. Li B. Na C. K D. Rb 7. Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hh gồm một muối cacbonat của KL ( hoá trị 1) và một muối cacbonat của KL( hoá trị 2) vào dd HCl thu được 0,2 mol khí CO2 . Tính khối lượng muối mới tạo ra trong dd A. 24 g B. 25 g C. 26 g D. 30 g 8. Hoà tan 7,8g hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dd HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dd axit tăng thêm 7g Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là (g): A. 5,4; 2,4 B. 2,7; 1,2 C. 5,8; 3,6 D. 1,2; 2,4 9. Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dd đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dd thu được nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng của dd giảm 0,11g . Tổng khối lượng đồng bám lên mỗi kim loại là (g): A. 4,56g B. 4,48 g C. 4,98 g D. 8,4g 10. Hoà tan 3,28g hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dd A. Nhúng vào dd 1 thanh Mg và khuấy đều cho đến khi màu xanh của dd biến mất. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng thêm 0,8g. Cô đặc dd đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 1,15g B. 1,43g C. 2,48g D. Kết quả khác . 11. Cho 230g hỗn hợp ACO3, B2CO3 và R2CO3 tan hoàn toàn trong dd HCl, thấy thoát ra 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dd sẽ thu được một lượng muối khan có khối lượng (gam) là: A. 118 B. 115,22 C. 115,11 D. kết quả khác 12. Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dd CuSO4 , khuấy nhẹ cho đến khi dd mất màu xanh . Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam Xác định CM của dd CuSO4 trước phản ứng A. 0,05 M B. 0,1 M C. 0,15M D. Kết quả khác
  4. 13. Cho m gam bột đồng vào 100 ml dd Fe2(SO4)3 0,2 M . Khi phản ứng kết thúc thu được dd A và 1,92 gam chất rắn không tan . a. Tính m A. 2,4g B. 2,8 g C. 3,2 g D. 3,6 g b. Cô cạn dung dịch A thì lượng muối khan thu được là : A. 8,46 g B. 9,28 g C. 10,78g D. 16 g 14. Hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe . Cho X vào 200 ml dd AgNO3 1,75 M . Sau khi pư hoàn toàn thu được dd Y . Tính lượng chất rắn sau pư . A. 38g B. 40 g C. 42 g D. 44 g 15.Cho cùng một lượng như nhau kim loại B vào hai cốc , cốc 1 đựng dd AgNO3 ; cốc 2 đựng dd Cu(NO3)2 . Sau thời gian phản ứng , cốc 1 khối lượng thanh kim loại tăng thêm 27,05 gam ; cốc 2 khối lượng thanh kim loại tăng 8,76 gam . biết B tan vào cốc 2 nhiều gấp 2 lần khi tan vào cốc 1 . Xác định tên kim loại B . A. Al B. Zn C. Fe D. Cr 16. M là KL hoá trị 2 , có 2 thanh KL M cùng khối lượng . Cho một thanh vào dd Cu(NO3)2 và một thanh vào dd Pb(NO3)2 . sau thời gian như nhau , khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2 % , khối lượng thanh thứ 2 tăng 28,4 % so với ban đầu . Xác định kim loại M A. Mg B. Zn C. Cd D. Kim loại khác 17. Cho một lượng kim loại A phản ứng hoàn toàn với dd CuSO4 . Phản ứng xong , khối lượng chất rắn thu được gấp 3,55 lần khối lượng A phản ứng . Mặt khác , cho 0,02 mol A tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 672 ml khí ở đktc . Xác định kim loại A A. Mg B. Fe C. Al D. Kết quả khác 18. Có 200 ml dd hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,5 M . Thêm 2,24 gam bột sắt vào dd rồi khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dd B . Tính mA A. 46g B. 28 g C. 24,56 g D. Kết quả khác 19. Cho 1,1 gam hỗn hợp bột 2 kim loại Al , Fe tác dụng hết với dd H2SO4 đặc nóng thu được 1,008 lít SO2 ở đktc . Cũng lượng hỗn hợp này đem hoà tan vào 100 ml dd AgNO30,8 M , phản ứng hoàn toàn . Tính khối lượng chất rắn tạo ra . A. 2,45 g B. 2,84g C. 3,24g D. Kết quả khác . 20. Cho 11,8 gam hh A có Al và kim loại M hoá trị không đổi tác dụng vừa đủ với 150 ml dd CuSO4 2 M . 5,9 gam A phản ứng với HNO3dư tạo ra 0,4 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất . Xác định M. A. Mg B. Fe C. Cu D. Kim loại khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2