intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận: Phân tích hoạt động của Công ty Bảo hiểm

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Phượng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

381
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái quát chung về Công ty Bảo hiểm, hoạt động của Công ty Bảo hiểm, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex là những nội dung chính trong bài thảo luận "Phân tích hoạt động của Công ty Bảo hiểm". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận: Phân tích hoạt động của Công ty Bảo hiểm

  1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG  TY             BẢO HIỂM NHÓM 6 THỨ 5 CA 2
  2. Danh sách thành viên nhóm 6 1. Nguyễn Thị Ngọc Phượng – nhóm trưởng 2. Nguyễn Dương Hoài Thu 3. Nguyễn Quyết Thắng 4. Vũ Thị Thơm 5. Phan Thị Hồng Thắm 6. Ngô Duy Thái 7. Nguyễn Phương Thảo 8. Lê Thị Thanh Thủy 9. Nguyễn Trọng Quang 10. Nguyễn Văn Thu
  3. Nội dung bài thảo luận I. Khái quát chung về công ty Bảo hiểm 1. Khái niệm, đặc trưng của công ty Bảo hiểm 1.1. Khái niệm. 1.2. Đặc trưng của công ty Bảo hiểm. 1.3. Yêu cầu đối với công ty Bảo hiểm. 2. Các loại hình kinh doanh Bảo hiểm. 2.1. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. 2.2. Kinh doanh bảo hiểm rủi ro ( bảo hiểm phi nhân thọ ) II. Hoạt động của công ty Bảo hiểm 1. Cách hình thành doanh thu của công ty bảo hiểm 1.1. Căn cứ vào loại hình bảo hiểm ,doanh thu kinh doanh Bảo  hiểm 1.2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh thu kinh  doanh. 2. Sử dụng doanh thu 2.1. Các khoản chi của quỹ bảo hiểm 2.2. Đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm 2.3. Đầu tư quỹ tự bảo hiểm rủi ro
  4. 3. Phân phối lợi nhuận III. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1. Các sản phẩm bảo hiểm 2. Hoạt động của công ty 2.1. Huy động vốn 2.2. Sử dụng doanh thu 3. Chiến lược kinh doanh
  5. I. Khái quát chung về công ty Bảo hiểm 1. Khái niệm, đặc trưng của công ty Bảo hiểm 1.1  Khái niệm  Công ty bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và  hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các  quy định  khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo  hiểm, tái bảo hiểm. 1.2  Đặc trưng của công ty bảo hiểm  a. Công ty bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính,  chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là  kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của kinh doanh bảo  hiểm được thể hiện: ­ Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh  doanh trên những rủi ro. Sản phẩm của bảo hiểm là  sản phẩm vô hình, nó là sự đảm bảo về mặt tài  chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm  theo là dịch vụ có liên quan. ­ Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm: doanh thu phát  sinh trước ( sản phẩm được bán ra trước, doanh thu  được thực hiện ), chi phí phát sinh sau. b. Công ty bảo hiểm được tổ chức, thành lập, hoạt động  theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các  quy định khác của pháp luật.
  6. c. Công ty bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài  chính. Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hầu hết  các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quan  quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc điểm giúp phân  biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác  trong nền kinh tế. 1.3  Yêu cầu đối với công ty bảo hiểm  ­ Về mặt kĩ thuật Công ty bảo hiểm phải tổ chức tốt việc thống kê, lựa  chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu  nại khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm. ­ Về mặt pháp lý Công ty bảo hiểm phải được thành lập và vận động  đúng theo quy định của luật pháp. ­ Về mặt kinh doanh Công ty bảo hiểm phải được tổ chức thành một bộ  máy hoàn chỉnh để có thể vận hành, gồm các bộ phận  chức năng như: quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, tài  chính, kế toán, hành chính nhân sự… ­ Về mặt tài chính Công ty bảo hiểm tập trung huy động vốn từ số đông  khách hàng nên phải có sự đảm bảo về mặt tài chính  ( ký quỹ, quỹ dự phòng, vốn chủ sở hữu, hiệu quả đầu 
  7. tư…) để hoạt động và tạo sự tin tưởng đối với khách  hàng. Những yêu cầu về tài chính phải được giám sát  chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước. 2. Các loại hình kinh doanh bảo hiểm 2.1  Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ  a. Khái niệm:  Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh bảo  hiểm có liên quan đến sinh mạng, sức khỏe và tuổi thọ của  con người. b. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ:  Là dịch vụ tài chính đặc biệt, đó là sự cam kết về mặt tài  chính của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm  khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Sự cam kết này được ghi rõ  trong các hợp đồng bảo hiểm do công ty bảo hiểm và người  tham gia bảo hiểm kí kết. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ  luôn mang tính dài hạn. Sản phẩm này nhằm tới các khách  hàng – những người ưa thích sự an toàn: an toàn trong cuộc  sống và an toàn về đồng vốn. Trong cuộc sống, những người  này thường lo lắng nếu có những rủi ro xảy ra sẽ không có  nguồn tài chính để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và  gia đình họ. Bên cạnh đó, những người này còn mong muốn  tích lũy những khoản tiền nhỏ ở hiện tại để thu một khoản  tiền lớn trong tương lai nhằm thực hiện hoài bão của mình  ( mua nhà, cho con du học, ổn định tài chính lúc tuổi già. Nhu 
  8. cầu của khách hàng – người tham gia bảo hiểm rất khác nhau  nên công ty bảo hiểm đã đưa ra các sản phẩm bảo hiểm rất  đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu của loại hình bảo hiểm nhân thọ: ­ Bảo hiểm tử kỳ ( Bảo hiểm tử vong ): Là loại hình  bảo hiểm đòi hỏi sự đóng góp thường xuyên và cam  kết chi trả khi cái chết xảy ra trong thời gian nhất  định theo quy định của hợp đồng. Có nghĩa là, công  ty bảo hiểm sẽ không thanh toán bất cứ khoản tiền  nào nếu như cái chết xảy ra không trong thời gian  quy định của hợp đồng. ­ Bảo hiểm sinh kỳ ( Bảo hiểm trong trường hợp  sống ): Là loại hình bảo hiểm cam kết chi trả số  tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định  hoặc suốt cuộc đời. Nếu người được bảo hiểm  chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không  được thanh toán bất cứ khoản tiền nào ­ Bảo hiểm trọn đời: Là loại hình bảo hiểm đòi hỏi  sự đóng góp thường xuyên và công ty bảo hiểm sẽ  cam kết chi trả với số tiền bảo hiểm đã được ấn  định trên hợp đồng khi người được bảo hiểm chết  bất cứ lúc nào kể từ ngày kí hợp đồng Trên thực tế, các công ty bảo hiểm thường đưa ra các  sản phẩm hỗn hợp trong cùng một hợp đồng bảo hiểm hoặc  một sản phẩm bảo hiểm đơn lẻ trong một hợp đồng bảo 
  9. hiểm và kèm theo sản phẩm phụ ( ốm đau, tai nạn…). Đối  với sản phẩm phụ, người tham gia bảo hiểm có thể chọn  một hoặc nhiều sản phẩm cùng một lúc. 2.2  Kinh doanh bảo hiểm rủi ro ( Bảo hiểm phi nhân thọ )  a. Khái niệm: Kinh doanh bảo hiểm rủi ro là loại hình bảo hiểm mà các  công ty bảo hiểm chuyên cung cấp các hợp đồng bảo hiểm  liên quan đến các rủi ro thông thường như: tai nạn, tổn thất  tài sản, cháy nổ… b. Sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bảo hiểm cho từng  đối tượng bảo hiểm riêng biệt, đối với từng loại rủi ro nhất  định. Sản phẩm bảo hiểm này có thời hạn ngắn ( tối đa là  một năm ). Sản phẩm của loại hình bảo hiểm phi nhân thọ theo đối  tượng bảo hiểm, gồm: ­ Bảo hiểm tài sản: Là loại hình bảo hiểm lấy giá trị  tài sản làm đối tượng bảo hiểm, công ty bảo hiểm  sẽ bồi thường cho chủ tài sản khi có tổn thất do các  rủi ro bảo hiểm gây ra. Các công ty bảo hiểm  thường triển khai các sản phẩm tài sản cụ thể như:  bảo hiểm hàng hóa do hỏa hoạn, mất mát, hỏng hóc,  vận chuyển, bảo hiểm thân tàu, thuyền, máy bay…;  bảo hiểm xây dựng, lắp đặt…
  10. ­ Bảo hiểm rủi ro về còn người: Là loại hình bảo  hiểm lấy tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động  của con người làm đối tượng bảo hiểm. Sản phẩm  bảo hiểm cụ thể như: bảo hiểm con người trong  trường hợp ốm đau, tai nạn… ­ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm  của loại hình này là tài sản, tính mạng, sức khỏe  của người thứ ba do chủ tài sản hoặc chủ phương  tiện có lỗi gây ra. Sản phẩm cụ thể như: bảo hiểm  trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ tàu  thuyền, chủ khách sạn… II. Hoạt động của công ty Bảo hiểm 1. Cách hình thành doanh thu của công ty bảo hiểm 1.1.  Căn cứ  vào loại hình bảo hiểm, doanh thu kinh doanh Bảo   hiểm  a. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: ­ Doanh thu chỉ  từ  phí bảo hiểm và được thu định kỳ, nhiều lần, vào  thời    gian xác định trong hợp đồng bảo hiểm. (Phí bảo hiểm  là khoản  tiền  bên mua bảo hiểm nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm để được bảo  hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong  hợp  đồng bảo hiểm) ­ Thời gian đóng phí bảo hiểm tùy theo tình hình tài chính của bản thân,  người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn là tháng, quý hoặc năm.
  11. ­ Số phí bảo hiểm được công ty bảo hiểm quản lý theo nghiệp vụ  dồn   tích và đầu tư kiếm lời. b. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: ­  Doanh thu chủ yếu từ phí bảo hiểm, ngoài ra còn được hình thành từ  các hoạt động tái bảo hiểm…. ­ Phí bảo hiểm được thu 1 lần ngay khi hợp đồng bảo hiểm được ký  kết.  1.2.  Căn cứ  vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh thu kinh   doanh. a. Doanh thu từ  hoạt động kinh doanh bảo hiểm:  là số  tiền  phải thu phát sinh trong kỳ  sau khi đã trừ  các khoản phải  chi để giảm thu phát sinh trong kỳ. +) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm: ­ Thu phí bảo hiểm gốc; ­ Thu phí nhận tái bảo hiểm: : là những khoản doanh thu trong quá trình  công ty bảo việt nhận lại một phần trách nhiệm mà công ty bảo hiểm  khác, đã chấp nhận với người được bảo hiểm trên cơ sở nhận 1 phần   doanh thu qua hợp đồng tái bảo hiểm. ­ Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
  12. ­ Thu phí về  dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết  bồi thường, yêu cầu người thứ  ba bồi hoàn, xử  lý hàng bồi thường  100%; ­ Thu phí giám định tổn thất không kể  giám định hộ  giữa các đơn vị  thành viên hạch toán nội bộ  trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm   hạch toán độc lập. +) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm: ­ Hoàn phí bảo hiểm; ­ Giảm phí bảo hiểm; ­ Phí nhượng tái bảo hiểm; ­ Hoàn phí nhận tái bảo hiểm; ­ Giảm phí nhận tái bảo hiểm; ­ Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; ­ Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. b. Doanh thu từ  hoạt động tài chính: là những khoản thu do  hoạt động từ đầu tư tài chính mang lại            ­  Thu hoạt động đầu tư  theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định   này; ­ Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; ­ Thu lãi trên số tiền ký quỹ; ­ Thu cho thuê tài sản; ­ Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán; ­ Thu khác theo quy định của pháp luật.
  13. c. Thu nhập hoạt động khác: doanh thu không mang tính chất  thường xuyên của công ty ­ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; ­ Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; ­ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; ­ Thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Sử dụng doanh thu 2.1.  Các khoản chi của quỹ bảo hiểm  ­ Chi trả các trợ cấp bảo hiểm: đây là khoản chi chủ yếu của quỹ bảo  hiểm + Trợ cấp ngắn hạn: (còn gọi là trợ cấp đột xuất): chi trả cho những nhu cầu  phát  sinh như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…vv + Trợ cấp dài hạn: là loại trợ cấp chi trả thường kỳ, có tác dụng góp phần  bảo đảm cuộc sống.  ­ Chi phí quản lý: là khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của  công ty BH: chi phí lương, chi phí nghiệp vụ, chi phí nghiên cứu khoa  học, chi phí hành chính…. ­ Chi phí đầu tư: khoản chi này để đảm bảo các hoạt động đầu tư phần  nhàn rỗi của quỹ BH được diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao. ­ Chi phí dự phòng: đây là khoản dự trữ có thể phát sinh trong năm ngoài  dự tính. ­ Chi phí khác.
  14. 2.2.  Đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm:  a. Khái niệm: Đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm là quá trình sử dụng bộ  phận nhàn rỗi tương đối của quỹ bảo hiểm vào các lĩnh vực  khác nhau của nền kinh tế, nhằm đảm bảo giá trị gốc và tăng  thêm giá trị so với giá trị gốc, góp phần đáp ứng nhu cầu chi  trả các trợ cấp bảo hiểm hiện tại, tương lai và các chi phí  khác b. Danh mục đầu tư từ quỹ BH: Cũng như các nguồn vốn khác, quỹ BH có thể đầu tư phần  nhàn rỗi vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân  nếu có thể có lợi nhuận. ­ Đối với các nguồn vốn ngắn hạn: Các nguồn vốn ngắn hạn dùng để chi trả cho các trợ cấp BH ngắn hạn. Các  nguồn vốn ngắn hạn do phải chi trả ngay nên thường có dự trữ không nhiều. Vì  vậy, phần nhàn rỗi này đem ra đầu tư phải có tính lỏng cao và các hình thức đầu  tư thường là trái phiếu, cổ phiếu, các loại kỳ phiếu ngân hàng với thời gian  ngắn; cho vay ngắn hạn và gửi tiền ở các ngân hàng để hưởng lãi suất tiền gửi Trái phiếu: gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các cơ quan hành  chính địa phương và của các công ty. ­ Ưu điểm:
  15. . Người đầu tư biết được thu nhập dự kiến trong tương lai,  nên có kế hoạch để sử dụng để đảm bảo chi cho các trợ cấp  BH ngắn hạn. . An toàn vốn cao, khả năng thanh toán chắc chắn ­ Bất lợi: . Giá của trái phiếu biến động và chịu tác động lớn của lãi  suất.  . Mua trái phiếu, người đầu tư còn bị thiệt hại khi lạm phát  tăng, thậm chí còn bị lãi suất thực âm Cổ phiếu: Cổ phiếu mang lại thu nhập dưới dạng cổ tức, có thể tái đầu  tư hoặc để nâng cao khả năng thanh toán cho quỹ bảo hiểm. Cổ phiếu có  nhiều loại, nhưng bảo hiểm có thể đầu tư vào các loại cổ phiếu ưu đãi,  vì đây là loại cổ phiếu có cổ tức cố định hàng năm và được ưu tiên chia lãi  trước, nên đảm bảo được nhu cầu thanh toán cho các trợ cấp bảo hiểm  ngắn hạn. ­ Ưu điểm:  . Tính lỏng cao . Cổ phiếu không chịu ảnh hưởng của thuế ­ Nhược điểm . Giá cổ phiếu không ổn định
  16. . Nếu công ty phát hành cổ phiếu gặp khó khăn, cổ phiếu sẽ  không có lãi. Các loại kỳ phiếu ngân hàng với thời hạn ngắn: Các ngân hàng thường  phát hành các loại kỳ phiếu với lãi suất và thời hạn khác nhau để thu hút  vốn. Quỹ bảo hiểm có thể mua các loại kỳ phiếu vì có lãi suất và độ rủi  ro thấp. Tuy nhiên, không phải khi nào thời điểm phát hành kỳ phiếu của  các ngân hàng cũng phù hợp với thời điểm quỹ bảo hiểm có khoản nhàn  rỗi nhiều. Cho vay và gửi tiền tại các ngân hàng để hưởng lãi suất: Đây là loại đầu  tư thông dụng nhất. Quỹ bảo hiểm có thể cho các doanh nghiệp lớn vay  ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn tại các thời điểm mở rộng đầu tư của họ.  Quỹ bảo hiểm có thể thu được lợi nhuận cao nếu đầu tư đúng chỗ, khả  năng an toàn của vốn cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các  ngân hàng, quỹ bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm đối tác cho vay  phù hợp. ­ Đối với các nguồn vốn dài hạn: Ngoài các danh mục đầu tư như phần quỹ ngắn hạn đã nêu, quỹ bảo hiểm  còn có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác như mua các lại trái phiếu dài hạn  của chính phủ; đầu tư vào các dự án phát triển lớn của nhà nước với tư cách  là cổ đông; đầu tư vào lĩnh vực bất động sản( tự đứng ra kinh doanh hoặc  góp vốn với các công ty xây dựng, công ty nhà đất). Tuy nhiên, do đặc tính sử  dụng của quỹ bảo hiểm, nên hiện nay đầu tư chủ yếu của quỹ bảo hiểm  vẫn là mua bán trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu, kỳ phiếu của các tổ  chức tài chính.
  17. Như vậy, thông qua các hoạt động đầu tư, các khoản đóng góp bảo hiểm đã  được chuyển thành vốn trên thị trường và từ giác độ này, các công ty bảo  hiểm được coi là các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng. Ở thị trường  sơ cấp, việc đưa vốn vào lần đầu làm tăng quy mô tổng nguồn vốn cho thị  trường tài chính. Ở thị trường thứ cấp, hoạt động mua bán chứng khoán là  điều kiện tăng trưởng quỹ bảo hiểm, đồng thời làm tăng tính thanh khoản  cho thị trường tài chính. 2.3.  Đầu tư quỹ tự bảo hiểm rủi ro  a. Khái niệm:  Quỹ tự bảo hiểm rủi ro là một loại thể chế tài chính có thể đạt  được những lợi thế trong ngắn hạn hoặc dài hạn bằng cách mua bán  các cổ phiếu kể cả các cổ phiếu được định giá thấp, mua bán các quyền  chọn mua bán hoặc trái phiếu. Quỹ tự bảo hiểm rủi ro được đầu tư vào  bất cứ cơ hội nào, tại bất cứ thị trường nào có khả năng sinh lời và rủi ro  thấp. Nó có nhiều chiến lược khác nhau như chiến lược chống lại sự sụt  giảm của thị trường chứng khoán trong điều kiện bất ổn và suy giảm của  những thị trường chứng khoán quá nóng. Các công ty bảo hiểm đầu tư vào  quỹ tự bảo hiểm rủi ro để giảm thiểu sự bất định trong đầu tư và gia tăng  lợi nhuận trong mọi điều kiện thị trường. b. Đặc điểm của quỹ tự bảo hiểm rủi ro ­ Các quỹ tự bảo hiểm rủi ro sử dụng nhiều biện pháp tài chính khác  nhau để giảm thiểu rủi ro, gia tăng thu nhập và tối thiểu sự liên hệ trực  tiếp với thì trường chứng khoán và cổ phiếu. Rất nhiều quỹ tự bảo hiểm 
  18. rủi ro linh động trong lựa chọn đầu tư (có thể sử dụng bán ngắn hạn, đầu  cơ vay nợ, chứng khoán phái sinh). ­ Các quỹ tự bảo hiểm rủi ro có thu nhập đầu tư khác nhau, tính không ổn  định khác nhau và rủi ro khác nhau. Không phải tất cả nhưng rất nhiều  chiến lược quỹ tự bảo hiểm rủi ro có xu hướng chống lại sự suy giảm  trên các thị trường giao dịch. ­ Nhiều quỹ tự bảo hiểm rủi ro có khả năng tạo ra những thu nhập không  xuất phát từ thị trường. ­ Nhiều quỹ tự bảo hiểm rủi ro đặt mục tiêu rõ ràng về thu nhập đi đối  với bảo toàn vốn hơn là chỉ đặt tầm quan trọng về thu nhập. ­ Hầu hết các quỹ tự bảo hiểm rủi ro được quản lý bởi các chuyên gia có  kinh nghiệm về đầu tư với tính nguyên tắc cao và sự cần mẫn ­ Các nhà quản lý quỹ  có tính chuyên biệt cao, mỗi người chỉ  hoạt động  mua bán, giao dịch trong lĩnh vực mình am hiểu và có lợi thế cạnh tranh. 3. Phân phối lợi nhuận  Lợi nhuận DN bảo hiểm khó tách rời đầu tư :đối với một DN bảo hiểm, tốc  độ tăng trưởng doanh thu lớn thể hiện tiềm năng, sức bật về hoạt động kinh  doanh bảo hiểm cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, doanh thu  lớn chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cao, mà lợi nhuận của DN chủ yếu phụ  thuộc vào các hoạt động đầu tư. Chính vì thế, bộ phận đầu tư trong DN bảo  hiểm có vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong hoạt  động kinh doanh bảo hiểm ngày càng gay gắt hiện nay.Từ trước tới nay, các  công ty bảo hiểm đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: tiền gửi, trái phiếu, 
  19. góp vốn tại các DN, đầu tư bất động sản và kinh doanh cổ phiếu; trong đó, lĩnh  vực đem lại hiệu quả nhất là tiền gửi, trái phiếu và bất động sản. Năm qua, bối  cảnh chung của nền kinh tế không thuận lợi, các hoạt động đầu tư gặp rất  nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của nhiều công ty  bảo hiểm. Chính vì thế, chiến lược đầu tư năm 2012 cũng có nhiều thay đổi.  Hiện các công ty bảo hiểm đều hạn chế việc đầu tư vào lĩnh vực bất động  sản, thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả từ các công ty   góp vốn. Lĩnh vực tiền gửi và trái phiếu vẫn mang lại gần 80% hiệu quả hoạt   động đầu tư. Cơ  cấu danh mục đầu tư  gồm trái phiếu và đầu tư  tiền gửi luôn  chiếm trên 70% tỷ  trọng danh mục đầu tư  của các công ty bảo hiểm. Với tình  hình kinh tế  khó khăn như  hiện nay, các công ty đều đặt mục tiêu giữ  an toàn   nguồn vốn, do đó, chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro và thực sự sinh   lời. Bên cạnh đó, việc tập trung vào lĩnh vực tiền gửi và trái phiếu giúp các công  ty bảo hiểm luôn có một lượng tiền cố  định để  đảm bảo khả  năng thanh toán  cho khách hàng.  Cùng với khó khăn về bất động sản, việc các ngân hàng đang liên tục giảm   lãi suất huy động cũng sẽ   ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận đầu tư  của các   DN bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có một số DN bảo hiểm ngay từ đầu năm đã xây  dựng kế  hoạch tiền gửi trên cơ sở  dự đoán lãi suất hạ, nên việc điều chỉnh lãi  suất của ngân hàng không  ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của DN. Trong  khi đó, một số công ty bảo hiểm nhân thọ  cũng đã nhanh chân thay đổi kỳ  hạn  các khoản đầu tư  vào nhà băng, trước khi mức lãi suất được đưa xuống thấp   như  hiện nay. Các công ty bảo hiểm cho biết, xét  ở  một góc độ  nào đó, việc  giảm lãi suất cũng sẽ đem lại lợi ích cho DN bảo hiểm. Vì khi lãi suất giảm sẽ  kích thích các hoạt động đầu tư  công cũng như  hoạt động kinh doanh của các 
  20. DN tăng trưởng, nền kinh tế có thêm điều kiện thuận lợi để  phục hồi, đem lại  nhiều cơ hội kinh doanh mới cho DN bảo hiểm. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, với sự đón nhận hàng loạt các  tập đoàn, công ty đa quốc gia chuyên về các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính tới đầu  tư, phát triển tại Việt Nam thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được điều  chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam hiện đại, có cơ sở pháp lý, có  định hướng, chiến lược, sách lược cụ thể, rõ ràng.Ðến nay, thị trường đã có mặt  đầy đủ các loại hình sở hữu doanh nghiệp cùng hoạt động bình đẳng, cung cấp  ra thị trường nhiều sản phẩm bảo hiểm phong phú, mang lại lợi ích thiết thực  cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm, huy động nguồn vốn từ doanh thu phí  bảo hiểm, tái đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Theo đánh giá của Bộ Tài  chính, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20% năm, đây là thị trường có sức  hấp dẫn lớn đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài muốn đầu tư vào Việt  Nam. Năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 40.968 tỷ đồng, vốn chủ sở  hữu là 36.457 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm  toàn thị trường ước đạt 20.922 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012.  Trong điều kiện kinh doanh tài chính khó khăn, việc vốn chủ sở hữu dự phòng  nghiệp vụ tăng mạnh làm cho năng lực bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo  hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm trong nước và giảm dần  phần tái bảo hiểm nước ngoài. Trong quá trình vươn tới sự trưởng thành thật  sự, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp thu phương pháp, kinh nghiệm công  nghệ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế, chấp nhận sự  cạnh tranh sòng phẳng­nguyên tắc tối thượng luôn được đặt lên hàng đầu của  tất cả các loại hình thị trường. III. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2