intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 8: Thực hành sơ cứu cầm máu

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

156
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài thực hành, học sinh có thể phân biệt được các loại vết thương thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch, có kỹ năng cơ bản băng vết thương, ga rô và các quy định khi ga rô. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 8: Thực hành sơ cứu cầm máu

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy  môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối   với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các   bài thực hành trong chương trình­ SGK sinh học 8?  Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với  cuốn  "Thí   nghiệm thực hành sinh học 8"  mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em   học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy,  làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ  chương trình, làm cơ  sở để  tập huấn   cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành.  Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí   nghiệm sinh học, kế  họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm,  những kiến thức   mở rộng giúp  hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8,   mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ  dùng thiết   bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài  tập cho học sinh tự  làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự  luận, có câu hỏi nâng cao, mở  rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.  Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong  được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm­ Quế Nham­ Tân Yên­Bắc Giang  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành  cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết  Bài, phần  SGK  TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của  3. TN 8 8­PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9­Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10­Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho  6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của  7. TN 13 13­Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim  10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho  11. TH 39 37 116 trước
  2. Tìm hiểu chức năng của tuỷ  139 12. TH 46 44 sống 13.   8.Th: thực hành sơ cứu cầm máu (Tiết 20 ­ Bài 19    ­ SGK.Tr 61) I­Mục đích: ­Qua bài TH giúp học sinh phân biệt được các loại  vết thương thuộc động  mạch, tĩnh mạch hay mao mạch. ­Có kỹ năng cơ bản băng vết thương, ga rô và các quy định khi ga rô. II­Nội dung A­Chuẩn bị:­Như trong SGK Tr61 (mỗi nhóm chuẩn bị một bộ). ­Bổ trợ về vai trò, tầm quan trọng  của máu trong cơ thể: +Trong cơ  thể  người có khoảng 4­5l máu. Nếu bị  mất 1/2 lượng máu thì   người không thể  sống nổi, vì vậy khi bị  thương cần cầm máu kịp thời để  chống  mất máu gây tử vong, khi mất nhiều cần tiếp máu (truyền máu) kịp thời. Máu là một mô liên kết dinh dưỡng trong cơ thể  Về cấu tạo: máu là một mô liên kết gồm chất gian bào là huyết tương, các   tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. ­Huyết tương:chiếm 55% thể  tích của máu. Trong huyết tương có 92%  nước, 7% protein, 1% muối khoáng, 0,12% đường, một ít chất béo, các chất thải,  chất tiết. ­Các tế bào máu: chiếm 45% thể tích máu gồm: +Hồng cầu là những tế  bào không nhân, hình đĩa dẹt lõm   hai mặt. Trong hồng cầu có hêmôglôbin là chất có khả  năng vận chuyển khí O2 và CO2
  3. +Bạch cầu là những tế  bào có nhân và hình dạng không  nhất định, chúng vận chuyển bằng chân giả  giống như  amíp. Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, những tế  bào già yếu trong cơ  thể, giúp cơ  thể  có khả  năng miễm   dịch.   +Tiểu cầu là những thể rất  nhỏ, cấu tạo đơn giản dễ  bị  phá  huỷ khi bị thương tạo nên sự đông  máu, chống mất máu. Tiểu cầu hỡnh sao màu vàng  Về chức năng: máu là một tổ chức lỏng vận chuyển trong mạch máu, bảo   đảm sự điều hoà hoạt động, sự liên lạc giữa các cơ quan trong cơ thể, vận chuyển   các chất dinh dưỡng đến từng tế bào, mang những sản phẩm không cần thiết cho   tế bào do quá trình hoạt động sống thải ra để đưa ra ngoài cơ thể. Về đặc tính:  ­Độ  quánh: Huyết tương có độ  quánh gấp 1,7­>2,2 lần nước, máu có độ  quánh gấp 5 lần nước. Độ  quánh tăng khi cơ thể  mất nhiều nước (ra mồ hôi, lao   động nặng, đái tháo...) ­Tỉ trọng: Tỉ trọng thay đổi tuỳ loài, dao động từ 1,04­>1,06. Của máu người   là 1,051, của hồng cầu là 1,09. ­Thẩm áp:  7,6 ­>8,1 at. ­Độ pH của động vật 7,25 ­>7,9 (đều hơi kiềm). Độ pH thay đổi phụ thuộc  vào lượng CO2  có trong máu, cơ  thể  có một số  hệ  đệm để  đảm bảo cho sự  cân   bằng pH tương đối ổn định. Sự  đông máu:  Máu ra khỏi mạch máu sau vài phút sẽ  đông lại, quá trình  đông máu rất phức tạp có thể tóm tắt bằng 3 bước cơ bản sau: 1­Các tổ  chức bị  tổn thương cung cấp prôtit, lipit, tiểu cầu vỡ  cung cấp   phôtpholipit kết hợp tạo thành men trômbôplastin.
  4. 2­Dưới tác dụng của men trômbôplastin và các ion Ca++, chất fibrinnogen có  sẵn trong huyết tương biến thành men  trômbin. 3­Dưới tác dụng của men trômbin và các ion Ca++, chất fibrinnogen hoà tan  trong huyết tương trở  thành các sợi fibrin (tơ  huyết) không hoà tan. Tơ  huyết kết   thành mạng lưới dày đặc liên kết các huyết cầu thành cục máu đông (tiết đông)  đồng thời vắt ra ngoài huyết tương đã mất chất sinh fibrin, nghĩa là huyết thanh. B­Các bước tiến hành:  Bước 1: Tìm hiểu về các dạng vết thương chảy máu: HS điền vào bảng sau: Các dạng vết thương chảy máu Biểu hiện 1.Chảy máu mao mạch Máu cháy chậm, hoặc  chỉ rỉ máu 2.Chảy máu tĩnh mạch Máu   chảy   ra   có   màu   đỏ   thẫm,   chảy   chậm  không thành tia máu 3.Chảy máu động mạch Máu chảy nhanh, máu đỏ  tươI, có thể  thành  tia máu Bước 2: Tập băng bó vết thương  ở lòng bàng tay GV   hướng   dẫn   và   làm   mẫu   các   bước  sau: ­Bước   1:   HD,   HS   làm   theo   các  bước trong SGK trang 61. ­Bước 2: Mỗi tổ  (nhóm) cử  một  cặp đại diện thực hiện. Như hình bên ­Bước 3: GV kiểm tra và đánh giá  kết quả thực hiện, theo các yêu cầu.  Cách băng bó vết thương  ở  lòng bàng  tay Bước 3: Tập băng bó vết thương ở cổ tay (chảy máu động  mạch)Cách tiến hành ­Quấn băng chung quanh tay, một hoặc hai vũng  (H1), lấy thanh gỗ ngắn và cứng đặt trên nút lỏng  (H2) rồi cột một nút dẹp (H3), vặn thanh gỗ thật lẹ  thắt chặt dây Garrot ép động mạch để cầm máu. Dùng một băng khác cột ép thanh gỗ với tay để giữ  không cho xổ dây thắt mạch ra.  (các bước tiến hành tương tự  hoạt động 1)  chỉ  lưu ý vết thương garô  cách vết thương không  Các bước garô  vết thương cổ tay 
  5. quá gần phải > 5cm, không quá xa. Băng không quá  (chảy máu động mạch) chặt, không lỏng quá... Băng nơi tay   Nguyên tắc chung: băng từ phía  bàn tay, trở vào trong (Vd: băng ở  cánh tay thì bắt đầu từ phía bàn  tay trở vào vai).  Băng theo hình trôn ốc nếu dùng  băng NỈ.  Băng   theo   hình   chữ   nhân   nếu  dùng băng VẢI ­Các nhóm tiến hành theo các hướng đãn trên. ­Cứ 2­>4 HS học sinh một nhóm thay nhau để thực hành. ­GV kiểm tra và điều chỉnh giúp HS làm đúng yêu cầu. Bíc 4:  một số loại vết thương khác trên cơ thể và cách băng bó Quấn 2 vòng băng (vòng chết) quanh gót  chân từ trên vòng xuống.  ­ Băng theo kiểu số 8 từ bàn chân vào  gót và từ gót chân lên cổ chân.  Kết thúc bằng 2 (vòng chết) quanh cổ  Vết thương ở bàn chân chân.  ­ Quấn 2 vòng chung quanh đầu.  ­ Quấn nhiều vòng băng từ đỉnh đầu qua  cằm.  ­ Kết thúc bằng 2 vòng băng quanh đầu.  ­   (Dùng   2   cuộn   băng)   mỗi   tay   cầm   1  cuộn. Băng từ  phía sau ót. Một cuộn đi  Vết thương ở đầu vòng quanh đầu để  giữ  đường băng đi  trên   đỉnh   đầu.   Một   cuộn   đi   trên   đỉnh  đầu, bao phủ kín đầu.  Băng khỉu tay, đầu gối Cách 1: Băng theo kiểu số 8, nghĩa là: 
  6. Quấn 2 vòng băng (vòng chết) tại phần  dưới của khớp xương.  ­Căng cuộn băng để đi qua phần trên  của khớp xương.  ­Làm 1 vòng chết ở trên khớp xương.  ­Cuối cùng lại băng trở lại qua phía  trước của khớp xương để trở lại điểm  bắt đầu.  Tiếp tục làm như vậy cho kín phần  khớp xương.  Cách 2: Băng theo hình quả trám nghĩa là  Quấn 2 vòng băng ngay tại nơi đầu  khớp xương.  ­Quấn vòng thứ 3 ở phía dưới khớp  xương.  ­Quấn vòng thứ 4 ở phía trên của khớp  xương.  ­Cứ tuần tự như vậy và kết thúc bằng 2  vòng băng ở phía trên của khớp xương.  Giống như  băng vai. Nhưng dây đai giữ  chóp khăn buộc quanh thân mình nơi eo  lưng (như  dây thắt lưng). Vòng tréo 2  góc khăn quanh đùi rồi buộc lại.  Vết thương ở háng C­Câu hỏi­bài tập: 1. Nguyên nhân gây đông máu là (chọn câu đúng): a­Tiểu cầu khi ra khỏi mạch tiếp xúc với không khí bị  vỡ  ra, giải phóng  men sinh ra tơ máu. b­Đông máu là phản ứng tự vệ của cơ thể gây đông máu, chống mất máu. c­Các tơ  máu tạo thành mạng lưới liên kết các tế  bào máu lại thành cục   máu. d­Cả a và c. Trả lời :… 2.Máu gồm những chức năng nào, tại sao phải cầm máy khi bị thương? Trả  lời .................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
  7. .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3.Khi đông máu thành phần nào trong máu tạo thành tơ máu kết các tế bào máu lại   thành cục? Trả  lời .................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ....................................................................... 4. Ở người có mấy nhóm máu, là những nhóm nào, vẽ sơ đồ truyền máu? Trả  lời .................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..................................  Hỏi đáp về máu Hỏi: Tại sao máu người có màu đỏ? Trả lời: Các tế bào máu đỏ (còn gọi là hồng cầu) là loại phổ biến nhất của tế bào  máu và các động vật có xương sống có nghĩa là sinh vật chủ yếu của việc cung  cấp oxy (O 2) đến các mô của cơ thể thông qua máu chảy qua hệ thống tuần hoàn.   Tế bào chất của những tế bào này rất giàu trong hemoglobin, một phân tử  sinh học có chứa sắt có thể gắn kết oxy và chịu trách nhiệm cho màu đỏ của máu.  Hemoglobin (hoặc hemoglobin, thường xuyên viết tắt là Hb), được chứa  trong các tế bào máu đỏ, đóng vai trò là người vận chuyển oxy trong máu. Các  hemoglobin tên đến từ heme và globin, vì mỗi tiểu đơn vị của hemoglobin là một  protein hình cầu với một heme nhúng (hay haem). 
  8. Mỗi nhóm heme chứa một nguyên tử sắt, và điều này là chịu trách nhiệm về  sự gắn kết của oxy. Sự hiện diện của hemoglobin trong máu làm tăng khả năng  mang oxy của một lít máu  5­>250 ml. Hemoglobin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển  carbon dioxide (CO2) từ các mô trở về phổi. Myoglobin, mặt khác, nằm trong cơ, và  phục vụ như là một nguồn cung cấp dự trữ oxy và cũng tạo điều kiện cho sự  chuyển động của O2 trong cơ bắp. Ở người, các tế bào hồng cầu trưởng thành có dạng đĩa linh hoạt hai măt  ̣ lõm thiếu một nhân tế bào và hầu hết các bào quan. 2,4 triệu hồng cầu mới được  sản xuất mỗi giây. Các tế bào phát triển trong tủy xương và lưu hành cho khoảng  100­120 ngày trong cơ thể trước khi các thành phần của nó được tái chế bởi các  đại thực bào . 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2