Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nho giáo
lượt xem 84
download
Lịch sử hình thành của Nho giáo, nội dung cơ bản, nền giáo dục Nho giáo, ảnh hưởng tại Việt Nam, giá trị của Nho giáo, tiêu cực của Nho giáo,... là những nội dung chính trong bài thuyết trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nho giáo". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nho giáo
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LỚP: K56 NGÔN NGỮ ANH 1 Cơ sở văn hóa Việt Nam Nho Giáo Nhóm : Giáo viên hướng dẫn:
- KHÁI NIỆM Nho giáo ( ?? ), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết lý và học thuyết chính trị do Đức Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc,Việt Nam... Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay nho sinh.
- TỔNG QUÁT: I. Lịch sử hình thành của Nho giáo II. Nội dung cơ bản III. Nền giáo dục Nho giáo IV. Ảnh hưởng tại Việt Nam V. Giá trị của Nho giáo VI. Tiêu cực của Nho giáo
- I. Lịch sử hình thành của Nho giáo Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và truyền bá các tư tưởng đó. Thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc, chỉ còn năm bộ kinh gọi là Ngũ kinh. Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ngài soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần, Khổng giáo hay "tư tưởng KhổngMạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia.
- II. Nội dung cơ bản 1. Tổ chức xã hội Học thuyết về quản lý quốc gia và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nho giáo giúp xã hội có tính tổ chức cao, duy trì trật tự xã hội, giữ gìn các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao, giúp xã hội văn minh và ổn định lâu dài. Trong thế giới quan Nho giáo: Quốc gia Gia đình Cá nhân. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân có đức hạnh tốt thì gia đình, xã hội sẽ tốt và ngược lại.
- Từ thời Hán, Nho giáo là trung tâm cho việc quản lý xã hội, duy trì đạo đức tại Trung Hoa trong suốt hơn 2000 năm. Năm 1397, Minh Thái Tổ ra lệnh mỗi làng phải dán một tờ
- Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia.Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội.
- 2.Lễ nghi Nho giáo rất xem trọng lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Nho giáo chủ trương lễ nghi phải phù hợp với địa vị xã hội, công lao, đức độ, tài năng, tuổi tác của người hành lễ và người nhận lễ. Trong các loại lễ nghi, hai lễ nghi phổ biến nhất được Nho giáo rất xem trọng là tang lễ và việc cúng tế tổ tiên.
- Đám tang Lễ tang và bàn thờ cúng tổ tiên
- 3.Quan hệ xã hội Theo Nho giáo, trong xã hội có 5 mối quan hệ là: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Để thực hiện tốt 5 mối quan hệ này cần có 3 đức tính: trí, dũng, nhân. Nho giáo quan niệm Trung dung là sự ôn hòa, không thái quá, không thiên lệch về bên này hoặc bên kia. Trong đối nhân xử thế, Trung dung là không quá cương cũng không quá nhu. Trong chính trị, Trung dung là không quá khích, cực đoan; không cực tả cũng không cực hữu, không nhảy từ thái cực này sang thái cực kia.
- 4. Thuật lãnh đạo Nho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua". Vua không có quyền coi nhân dân là của riêng mà phải lo cho dân và vì dân. Nho giáo xem nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của chế độ chính trị. Nho giáo là một học thuyết chính trị đề cao Nhân trị Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người. Nho giáo chủ trương người lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến mọi người rồi chọn ra quan điểm đúng đắn nhất để thi hành.
- 5.Chữ hiếu và xã hội Người biết hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi hơn mình thì khó lòng làm những chuyện phản loạn, đại nghịch bất đạo. Do vậy hiếu đễ là gốc của đạo nhân. Hiếu đạo có 3 điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ Việc kính trọng cha mẹ được đặt lên hàng đầu trong quan niệm về đạo hiếu của Nho gia.
- 6.Vai trò của gia đình Ngay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình như một tế bào của xã hội. Sách Đại Học đề cao tầm quan trọng của gia đình đối với quốc gia xã hội. Tại những nơi Nho giáo có ảnh hưởng, việc thờ cúng tổ tiên, chăm sóc phần mộ tổ tiên, viết gia phả dòng họ, cúng giỗ theo nghi lễ rất được chú trọng.
- v Nho giáo quy định rất rõ tôn ti trật tự và vai trò trong gia đình: • Người đứng đầu gia đình là người có trách nhiệm lớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình. • Nho giáo coi trọng nguồn gốc con người, coi gia đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự, quên mất tổ tiên là tội lỗi với tổ tiên. • Nho giáo đề cao chữ Hiếu, đề cao lễ nghĩa, tiết hạnh, bảo vệ gia đình, gia tộc, tông tộc. • Trong hôn nhân, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. • Nho giáo coi trọng trinh tiết, đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán. • Nho giáo cho rằng người phụ nữ cũng phải tu dưỡng bản thân, rèn luyện những mỹ đức như CôngDungNgônHạnh • Xây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc quan trọng để xây dựng xã hội thịnh trị.
- 7.Vai trò của cá nhân Đức Khổng Tử nêu lên ngũ thường với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nho giáo đặc biệt coi trọng con người, coi con người cùng với Trời và Đất là“Tam tài”.
- III.Nền giáo dục Nho giáo • Đạo trị quốc của Nho giáo rất xem trọng hiền tài,chính vì thế các triều đại quân chủ tôn sùng Nho giáo chủ trương tuyển dụng nhân tài cho đất nước qua các kỳ Khoa bảng. Các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đình. • Trước thế kỷ 5, cách tuyển chọn quan chức chủ yếu là theo “cửu phẩm trung chính chế”, tức là chủ yếu dựa vào hoàn cảnh xuất thân, vì thế, con em của các nhà quý tộc luôn được chọn vào các bậc quan cao, gây lũng đoạn chính sách địa phương.
- Hiện nay, một số nước như Trung Quốc chọn ngày 10/9, Đài Loan chọn ngày 28/9, Việt Nam chọn ngày 20/11... làmNgày Nhà giáo để thể hiện sự tôn trọng đối với nghề giáo. Ví dụ, Ngày Nhà giáo tại Đài Loan là một ngày lễ rất lớn, được tổ chức ở hầu khắp các đền thờ Khổng Tử, lễ này còn được gọi là Tế Khổng Đại Điển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Cơ sở văn hóa Việt Nam
55 p | 1050 | 154
-
Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam (1)
98 p | 634 | 64
-
Bài thuyết trình: Xây dựng chương trình quản lý thư viện cho Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hải Phòng
26 p | 606 | 63
-
Bài thuyết trình Thiên văn học
20 p | 716 | 61
-
Bài thuyết trình: Bãi lọc ngập nước sử dụng cỏ Vetiver xử lý nước thải
15 p | 327 | 51
-
Bài thuyết trình: Tóm tắt pháp luật đại cương
38 p | 398 | 47
-
Bài thuyết trình Khí tượng thủy văn: Cơ sở để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam
13 p | 283 | 45
-
Bài thuyết trình: Kỹ thuật điều khiển tự động - Cơ cấu tác động thủy lực khí nén
43 p | 200 | 38
-
Bài thuyết trình môn Quản trị học: Chương 6 - GVHD Đinh Thị Xuân Hương
24 p | 245 | 36
-
Bài thuyết trình: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa
24 p | 319 | 34
-
Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam (Bài tóm tắt)
32 p | 300 | 28
-
Bài thuyết trình: Ngôn ngữ đặc tả Z
28 p | 169 | 27
-
Bài thuyết trình: Một số thông tin về các loại vật liệu in 3D của Công ty 3DMAKER
41 p | 124 | 26
-
Bài thuyết trình Lý luận dạy học
20 p | 202 | 23
-
Bài thuyết trình: Cơ sở văn hóa Việt Nam - Văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
27 p | 141 | 20
-
Bài thuyết trình thảo luận môn Thị trường bất động sản: Tìm hiểu (nhận diện ) rủi ro từ nợ số dạng chủ đầu tư
15 p | 120 | 16
-
Bài thuyết trình Cơ sở địa lý nhân văn: Công ty xuyên quốc gia
36 p | 134 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn