intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình môn QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN " Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng gốm sứ bát tràng và biện pháp quản lý "

Chia sẻ: Nguyen Anh Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

506
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công.Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng.Theo thống kê của JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: Sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình môn QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN " Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng gốm sứ bát tràng và biện pháp quản lý "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Bài thuyết trình môn QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN
  2. GVHD: DƯƠNG THỊ NAM PHƯƠNG SVTH: NGUYỄN ANH HÙNG MSSV: 08070630 LỚP: 11SH03
  3. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM • Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công.Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng.Theo thống kê của JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: Sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài, tranh tượng..
  4. Bảng I. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
  5. I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI • Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển • Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn.
  6. • Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà phát triển làng nghề mang lại là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. • Hầu hết các làng nghề gốm sứ đều sử dụng than củi và than đá nên gây ra ô nhiễm môi trường như: bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx… • Để làm rõ hơn ảnh hưởng của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng tôi đã chọn đề tài “hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng”.
  7. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁT TRÀNG • Bát tràng - một làng nghề sản xuất gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam với lịch sử trên 500 năm. Bát Tràng nằm bên cạnh sông Hồng thuộc vùng Đông Nam ngoại ô Hà Nội • Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến chương Dương xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng
  8. • Dân số khoảng 7200 với tổng số hộ gia đình là 1650 trong đó có 1205 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn lại làm nghề buôn bán, dịch vụ, chỉ có 1% dân số làm nghề nông.
  9. Bản đồ địa chính xã Bát Tràng
  10. III. Hiện trạng môi trường Bát Tràng Sử dụng than trong quá trình Chất thải rắn trong quá trình nung gốm sứ sản xuất Gốm sứ
  11. Quy trình sản xuất gốm
  12. III.1. Môi trường không khí III.1.1. Thực trạng môi trường không khí ở Bát Tràng • Sự phát triển mạnh mẽ của làng Gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự hội nhập của các làng nghề nhưng bên cạnh sự phát triển đó, Bát Tràng lại đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là môi trường không khí. • Theo khảo sát mới đây của sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá tiêu chuẩn môi trường 3 - 3,5 lần, nồng độ các khí CO2, SO2,NO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần.
  13. • Trong không khí tại các làng nghề này luôn phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng
  14. III.1.2. Tác nhân gây ô nhiễm • Tác nhân gây ra chính là những lò nung than thủ công đang chiếm một số lượng lớn trong làng. “Theo người dân thì hiện nay cả làng có khoảng hơn 1.000 lò gốm trong đó chỉ có chưa đầy 30% số hộ sử dụng lò nung khí gas còn lại người dân vẫn dùng những lò nung bằng than” • Do hoạt động giao thông: người dân, khách du lịch đặc biệt là các xe tải lớn chuyên chở nguyên vật liệu vào làng gốm. • Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ những hoá chất dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.
  15. III.2. Môi trường nước • Ô nhiễm nguồn nước ở Bát tràng là không đáng kể so với việc ô nhiễm không khí. • Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải do quá trình ngâm đất để tách các tạp chất, một phần nước do hoat động nhào trộn than để chuẩn bị cho quá trình nung gốm.
  16. • Vào những ngày mưa phía dưới đường làng mặc dù đã được đổ bê tông nhưng vẫn có những vũng nước đen ngòm bốc lên một thứ mùi khó chịu • Nước thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân ở đây không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao hồ trong làng và còn được thải trực tiếp ra sông Hồng.
  17. III.3 Môi trường đất • Quá trình sản xuất sản phẩm gốm sứ trên đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. • Những tác động về vật lý như xói mòn,nén chặt đất, phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng, các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác…
  18. • Các loại hóa chất, khí thải của quả trình được thải trực tiếp hoặc theo nguồn nước thải không được xử lý đã ngấm sâu vào các tầng đất gây tích tụ các kim loại nặng, các độc chất ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ làm cho đất chai cứng, mất dinh dưỡng làm đất mất tính năng sản xuất đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
  19. Các hoạt động, tác động gây ô nhiễm đất • Qúa trình khai thác đất, đá ở các tầng mặt và dưới các tầng sâu. • Sử dụng diện tích đất lớn xây dựng các lò, khu vực để phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ gây thất thoát tài nguyên đất • Các loại phế phẩm, phế liệu đất nung,gốm, sứ vỡ,xỉ than,… không được xử lý khi vào trong môi trường đất rất khó bị phân hủy
  20. • Sự rò rỉ từ các bãi chôn lấp,những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men , sơn vẽ (Asen,Cr) cùng với các dòng nước thải được xả thẳng ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm, suy giảm môi trường đất • Qúa trình nung, đốt đã thải ra lượng lớn khí thải vào không khí theo nước mưa lắng đọng vào đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0