TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN<br />
SINH VIÊN: TRẦN VĂN ĐAN TRƯỜNG<br />
<br />
BÀI TIỂU LUẬN<br />
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA<br />
CHỦ NGHĨA MARX-LENIN<br />
ĐỀ TÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN<br />
ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH<br />
SỬ - CỤ THỂ<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM QUỐC<br />
HƯƠNG<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018<br />
<br />
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin<br />
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác,<br />
Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch<br />
sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng<br />
giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và<br />
phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.<br />
<br />
2. Tầm quan trọng việc học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MarxLenin<br />
- Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình<br />
thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, những<br />
thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp<br />
công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.<br />
- Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục đích,<br />
con đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không sa vào<br />
tình trạng mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn xa trông rộng, chủ<br />
động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng<br />
đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.<br />
- Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh sinh viên có động cơ<br />
học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân, ý thức nghề nghiệp<br />
của người lao động tương lai. Để đạt được mục đích đó người học cần chú ý liên hệ từng<br />
nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bước vận dụng vào đời sống,<br />
xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
đất nước.<br />
<br />
3. Giới thiệu về quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể<br />
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều<br />
mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được<br />
sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết<br />
các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có<br />
trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.<br />
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình<br />
huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử<br />
lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác<br />
định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.<br />
- Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện cần phải luôn luôn gắn với quan điểm<br />
lịch sử - cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng đắn,<br />
có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể<br />
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin<br />
<br />
1.1 Nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến<br />
- Những nhà triết học siêu hình cho rằng giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới<br />
chúng không có liên hệ với nhau, tách rời nhau, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia,<br />
nếu chúng có liên hệ với nhau thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài.<br />
- Xuất phát từ quan điểm, thế giới thống nhất ở tính vật chất, có chung một nguồn gốc.<br />
Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại chúng<br />
đều có liên hệ với nhau. Mối liên hệ được biểu hiện dưới các dạng: không thể thiếu nhau, không<br />
tách rời nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, sự vật này<br />
tồn tại được là nhờ dựa vào sự vật hiện tượng khác, nếu sự vật này thay đổi thì sự vật hiện<br />
tượng khác sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Những mối liên hệ ấy không những chỉ xảy ra<br />
giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng cũng có mối<br />
liên hệ.<br />
- Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng<br />
để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay<br />
các mặt sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.<br />
- Tính chất của mối liên hệ:<br />
+ Thứ nhất: Mối liên hệ mang tính khách quan, nó là vốn có của một sự vật, hiện tượng, không<br />
phụ thuộc vào ý thức của con người.<br />
+ Thứ hai: Mối liên hệ mang tính phổ biến, thể hiện:<br />
∙ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự<br />
vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.<br />
∙ Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất<br />
định. Song dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất,<br />
chung nhất.<br />
+ Thứ ba: Mối liên hệ mang tính đa dạng và nhiều vẻ:<br />
Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa<br />
chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi vai trò, tính chất mà phân<br />
chia ra thành những mối liên hệ khác nhau như: mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài,<br />
mối liên hệ bản chất- mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp<br />
v.v… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối.<br />
<br />
1.2 Quan điểm toàn diện<br />
- Quan điểm toàn diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất cả các<br />
mặt, các yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián tiếp. Nghiên cứu<br />
cơ sở triết học của quan điểm toàn diện có một vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta đánh<br />
giá đúng vị trí, vai trò của sự vật, hiện tượng.<br />
- Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa<br />
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự<br />
vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận<br />
thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết<br />
học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với<br />
tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học<br />
khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.<br />
- Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ,<br />
<br />
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin<br />
<br />
phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối<br />
liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm<br />
đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và<br />
hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều<br />
kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho<br />
phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không<br />
gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ<br />
phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.<br />
- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, trong 20 năm đổi mới Đảng ta<br />
không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối<br />
liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các<br />
biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực<br />
hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng<br />
ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử<br />
thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa<br />
lại.<br />
- Quan điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc<br />
trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những mặt<br />
khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được. Trong mối liên hệ qua lại giữa<br />
sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).<br />
<br />
1.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể<br />
- Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và<br />
phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác định, những điều kiện này<br />
sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại<br />
trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó<br />
sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật.<br />
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình<br />
huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử<br />
lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác<br />
định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.<br />
- Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,<br />
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một<br />
luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm<br />
khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao<br />
giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định<br />
luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ<br />
chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .<br />
- Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa rất to lớn<br />
trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội. Khi vận dụng quan điểm này cần phải<br />
đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
+ Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ<br />
thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.<br />
<br />
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin<br />
<br />
+ Khi nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hoàn cảnh ra đời và phát<br />
triển của lý luận đó.<br />
+ Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đến những điều kiện, hoàn<br />
cảnh cụ thể của nơi đó. Đồng thời cần phải có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình<br />
hình thực tiễn để đạt được hiệu quả tốt nhất.<br />
<br />
PHẦN VẬN DỤNG<br />
1. Vận dụng của bản thân<br />
1.1 Vận dụng của bản thân trong cuộc sống, trong học tập<br />
- Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm<br />
lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải<br />
tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta<br />
cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự<br />
phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.<br />
- Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù<br />
hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian<br />
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù<br />
hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.<br />
- Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần<br />
xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý<br />
tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười<br />
học, không hiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên<br />
nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.<br />
- Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có<br />
kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử - cụ thể trong học tập sẽ giúp<br />
định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử - cụ thể là thế giới<br />
quan của mỗi con người.<br />
- Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của việc học<br />
một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm.<br />
- Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được<br />
đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại,<br />
thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức<br />
và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc<br />
sống.<br />
- Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối<br />
quan hệ với đồng loại. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn<br />
diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.<br />
<br />
1.2 Vận dụng trong việc chống chiết trung, ngụy biện<br />
-Chủ nghĩa chiết trung tỏ ra chú ý nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện tượng;<br />
<br />
nhưng xem xét bình quân và không rút ra được các mối liên hệ cơ bản; theo đó, lại kết hợp<br />
một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ và không chỉ ra được bản chất sự vật. Còn thuật nguỵ<br />
biện cũng để ý tới những mặt khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái<br />
cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất.<br />
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />