intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Quy trình công nghệ sản xuất đường Saccharose từ mía

Chia sẻ: Trần Lệ Hằng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

323
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là hợp phần chính không thể thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như:đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá học. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận "Quy trình công nghệ sản xuất đường Saccharose từ mía". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Quy trình công nghệ sản xuất đường Saccharose từ mía

  1. MỞ ĐẦU Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường  là hợp phần chính không thể  thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp   phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như:đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá   học... Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát  triển.  Ở nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển  cây mía. Đây là tiềm năng về  mía, thuận lợi cho việc sản xuất đường. Nhưng trong   những năm gần đây, ngành mía đường đang gặp tình trạng mất  ổn định về  việc quy   hoạch vùng nguyên liệu , về  đầu tư  chưa đúng mức và về  thị  trường của đường.Vì  thế sản phấm đường bị tồn đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho nông dân trồng mía   không bán được phái chuyến giống cây trồng khác làm thu hẹp dần nguồn nguyên liệu  mía. Nhưng ngành công nghiệp mía đường vẫn là một ngành quan trọng. Bởi đường không   thể  thiếu được trong cuộc sống con người. Mặc khác, nhu cầu về  đường cũng ngày   càng tăng bởi một số  ngành công nghiệp thực phẩm khác như  : bánh kẹo, đồ  hộp,   nước giải khát, sữa...y học ngày càng mở rộng hơn nên nhu cầu lại tăng. Vì vậy nên việc thiết kế một nhà máy đường hiện đại là rất cần thiết. Nó giải quyết   được nhu cầu tiêu dùng của con người, giải quyết được vùng nguyên liệu, tạo công ăn   việc làm cho người nông dân trồng mía, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử của nghành mía đường 1.1.1. Lịch sử của nghành mía đường thế giới Chính những người đi khai phá thuộc địa của Anh là những người đầu tiên tìm ra  đường   và   gọi  nó   là   “vàng  trắng”.
  2. Đường trắng tinh luyện  Phát hiện tình cờ và khởi nguồn của nạn buôn nô lệ Năm   1492,   trong   chuyến  du   ngoạn  đến   nước   cộng   hòa   Dominica,   nhà   thám   hiểm  Christopher Columbus đã vô tình phát hiện ra một loài cây có thân mập, đặc biệt có vị  rất ngọt và mát. Columbus chưa từng thấy giống cây này trong các chuyến thám hiểm  trước đây của ông nên cảm thấy rất tò mò về loại cây này. Người dân nơi đây gọi loại   cây này là mía. Chính môi trường nhiệt đới  ấm áp của Dominica là điều kiện rất tốt   giúp mía phát triển mạnh. Thực tế, Columbus không phải là người đầu tiên phát hiện ra cây mía. Những ghi chép   lịch sử về mía cho biết, mía được phát hiện từ  năm 510 trước Công nguyên. Thời đó,  dưới triều vị  vua vĩ đại Darius I, Đế  quốc Ba Tư  rất hùng mạnh. Khi chinh phạt  Ấn  Độ, ông đã thấy mía mọc um tùm, người dân Ấn Độ thường ép lấy nước của mía để  tạo vị  ngọt cho các món ăn. Sau khi được nếm thử  nước mía, vua Darius I ghi lại:  "Đúng là loại cây kỳ lạ. Nó có thể cho mật ong mà không cần một con ong nào". Vua  Darius I đã ra lệnh cho quân lính mang số mía dại về tìm hiểu.
  3. Tuy nhiên, do mía chỉ  sinh trưởng  ở  những vùng có điều kiện thời tiết  ấm  ở  những   vùng nhiệt đới nên không có vị  ngọt khi được trồng  ở  khu vực khác. Vua Darius I  không biết điều này nên không trồng được giống cây "ngọt như  mật ong", ông cho   rằng loại cây này không thể  trồng nên đã bỏ  giống lại cộng hòa Dominica, nơi ông   từng đi qua. Nhưng người dân ở nước cộng hòa Dominica không hề biết giống cây này  là gì nên bỏ mặc cho mọc hoang, cho đến khi Columbus phát hiện ra giá trị thực sự của  cây mía. Sau này, Columbus đã mang giống mía về  trồng trên các nước thuộc địa thuộc vùng  biển Caribbean. Bắt đầu từ đây, mía được trồng rộng rãi trong các đồn điền trên vùng   biển Caribbean, Nam Mỹ và các nước miền nam Châu Mỹ. Vào đầu thế kỷ 16, mía đã   trở thành loài cây biểu trưng của các siêu cường quốc châu Âu. Người Bồ Đào Nha đã   mua một ít giống cây mía đến Brazil và ngay sau đó, mía đường được trồng rộng rãi ở  Anh, Hà Lan và các nước thuộc địa của Pháp như Barbados và Haiti. Giữa thế kỷ 16, người  Ấn Độ khám phá ra cách tạo ra tinh thể đường và từ  đây, một   cuộc cách mạng mới bắt đầu nổ  ra. Các nhà khai phá nước Anh gọi đường là "vàng  trắng" không chỉ  bởi tính chất đặc biệt của nó mà còn vì lợi nhuận do đường mang  lại. Lợi nhuận từ  việc buôn bán đường lớn đến mức nạn buôn nô lệ  ngày càng lan  rộng. Hàng triệu nô lệ châu Phi đã bị bán vào Mỹ để làm việc trong các đồn điền mía,   phục vụ cho các xưởng sản xuất đường. Do lượng nô lệ  châu Phi quá lớn nên các chủ  đồn điền  ở  Anh liên tục sống trong lo   lắng, sợ  các cuộc nổi dậy của người nô lệ  nên đã phải nhờ  cậy đến sự  bảo vệ  của  lực lượng vệ binh triều đình. Thậm chí, các cuộc chiến cũng bắt đầu nổ ra tranh giành  kỹ  thuật chế  tạo thứ  "vàng trắng" quý giá này. Không chỉ  vậy, đường còn đưa các  nước thuộc địa đi lên và có nền kinh tế độc lập. Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, các công ty Ả Rập đã thực hiện kỹ thuật   sản xuất đường của  Ấn Độ  và sau đó điều chỉnh và biến nó thành một ngành công  nghiệp lớn. Ả Rập đã thành lập nhà máy đường và đồn điền lớn nhất đầu tiên trên thế  giới.
  4. Vào những năm 1540, sản lượng mía thu được tăng gấp đôi, đẩy ngành sản xuất   đường trở  thành ngành công nghiệp chính tại các nước châu Mỹ. Các cơ  sở  và nhà  máy sản xuất đường liên tiếp mọc lên như đảo Santa Catarina có 800 xưởng sản xuất  đường và bờ biển phía bắc Brazil, Demarara và Surinam có 2000 cái nữa. Ước chừng có 3000 xưởng nhỏ được xây dựng trước năm 1550 ở  Tân Thế  Giới, tạo  ra một nhu cầu lớn chưa từng có về  bánh răng gang, đòn bẩy, trục xe và các thiết bị  khác. Các nghề chuyên về chế tạo khuôn và luyện gang được phát triển ở châu Âu do  sự bùng nổ về sản xuất đường. Như  vậy, các nhà máy đường phát triển chính là giai   đoạn mở đầu cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 17 sau này. 1.1.2. Lịch sử phát triển nghành mía đường Việt Nam Mía đường  ở  Việt Nam đã có từ  xa xưa, nhưng nghành công nghiệp mía đường mới   được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000  tấn mía/ ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc   hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ  300.000 đền 500.000 tấn đường. Năm 1995. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị  công nghệ  tiên tiến hiện đại, kể  cả  liên doanh với nước ngoài, sản lượng năm 2000  đạt khoảng một triệu tấn. Sau 5 năm (1995­2000) đã có bước tiến đột phát. Đầu tư  mở  rộng công suất 9  nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số  nhà máy đường của cả  nước là 44,  tổng công suất là  81,500 tấn (so với năm 1994 tăng thêm 33 nhà máy và trên 760.000  tấn công suất), năm 2000 đã  đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường. Miền Nam: 14 nhà máy,  Miền Trung và Tây Nguyên: 15 nhà máy, và Miền Bắc : 13 nhà máy. Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995­2006) tuy thời gian chưa nhiều, được sự  hỗ  trợ  và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ, ngành mía đường  non trẻ  của Việt Nam đã góp một phần vào tăng   trưởng nền kinh tế  quốc dân, và  phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định hàng   triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm việc trong các nhà máy,   có đời sống vật chất tinh thần  ổn định ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ 
  5. cấu kinh tế  tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ  mặt nông thôn các vùng mía  được đổi mới… Theo Quy hoạch phát triển mía đường năm 2010, định hướng năm 2020, chỉ  tiêu về  diện tích mía là 300.000 ha, năng suất đạt 65 tấn/năm. 1.2. Nguồn gốc và phân loại cây mía 1.2.1. Nguồn gốc Mía  là tên gọi chung của một số  loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các Hoa  thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới  ấm. Chúng có thân to mập, chia   đốt, chứa nhiều đường, cao từ  2­6 m. Tất cả  các dạng mía đường được trồng ngày   nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp.  1.2.2. Phân loại Cây mía có nguồn gốc từ ấn Độ.Các nước trồng nhiều mía như: Cuba, Braxin, Ấn độ,  Mehico, Trung Quốc, Australia, Hawaii, Philippin, Nam Phi, Indonesiavà Dominica. Ở  nước ta mía được trồng nhiều  ở  Miền Nam đến miền Bắc.Vùng trồng mía  chủ  yếu hiện nay là Miền Bắc bao gồm các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Hải  Hưng, một phần Hà Bắc và Vĩnh Phú. Mía được trồng tập trung ven các con sông   chính như hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Thái Bình v.v…ở miền  trung mía được trồng nhiều  ở tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh, Tây Nguyên.ở  miền Nam,   mía tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Hậu Giang,  Cửu Long, An Giang, v.v… Cây mía thuộc họ  hòa thảo (Graminée) giống saccharum. Theo Denhin giống  saccharum có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm Saccharum officinarum là giống thường gặp và bao gồm phần lớn các  chủng đang trồng phổ biến trên thế giới . Nhóm Saccharum violaceum: lá màu tím, cây ngắn cứng và không trổ cờ.  Nhóm Saccharum simense: cây nhỏ, cứng, thân màu vàng pha nâu nhạt, trồng từ  lâu ở Trung Quốc.
  6. Chương 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG SACCHAROSE TỪ MÍA
  7. 1. 1.1. Giai đoạn khai thác nước mía Mục đích công nghệ: mục đích công nghệ của giai đoạn khai thác nước mía nhằm lấy  kiệt nước mía trong cây mía. Giai đoạn khai thác nước mía là giai đọan đầu tiên và  
  8. quan trọng của dây chuyền sản xuất đường. Chỉ tiêu quan trọng của giai đoạn này là   năng suất ép mía và hiệu suất ép mía. ­ Năng suất ép mía: năng suất của hệ máy ép là số tấn mía ép được trong một đơn vị  thời   gian   với   hiệu   suất   ép   nhất   định.   Đơn   vị   của   năng   suất   thường   dùng   là   tấn   mía/ngày hoặc tấn mía/giờ. ­ Hiệu suất ép mía: hiệu suất ép là số liệu quan trọng để đánh giá khả  năng làm việc   của phân xưởng ép. Hiện nay hiệu suất ép thường đạt từ 92­96%. Công thức tính hiệu suất ép (H): H =  Nguyên tắc thực hiện Để lấy nước mía, cần phá vỡ các tế bào của cây mía bằng cách dùng lực cơ học xé tơi  và ép dập thân cây. Giai đoạn khai thác nước mía chia làm hai bước: xử lý và ép mía. Cây mía vừa dài vừa cong, vỏ mía lại có một lớp sáp trơn nên gây khó khăn cho việc   ép lấy nước. Vì vây để năng cao năng suất ép và hiệu suất ép, đầu tiên mía cần chặt   băm nhỏ. Cây mía sau khi đổ  vào băng tải sẽ được san bằng, đi qua các dao chặt hai   lần. Ở lần thứ nhất: mía được chặt thành từng khúc nhỏ 20­25 mm. Sau đó mía được  chuyển đến máy ép dập hay vào búa đập để xé mía thành từng sợi nhỏ có đường kính   từ 1­2 mm. Mía xé tơi sẽ được băng chuyền chuyển đến hệ máy ép hay còn gọi là hệ  các che ép mía. Mục đích chủ yếu của quá trình ép là chiết rút tới mức tối đa cho phép  lượng đường saccharose có trong cây mía. Vì nước mía nằm trong các tế  bào, do đó   nếu chỉ  sử  dụng lực ép cơ  học thuần tuý thì sẽ  không tách triệt để  lượng đường có   trong cây mía. Bổ sung thêm một lượng nước vào trong quá trình ép sẽ giúp tăng hiệu   suất tách đường. Dựa vào phương thức bổ  sung nước mà quá trình ép mía được chia   làm hai nhóm: ép thẩm thấu và ép khuếch tán.  Phương pháp ép thẩm thấu Trong phương pháp ép thẩm thấu, nước (hay dung dịch nước đường) có nhiệt độ xấp  xỉ 600C được tưới vào bã trước khi bã vào che ép tiếp theo. Nước dùng để  thẩm thấu  có thể  sử  dụng “nước ngọt” lấy từ  nước ngưng tụ  của các thiết bị  đun nóng và cô   đặc. Lượng nước được sử dụng khoảng 200% so với lượng sơ mía. Có nhiều phương   án để bổ sung nước vào các trục ép mía như  ép thẩm thấu đơn, ép thẩm thấu lặp lại   hay ép thẩm thấu hỗn hợp. ­ Phương pháp thẩm thấu đơn: sử  dụng nước ấm phun vào bã sau mỗi che ép, không  dùng nước mía loãng để  tưới cho bã, nước mía hỗn hợp được thu từ  các máy ép sẽ  được gộp chung lại. 
  9. ­ Phương pháp thẩm thấu lặp lại: trong phương pháp này, nước ấm mới sẽ được phun  vào bã mía của che ép áp cuối. Còn bã mía của các che ép trước đó sẽ được phun ẩm  bằng nước mía của các che ép phía sau. Trong các phương pháp thẩm thấu trên, phương pháp thẩm thấu thẩm thấu lặp lại hai   lần đạt hiệu suất trích ly cao nhất.  Phương pháp ép khuếch tán
  10. Trong   công   nghiệp   sản   xuất   đường,   khuếch   tán   có   hai   dạng:   khuếch   tán   mía   và  khuếch tán bã. Trong phương pháp khuếch tán mía, cây mía được xử  lý sơ bộ, sau đó   toàn bộ mía được đưa vào thiết bị  khuếch tán. Nước mía hỗn hợp bao gồm nước thu  từ  thiết bị  khuếch tán và nước mía sau quá trình ép kiệt bã. Còn trong phương pháp  khuếch tán bã mía thì mía sau khi xử  lý được đưa qua máy ép sơ  bộ  để  thu được   khoảng 60­65% lượng nước mía có trong cây mía. Bã mía sau quá trình ép sơ bộ được   đưa vào ngâm trong thiết bị  khuếch tán. Sau đó sẽ  qua máy ép kiệt để  thu lượng   đường còn sót trong bã. Lượng nước cho khuếch tán khoảng 260­280% so với sơ có  trong cây mía. Thông thường, nước vào máy khuếch tán có nồng độ  loãng, nhiệt độ  65­700C và thời gian lưu trong thiết bị  khuếch tán khoảng 25­30 phút. Nếu nhiệt độ  cao hơn, lượng đường saccharose trích ly ra được nhiều hơn nhưng đồng thời tạp chất   không đường tan ra cũng nhiều, mặt khác sự chuyển hoá đường cũng tăng lên đáng kể. Các biến đổi xảy ra trong quá trình khai thác nước mía Từ  khi đốn chặt đến khi ép lấy nước mía, cây mía và nước mía phải tiếp xúc với   nhiều hệ vi sinh vật rất phức tạp. Với độ  đường 10­14%, pH = 5,0­5,5, nhiệt độ  20­ 230C thì nước mía là môi trường thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng. Một số vi sinh   vật   thường   gặp   trong   nước   mía   như   giống  Leuconostoc,   Micrococcus,   loài  Leuconostoc   mesenteroides,  Bacillus   subtilis,   B.cereus,   B.   mensentericus…   và   nhiều  loại nấm men sẽ sinh ra khối nhầy bẩn, sinh ra dextran, phân huỷ  đường… Dưới tác  dụng của nhiệt độ, phản  ứng thuỷ  phân đường cũng diễn ra làm giảm hàm lượng  đường saccharose có trong nước mía. Thiết bị chính sử dụng trong giai đoạn khai thác nước mía Máy ép mía có cấu tạo bốn trục, trong đó có ba trục làm việc chính, một trục dùng để  tiếp mía cưỡng bức và chống nghẹt mía. Trên mỗi trục đều có rãnh răng để  bã mí  được xé nát hơn.  Ở trục dưới có thêm các đường rãnh để  nước mía thoát ra dễ  dàng  hơn. Răng của các trục cần phải khớp với nhau. Máy ép có hệ thống “lược chải”bã và   được gắn ở sau các trục ép để tránh nghẹt bã mía trong các rãnh. Các vành chắn nước   mía, chắn bã được lắp ở hai đầu trục. 2.2. Giai đoạn hoà đường thô Mục đích công nghệ: chuẩn bị cho quá trình tinh sạch nước mía trong công nghệ  tinh   luyện đường. Phương pháp thực hiện: đường thô có lớp mật bên ngoài chứa nhiều tạp chất, vì vậy,   trước khi hoà tan đường thô để thực hiện quá trình tinh lọc, cần rửa lớp mật này. Quá   trình rửa mật được thực hiện bằng cách trộn đường thô với nước đường tạo thành  một hỗn hợp sệt và hỗn hợp được gọi là magma. Ly tâm tách bỏ  lớp mật rửa sẽ  thu  được đường sạch lớp mật. Đường này sẽ  được hoà tan với nước thành dung dịch  
  11. nước đường 600Bx để  bắt đầu vào quá trình tinh lọc các chất keo và các chất không  đường hoà tan.  2.3. Giai đoạn làm sạch nước mía Mục đích công nghệ chung ­ Hoàn thiện: loại bỏ các chất không đường ­ Chuẩn bị cho quá trình kết tinh đường Tùy thuộc vào quy trình sản xuất đường thô hay tinh lọc đường mà nguyên liệu đầu  vào của giai đoạn làm sạch nước mía có thể là nước mía hỗn hợp hay dung dịch nước  đương 60%Bx. Nước mía sau khi ra khỏi cây mía có tính axitd với pH = 4,0­5,5 và chứa nhiều tạp chất   không đường khác. Các tạp chất trong nuocs mía hỗn hợp có thể chia thành ba nhóm là  các tạp chất thô không hòa tan, các chất keo và các chất không đường hòa tan. Do đó,   làm sạch nước mía nhằm trung hòa nước mía hỗn hợp và loại bỏ  tối đa chất không   đường, đặc biệt là những chất hoạt động bề mặt và chất keo. Nguyên tắc thực hiện Để loại bỏ những tạp chất thô không hòa tan, đơn giản là có thể sử dụng các loại rây   có kích cỡ  khác nhau. Để  loại bỏ  chất keo, cần tạo các điều kiện để  keo tụ  hay sử  dụng các chất hấp phụ lôi kéo các chất keo đồng kết tủa sau đó lắng, lọc để loại các   kết tủa này để các chất tan kết tụ và phân riêng tủa bằng các biện pháp lắng hoặc lọc.   để loại các chất màu hòa tan, phương pháp hữu hiệu nhất là hấp thụ bằng than và đât   hoạt tính. Cuối cùng, để loại các chất hòa tan không keo tụ như cation kim loại kiềm   hay các anion dễ tan thì sử dụng các cột trao đổi ion. 2.3.1. Các quá trình hóa chế Mục đích công nghệ ­ Chuẩn bị cho các quá trình lắng hoặc lọc tiếp theo. ­ Hoàn thiện: nâng cao chất lượng đường thành phẩm Nguyên lý tạo tủa: keo trong nước mía hỗn hợp chủ yếu mang điện tích âm, tồn tại ở  hai dạng: keo ưa nước (  protein, potesan, pectin,…) và keo không tan trong nước( chất   màu, chất béo, sáp mía…).  Ở  trạng thái  ổn định, keo mang điện tích hay có lớp bao   bọc bên ngoài, nếu mất các tính chất  trên thì keo sẽ bị ngưng kết. Do đó, gia nhiệt và   cho vào nước mía những chất điện ly để  thay đổi pH của môi trường sẽ  làm ngưng   kết chất keo có sẵn trong nước mía. Hơn nữa, khi pH thay  đổi cũng làm một số  ion  trong nước mía kết tủa nên sẽ tách được phần lớn các ion này.
  12. ­ Chất điện ly truyền thống sử  dụng trong ngành sản xuất mía đường là vôi  sữa[Ca(OH)2] có nồng độ trong khoảng 8­10oBe. Trong nước, sữa vôi sẽ phân ly thành  dạng ion Ca2+ và ion OH­. Ion OH­ có hai tác dụng chính là trung hòa acid tự  do, ngăn   ngừa sự  chuyển hóa đường saccharose và tạo môi trường thích hợp cho một số  chất   tan có khả năng kếp hợp với một số các anion tạo ra kết tủa như sulfur dioxide (SO 2),  carbon dioxide (CO2), photphate pentaoxyde (P2O5) nên có thể tách loại dễ dàng. ­ Sulfur dioxide (SO2) được lấy từ  lò đốt lưu huỳnh và bổ  sung vào dung dịch   đường  ở   dạng  khí.  Khí SO2  cho vào  nước   mía  hoặc  “mật  chè”  sẽ   tạo  thành  acid  sulfurous có tác dụng trung hòa lượng vôi dư trong nước mía theo phản ứng: H2SO3 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O Muối CaSO3 là chất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất màu và  chất keo trong dung dịch. Tuy nhiên, muối CaSO3 kết tủa trong môi trường trung tính  nhưng tan trong acid, vì vậy khi xông SO2  nhiều quá sẽ  là cho CaSO3  hòa tan theo  phương trình: CaSO3 + H2SO3   Ca(HSO3)2 ( muối tan) ­ Khí CO2 được sử  dụng trong sản xuất đường saccharose lấy từ  khói lò hơi và  khói lò vôi có hàm lượng CO2 trong khoảng 32­35%. Khi xông CO2 vào nước mía sẽ  phản ứng tạo vôi  để tạo ra chất kết tủa: Ca(OH)2 + H2CO3 = CaCO3 + H2O Khí CO2 có khả  năng phân hủy muối calcium carbonate (CaCO 3) kết tủa. Phản  ứng  được xảy ra hoàn toàn khi nhiệt độ của dung dịch trong khoảng 70­80oC C12H22O11.CaO + CO2 = C12H22O11 + CaCO3 C12H22O11.2CaO + 2CO2 = C12H22O11 + 2CaCO3 C12H22O11.3CaO + 3CO2 = C12H22O11 + 3CaCO3 Cũng như  muối CaSO3, kết tủa CaCO3 có khả  hấp phụ  các chất không đường, chất  keo và cặn lơ lửng để làm sạch nước mía. Kết tủa CaCO3 cũng tan trong môi trường   acid. Vì vậy khi xông CO2 quá lượng sẽ làm cho muối CaCO3 hòa tan theo phản ứng CaCO3 + H2CO3   Ca(HCO3)2 ­ P2O5 giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn làm sạch nước mía. Trong nước mía  đã vôi hóa, P2O5  phản ứng tạo ra kết tủa Ca3(PO4)2. 4H3PO4 + 2Ca(OH)2 = 1Ca(H2PO4)2 + 4H2O Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 = Ca3(PO4)2 + 4H2O
  13. Chất kết tủa này có khả  năng hấp phụ  rất lớn các chất keo, chất màu và các cặn lơ  lửng nên nước mía thu được trong hơn. Khi kết hợp với chất hoạt động bề mặt và sục   khí thì kết tủa Ca3(PO4) không lắng xuống mà nổi lên và được gạt bỏ  trong thiết bị  long trong. Bản thân nước mía nguyên liệu đã chứa một hàm lượng P2O5 nhất định.   Hàm lượng đó phụ  thuộc vào điều kiện canh tác, đất đai, phân bón… Muốn đạt hiệu   quả  làm trong tốt hơn   thì nên bổ  sung photphate dưới dạng acid photphoric hay các  muối photphate. Lượng P2O5 thích hợp để làm sạch nước mía khoảng 300­400mg/lít.  Phương pháp phosphate có nhược điểm là tăng lượng bùn, tốn nhiều vôi, giá thành cao,  tốn nhiều thời gian do các phản  ứng tạo kết tủa xảy ra chậm. Chính và lý do đó,   phương pháp này hiện nay chỉ  còn dùng làm sạch sơ  bộ, sau đó sẽ  kết hợp với một   trong hai phương pháp sulfite hay carbonat để tinh lọc nước mía. 2.3.2. Quá trình lắng – lóng Mục đích công nghệ ­ Chuẩn bị cho các quá trình lọc ­ Hoàn thiện: tách loại các kết tủa và keo ngưng tụ phân tán lơ lửng sinh ra trong  các giai đoạn tạo tủa. Cuối quá trình này, khoảng 80­85% nước mía trong được lấy ra và 15­20% nước bùn  được đưa vào máy lọc. Nguyên tắc của lắng­lóng là dựa vào độ  chênh lệch khối lượng riêng của các hạt kết  tủa và nước mía để  phân lớp. Vận tốc lắng hay nổi của các chất kết tủa phụ  thuộc   vào độ  nhớt, kích thước của tủa và độ  chênh lệch khối lượng riêng giữa tủa và dịch  nước mía hỗn hợp. Để làm giảm độ nhớt, nước mía được gia nhiệt tới 100­105oC. Để  làm tăng kích thước của các hạt kết tủa, ngay từ giai đoạn tạo tủa, cấu tạo điều kiện   thích hợp để bông tủa kết tụ lớn. Trong giai đoạn lắng, cần bổ sung một số chất trợ  lắng có khả năng tạo dạng keo và quện các chất tủa lơ lửng thành khối lớn. Hai dạng thiết bị chính trong quá trình tách tủa là bàn lóng và các dạng máy lắng. ­ Bàn lóng có cấu tạo dạng hình hộp chữ  nhật, đáy nghiêng một góc 30o, được  gia nhiệt thông qua vách truyền nhiệt. Phía trên của hộp có hệ  thống gạt bọt gồm   những tay bằng thép, mắc trên dây xích. Vận tốc quay chậm để hạn chế xáo trộn. Phương pháp hoạt động cho bàn lóng như  sau: thổi không khí vào trong đường  ống   dẫn dung dịch đường đến bể lóng, tạo áp suất khí cao hơn áp suất khí trời. khi ra khỏi  đường ống, dưới tác dụng của áp suất sẽ tạo thành các bọt khí nhỏ  li ti phân tán đều   trong dung dịch. Các bọt khí này sẽ bị hấp thụ lên bề mặt các kết tủa rắn và cặn bẩn.  
  14. trong quá trình nổi lên mặt thoáng, các bọt khí sẽ kéo theo các trầm hiện và được tay   gạt bọt gạt ra ngoài. Phần kết tủa có trọng lượng riêng nặng hơn sẽ chìm xuống đáy  bàn lóng, sau đó được đưa qua bàn lọc bùn bắng đường ống xả bùn ở đáy bàn lóng. ­ Các thiết bị lắng đều có dạng thân hình trụ, và đáy hình nón. Để tăng diện tích  mặt thoáng, phần thân có thể  được chia thành nhiều ngăn. Nước mía sau khi tạo kết  tủa và trung hòa đến pH trung tính sẽ  được gia nhiệt rồi đi vào đỉnh thiết bị  lắng.  Nước mía từ  đỉnh thiết bị  theo  ống trung tâm phân phối đến các ngăn. Tại mỗi ngăn,  quá trình lắng sẽ xảy ra. Nước bùn đặc lắng ở đáy sẽ chảy vào đường ống chứa bùn   và thoát ra  ở  đáy thiết bị. Để  bùn dễ  chảy vào  ống thoát, cấu tạo của đáy ngăn lắng  cần có độ dốc lớn hay gắn thêm các cánh cào bã. Phần nước mía trong ở phía trên cùng  của mỗi ngăn sẽ  chảy tràn vào đường  ống gắn  ở  vành ngăn đến bể  chứa nước mía   trong. Riêng ngăn ở đỉnh, do nước mía chảy vào làm xáo trộn nên quá trình lắng xảy ra  chưa tốt, vì vậy ngăn này được xem là ngăn dự bị, chỉ có tác dụng tập chung chất kết  tủa và không lấy nước mía trong. Để tăng năng suất lắng, có thể sử dụng thùng lắng nhanh. Thùng lắng có thân hình trụ  tròn, đáy hình nón. Nước mía được nhập vào máng tròn có bán kính bắng 2/3 bán kính   thùng, chảy tràn qua một máng có mép hình răng cưa vào ống tròn trung tâm, đến nửa  chiều cao thùng gặp tấm chuyển hướng có hai mặt dốc phân phối nước mía sang hai   bên thiết bị. Bùn lắng tích tụ lại ở đáy thùng được gom vào giêngs bùn và được đưa ra  khỏi thùng và được đưa ra khỏi thùng. Các thanh được bắt chặt và chuyển động theo  các tay quay. Nước mía trong chảy tràn qua hai máng thoát hình trụ  tròn đồng tâm, có   mép cắt răng cưa. Máng thứ  nhất nằm phía trong có bán kính khoảng giữa máng thứ  nhất nói trên và vách ngoài thùng. Do thời gian nước mía lưu lại trong thiết bị  ngắn,   nên giảm nguy cơ nước mía bị biến đổi về thành phần hóa học và vi sinh vật.
  15. 2.3.3. Quá trình lọc  Mục đích: khai thác, tận thu phần đường còn sót trong nước bùn. Trong quá trình lọc  nước bùn, cần bổ sung một phần các xơ mịn dể làm chất trợ lọc. các dạng thiết bị lọc   thường được sử dụng trong sản xuất đường mía là thiết bị lọc khung bản và lọc chân  không thùng quay. Ngoài ra còn sử dụng thiết bị lọc dĩa và thiết bị lọc ống  2.3.4.  Các quá trình loại bỏ chất hòa tan không tạo tủa  Các chất hòa tan không tạo tủa trong nước bao gồm các chất màu, cation kim loại  kiềm và một số anion của muối tan. Các chất gây màu được loại bỏ  bằng một trong   hai cách: tẩy màu hóa học và hóa lý. Các ion tan được loại bằng cách cho dung dịch   vào nước mía đi qua các cột trao đổi ion. Để tiết kiệm hóa chất và giảm thể tích thiết  bị, trước khi vào giai đoạn loại bỏ  các chất hòa tan, cần cô đặc nước mía loãng đến   nồng độ 60 – 640 Bx  Tẩy màu  Mục đích công nghệ: hoàn thiện, loại bỏ chất màu trong dung dịch. Các chất màu này   có sẵn trong nguyên liệu hay sinh ra trong quá trình chế biến. tẩy màu còn chuẩn bị để  dung dịch nước đường được trong suốt và quá trình kết tinh tiếp theo diễn ra dễ dàng   hơn. Phương pháp thực hiện:   Tẩy màu bằng phương pháp hóa lý: nước đường được bổ  sung than hoạt tính.   Than sẽ hấp thụ chất màu phân tán trong dung dịch ở dạng keo. Lượng than hoạt tính   được pha sẵn ở dạng huyền phù rồi cho vào thùng khuấy trộn theo tỷ lệ khoảng 1­ 3%  khối lượng nước đường. nhiệt độ  thích hợp là 800C, pH của nước mía là 7,0 – 7,2.   Thời gian hấp thụ 30­ 40 phút.   Tẩy màu bằng phương pháp hóa học: dựa vào khả năng oxy hóa các chất mang   màu của khí SO2. Bằng cách sục khí vào dung dịch nước mía cô đặc, các gốc mang  màu sẽ bị oxy hóa làm cho nước mía trở nên mất màu. Khuyết điểm của phương pháp  này là đường thành phẩm có khả năng bị vàng trở lại sau một thời gian bảo quản
  16.  Trao đổi ion Mục đích công nghệ: hoàn thiện, thay thế  ion không có lợi cho quá trình kết tinh  đường bằng ion khác không hay ít ảnh hưởng hơn. Phương pháp thực hiện: nhựa trao đổi ion là hợp chất cao phân tử, không tan trong  nước, có khả năng trao đổi các ion trong dung dịch. Chất trao đổi ion có hai dạng:  + Chất trao đổi ion dương có tính axit thường chứa nhóm: Nhóm – SO3 có tính acid mạnh có thể trao đổi dễ  dàng H+ của mình  ở  tất cả  các giá trị pH Nhóm – COOH có thể trao đổi ion của mình với các ion trong môi trường trung   tính  và môi trường kiềm Nhóm – OH có tính acid yếu có thể trao đổi ion của mình trong dung dịch kiềm  + Chất trao đổi ion có tính kiềm thường chứa các nhóm hoạt động tiêu biểu là –NH2,  =NH, .. 2.3. Quá trình cô đặc  Mục đích công nghệ: làm bốc hơi nước mía có nồng độ  từ  13­ 150Bx đến nồng độ  mật chè 60­ 650Bx. Mục đích nhằm loại nước, giảm khối lượng thành phẩm trước   khi tẩy màu, và là quá trình chuẩn bị kết tinh đường . Các biến đổi nguyên liệu:  ở  nhiệt độ  cao và nước bốc hơi saccharose sẽ  bị biến đổi   thành glucose và fructose. Quá trình diễn ra nhanh chóng nếu trong dung dịch đường có   tính acid. Khi nước mía bốc hơi, một phần khoáng chưa loại bỏ  hết sẽ  tạo cặn gây   hạn chế khả năng truyền nhiệt Phương pháp thực hiện: quá trình cô đặc được thực hiện ngay sau qúa trình lắng – lọc   và trước khi qua quá trình loại các chất không đường hòa tan. Do nồng độ  đương  trước và sau khi cô đặc khác nhau nhiều nên để giảm bớt các biến đổi của đườngcũng  như tiết kiệm năng lượng cần sử dụng hệ thống cô đặc nhiều nồi liên tiếp nhau. Hơi 
  17. thứ củ  nồi trước sẽ được tận thu làm hơi đốt cho nồi sau. Dung dịch nước đường đi   qua mỗi nồi được tách đi một phần nước, do đó nồng độ đường tăng dần  Trong quá trinh cô đặc nước mía, nhiệt độ  sôi của dung dịch đường thay đổi phụ  thuộc vào áp suất, nồng độ đường saccharose và tinh độ của nước mía hỗn hợp. ngoài  ra trong các nhà máy công nghiệp, cần lưu ý đến tổn thất do áp suất thủy tĩnh gây ra  bởi chiều cao cột nước. điều này dẫn đến sự chênh lệch về điểm sôi giữa bề mặt và   dưới đáy cột nước Điều kiện cần thiết để truyền nhiệt ở các hiệu là có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hơi   đốt và dung dịch đường. thông thường, các nhà máy ở nước ta thường sử dụng hệ cô  đặc cùng chiều để  bốc hơi. Chênh lệch áp suất giữa các nồi được tính toán sao cho  nước mía có thể  dễ  dàng di chuyển từ  nồi trước ra nồi sau. Thêm nữa, để  đảm bảo   cho nồi cuối nước vẫn bốc hơi, trong công nghiệp thường sử dụng hệ nồi bốc hơi áp  lực chân không 2.4. Giai đoạn kết tinh đường  Mục đích công nghệ: khai thác Tạo điều kiện thuận lợi để đường saccharose từ mật chè kết tinh lại thành các tih thể  đường. yêu cầu các tinh thể đường tạo ra phải đồng đều về  mặt kích thước và hàm  lượng đường còn lại trong dung dịch càng ít càng tốt Cơ sở lý thuyết Tại một nhiệt độ, lượng đường tôi đa có thể  hòa tan trong một đơn vị  thể  tích nước  được gọi là nồng độ bão hòa. Nếu nồng độ lớn hơn nồng độ bão hòa sẽ xuất hiện quá  trình kết tinh. Vậy để  đường có thể  kết tinh, nồng độ  củ  dung dịch đường cần lớn   hơn nồng độ  bão hòa  ở  cùng một nhiệt độ. Dung dịch như  vậy còn gọi là dung dịch  quá bão hòa. Tỷ số giữa lượng đường hòa tan trong dung dịch quá bão hòa với lượng  đường hòa tan trong dung dịch bão hòa  ở  cùng nhiệt độ  gọi là hệ  số  quá bão hòa, kí   hiệu là α. Trong sản xuất đường saccharose, quá báo hòa được hia làm 3 vùng: - Vùng quá bão hòa thấp khi  α  = 1,10 – 1,15. Trong vùng này tinh thể  không tự  xuất hiện được nhưng khi mầm tinh thể đường trong dung dịch thì xảy ra úa trình kết  tinh. Như vậy tại vùng này, mầm tinh thể sẽ lớn lên và không sinh hạt mới - Vùng quá bão hòa trung bình khi α = 1,20 – 1,25. Trong vùng này tinh thể có thể  tự xuất hiện nếu có sự kích thích. Như vậy tại vùng này khi có một biến động nhỏ sẽ  làm phát sinh ra nhiều tinh thể khác, đồng thời những tinh thể đã có sẽ lớn lên với tốc   độ nhanh  - Vùng quá bão hòa cao khi  α > 1,3. Trong vùng này tinh thể tự  xuất hiện không  cần kích thích và lớn lên rất nhanh
  18. Các giai doạn của quá trình nấu đường  Mật chè sau khi bốc hơi đạt đến nồng độ 60 ­650 B. với nồng độ này, dung dịch chưa   bão hòa, mầm tinh thể chưa xuất hiện, do đó cần tiếp tục bốc hơi trong thiết bị nấu  đường chân không để  dung dịch đạt đến nồng độ  quá bão hòa và tạo tinh thể. Sản   phẩm thu được sau khi nấu gọi là đường non gồm tinh thể  đường và mật cái. Quá   trình nấu đường – kết tinh gồm 4 giai đoạn chủ yếu: cô đặc đầu, hình thành tinh thể,   phát triển tinh thể và cô đặc cuối  Cô đặc đầu: giai đọa cấp nhiệt làm bay hơi nước để đưa dung dịch đạt đến trạng thái  quá bão hòa, chuẩn bị  cho sự tạo mầm tinh thể. Tùy theo phương pháp gây mầm mà   khống chế nồng độ quá bão hòa thấ, trung bình hay cao. Sự tạo mầm tinh thể: để tạo tinh thể, có thể sử dụng một số phương pháp sau:  - Phương pháp tạo mầm tự  nhiên: dung dịch đường được cô đặc đến vùng quá  bão hoà cao để các tinh thể đường tự xuất hiện trong dung dịch. Khó khan của phương   pháp này là cách nhận biết thời điểm tinh thể để  ngưng quá trình cô đặc đầu. Thông   thường các nhà máy đều dựa vào kinh nghiệm của công nhân tham gia sản xuất. - Phương pháp kích thích: cô dặc dung dịch đường đến vùng quá bão hoà trung   bình, làm lạnh đột ngột để  kích thích tạo mầm, sau đó chuyển về  vùng quá bão hoà   thấp để nuôi tinh thể. Cũng giống như phương pháp tạo mầm tự nhiên, việc xác định   thời điểm kích thích hợp lý phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của công nhân vận hành. - Phương pháp gieo mầm: cô đặc dung dịch đường đến vùng quá bão hoà thấp và  bổ sung mầm. Có 3 cách tạo mầm là: + Phương pháp tinh chủng: mầm là đường bột. Lượng bột đường cho vào chính  là lượng tinh thể cần thiết. Để các hạt bột đường không dính vào nhau và dễ phân tán  trong nồi đường, bột đường được phân tán trong ethanol. + Phương pháp nấu giống (hay phân cắt): “giống” được tạo ra bằng cách nấu 1  nồi đường nhỏ và tạo mầm bằng phương pháp tự nhiên hay kích thích. + Phương pháp đường hồ  (magma): mầm được tạo ra bằng cách trộn đường hạ  phẩm đã li tâm với “mật chè”.
  19. Nuôi tinh thể: khi đã đủ lượng tinh thể cần thiết, đưa dung dịch triwr về vùng quá bão  hoà thấp và duy trì liên tục  ở  vùng này để  tinh thể  lớn lên và tránh hiện tượng nguỵ  tinh. Ở gia đoạ này có 2 phương pháp nấu:nấu gián đoạn và nấu liên tục. Nấu gián đoạn: khi vừa cho nguyên liệu vào, độ quá bão hoà của “đường non”   giảm, độ nhớt giảm, một số tinh thể tạo thành bị  hoà tan. Lúc này hệ số truyền nhiệt  tăng lên làm nước bay hơi nhanh, dung dịch tăng độ  quá bão hoà, đường bắt đầu kết   tinh nhanh. Khi đó, lượng mật giảm, lượng đường trong mật tăng lên, độ hớt tăng, hệ  số truyền nhiệt giảm và quá trình bay hơi nước cũng giảm. Song tốc độ quá trình bay   hơi nước nhanh hơn tốc độ  kết tinh, do đó đọ  quá bão hoà tăng. Nếu thời điểm này   không cho nguyên liệu vào kịp thời sẽ sinh ra tinh thể mới. Phải mất thời gian và nhiệt  lượng để  chỉnh tinh thể  lại. Trong quá trình chỉnh lí, cố  gắng duy trì hàm lượng tinh  thể trong nồi nấu cố định. Nấu liên tục: nấu liên tục cho hiệu quả cao vì độ  quá bão hoà luôn luôn được   giữ cố định, các quá trình truyền nhiệt, bay hơi, kết tinh không bị đứt đoạn, do đó hạn   chế sự tạo thành các tinh thể dại. Cô đặc cuối: khi tinh thể đường đạt kích thước nhất định thì ngừng cho nguyên liệu  vào, duy trì và theo dõi đọ quá bão hoà thấp của dung dịch để đường tiếp tục kết tinh.  Đến khi kích thước hạt gần đạt yêu cầu thì tiến hành cô đặc “đường non” đến độ Bx  quy định cho mỗi loại đường. Tránh cô dặc quá nhanh có thể  tao tinh thể  dại. Nêuú  thấy lượng nước bốc hơi ít dần thì nên đóng từ từ van cung cấp hơi lại, tránh nhiệt độ  trong nồi nấu quá cao. Khi “đường non” trong nồi nấu đạt yêu cầu về nồng độ và kích   thước hạt đường, “đường non” sẽ   được tháo khỏi nồi nấu đường để  đến thiết bị  li   tâm hay đến các máng bồi tinh. Tại máng bồi tinh, quá trình kết tinh đường sẽ tiếp tục   nhằm nâng cao hiệu suất kết tinh, hạ thấp AP mật. Các biến đổi nguyên liệu Sau khi được tạo thành, tinh thể  saccharose rất bền,  ở  nhiệt độ  dưới 70 0C hầu như  không có sự thay đổi nào về cấu trúc cũng như  các thay đổi đặc biệt khác nên những   thay đổi của “đương non” trong quá trình kết tinh chủ yếu phụ  thuộc vào thành phần  mật. Nếu mật có pH acid thì nhiệt độ  nấu đường cao là điều kiện thích hợp cho sự  chuyển hoá đường saccharose, do đó cần phải khống chế pH và ổn định nhiệt độ thích  hợp (pH= 5,7­6,8; nhiệt độ  từ  60­650C). Trong trường hợp quá trình tinh sạch đường  diễn ra không hoàn toàn, các chất không đường có nồng độ  cao sẽ  có khả  năng đồng  kết tinh với đường saccharose làm tinh thể  đường có màu. Khi độ  kiềm cao sẽ  làm   tăng độ nhớt dẫn đến bốc hơi chậm, mật bị dẻo khó kết tinh. Chế độ nấu đường Do hàm lượng đường saccharose ban đầu trong mật chè khá cao, nếu chỉ kết tinh 1 lần  sẽ kéo dài thời gian và lượng đường còn sót lại trong mật sau quá trình kết tinh cao. Vì   vậy cần phải nấu – kết tinh đường nhiều lần. Chế  độ  nấu đường là thứ  tự  của các 
  20. loại dung dịch đường tham gia vào quá trình nấu đường – kết tinh. Lựa chọn chế độ  nấu đường nào tuỳ  thuộc vào độ  tinh khiết của “mật chè” sau khi tinh sạch và tiêu  chuẩn chất lượng của  đường thành phẩm. Nếu tinh  độ  của mật chè thấp, lượng   đường saccharose trong mật không cao và tạp chất nhiều thì số lần nấu sẽ ít. Ngược  lại, tinh độ  càng cao thì số  lần nấu càng nhiều. Thông thường, nếu tinh độ  mật chè   nhỏ hơn 80% thì sẽ chỉ  nấu 2 lần, hệ nấu A – C (H.3.2.1.12a). Đường thành phẩm là   đường kết tinh từ lần nấu đầu tiên, còn đường kết tinh từ lần nấu thứ 2 sẽ được hoà   tan để tái kết tinh lại. Nếu tinh độ mật chè cao hơn 80% và dưới 90% sẽ nấu đường 3   lần, hệ nấu A – B – C (H.3.2.1.12b). Nếu tinh độ mật chè cao hơn thì sẽ nấu nhiều nồi   hơn nữa. Thí dụ khi tinh độ mật chè lên đến 99% thì có thể sử dụng hệ nấu 7 nồi như  trong bảng 3.2.1.2 a)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2