intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bằng chứng kiểm toán

Chia sẻ: Pham Hoang Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

875
lượt xem
229
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này trình bày các vấn đề liên quan đến Bằng chứng kiểm toán và Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bằng chứng kiểm toán

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KIỂM TOÁN NÂNG CAO BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN LTĐH5KT3 – NHÓM 1 HCM, 10/2010 [Tài liệu này trình bày các vấn đề liên quan đến Bằng chứng kiểm toán và Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.]
  2. 2 Bằng chứng kiểm toán Mục lục 1. Khái niệm 2. Vai trò 3. Ý nghĩa 4. Phân loại 5. Yêu cầu 6. Mục tiêu kiểm toán với việc thu thập BCKT 7. Các phương pháp thu thập bằng chứng 8. Phương pháp lựa chọn các phần tử thử nghiệm 9. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt 10. Kết luận LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  3. 3 Bằng chứng kiểm toán 1. Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các số liệu, thông tin mà các kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm tất cả các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác. Theo đó bằng chứng có thể là những thông tin bằng văn bản, thông tin bằn lời nói, các chứng từ sổ sách, các biên bản kiểm kê, giấy xác nhân của khác hàng… 2. Vai trò: BCKT là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, nên các chuẩn mực kiểm toán đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của BCKT và yêu cầu: – KTV và Cty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các BCKT thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán. (đoạn 2 VSA 500) 3. Ý nghĩa: Bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động cùa kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán, việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung (Trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán). 4. Phân loại: 4.1 Theo nguồn gốc hình thành: – Do đơn vị phát hành, lưu chuyển nội bộ ( sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, bảng chấm công, …) – Do đơn vị khác phát hành, lưu trữ tại đơn vị ( hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao …) LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  4. 4 Bằng chứng kiểm toán – Do đơn vị phát hành, lưu chuyển ngoài đơn vị (ủy nhiệm chi, đơn bán hàng…) – Do bên ngoài phát hành và lưu trữ (các bảng xác nhận công nợ, số dư TK ngân hàng…) – Do KTV trực tiếp khai thác và phát hiện (kiểm kê…) 4.2 Theo tính thuyết phục: – Thuyết phục hoàn toàn: do KTV thu thập bằng cách tự kiểm kê, đánh giá và quan sát. – Thuyết phục từng phần: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phân tích và kiểm tra lại, các bằng chứng được đảm bảo bởi hệ thống KSNB. – Không có giá trị thuyết phục: bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị 4.3 Theo dạng bằng chứng: – Dạng bằng chứng vật chất: biên bản kiểm kê … – Dạng bằng chứng tài liệu: sổ sách, chứng từ kế toán… – Dạng bằng chứng thu được từ phỏng vấn (lời nói) 5. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán: KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự "đầy đủ" và tính "thích hợp" luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Thông thường KTV dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  5. 5 Bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu. Đánh giá của KTV về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: _ Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ; _ Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát; _ Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra; _ Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước; _ Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện; _ Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin. + Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc: _ Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong; _ Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả; _ Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp. _ Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói. Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này KTV có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, nếu bằng chứng có từ nguồn này mâu LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  6. 6 Bằng chứng kiểm toán thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên. Trong quá trình kiểm toán, KTV phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết. 6. Mục tiêu kiểm toán với việc thu thập bằng chứng kiểm toán: Mục tiêu kiểm toán nhằm cung cấp một bố cục để giúp kiểm toán viên tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết và quyết định bằng chứng đúng đắn phải tập hợp căn cứ theo tình huống hợp đồng. Dựa vào cơ sở dẫn liệu, những mục tiêu tổng quát trong thử nghiệm cơ bản được xây dựng nhằm giúp kiểm toán viên xác định được các thủ tục kiểm toán phù hợp để có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Các cơ sở dẫn liệu là: – Hiện hữu: KTV phải chứng minh rằng các Tài sản và nợ phải trả mà đơn vị khai báo trên BCTC thì hiện hữu trong thực tế. – Quyền và nghĩa vụ: KTV phải chứng minh các Tài sản thì thuộc quyền kiểm soát của đơn vị và các Khoản phải trả là nghĩa vụ của đơn vị. – Phát sinh: KTV phải chứng minh rằng các Nghiệp vụ mà đơn vị khai báo trên BCTC thì phát sinh trong thực tế và thuộc về đơn vị. – Đầy đủ: KTV phải chứng minh rằng đơn vị đã khai báo trên BCTC tất cả Tài sản, Nợ phải trả và nghiệp vụ. – Đánh giá: KTV phải chứng minh rằng đơn vị đã đánh giá Tài sản, nợ phải trả và nghiệp vụ phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. – Ghi chép chính xác: KTV phải chứng minh rằng đơn vị đã tính toán, cộng dồn chính xác và số liệu trên báo cáo khớp đúng với Sổ cái & sổ chi tiết. – Trình bày và công bố: KTV phải chứng minh rằng BCTC được trình bày phù hợp với yêu cầu của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. 7. Các phương pháp thu thập bằng chứng (thủ tục kiểm toán): LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  7. 7 Bằng chứng kiểm toán 7.1 Kiểm tra đối chiếu: Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó, bao gồm : 7.2 Kiểm tra vật chất: KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quĩ.... Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá Ưu điểm: Cung cấp bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao Nhược điểm: Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không cho biết quyền sở hữu,giá trị của tài sản 7.3 Kiểm tra tài liệu: KTV xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao gồm: Chứng từ với sổ kế toán Sổ kế toán với báo cáo kế toán Các báo cáo kế toán với nhau Đối chiếu kỳ này với kỳ trước... 7.4 Quan sát: KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ. Ưu điểm: Các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy Nhược điểm: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy. 7.5 Phỏng vấn: KTV thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. KTV phải chuẩn bị trước danh mục hỏi gì, hỏi ntn LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  8. 8 Bằng chứng kiểm toán để tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1 người. Ưu điểm: Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt. Nhược điểm :Phỏng vấn không đúng người, nguồn tin không đáng tin cậy 7.6 Xác nhận: Xác nhận nguồn tin thông qua sự hợp tác từ bên ngòai ví dụ như về số dư tiền gửi tại NH, về số dư các khoản phải thu, phải trả... Ưu đểm: Tính độc lập, tính trung thực cao Nhược điểm: Bằng chứng xác nhận có độ tin cậy cao nhưng tốn nhiều chi phí. 7.7 Tính toán: KTV kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của các số liệu trên các chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC, các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập củ KTV như: Tính lãi đi vay, lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế…Tính toán độc lập còn bao gồm cả việc chỉnh hợp: TGNH, sổ cái và sổ chi tiết, phải thu phải trả nội bộ, các khoản giao dịch liên công ty… 7.8 Phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động, tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn với các giá trị đã dự kiến. Quy trình phân tích bao gồm cả những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính:  So sánh kì này với kỳ trước  So sánh giữa thực tế với kế hoạch  So sánh giữa thực tế với ước tính của KTV  So sánh thực tế của đơn vị với các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô, hoặc số liệu thống kê, định mức ngành. 7.8.1 Các phương pháp phân tích: LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  9. 9 Bằng chứng kiểm toán Phân tích dự báo: KTV ước tính số liệu cần kiểm tra rồi đối chiếu với số liệu trên báo cáo để kiểm tra sự hợp lý. Phân tích tỷ suất: (so sánh dọc) so sánh giữa các chỉ tiêu trên cùng một báo cáo hoặc cùng một chỉ tiêu trên các báo cáo khác nhau. Phân tích xu hướng: (so sánh ngang) so sánh kỳ này và kỳ trước, thực tế với kế hoạch… để biết tình hình tăng lên hay giảm xuống. 7.8.2 Xét đoán bằng chứng kiểm toán. Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng: + Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói + Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp + Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán. + Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp. + Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ. * Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó. 8. Phương pháp lựa chọn các phần tử thử nghiệm: Trong các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên còn phải xác định phương pháp lựa chọn các phần tử thử nghiệm. VSA 530 – “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” nêu rõ: “Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn là: - Chọn toàn bộ LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  10. 10 Bằng chứng kiểm toán - Lựa chọn các phần tử đặc biệt - Lấy mẫu kiểm toán” 8.1 Chọn toàn bộ: Lựa chọn trong các trường hợp – Tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị các phần tử lớn – Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp các băng chứng đầy đủ và thích hợp. – Khi các quy trình tính toán được thực hiện bởi hệ thống thông tin máy tính nên dù kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí. → Ít được thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát 8.2 Lựa chọn các phần tử đặc biệt: Dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như các đặc diểm khác của tổng thể, KTV có thể lựa chọn các phần tử đặc biệt khác để kiểm tra, nhữnng phần tử này có đặc điểm: – Phẩn tử có giá trị lớn hoặc quan trọng – Tất cả các phần tử có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên – Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin – Các phần tử thích hợp cho mục đích kiểm tra các thủ tục 8.3 Lấy mẫu kiểm toán: Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên cơ sở số dư tài khoản hay 1 loại nghiệp vụ sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để đuợc chọn. KTV có thể lấy mẫu thống kê hoặc phi thống kê 8.3.1 Lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu, các phần tử phải được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  11. 11 Bằng chứng kiểm toán  Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế(đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có( đối với thử nghiệm cơ bản) . Loại rủi ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán và có tể dẫn đến ý kiến kiểm toán không xác đáng  Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minh rằng các kết luận ban đầu là không đúng. 8.3.2 Lấy mẫu phi thống kê : Dựa trên sự xét đoán của KTV, không đòi hỏi các phần tử lựa chọn vào mẫu 1 cách ngẫun nhiên  Rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. 9. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt: _ Ý kiến của các chuyên gia _ Thư giải trình của các nhà quản lý _ Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ _ Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác _ Bằng chứng về các bên hữu quan 10. Kết luận: Là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, bằng chứng kiểm toán có vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc kiểm toán. Nó là toàn bộ các thông tin mà các kiểm toán viên thu thập được và từ đó hình thành lên ý kiến của mình. Vì thế, phải hiểu khái niệm, các yêu cầu đặt ra cũng các phương pháp thu thập để có thể vận dụng thành công vào các cuộc kiểm toán. LTĐH5KT3 – Nhóm 1
  12. 12 Bằng chứng kiểm toán PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: o Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA). o Slide bài giảng của thầy Phùng Thế Vinh. o Sách Kiểm toán – Trường ĐHKT TP.HCM (NXB thống kê năm 2005). o Internet và các nguồn khác. LTĐH5KT3 – Nhóm 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2