intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Chiến lược phát triển trường Đại học Nông Lâm TP. HCM năm 2011-2020

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

88
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chiến lược phát triển trường Đại học Nông lâm TP. HCM năm 2011 - 2020" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Mục đích và ý nghĩa của chiến lược phát triển ĐH Nông Lâm trong giai đoạn 2011-2020, căn cứ định hướng, bối cảnh xã hội và thực trạng trường Đại học Nông Lâm TP. HCM,.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Chiến lược phát triển trường Đại học Nông Lâm TP. HCM năm 2011-2020

  1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020 Tháng 12 năm 2010 1
  2. Chương 1. MỞ ĐẦU
  3. 1.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta đã cho thấy cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Quán triệt quan điểm của Đảng “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển” và theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020” với những điều chỉnh cần thiết, tạo những chuyển biến cơ bản của giáo dục trong giai đoạn mới.
  4. 1.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo Dục 2005 và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 4. Nghị quyết số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. 5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính Phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 6. Quyết định số 412/TB-ĐHNL-VPHT của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ban hành ngày 30/3/2010 về “Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị Số: 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. 7. Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012
  5. 8. Luật giáo dục. 2005. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 9. Luật Khoa học và Công nghệ (Số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000). 10. Điều lệ trường Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2003 11. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. 12. Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên. Đại học Nông Lâm TP.HCM. 2009. 13. Các hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo ở trường đại học cao đẳng. Học viện Quản lý Giáo dục. 2010. 14. Tiêu chuẩn về thiết kế trường đại học TCVN 3891-1985. 15. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở sinh viên số 14/2009/TT-BXD. 16. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 17. Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18. Công văn số 1325/BGDĐT- KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: V/v hướng dẫn xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên một giảng viên, giáo viên quy đổi.
  6. Chương 2. CĂN CỨ ĐỊNH HƯỚNG
  7. 2.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 A. Những thành tựu - Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. - Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ. - Tất cả các tỉnh, thành phố đã được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang phổ cập trung học cơ sở. - Công tác xã hội hóa giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. - Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện. - Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. B. Những yếu kém - Cơ cấu giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. - Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. - Chương trình giáo dục đại học còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. 7
  8. 2.2. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2009 – 2020 - Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh bền vững. - Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển xã hội. 8
  9. 2.3. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2009-2020 - Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý: trong giáo dục đại học, nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước. Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngoài đăng ký vào học tại các trường đại học Việt Nam. - Chất lượng và hiệu quả của giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Trong giáo dục đại học, sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề. Đến năm 2020, có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. - Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục. 9
  10. 2.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2009 – 2020 - Đổi mới quản lý giáo dục. - Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lươi cơ sở giáo dục. - Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục. - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục. - Xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. - Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội. - Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên. - Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. - Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến. 10
  11. Chương 3. BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
  12. 3.1. Vai trò của Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. HCM đối với phát triển kinh tế xã hội và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành, vùng Các tỉnh miền Đông Nam bộ, cực Nam Trung bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là những khu vực có ảnh hưởng quyết định đến chiến lược phát triển chiến lược của Trường. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận hữu cơ của chiến lược chung phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu chiến lược cho thời kỳ then chốt của sự Nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của các vùng kinh tế trọng điểm (Bắc bộ, Trung bộ, miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Nguồn nhân lực nếu được quan tâm đầu tư và được phát huy đúng mức thông qua đào tạo kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kinh tế, nghiệp vụ quản lý, thị trường… cũng như các chính sách vĩ mô và vi mô khác của nhà nước, chắc chắn sẽ có những đóng góp hết sức quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước và đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. 12
  13. 3.2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC Hội đồng tư vấn Hiệu trƣởng Đảng bộ và 03 Phó hiệu trƣởng Công đoàn Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Các khoa, bộ môn Các viện và Trung tâm Các phòng, ban Khoa Công nghệ thông Viện Nghiên cứu Công Công tác sinh viên tin nghệ sinh học và môi trường. Khoa Công nghệ thực Trung tâm Bồi dưỡng kiến Hợp tác quốc tế phẩm thức Khoa Cơ khí Công nghệ Trung tâm CB LS Bột giấy Đào Tạo Khoa Chăn nuôi - Thú y Trung tâm Công nghệ và Hành chính thiết bị Nhiệt Lạnh Khoa Kinh tế Trung tâm Khảo thí và Sau đại học Kiểm định chất lượng Khoa Khoa học Trung tâm Năng lượng và Tổ chức cán bộ Máy nông nghiệp 13
  14. Các khoa, bộ môn Các viện và Trung tâm Các phòng, ban Khoa Lâm nghiệp Trung tâm Ngoại ngữ Quản lý nghiên cứu khoa học Khoa Môi trường và Tài nguyên Trung tâm Nghiên cứu và chuyển Quản trị - Vật tư giao KHCN Khoa Nông học Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Kế hoạch Tài chính Công nghệ địa chính Khoa Ngoại Ngữ Trung tâm Nghiên cứu - Bảo quản Phòng TT GD và chế biến rau quả Khoa Quản lý đất đai và Bất Trung tâm Phân tích thí nghiệm Ký túc xá động sản hóa sinh Khoa Thuỷ sản Trung tâm Tin học ứng dụng Văn phòng đoàn thể Bộ môn Công nghệ hóa học Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi Thư viện trường Bộ môn Công nghệ sinh học Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp Bộ môn Lý luận chính trị Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Trung tâm Đào tạo quốc tế Trung tâm Phục vụ sinh viên vườn ươm doanh nghiệp 14
  15. 3.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC A. Đào tạo đại học - Các ngành đào tạo hệ đại học: Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Bảo quản CBNSTP và Dinh dưỡng người; Bảo quản CBNS và vi sinh thực phẩm; Bảo vệ thực vật; Cảnh quan; Cơ khí Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Cơ khí Nông Lâm; Cơ điện tử; Công nghệ hóa học; Công nghệ giấy-Bột giấy; Công nghệ thông tin; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ sinh học; Công nghệ kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ địa chính; Chăn nuôi; Chế biến thủy sản; Chế biến lâm sản; Điều khiển tự động; Hệ thống thông tin địa lý; Kế toán; Kinh doanh nông nghiệp; Kinh tế; Kinh tế tài nguyên môi trường; Khuyến nông và phát triển nông thôn; Kỹ thuật môi trường; Lâm nghiệp; Nông học; Nông lâm kết hợp; Nuôi trồng thủy sản và Ngư y; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý đất đai; Quản lý thị trường bất động sản; Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh thương mại; Quản lý môi trường; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái; Sư phạm kỹ thuật; Thú y và dược thú y; Tiếng Anh; Tiếng Pháp. - Các ngành đào tạo hệ cao đẳng: Công nghệ tự động; Công nghệ kỹ thuật ôtô; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuiật cơ khí; Kế toán; Khuyến nông; Nông Lâm kết hợp; Lâm sinh; Quản trị kinh doanh; Trồng trọt.. 15
  16. So với trước đây, hiện nay điều kiện giảng dạy trong nhà trường dần dần được cải thiện, phần lớn các phòng có đủ máy chiếu, hệ thống âm thanh, một số phòng được trang bị máy lạnh. Thư viện đang trong quá trình cải tiến theo hướng vi tính hóa, số thầy cô giáo và sinh viên đến với thư viện ngày càng tăng. Trường đang từng bước mở rộng ngành nghề phục vụ cho yêu cầu thực tế của xã hội. Một số chương trình hợp tác quốc tế phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường có hiệu quả kinh tế xã hội rất cao. Nhà trường có chính sách hỗ trợ tích cực điều kiện sinh hoạt, học tập cho sinh viên. Ký túc xá phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho sinh viên đạt tiêu chuẩn sạch, đẹp. Các chính sách hỗ trợ học tập cho sinh viên như giảm học phí cho sinh viên nghèo, diện chính sách, sinh viên vùng lũ lụt… 16
  17. B. Đào tạo sau đại học Các ngành/chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ hiện nay 17
  18. Số lƣợng ngành đào tạo sau đại học Tổng hợp quy mô đào tạo sau đại học (số lƣợng học viên/năm) 18
  19. Tổng hợp quy mô đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp 19
  20. 3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Khó khăn: - Một số đơn vị trong trường còn thiếu thốn phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu. - Chưa có cơ chế liên kết giữa các viện và trường để sử dụng hiệu quả nguồn lực. - Kinh phí nghiên cứu khoa học còn ít và các thủ tục hành chính còn nhiều khó khăn. - Các Bộ, ngành sử dụng người do trường đào tạo chưa quan tâm đến hệ thống trường nông nghiệp trong việc giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí nghiên cứu. - Các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước sử dụng lao động không có đóng góp cho đào tạo vì nhà nước chưa có những định chế điều chỉnh về lĩnh vực này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2