Luận văn: Chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam-PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012-2015
lượt xem 46
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền nam-pvfcco-sbd trong giai đoạn 2012-2015', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam-PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012-2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP H CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ DẦU KHÍ C MIỀN NAM - PVFCCo-SBD TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 TE U Khoa : QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP H Giảng viên hướng dẫn : Th.S . Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang MSSV : 0854010378 Lớp : 08DQD3 TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi viết, các số liệu trích dẫn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012 Tác giả H C TE Nguyễn Thị Thu Trang ………………..... ………………..... U H Trang i
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Với thời gian thực tập ngắn và dữ liệu giới hạn nên đề tài này chỉ mang giá trị góp phần đề xuất những giải pháp nhằm hình thành chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam - PVFCCo-SBD. Để có được chiến lược kinh doanh cụ thể và đầy đủ hơn để có thể áp dụng thực tiễn, đòi hỏi phải có những phân tích sâu sắc hơn và có tính kỹ thuật cao hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo: Th.S . Nguyễn Thị Hoàng Yến và các anh chị các phòng: Thị trường, Dự án, Pháp lý, Kế hoạch, Kế toán, kinh doanh … Công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam - H PVFCCo-SBD đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. C Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012 TE Trận trọng U H Nguyễn Thị Thu Trang ………………..... ………………..... Trang ii
- Khóa luận tốt nghiệp ……………..... ………………..... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. H .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. C .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. TE .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. U .................................................................................................................................. H Tp.HCM, Ngày … tháng … năm 2012 Ký tên Th.S . Nguyễn Thị Hoàng Yến ………………..... ………………..... Trang iii
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 01 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................01 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................02 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................02 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................02 5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................03 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu ..................................................................03 7. Kết cấu đề tài ........................................................................................03 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA H DOANH NGHIỆP C 1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp ...04 TE 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh ...............................................04 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp ...............05 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh .....................................................06 U 1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ............................07 H 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp......................07 1.2.2. Phân tích môi trường .......................................................................07 1.2.2.1. Môi trường vĩ mô........................................................................07 1.2.2.2. Môi trường vi mô........................................................................09 1.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường (EFE) ..........................12 1.2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp ........................................................13 1.2.3.1. Xác định sứ mạng của tổ chức ...................................................13 1.2.3.2. Mục tiêu phát triển......................................................................13 Trang iv
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ...............14 1.2.3.4. Ma trận nội bộ (IFE) ...................................................................17 1.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược .....................................................17 1.2.4.1. Ma trận SWOT ...........................................................................18 1.2.4.2. Ma trận IE ...................................................................................19 1.2.5. Lựa chọn chiến lược .......................................................................20 1.2.5.1. Ma trận QSPM ............................................................................20 1.2.5.2. Dẫn chứng chiến lược ..................................................................... 22 H CHƯƠNG 2. CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ DẦU KHÍ MIỀN NAM – PVFCCo-SBD C 2.1. Tổng quan về PVFCCo-SBD................................................................24 TE 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................24 2.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển của PVFCCo-SBD.................25 U 2.2. Phân tích môi trường ...........................................................................26 2.2.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................26 H 2.2.2. Môi trường vi mô .............................................................................27 2.2.3. Cơ hội – Opportunity ......................................................................29 2.2.4. Thách thức – Threats ......................................................................30 2.2.5. Ma trận EFE ...................................................................................30 2.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp ............................................................32 2.3.1. Sứ mệnh ..........................................................................................32 2.3.2. Mục tiêu ...........................................................................................32 2.3.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển của PVFCCo-SBD ..................33 Trang v
- Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.1. Thực trạng phát triển của PVFCCo-SBD .................................33 2.3.3.2. Tiềm năng phát triển của PVFCCo-SBD ..................................38 2.3.3.3. Điểm mạnh – Strengths ............................................................40 2.3.3.4. Điểm yếu – Weaknesses ...........................................................40 2.3.4. Ma trận IFE ......................................................................................40 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA PVFCCo-SBD TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 3.1. Phương án chiến lược ...........................................................................42 H 3.1.1. Thiết lập ma trận SWOT .................................................................42 C 3.1.2. Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) ..................................44 3.2. Lựa chọn chiến lược .............................................................................44 TE 3.2.1. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) .................45 3.2.2. Các chiến lược thực hiện .................................................................50 U 3.2.2.1. Chiến lược tập trung ..................................................................50 3.2.2.2. Chiến lược cạnh tranh ...............................................................51 H 3.2.2.3. Chiến lược thâm nhập thị trường ..............................................52 3.2.2.4. Chiến lược phát triển thị trường ................................................52 3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược của PVFCCo-SBD ......................53 3.3.1. Về nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi .........................................54 3.3.2. Về chất lượng dịch vụ ......................................................................54 3.3.3. Về nâng cao giá trị gia tăng .............................................................55 3.3.4. Về công tác quản lý, lãnh đạo..........................................................55 3.3.5. Về phát triển nguồn nhân lực...........................................................56 Trang vi
- Khóa luận tốt nghiệp 3.3.6. Về cơ cấu tổ chức ............................................................................59 3.3.7. Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh .................................59 3.3.8. Về tài chính ......................................................................................59 3.3.9. Về khách hàng và thị trường ...........................................................60 3.3.10.Về hợp tác trong sản xuất kinh doanh ............................................60 3.3.11.Về marketing và xây dựng thương hiệu .........................................61 Kết luận ...........................................................................................................62 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................63 H Phụ lục ............................................................................................................. 64 C ………………..... ………………..... TE U H Trang vii
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nội dung Viết tắt 1 Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí Petro PVFCCo Việt Nam 2 Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển nhà Dầu PVFCCo-SBD khí Miền Nam 3 Xuất nhập khẩu XNK 4 Ma trận các yếu tố môi trường EFE 5 Ma trận các yếu tố nội bộ H IFE C 6 Ma trận điểm yếu – điểm mạnh – cơ hội – nguy cơ SWOT TE 7 Các mặt mạnh (strengths) S 8 Các cơ hội (Opportunities) O U 9 Các nguy cơ (Threats) T H 10 Các mặt yếu (Weaknesses) W 11 Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài IE 12 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM 13 Sản xuất kinh doanh SXKD 14 Nhà xuất bản NXB 15 Cán bộ nhân viên CBNV ………………..... ………………..... Trang viii
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG TT BẢNG NỘI DUNG TRANG 1 1.1 Các bước lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 12 2 1.2 Các bước lập ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) 17 Bảng kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài để hình 3 1.3 18 thành các chiến lược có thể lựa chọn. 4 1.4 Ma trận SWOT 19 5 1.5 Mô hình cơ bản ma trận QSPM 21 6 2.1 H Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 31 C Danh mục kho mà Tổng công ty giao PVFCCo-SBD quản lý và 7 2.2 34 TE khai thác. 8 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 2010 – 2011 35 U 9 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2011 35 10 2.5 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 41 H 11 3.1 Trình bày tóm tắt phân tích SWOT của PVFCCo-SBD 42 12 3.2 Ma trận SWOT 43 13 3.3 Bảng Doanh thu va phẩn trăm lợi nhuận PVFCCo-SBD 44 14 3.4 Ma trận Ma trận QSPM – Nhóm S/O 46 15 3.5 Ma trận Ma trận QSPM – Nhóm W/O 47 16 3.6 Ma trận Ma trận QSPM – Nhóm W/T 48 17 3.7 Ma trận Ma trận QSPM – Nhóm S/T 49 Trang ix
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TT HÌNH NỘI DUNG TRANG 1 1.1 Sơ đồ tổng quát môi trường ngành 10 2 1.2 Ma trận IE 19 Hình ảnh Công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí 3 2.1 24 Miền Nam 4 2.2 Biểu đồ so sánh kết quả sản xuất kinh doanh 2010 - 2011 36 Sơ đồ nhân sự hiện tại đến đầu năm 2012(Tài liệu nhân sự 5 2.3 36 PVFCCo-SBD) Biểu đồ giới tính lao động (Trích Báo cáo nhân sự H 6 2.4 37 PVFCCo-SBD) C Biểu đồ độ tuổi lao động (Trích Báo cáo nhân sự PVFCCo- 7 2.5 37 SBD) TE Biểu đồ chất lượng lao động (Trích Báo cáo nhân sự 8 2.6 37 PVFCCo-SBD) Biểu đồ so sánh giá trị sản lượng các hạng mục Quý I 9 2.7 39 U 2011và Quý I 2012 Biểu đồ so sánh giá trị sản lượng các hạng mục Quý I H 10 2.8 39 2011và Quý I 2012 11 3.1 Ma trận IE của PVFCCo-SBD 44 ………………..... ………………..... Trang x
- -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ h ội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển nhà Dầu khí Miền Nam (gọi tắt là PVFCCo-SBD) được thành lập ngày 26/3/2009, đang hoạt động trong hai lĩnh vực là: Quản lý tài sản và đầu tư, xây lắp. Công ty mới được thành lập hơn ba năm và H có quy mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Hiện tại, Công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ hỗ trợ và thực hiện các dự án do công ty mẹ PVFCCo C (PVFCCo là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam) giao. Cùng với những thay đổi của môi trường kin h doanh trong giai đoạn sắp tới TE 2012 - 2015, Tập đoàn dầu khí và PVFCCo đang tái cơ cấu và đổi mới để phát triển. Nhu cầu hợp tác kinh doanh trong bối cảnh hội nhập ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác trong kinh doanh. Do đó, PVFCCo-SBD có cơ hội hợp tác phát triển kinh doanh hiệu quả hơn với các đối tác. U Trong khi đó hiện tại, PVFCCo -SBD cung cấp dịch vụ cho các dự án nhỏ, chủ yếu là những dự án thuộc PVFCCo và của các công ty con thuộc PVFCCo và lĩnh H vực quản lý nhà hiện đang mang lại doanh thu và lợi nhuận khá ổn định cho Công ty, nhưng quy mô thị trường quản lý trong ngành nhỏ. PVFCCo -SBD khó tăng giá dịch vụ quản lý nhà cho khách hàng trong ngành. Do đó, PVFCCo-SBD chỉ có thể tham gia quản lý các tòa nhà của PVFCCo. Vì vậy, quy mô thị trường trong ngành mà Công ty có thể hoạt động rất khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần. Chính vì thế, PVFCCo -SBD cần phải nắm vững hơn thị trường hiện tại của mình và phát triển rộng thị trường ra ngoài PVFCCo trong tương lai. Muốn làm được điều đó thì PVFCCo-SBD cần tạo ra sự khác biệt cho riêng mình, phát triển bền vững trên thị trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay 2012 - 2015, thì trước tiên phải có một chiến lược kinh doanh tốt, hiệu quả. Chiến lược đó phải chứa đựng một tương lai xa của PVFCCo-SBD.
- -2- Những chiến lược mới sẽ là nền tảng cho các hoạt động đầu tư, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mở rộng thị trường, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch hành động và xây dựng các kế hoạch hàng năm của PVFCCo-SBD. Là chiến lược tận dụng những điểm mạnh và cơ hội để khắc phục điểm yếu và mối đe dọa bên ngoài giúp . Vì vậy, đề tài “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ DẦU KHÍ MIỀN NAM - PVFCCo-SBD TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015” được lựa chọn để nghiên cứu vì nó mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định và bền vững tại PVFCCo-SBD trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung vào: “Chiến lược phát triển của công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam – PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015 “ Chiến lược phát triển PVFCCo-SBD giai đoạn 2012 – 2015 được xây dựng trên H cơ sở kết quả phân tích môi trường kinh doanh của Công ty, chiến lược phát triển của PVFCCo, sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty. C Nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng chiến lược là Công ty phát triển các dịch vụ hỗ trợ, nằm trong chuỗi giá trị hoạt động của PVFCCo và góp phần tích cực vào sự TE phát triển của công ty mẹ - PVFCCo. Chiến lược PVFCCo-SBD vừa đảm bảo sự phát triển của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2015, vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của PVFCCo-SBD U trong những giai đoạn tiếp theo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu H Phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển nhà Dầu khí Miền Nam - PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015. Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty ẽs xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu sử dụng công tác quản trị như: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, duy vật biện chứng, điều tra, thống kê phân tích, mô hình minh hoạ, khảo sát, phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu nh ằm đánh giá, nhận xét các hoạt động kinh doanh của PVFCCo-SBD trong quá trình phát triển.
- -3- Dựa trên các số liệu kinh tế thu thập được từ Công ty PVFCCo-SBD, các cơ quan báo đài, báo cáo của các bộ ngành, các tổ chức liên quan để tổng hợp số liệu, phân tích dữ liệu một cách khoa học, thống kê, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất một số chiến lược kinh doanh phù hợp với hiện trạng của PVFCCo-SBD và mang lại hiệu quả cao nhất. 5. Phạm vi nghiên cứu Với tính đa dạng và phong phú của đề tài, khoá luận này chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược của Công ty PVFCCo-SBD nhằm đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, định hướng khá cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của PVFCCo-SBD. Khoá luận này nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Công ty PVFCCo-SBD H tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 đến 2015 nên chỉ phân tích những vấn đề mang tính tổng quát phụ c vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty C nên không đi sâu vào phân tích những vấn đề mang tính chuyên nghành. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu TE Xác định, lựa chọn chiến lược đúng đắn để vận cụng vào thực tế kinh doanh của công ty Cổ phần Quản lý v à Phát triển nhà Dầu khí Miền Nam - PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015. U 7. Kết cấu đề tài H Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương như sau : Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2 : Công ty cổ phần quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam – PVFCCo-SBD Chương 3 : Phân tích chiến lược phát triển của PVFCCo-SBD trong giai đoạn 2012 – 2015 ………………..... ……………….....
- -4- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Quản trị chiến lược bắt nguồn từ khái niệm chiến lược công ty được phát triển vào những năm 1960 – 1970. Từ năm 1970 đến nay, với tư tưởng chính là xác định mục tiêu, phát triển tốt các biện pháp để đạt được mục tiêu, theo đuổi những cơ hội có khả năng thành công bất vào đúng thời điểm cơ hội đó xuất hiện. Như chúng ta ãđ bi ết, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành đ ộng tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là những nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ H trợ, các chiến lược chức năng khác nhau. Chiến lược chỉ tạo ra các khung hướng dẫn tư duy để hành động. C Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược như : TE Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau : “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu U của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. H Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”. Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức và bản chất của quản trị là những hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Hay nói một cách khác, quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Phương thức này bao gồm những chức năng hay những hoạt động cơ bản mà nhà quản trị có thể sử dụng đó là: Hoạch định - Tổ chức - Điều khiển - Kiểm tra. Qua đó, ta có thể tập hợp các khái niệm ấy theo ba cách tiếp cận phổ biến sau :
- -5- Cách tiếp cận về môi trường : “ Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài”. Đặng Đình Trâm (2009). Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho công ty định hướng theo môi trường, khai thác cơ hội và né tránh rủi ro. Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp : “ Quản trị chiến lược là một bộ phận những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một công ty”. Đặng Đình Trâm (2009) Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn các mục tiêu của tổ chức, đó là nền tảng của quản trị đồng thời cũng cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn các mục tiêu của tổ chức, đó là nền tảng của quản trị đồng thời cũng cho phép quản trị sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của tổ chức. H Cách tiếp cận các hành động : “ Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, C tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát việc thực hiện quyết định, nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và TE tương lai”. Từ các cách tiếp cận trên chúng ta có thể có khái niệm : “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như U tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra , thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại H cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”. Đặng Đình Trâm (2009) 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng. Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn. “Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì b ị động trong việc vạch rõ tương lai c ủa mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong
- -6- và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến.” (Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006)) Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng. Cả ban giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh Có nhiều cách tiếp cận để phân loại chiến lược kinh doanh. Căn cứ theo phạm vi chiến lược. H + Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát): đề cập những vấn đề quan trọng C nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâ u dài. Chiến lược này quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp. TE + Chiến lược bộ phận (chiến lược cấp hai): Thông thường trong doanh nghiệp, loại này bao gồm chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng. Theo Lê Văn Tâm (2000). “Chiến lược kinh Doanh của doanh nghiệp”. Giáo U trình Quản trị chiến lược. NXB Thống kê: “Hai loại chiến lược trên liên kết chặt chẽ với nhau thành một chiến lược kinh H doanh hoàn chỉnh. Không thể tồn tại một chiến lược kinh doanh mà thiếu một trong hai chiến lược trên bởi vì chúng bổ sung cho nhau để giải quyết các mục tiêu quan trọng, sống còn của doanh nghiệp. Căn cứ theo nội dung của chiến lược: Chiến lược thương mại, Chiến lược tài chính, Chiến lược công nghệ và kỹ thuật, Chiến lược con người. Căn cứ theo bản chất của từng chiến lược: Chiến lược sản phẩm, Chiến lược thị trường, Chiến lược cạnh tranh, Chiến lược đầu tư. Căn cứ theo quy trình chiến lược. + Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp.
- -7- + Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược.” 1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bước quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược liên quan tới việc xác định những mục tiêu của tổ chức. Những mục tiêu hợp lý phải dựa trên sự phân tích môi trường. Những kết quả mong muốn xác định bởi những mục tiêu trở thành những đối tượng chiến lược của doanh nghiệp hướng tới. 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Giới thiệu doanh nghiệp: - Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp, hình ảnh, địa điểm liên hệ thực tế. - Quá trình hình thành. H - Quá trình phát triển của doanh nghiệp. C Phần này sẽ làm tiền đề để phân tích và định hướng mục tiêu nghiên cứu. TE 1.2.2. Phân tích môi trường Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp U mà có cần phải tránh. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành). H 1.2.2.1. Môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: “Doanh nghiệp đang phải đối phó với cái gì? ” Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp luật, yếu tố kỹ thuật - công nghệ. Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác. * Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên bao gồm: năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, nước... những yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. * Yếu tố xã hội: Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố xã hội để ấn định những cơ hội và đe dọa tiềm tàng. Các yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến
- -8- triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra. Những yếu tố xã hội gồm: chất lượng đời sống, lối sống, sự linh hoạt của người tiêu dùng, nghề nghiệp, dân số, mật độ dân cư, tôn giáo... * Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, vì yếu tố này tương đối rộng cho nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm: - Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược. - Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các nước khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp H đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế. Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá cả của các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. C - Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng TE trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc hoàn toàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán. U - Quan hệ giao lưu quốc tế: Những thay đổi về môi trường quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng nâng cao sự cạnh tranh ở thị trường trong nước. H * Yếu tố chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hướng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- -9- Môi trường chính trị - pháp luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, ngành nghề phương thức kinh doanh... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ thuế suất... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách th ương mại quốc tế, hạn ngạch do Nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô... * Yếu tố công nghệ - kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động. Các yếu H tố này tác động hầu hết đến các mặt của sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. C Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng TE của doanh nghiệp. Ngược lại, với trình độ công nghệ thấp thì doanh nghiệp không những giảm khả năng cạnh tranh mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng U suất lao động, chất lượng sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. H 1.2.2.2. Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là : Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn, hàng (Sản phẩm) thay thế. Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thực phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp, để đề ra được một chiến lược thành công thì phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải. Mối quan hệ giữa các yếu tố này được phản ánh trên (Hình 1.1).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2012
109 p | 270 | 77
-
Luận văn:CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SACOMBANK - CẦN THƠ
59 p | 143 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH MTV Bao Bì 277 Hà Nội
115 p | 159 | 33
-
Luận văn:Chiến lược phát triển công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hội An
13 p | 202 | 32
-
Luận văn chiến lược phát triển dành cho công ty dệt may - Nguyễn thị Huyền Dương – 1
36 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ, Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
125 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Chiến lược phát triển thương hiệu công ty TNHH TOTO Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
84 p | 44 | 17
-
Đề tài: Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giầy Việt Nam
84 p | 120 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Chiến lược phát triển kinh tế huyện Thanh Trì đến năm 2020
3 p | 79 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Thịnh Đạt
43 p | 90 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược phát triển kinh doanh tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
82 p | 31 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại MHDI 10
26 p | 94 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam
27 p | 59 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2025
98 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược phát triển công ty cổ phần Dược Danapha
108 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chiến lược phát triển dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Công ty cổ phần chứng khóa Dầu Khí
105 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển trường tiểu học tư thục Văn Lang - thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015-2020
108 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn