Báo cáo " ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Vibrio spp. VÀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG CÁ CHẼM (Lates calcarifer) BẰNG CÁC CHỦNG VI KHUẨN PHÂN HỦY N-HEXANOYL HOMOSERINE LACTONE "
lượt xem 14
download
Trong hơn 30 năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang trên đà phát triển rất mạnh với sản lượng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên toàn thế giới. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn giống sạch bệnh và đạt chất lượng để cung cấp cho các trang trại nuôi trồng thủy sản rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống, bệnh do vi sinh vật gây ra đang là một vấn đề quan trọng, gây chết ấu trùng hàng loạt,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo " ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Vibrio spp. VÀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG CÁ CHẼM (Lates calcarifer) BẰNG CÁC CHỦNG VI KHUẨN PHÂN HỦY N-HEXANOYL HOMOSERINE LACTONE "
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Vibrio spp. VÀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG CÁ CHẼM (Lates calcarifer) BẰNG CÁC CHỦNG VI KHUẨN PHÂN HỦY N-HEXANOYL HOMOSERINE LACTONE Phạm Minh Nhựt(1), Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh(2) (1) Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Việt Nam; (2) Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản II. ABSTRACT Twenty nine isolates from sea bass (Lates calcarifer) and black tiger shrimp (Penaeus monodon) were tested to evaluate ability to degrade HHL, for Vibrio spp. antogonism in vitro, safety and protection of sea bass larvae against Vibrio spp. infection in in vivo condition within 48 hours, and survival rate improvability of sea bass larvae in pilot hatchery scale. Among 29 tested isolates, fifteen were able to degrade HHL at medium to high level, and/or to antagonise Vibrio spp. These fifteen isolates were tested for the safety to sea bass larvae. Only nine isolates (six from sea bass and three from black tiger shrimp) were safe toward sea bass larvae during of 48 hours. However, these nine isolates did not have ability to protect sea bass larvae in Vibrio spp. experimental infection. In pilot scale hatchery condition, three isolates from black tiger shrimp could not improve survival rate of sea bass larvae. In contrast, five among six isolates from sea bass showed positive effect on survival of sea bass larvae after 30 day of hatchery. Keywords: cá chẽm, N-hexanoyl homoserine lactone, tính đối kháng, Vibrio spp. GIỚI THIỆU Trong hơn 30 năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở nƣớc ta đang trên đà phá t triển rất mạnh với sản lƣợng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra các nƣớc trên toàn thế giới. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn giống sạch bệnh và đạt chất lƣợng để cung cấp cho các trang trại nuôi trồng thủy sản rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống, bệnh do vi sinh vật gây ra đang là một vấn đề quan trọng, gây chết ấu trùng hàng loạt, dẫn đến sự tổn thất nghiêm trọng của các trại sản xuất. Bệnh do vi khuẩn gây ra trên ấu trùng cá chẽm đã làm ảnh hƣởng đến khả năng cung cấp nguồn giống đạt chất lƣợng cho các trang trại và trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất thủy hải sản. Trƣớc thực tế đó, để có thể tồn tại và đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết về nguồn giống, các trang trại sản xuất giống đã sử dụng một số biện pháp để phòng và trị các bệnh do vi sinh vật nhƣ sử dụng kháng sinh, hóa chất. Chính vì việc sử dụng kháng sinh, hóa chất tràn lan nhƣ hiện nay đã dẫn đến tình trạng dƣ lƣợng kháng sinh trong sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, khả năng tạo ra các chủng vi sinh vật kháng thuốc, khi đó hậu quả của ngành nuôi trồng thủy sản sẽ rất lớn. Đứng trƣớc thực trạng đó, các giải pháp sinh học đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng để kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Một trong những hƣớng nghiên cứu nhiều triển vọng nhất là sử dụng các chế phẩm probiotics để phòng các bệnh do vi sinh vật. Ở Việt Nam, probiotics đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây nhƣng nguồn cung cấp probiotics do các công ty sản xuất thƣờng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do đó, việc nghiên cứu và phân lập các chế phẩm vi sinh ở điều kiện Việt Nam đã đƣợc tiến hành trong thời gian gần đây và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả đáng kể. Hiện nay, cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tƣợng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng của đối tƣợng này không cao, không ổn định và mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh (chủ yếu là nhóm Vibrio). Việc sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả cao trong phòng bệnh do vi sinh vật mà lại làm tăng khả năng kháng thuốc. Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện một số vi khuẩn có khả năng ức chế các phân tử tín hiệu ―quorum sensing‖ (các phân tử do vi khuẩn tiết ra dùng trong quá trình giao tiếp và có liên 176
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 quan đến độc lực của vi khuẩn gây bệnh). Vì vậy, việc phân lập các chủng vi khuẩn có các đặc tính nói trên và sử dụng trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong công tác sản xuất giống sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá biển. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP Các gốc vi khuẩn thí nghiệm Các chủng vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm đƣợc phân lập từ đƣờng ruột của cá chẽm, tôm sú thƣơng phẩm và tôm post larvae khỏe mạnh. Và chúng đƣợc phân lập dựa trên khả năng phân hủy phân tử tín hiệu AHL Đánh giá khả năng phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn Các gốc vi khuẩn đƣợc nuôi cấy trong các bình bình tam giác có chứa 10 ml môi trƣờng LB có bổ sung HHL với nồng độ 5 ppm. Mật độ vi khuẩn khảo sát sử dụng lần lƣợt là 105, 106 cfu/ml. Mỗi gốc vi khuẩn đƣợc thực hiện lặp lại 3 lần tƣơng ứng với mỗi nồng độ. Các bình tam giác ủ lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Tốc độ phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn đƣợc đánh giá ở các thời điểm 0, 3, 6, 9 và 12 giờ sau khi nuôi cấy. Tại mỗi thời điểm thu mẫu, hút 1 ml dịch vi khuẩn từ mỗi bình tam giác cho vào 1 eppendorf vô trùng. Tiến hành ly tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ sinh khối vi khuẩn. Sau đó, lấy 10 μl dịch lọc này cho vào giữa đĩa môi trƣờng LB agar đã tráng sẵn 50 l vi khuẩn C. violaceum với mật độ 106 cfu/ml và tiến hành ủ trong 24 giờ. Tiến hành đo đƣờng kính vòng tròn sắc tố violacein và tính toán nồng độ HHL còn lại tại mỗi thời điểm. Đánh giá đặc tính đối kháng của các gốc vi khuẩn đối với Vibrio spp. Các gốc Vibrio spp. sử dụng trong thí nghiệm này là V. harveyi BB120, V. parahaemolyticus và V. alginolyticus. Đánh giá tính đối kháng của sinh khối vi khuẩn đối với Vibrio spp. Các hỗn hợp vi khuẩn khảo sát đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng TSB. Mật độ vi khuẩn sử dụng trong thử nghiệm này là 106 cfu/ml. Mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mật độ Vibrio spp. sử dụng là 105 cfu/ml. Các gốc vi khuẩn khảo sát sau khi nuôi cấy trên môi trƣờng TSB đƣợc pha loãng để có đƣợc mật độ 106 cfu/ml. Sau đó 50 l dịch này đƣợc cấy trải trên môi trƣờng TSA bổ sung NaCl. Đem ủ ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ. Các chủng Vibrio spp. đƣợc xác định mật độ rồi tiến hành cấy trải 50 l trên môi trƣờng TSA bổ sung NaCl. Chờ cho đĩa thạch thật khô, sử dụng một ống trụ đƣờng kính 5 mm đục 3 lỗ trên mỗi đĩa thạch. Đối với các đĩa thạch chứa vi khuẩn khảo sát sau khi nuôi cấy, chọn những vùng vi khuẩn phát triển dầy đặc, tiến hành đục 9 khối thạch chứa sinh khối vi khuẩn. Dùng kẹp vô trùng gắp từng khối thạch đặt vào trong các giếng trên đĩa đã trải các chủng Vibrio spp. Đem ủ ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ. Sau thời gian 24 giờ, đo các vòng kháng khuẩn xung quanh các giếng thạch. Đánh giá tính đối kháng của dịch sau ly tâm vi khuẩn đối với Vibrio spp. Các hỗn hợp vi khuẩn khảo sát đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng TSB có bổ sung NaCl. Mật độ vi khuẩn sử dụng là 106 cfu/ml. Mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mật độ Vibrio spp. sử dụng lần lƣợt là 105 cfu/ml. Các gốc vi khuẩn khảo sát đƣợc nuôi trong môi trƣờng TSB bổ sung NaCl trên tủ ấm lắc trong 24 giờ. Sau đó, xác định mật độ và tiến hành pha loãng để có đƣợc mật độ 106 cfu/ml. Cấy chuyển 50 l vào bình tam giác chứa môi trƣờng TSB bổ sung NaCl và nuôi cấy trong tủ ấm lắc nhiệt độ 300C trong 24 giờ. Đối với các chủng Vibrio spp., tiến hành cấy chuyển sang môi trƣờng TSB bổ sung NaCl và nuôi cấy trong tủ ấm lắc nhiệt độ 300C trong 24 giờ. Sau 24 giờ nuôi cấy, hút 1 ml dịch vi khuẩn cho vào eppendorf vô trùng đem ly tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ sinh khối vi khuẩn và lấy dịch nổi. 177
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Đối với các chủng Vibrio spp. sau khi xác định mật độ, tiến hành cấy trải 50 l trên môi trƣờng TSA bổ sung NaCl. Chờ cho đĩa khô, dùng một ống trụ đƣờng kính 5 mm đục 3 lỗ trên mỗi đĩa thạch. Hút 100 l dịch nổi sau khi ly tâm cho vào các lỗ thạch sau khi đục. Sau đó, đem ủ ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ. Sau 24 giờ đo các vòng kháng khuẩn xung quanh lỗ thạch. Đánh giá mức độ an toàn của các gốc vi khuẩn khảo sát đối với ấu trùng cá chẽm Từ kết quả hai thí nghiệm trên, các gốc vi khuẩn có khả năng phân hủy HHL tốt hoặc/và đối kháng với Vibrio spp. trong điều kiện in vitro đƣợc chọn lựa. Những gốc này đƣợc đánh giá mức độ an toàn đối với ấu trùng cá chẽm. Thí nghiệm đƣợc bố trí trong các khay có 6 ô, mỗi ô chứa 10 ml nƣớc biển vô trùng với mật độ ấu trùng cá chẽm là 5 con/ô. Mỗi gốc vi khuẩn đƣợc tiến hành lặp lại 6 lần. Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 16 nghiệm thức trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng không bổ sung vi khuẩn và 15 nghiệm thức có bổ sung riêng lẻ từng loại vi khuẩn khảo sát. Các gốc vi khuẩn khảo sát đƣợc bổ sung vào trong các giếng (6 giếng/ một gốc vi khuẩn) với các mật độ 106 cfu/ml và chỉ bổ sung một lần. Trong suốt quá trình thí nghiệm, không cho ấu trùng cá chẽm ăn. Tiến hành theo dõi tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm tại thời điểm 48 giờ. Đánh giá tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm của các gốc vi khuẩn khảo sát khi gây nhiễm với Vibrio spp. Kết thúc thí nghiệm 3, chỉ có những gốc vi khuẩn đạt mức độ an toàn đối với ấu trùng cá chẽm sau thời gian 48 giờ đƣợc sử dụng tiếp cho thí nghiệm này. Thí nghiệm đƣợc bố trí trong các khay nhựa, mỗi khay có 6 ô và mỗi ô đƣợc bố trí thể tích nƣớc biển vô trùng là 50 ml. Mỗi nghiệm thức đƣợc bố trí lặp lại 6 lần. Mật độ ấu trùng cá chẽm là 5 con/1 ô. Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 10 nghiệm thức trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng chỉ bổ sung vi khuẩn Vibrio spp. và 9 nghiệm thức bổ sung cả Vibrio spp. và các gốc vi khuẩn riêng lẻ khảo sát. Không cho cá ăn trong thời gian thí nghiệm. Sục khí nhẹ một lần mỗi ngày sau khi đã đếm xong ấu trùng cá còn sống và đã loại bỏ ấu trùng cá chết. Vi khuẩn khảo sát đƣợc sử dụng với mật độ 107 cfu/ml và các chủng Vibrio spp. đƣợc sử dụng ở mật độ 108 cfu/ml. Các chủng Vibrio spp. đƣợc bổ sung vào sau khi bổ sung vi khuẩn khảo sát 6 giờ. Tiến hành theo dõi tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm sau 24 giờ và 48 giờ sau khi bổ sung vi khuẩn và tiến hành đánh giá tỷ lệ sống sót của ấu trùng cá chẽm tại các thời điểm. Đánh giá hiệu quả nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm của các gốc vi khuẩn khảo sát ở điều kiện bể ƣơng. Kết thúc các thí nghiệm in vitro và in vivo, chúng tôi đã chọn lọc đƣợc 9 gốc vi khuẩn Ch101, Ch102, Ch104, Ch201, Ch501, Ch601, T207, T401 và T402 phân lập từ cá chẽm và tôm sú. Tuy nhiên, do khối lƣợng công việc khá lớn và điều kiện thí nghiệm hạn chế nên thí nghiệm không đƣợc tiến hành trong 1 đợt và phải đƣợc tiến hành trong 3 đợt thí nghiệm, mỗi đợt đƣợc tiến hành với 3 gốc vi khuẩn. Ở mỗi đợt, vi khuẩn khảo sát đƣợc bổ sung trực tiếp vào trong nƣớc trƣớc khi cho trứng vào ấp và hai ngày một lần trực tiếp vào nƣớc nuôi với mật độ vi khuẩn là 105 cfu/ml. Song song đó, vi khuẩn khảo sát cũng đƣợc làm giàu qua thức ăn tự nhiên (rotifer và artemia) với mật độ vi khuẩn 105 cfu/ml trƣớc khi cho cá ăn. Không bổ sung vi khuẩn ở nghiệm thức đối chứng. Sử dụng một gốc vi khuẩn cho mỗi nghiệm thức và ở mỗi đợt nghiệm thức 5 là hỗn hợp của 3 gốc vi khuẩn khảo sát ở mỗi đợt. Mỗi nghiệm thức đƣợc bố trí ngẫu nhiên và đƣợc lặp lại 3 lần. Thí nghiệm đƣợc bố trí trong các bể composite 0,5 m3 trên ấu trùng cá chẽm mới nở với mật độ là 30 con/lít. Nƣớc biển phải đƣợc xử lý trƣớc khi sử dụng. Chế độ chăm sóc, quản lý và cho ăn đƣợc áp dụng theo đúng quy trình ƣơng cá chẽm của Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ. Đánh giá tỷ lệ sống ở các nghiệm thức vào ngày thứ 30. Theo dõi hoạt động cá hằng ngày và biểu hiện bệnh (nếu có). Theo dõi chỉ tiêu vi sinh: Vibrio tổng số trong nƣớc. Theo dõi các chỉ tiêu môi trƣờng: nhiệt độ, pH, NH3-N, NO2-N. 178
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Vào cuối đợt thí nghiệm, tất cả các bể ƣơng cá và bể nhân sinh khối vi khuẩn đều phải đƣợc xử lý kỹ bằng chlorine. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đánh giá khả năng phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn Tiến hành khảo sát sự phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn ở mật độ 105 và 106 cfu/ml. Mục tiêu của thí nghiệm này nhằm đánh giá khả năng phân hủy phân tử HHL theo thời gian. Khả năng phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn căn cứ vào đƣờng kính vòng tròn sắc tố violacein màu xanh hình thành trong quá trình thí nghiệm. Từ kết quả đó, dựa vào đƣờng tƣơng quan tuyến tính để tính toán nồng độ HHL còn lại trong mẫu sau mỗi thời điểm thu mẫu. Kết quả đánh giá mức độ phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn khảo sát tại thời điểm 12 giờ đƣợc thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1: Mức độ phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn phân lập từ cá chẽm tại thời điểm 12 giờ Phân hủy HHL Ký hiệu vi khuẩn STT 105 cfu/ml 106 cfu/ml 1 Ch101 +++ + 2 Ch102 +++ ++ 3 Ch103 + + 4 Ch104 + + 5 Ch201 +++ ++ 6 Ch301 + + 7 Ch305 + + 8 Ch401 + ++ 9 Ch501 ++ + 10 Ch506 + ++ 11 Ch601 ++ + 12 Ch602 + + 13 Pl101 ++ + 14 Pl103 + + 15 Pl301 + + 16 Pl303 + + 17 Pl606 +++ + 18 T101 + + 19 T102 + + 20 T201 ++ + 21 T204 ++ ++ 22 T207 + + 23 T302 +++ ++ 24 T303 +++ ++ 25 T306 + + 26 T401 + + 27 T402 + + 28 T501 + +++ 29 T602 +++ +++ Trong đó (+++): các gốc vi khuẩn phân hủy HHL mạnh (nồng độ HHL bằng 0 tại thời điểm 12 giờ) (++): các gốc vi khuẩn phân hủy HHL trung bình (nồng độ HHL nhỏ hơn 1 ppm tại thời điểm 12 giờ) (+): các gốc vi khuẩn phân hủy HHL yếu (nồng độ HHL lớn hơn 1 ppm tại thời điểm 12 giờ) Dựa vào kết quả phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các gốc vi khuẩn khảo sát đều có khả năng phân hủy HHL theo thời gian, tuy nhiên, khả năng phân hủy HHL của chúng rất khác nhau. Nhìn chung, mức độ phân hủy HHL ở mật độ vi khuẩn ban đầu 105 cfu/ml là cao hơn so với mật độ vi khuẩn ban đầu là 106 cfu/ml. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng khả năng phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn ở mật độ vi khuẩn 105 cfu/ml và 106 cfu/ml có sự khác biệt có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học (P < 0,05). Điều này là do trong cùng một thể 179
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 tích thí nghiệm, mật độ vi khuẩn càng cao thì càng dễ xảy ra khả năng ức chế lẫn nhau, chính vì thế khả năng phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn ở mật độ 106 cfu/ml không thể mạnh bằng ở mật độ 105 cfu/ml. Tinh và ctv. (2007b) đã nghiên cứu các gốc vi khuẩn EC đƣợc phân lập từ tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và thí nghiệm đƣợc bố trí trong 48 giờ với nồng độ HHL ban đầu là 5 ppm, mật độ vi khuẩn bổ sung là 106 cfu/ml. Kết quả của thí nghiệm các gốc vi khuẩn EC này phân hủy HHL hoàn toàn ở thời gian 48 giờ trong đó gốc có khả năng phân hủy HHL tốt nhất cũng chỉ phân hủy HHL hoàn toàn ở 24 giờ. Trong khi đó, những gốc phân lập từ cá chẽm, tôm sú và post larvae ở điều kiện thí nghiệm của chúng tôi lại phân hủy HHL hoàn toàn trong thời gian 12 giờ ở mật đ ộ vi khuẩn là 105 cfu/ml. Đánh giá đặc tính đối kháng của các gốc vi khuẩn khảo sát đối với Vibrio spp. Đặc tính đối kháng của sinh khối vi khuẩn đối với Vibrio spp. Kết quả đặc tính đối kháng của sinh khối vi khuẩn đối với Vibiro spp. đƣợc trình bày ở Bảng 2. Mức độ đối kháng của sinh khối các gốc vi khuẩn khảo sát đối với Vibrio spp. Ký hiệu vi khuẩn V. alginolyticus V. parahaemolyticus V. harveyi BB120 – – Ch102 + – – Ch104 + – – Ch201 + – – Pl101 + – – T207 ++ – – T401 ++ T402 ++ + + Đối chứng – – – Trong đó (++): các gốc vi khuẩn đối kháng với Vibrio spp. mạnh (đƣờng vòng kháng khuẩn lớn hơn hoặc bằng 15 mm). (+): các gốc vi khuẩn đối kháng với Vibrio spp. yếu (đƣờng kính vòng kháng khuẩn nhỏ hơn 15 mm và lớn hơn 5 mm). (-): các gốc vi khuẩn không đối kháng với Vibrio spp. (không tạo vòng kháng khuẩn) Từ Bảng 2, chúng tôi nhận thấy rằng trong số các gốc vi khuẩn khảo sát thì chỉ có 7 gốc vi khuẩn (Ch102, Ch104, Ch201, Pl101, T207, T401 và T402) có đặc tính đối kháng với Vibrio spp. Cả 7 gốc này đều có đặc tính kháng lại V. alginolyticus qua việc hình thành vòng tròn kháng khuẩn xung quanh lỗ thạch. Tuy nhiên, trong số các gốc vi khuẩn này, thì chỉ có gốc vi khuẩn T402 hình thành vòng tròn kháng khuẩn đối với cả 3 chủng Vibrio spp., trong đó vòng tròn kháng V. alginolyticus là lớn nhất. Điều này chứng tỏ T402 có khả năng ức chế sự phát triển cả 3 gốc Vibrio khảo sát. Đặc tính đối kháng của dịch nổi sau khi ly tâm vi khuẩn đối với Vibrio spp. Đặc tính đối kháng của dịch nổi sau khi ly tâm vi khuẩn đối với Vibrio spp. đƣợc trình bày ở Bảng 3. Bảng 3: Mức độ đối kháng của dịch sau khi ly tâm các gốc vi khuẩn khảo sát đối với Vibrio spp Ký hiệu vi khuẩn V. alginolyticus V. parahaemolyticus V. harveyi BB120 – – Ch104 + – – Ch201 + Đối chứng – – – Trong đó (++): các gốc vi khuẩn đối kháng với Vibrio spp. mạnh (đƣờng kính vòng kháng khuẩn lớn hơn hoặc bằng 15 mm). (+): các gốc vi khuẩn đối kháng với Vibrio spp. yếu (đƣờng kính vòng kháng khuẩn nhỏ hơn 15 mm và lớn hơn 5 mm). (-): các gốc vi khuẩn không đối kháng với Vibrio spp. (không tạo vòng kháng khuẩn) Trong số các dịch nổi sau khi ly tâm loại bỏ sinh khối vi khuẩn đƣợc khảo sát thì chỉ có dịch nổi của hai gốc vi khuẩn Ch104 và Ch201 có khả năng ức chế sự phát triển của V. alginolyticus nhƣng không có khả năng ức chế sự phát triển của V. parahaemolyticus và V. harveyi BB120. Tuy nhiên, mức độ ức chế của dịch nổi sau khi ly tâm vi khuẩn không cao do vòng kháng khuẩn hình 180
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 thành không rõ ràng. Điều này chứng tỏ rằng hai gốc vi khuẩn Ch104 và Ch201 có thể tiết ra một số hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của V. alginolyticus, ngay cả khi không có sự hiện diện của vi khuẩn trong môi trƣờng. Do đó, khả năng ức chế Vibrio spp. của các gốc vi khuẩn hiệu quả hơn khi sử dụng sinh khối của chúng so với sử dụng dịch môi trƣờng nuôi cấy. Điều này có nghĩa là ở đa số các gốc vi khuẩn khảo sát, chúng chỉ tiết ra các hợp chất có hoạt tính ức chế sự phát triển của Vibrio spp. khi có sự hiện diện của sinh khối vi khuẩn trong môi trƣờng. Từ kết quả khảo sát đặc tính phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn và khả năng đối kháng Vibrio spp. ở điều kiện in vitro chúng tôi nhận thấy rằng không có sự tƣơng quan giữa khả năng phân hủy HHL và ức chế sự phát triển của Vibrio spp. AHL là phân tử tín hiệu quorum sensing đã đƣợc tìm thấy ở V. harveyi và V. parahaemolyticus, và sự tiết ra phân tử tín hiệu này điều khiển quá trình hình thành độc lực ở các gốc vi khuẩn này (Defoirdt và ctv, 2004). Việc bất hoạt phân tử tín hiệu quorum sensing ở vi khuẩn gây bệnh có thể làm giảm đáng kể sự biểu hiện của các yếu tố độc lực, và ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng nhiều loại vi khuẩn có khả năng phân hủy AHL nếu các phân tử này hiện diện trong môi trƣờng ở nồng độ từ M đến mM (Defoirdt và ctv, 2004). Những gốc vi khuẩn thí nghiệm đều đƣợc phân lập từ dựa trên khả năng phân hủy AHL nên chúng đều có thể phân hủy đƣợc HHL. Tuy nhiên, trong thời gian 12 giờ theo dõi thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các gốc vi khuẩn khảo sát đều có khả năng phân hủy HHL ở các mức độ khác nhau với nồng độ HHL ban đầu là 5 ppm. Sự phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn có thể là do chúng có thể tạo ra lactonase và acyclase (Dong và ctv, 2000; Molina và ctv, 2008). Tốc độ phân hủy HHL của các gốc vi khuẩn này nhanh hay chậm có thể do mức độ thích nghi với môi trƣờng của chúng, khả năng tiếp xúc với HHL đồng thời có thể do khả năng tạo ra enzyme. Vì các vi khuẩn gây bệnh sử dụng các phân tử tín hiệu AHL để điều khiển các yếu tố độc lực, do đó sự phân hủy các phân tử tín hiệu này làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn trên vật chủ, nhƣng không ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Do đó, mặc dù các gốc vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm có khả năng phân hủy HHL nhƣng nhƣ thế không có nghĩa là tất cả chúng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. Trong số các gốc vi khuẩn thí nghiệm thì chỉ có các gốc vi khuẩn Ch102, Ch104, Ch201 ức chế sự phát triển của V. alginolyticus với mức độ (+) trong khi đó các gốc vi khuẩn phân lập từ tôm sú T207, T401 và T402 ức chế V. alginolyticus với mức độ (++) và đặc biệt là gốc T402 ngoài khả năng ức chế V. alginolyticus, chúng còn có khả năng ức chế cả V. parahaemolyticus và V. harveyi với mức độ (+). Điều này chứng tỏ các gốc vi khuẩn này khi có sự hiện diện của chúng trong môi trƣờng, chúng có khả năng tiết ra một số hợp chất ức chế sự phát triển của Vibrio spp.. Các hợp chất do vi khuẩn tiết ra để ức chế sự phát triển của Vibrio spp. có thể là bacteriocin, các acid hữu cơ, lysozyme hoặc là poly--hydroxy butyrate (PHB) (Defoirdt và ctv, 2004) hoặc siderophore (Gatesoupe, 1997; Verschuere và ctv, 2000). Đánh giá mức độ an toàn của các gốc vi khuẩn khảo sát đối với ấu trùng cá chẽm Từ các gốc vi khuẩn đã chọn lọc đƣợc từ hai thí nghiệm trên, tiến hành khảo sát mức độ an toàn của các gốc vi khuẩn này đối với ấu trùng cá chẽm. Mục đích của thí nghiệm này nhằm xác định các gốc vi khuẩn này có phải là tác nhân gây bệnh hay là gốc vi khuẩn an toàn đối với ấu trùng cá chẽm. Thí nghiệm đƣợc theo dõi trong 48 giờ. Trong số các gốc vi khuẩn đƣợc chọn lọc có 7 gốc vi khuẩn phân lập từ cá chẽm, 2 gốc vi khuẩn phân lập từ post larvae và 7 gốc vi khuẩn phân lập từ tôm sú. Bảng 3: Mức độ an toàn của các chủng vi khuẩn đối với ấu trùng cá chẽm Chủng vi khuẩn Tỷ lệ sống (%) 93,33 ± 10,33cd Ch101 86,67 ±16,33cd Ch102 90 ± 10,95cd Ch104 93,33 ± 10,33cd Ch201 96,67 ± 8,16d Ch501 90 ± 10,95cd Ch601 20 ± 30,98a Pl101 20 ± 30,98a Pl606 90 ± 10,95cd T207 181
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 63,33 ± 32,66bc T302 63,33 ± 16,73bc T303 90 ± 10,95cd T401 86,67 ± 16,32cd T402 63,33 ± 24,22bc T501 50 ± 20,98ab T602 Đối chứng 100d Dựa bảng 3 nhận thấy rằng tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm có sự khác nhau giữa các chủng vi khuẩn khảo sát so với đối chứng. Xét trên phƣơng diện thống kê học tại thời điểm 48 giờ, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Điều này chứng tỏ sự bổ sung vi khuẩn ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống khác nhau của ấu trùng cá chẽm. Đối với các chủng Ch101, Ch102, Ch104, Ch201, Ch501 và Ch601, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm không c ó sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng nên các chủng này không gây hại đến ấu trùng cá chẽm. Trong khi đó, đối với các chủng vi khuẩn phân lập từ tôm sú khi xét về phƣơng diện thống kê học tại thời điểm 48 giờ, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm khi bổ sung các chủng Pl101, Pl606, T602, T302, T303 và T501 có mức độ an toàn thấp một cách có ý nghĩa so với đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng các chủng vi khuẩn Pl606, T602, T302, T303 và T501 không an toàn cho ấu trùng cá chẽm, do đó chủng này không đƣợc sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo. Nhƣ vậy, chín chủng vi khuẩn Ch101, Ch102, Ch104, Ch201, Ch501, Ch601 T207, T401 và T402 này sẽ tiếp tục đƣợc sử dụng cho thí nghiệm khảo sát hiệu quả nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm trong điều kiện in vivo. Đánh giá tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm khi gây nhiễm với Vibrio spp. khi có sự hiện diện của các chủng vi khuẩn khảo sát Thí nghiệm này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm gây nhiễm với Vibrio spp. khi có sự hiện diện của các gốc vi khuẩn đã chọn lọc đƣợc ở thí nghiệm 4.1, 4.2 và 4.3. Bảng 4: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm khi gây nhiễm với Vibrio spp. khi có sƣ hiện diện của các gốc vi khuẩn khảo sát Tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm khi gây nhiễm (%) Chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus V. alginolyticus Ch101 0 0 0 Ch102 0 0 Ch104 8,33 0 Ch201 8,33 Ch501 0 0 0 Ch601 13,33 T207 21,43 18,75 T401 0 0 T402 28,57 9,09 Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng trong số 9 gốc vi khuẩn khảo sát, tuy có một số gốc vi khuẩn có khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm so với đối chứng ở điều kiện gây nhiễm Vibrio spp. nhƣ gốc Ch104, Ch601, T207 nhƣng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả này không tƣơng đồng với kết quả thí nghiệm in vitro. Điều này là do trong thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của các gốc vi khuẩn với Virio spp. trong điều kiện in vitro thì chỉ có hai đối tƣợng là vi khuẩn khảo sát và Vibrio spp.. Trong khi đó, ở điều kiện in vivo ngoài vi khuẩn khảo sát và Vibrio spp. còn có sự hiện diện của vật chủ, nên ngoài sự tƣơng tác với Vibrio spp. các gốc vi khuẩn khảo sát còn tƣơng tác với vật chủ. Chính điều này có thể làm cho khả năng phân hủy phân tử tín hiệu AHL và/hay hoạt tính ức chế đối với sự phát triển của Vibrio spp. bị giảm xuống, từ đó làm cho khả năng bảo vệ ấu trùng cá chẽm của các gốc vi khuẩn không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với gốc T402. Đây là một gốc vi khuẩn khá đặc biệt vì ngoài khả năng phân hủy HHL (mặc dù tƣơng đối yếu), nó còn thể hiện khả năng ức chế cả ba chủng Vibrio thí nghiệm trong đó 182
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 mức độ ức chế V. alginolyticus là mạnh nhất. Trong thí nghiệm in vivo, gốc này cũng thể hiện khả năng bảo vệ ấu trùng cá chẽm khi gây nhiễm với V. alginolyticus và V. parahaemolyticus khá tốt ở thời điểm 24 giờ. Tuy tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm có sự hiện diện của các gốc vi khuẩn khảo sát khi gây nhiễm với Vibrio spp. khá thấp nhƣng điều này không có nghĩa là các gốc vi khuẩn này hoàn toàn không có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm. Một số gốc vi khuẩn khảo sát đã giúp nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm mặc dù chƣa đạt đến mức độ bảo hộ cho ấu trùng cá chẽm so với đối chứng nhƣ gốc vi khuẩn Ch104, Ch201, Ch601, T207, T402. Hiệu quả nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm của các gốc vi khuẩn trong điều kiện ƣơng Từ kết quả các thí nghiệm in vitro và thử nghiệm tính đối kháng của các gốc vi khuẩn khảo sát đối với Vibrio spp. trên ấu trùng cá chẽm, chúng tôi đã chọn lọc đƣợc một số gốc vi khuẩn với những đặc tính có lợi để tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của các gốc vi khuẩn này đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm. Các gốc vi khuẩn đƣợc sử dụng trong thí nghiệm này là: T207, T401, T402, Ch102, Ch104, Ch201, Ch101, Ch501, Ch601 đƣợc chia thành 3 đợt thí nghiệm. Bảng 5: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở đợt thí nghiệm 1 Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Đối chứng 84,33 ± 5,24b 34,67 ± 8,08a T207 18,78 ± 9,89a T401 22,89 ± 10,63a T402 Hỗn hợp 24,89 ± 1,54a Dựa vào bảng 5, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm khi bổ sung các chủng vi khuẩn giảm thấp và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Việc cung cấp các chủng vi khuẩn khảo sát này chẳng những không cải thiện tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm mà còn làm cho ấu trùng cá chẽm chết rất nhiều so với nghiệm thức đối chứng và đợt phải kết thúc ở thời điểm 14 ngày. Điều này chứng tỏ các chủng vi khuẩn T207, T401 và T402 là những chủng phân lập từ tôm sú thƣơng phẩm không thích hợp với ấu trùng cá chẽm nên khi cung cấp vi khuẩn qua thức ăn tự nhiên và cung cấp trực tiếp, vi khuẩn xâm nhập vào đƣờng ruột và không tƣơng thích với hệ vi sinh vật đƣờng ruột của ấu trùng cá chẽm. Bảng 6: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở đợt thí nghiệm 2 Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Đối chứng 8,52 ± 0,47b 11,48 ± 3,24bc Ch102 10,23 ± 3,64bc Ch104 1,34 ± 0,64a Ch201 Hỗn hợp 14,34 ± 0,67c Dựa vào bảng 6, chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở ngày thứ 30 là khá thấp. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức hỗn hợp cũng chỉ đạt 14,34 %. Nguyên nhân là do chất lƣợng trứng sử dụng trong đợt này không tốt nên ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm. Khi xét về phƣơng diện thống kê học với trắc nghiệm Duncan, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở nghiệm thức bổ sung Ch201 là thấp nhất (1,34 %) và tỷ lệ sống ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp vi khuẩn là cao nhất (14,34%) và cao hơn nghiệm thức đối chứng một cách có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học (p < 0,05), trong khi tỷ lệ sống ở các nghiệm thức Ch102 và Ch104 không có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng khi đánh giá bằng trắc nghiệm Duncan (p > 0,05). Điều này chứng tỏ rằng việc bổ sung vi khuẩn đã có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm. Việc sử dụng hỗn hợp của ba chủng vi khuẩn cho t ỷ lệ sống cao hơn so với việc sử dụng từng chủng riêng lẻ và cao hơn đối chứng, chứng tỏ hỗn hợp vi khuẩn có tác dụng bổ trợ nhau trong việc nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm. Riêng đối với chủng Ch201 lại cho tỷ lệ sống thấp hơn rất nhiều so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại, điều này là do các chủng này không ức chế đƣợc sự phát triển của Vibrio trong nƣớc và mật độ Vibrio trong nƣớc khá cao nên làm cho ấu trùng chết rất nhiều. 183
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bảng 7: Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở đợt thí nghiệm 3 Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Đối chứng 29,84 ± 11,13a 35,89 ± 15,56ab Ch101 58,6 ± 15,23b Ch501 49,06 ± 13,21ab Ch601 Hỗn hợp 58,73 ± 2,13b Tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở đợt 3 đƣợc thể hiện ở bảng 7. Chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở đợt này khá cao và cao hơn rất nhiều so với đợt trƣớc ngay cả ở nghiệm thức đối chứng. Điều này có thể do nguồn trứng cá thụ tinh sử dụng cho đợt này tốt hơn khá nhiều so với đợt trƣớc. Và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở các nghiệm thức cũng có s ự khác nhau khá rõ rệt. Khi đánh giá sự khác biệt của từng nghiệm thức với nhau bằng trắc nghiệm Duncan, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm giữa nghiệm thức Ch501 và hỗn hợp so với nghiệm thức đối chứng, trong khi đó tỷ lệ sống ở 2 nghiệm thức bổ sung Ch101 hoặc Ch601 lại không có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Qua đợt này, một lần nữa cho phép kết luận việc bổ sung vi khuẩn có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm so với không bổ sung vi khuẩn và việc sử dụng hỗn hợp các vi khuẩn cho hiệu quả cao hơn hẳn so với sử dụng từng chủng riêng rẽ. Tóm lại, các chủng vi khuẩn khảo sát có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm và các chủng vi khuẩn này khác nhau theo nguồn gốc phân lập, có nghĩa là chỉ có các chủng vi khuẩn phân lập từ cá chẽm mới thể hiện hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng cá chẽm. Trong ba đợt, đợt 1 với ba chủng phân lập từ tôm sú thƣơng phẩm có tỷ lệ sống của ấu trùng rất thấp so với đối chứng, điều này chứng tỏ các chủng này không phù hợp với hệ vi sinh đƣờng ruột của ấu trùng cá chẽm nên không có khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng mà ngƣợc lại còn có khả năng gây chết ấu trùng. Mặc dù những chủng này đã đƣợc kiểm tra khả năng an toàn đối với ấu trùng cá chẽm nhƣng đợt này chỉ tiến hành theo dõi trong 48 h, đây là thời gian khá ngắn nên không thể đánh giá hết mức độ an toàn. Trong khi đó, các chủng vi khuẩn phân lập từ ấu trùng cá chẽm hoàn toàn không gây hại đến ấu trùng cá chẽm trong suốt thí nghiệm. Do đó, những chủng vi khuẩn phân lập từ đối tƣợng nào nên sử dụng cho đối tƣợng đó sẽ cho kết quả tốt nhất. Từ kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng các chủng vi khuẩn đã phân lập có tính đặc hiệu theo loài. Do chất lƣợng trứng đã thụ tinh ở hai đợt 2 và 3 không đồng đều nhau nên chúng tôi không thể đánh giá các chủng vi khuẩn ở đợt 3 hiệu quả hơn trong việc nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm so với các chủng sử dụng ở đợt 2. Nhìn chung, sự bổ sung vi khuẩn có hiệu qu ả trong việc nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm ở cả hai đợt, ngoại trừ chủng Ch201 ở đợt 2. Ngoài khả năng nâng cao tỷ lệ sống, chúng còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của Vibrio trong nƣớc, là một tác nhân có thể gây chết ấu trùng cá chẽm. Hiệu quả nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm của các chủng vi khuẩn chủ yếu là nâng cao khả năng tiêu hóa của ấu trùng, tăng khả năng hấp thụ dinh dƣỡng làm chúng phát triển nhanh hơn và làm thời gian biến thái của chúng rút ngắn lại. Đồng thời, các chủng này ức chế độc lực của Vibrio và những vi khuẩn gây bệnh khác thông qua việc bẻ gãy các phân tử tín hiệu quorum sensing và chúng có thể sản xuất ra các chất ức chế làm Vibrio không thể gây hại cho ấu trùng cá chẽm. Hơn nữa, qua đợt 2 và 3 chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng các chủng vi khuẩn cao hơn khi sử dụng ở dạng hỗn hợp. Vì các chủng vi khuẩn đã đƣợc thử nghiệm là những vi khuẩn có lợi nên khi sử dụng chung chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn so với từng chủng riêng rẽ và có thể thích nghi với các điều kiện môi trƣờng khác nhau nên hiệu quả cao hơn. Tóm lại, các chủng vi khuẩn đƣợc sử dụng trong thí nghiệm đƣợc phân lập từ cá chẽm, tôm sú thƣơng phẩm và post larvae dựa trên khả năng phân hủy phân tử tín hiệu quorum sensing ở vi khuẩn gram âm (phân từ AHL) thì chỉ có các chủng vi khuẩn phân lập từ cá chẽm có hiệu quả tốt trong việc nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm, điều đó chứng tỏ rằng nguồn gốc phân lập vi khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lọc đƣợc một chủng vi khuẩn tốt cho đối tƣợng mà chúng ta quan tâm. Hơn nữa, việc chọn lọc các chủng vi khuẩn này theo khả năng phân hủy AHL là một 184
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 hƣớng đi khá mới ở Việt Nam. Những chủng vi khuẩn này có khả năng ức chế độc lực của vi khuẩn gây bệnh và từ đó nâng cao khả năng sống của ấu trùng cá chẽm. Trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nâng cao tỷ lệ sống của nhiều loại động vật nuôi trồng thủy sản bằng probiotic nhƣ trên tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (Gomez và ctv, 2008), cá bơn (Ringo, 1999; Tinh và ctv, 2008), bào ngƣ (Macey và Coyne, 2005) …. Trong nghiên cứu của Gomez và ctv (2008) về đánh giá khả năng nâng cao tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) của các chủng vi khuẩn probiotics bằng cách cho ăn 2 ngày/lần với thời gian theo dõi lần lƣợt là 15, 30 và 45 ngày thì thấy rằng tỷ lệ sống của tôm thẻ tại các thời điểm đều đạt tỷ lệ khá cao (từ 83,33 % đến 92,66 %). Gomez và ctv (2008) đã nhận thấy rằng những chủng vi khuẩn này có sản xuất ra các enzyme tiêu hóa nhƣ protease và những enzyme tiêu hóa này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiêu hóa ở vật chủ. Nhìn chung, theo kết quả của các nghiên cứu đã đạt đƣợc, các chủng vi khuẩn có đặc tính probiotic đều có khả năng nâng cao tỷ lệ sống của động vật thí nghiệm. Đây là một tín hiệu rất đáng khả quan, vì trong tình hình các tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản ngày càng nhiều, và việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thì probiotic là một giải pháp khả thi để nâng cao chất lƣợng con giống cũng nhƣ chất lƣợng tôm hay cá nuôi thƣơng phẩm. KẾT LUẬN Tất cả các chủng vi khuẩn khảo sát đều có khả năng phân hủy phân tử AHL (phân tử tín hiệu quorum sensing của vi khuẩn gram âm) trong thời gian 12 h nhƣng mức độ phân hủy của chúng không giống nhau và phụ thuộc vào thời gian khảo sát. Khả năng phân hủy AHL có mối tƣơng quan với khả năng ức chế độc lực ở vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên không nhất thiết phải có mối tƣơng quan với khả năng ức chế sự tăng trƣởng của Vibrio spp. trong điều kiện in vitro. Một số chủng phân hủy AHL yếu nhƣng lại có khả năng đối kháng mạnh với Vibrio spp. (nhƣ chủng T402), và ngƣợc lại một số chủng phân hủy AHL mạnh lại không ức chế sự phát triển Vibrio spp. (nhƣ chủng Ch101). Khả năng bảo vệ ấu trùng cá chẽm của các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy AHL hoặc/và ức chế Vibrio spp. trong điều kiện in vitro phụ thuộc vào sự hiện diện của ấu trùng cá chẽm. Không có chủng vi khuẩn nào có khả năng bảo vệ ấu trùng cá chẽm khi gây n hiễm với V. parahaemolyticus và V. alginolyticus (RPS < 60 %). Đa số các chủng vi khuẩn đều an toàn đối với ấu trùng cá chẽm trừ một số chủng vi khuẩn T302, T303, T501, T602, Pl101 và Pl606 sau 48 h khảo sát khi tiến hành đánh giá mức độ vô hại của các chủng vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn đã phân lập có tính đặc hiệu loài theo nguồn gốc phân lập khi tiến hành đánh giá khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm, chỉ có các chủng vi khuẩn phân lập từ cá chẽm có khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ở ngày thứ 30, còn các chủng vi khuẩn phân lập từ tôm sú thƣơng phẩm lại gây hại đến ấu trùng cá chẽm. Các chủng vi khuẩn phân lập cá chẽm đều có khả năng nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm ngoại trừ chủng Ch201. Việc sử dụng hỗn hợp các chủng vi khuẩn nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm hiệu quả hơn so với việc sử dụng các chủng vi khuẩn riêng lẻ, và có sự sai biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ali A., 2000. Probiotics in fish farming - Evaluation of a candidate bacterial mixture. PhD. Licentiate Thesis, Sveriges Lantbruks, Umea. Avendano R. E., Riquelme C. E., 1999. Establishment of mixed-culture probiotics and micoralgae as food for bivalve larvae. Aquaculture Research 30: 893 – 900. Baticados M. C. L., Lavilla-Pitogo C. R., Cruz-Lacierda E. R., de la Pena L. D. and Sunaz N. A., 1990. Studies on the chemical control of luminous bacteria Vibrio harveyi and V. splendidus isolated from diseased Penaeus monodon larvae and rearing water. Disease of Aquatic Organisms 9: 133 – 139. 185
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bassler B. L., Greenberg E. P. and Steven A. M., 1997. Cross-species Induction of Lumisnescence in the Quorum Sensing Bacterium Vibrio harveyi. Journal of Bacteriology 197 (12): 4043 – 4045. Chang C. I., Liu W. Y., 2002. An evaluation of two probiotic bacterial strains, Enterococcus faecium SF68 and Bacillus toyoi, for reducing edwardsiellosis in cultured European eel, Anguilla anguilla L. Journal of Fish Disease 25: 311 – 315. Chernin L. S., Winson M. K., Thompson J. M., Haran S., Bycroft B. W., Chet I., Williams P. and Stewart G. S. A. B., 1998. Chitinolytic Activity in Chromobacterium violaceum: Substrate Analysis and Regulation by Quorum sensing. Journal of Bacteriology 180 (17): 4435 – 4441. Defoirdt T., Halet D.,Vervaeren H., Boon N., Van de Wiele T., Sorgeloos P., Bossier P. and Verstraete W., 2006. The bacterial storage compound poly--hydroxybutyrate protects Artemia franciscana from pathogenic Vibrio campbellii. Environmental microbiology Farzanfar A., 2006. The use of probiotics in shrimp aquaculture. FEMS Immunol Med Microbiol 48: 149 – 158. Gomez-Gill B., Roque A. and Turnbull F. F., 2000. The use and selection of probiotic bacteria for use in the culture of larval aquatic organisms. Aquaculture 191: 259 – 270. Grasshoff K., Ehrhardt M., Kremling K., 1999. Method of Seawater Analysis. 3rd edition, Wiley, Weinheim, Germany, 420 pages. Grisez L. and Tan Z., 2005. Vaccine development for Asian aquaculture. In Disease in Asian Aquaculture V (Eds. P. Walker, R. Lester and M. G. Bondad-Reantaso). Fish Health Section, Asian Fisheries Society, Manilla, pp. 483 – 494. Gullian M., Thompson F. and Rodriguez J., 2004. Selection of probiotic bacteria and study of their immunostimulation effect in Penaeus vannamei. Aquaculture 233: 1 – 14. Johnson S. C., Treasurer J. W., Bravo S., Nagasawa K. and Kabata Z., 2004. A review of the impact of the parasitic copepods on marine aquaculture. Zoological studies 43 (2): 229 – 243. Lio-Po G. D., Leano E. M., Penaranda M. D., Villa-Franco A. U., Sombito C. D. and Guanzon N. G., 2005. Anti-luminous Vibrio factors associated with the ―green water‖ grow-out culture of the tiger shrimp Penaeus monodon. Aquaculture 250: 1 – 7. Ljungh A. and Wadstrom T., 2000. Lactic Acid Bacteria as Probiotics. Current Issues Intestinal Microbiol 7: 73 – 90. Lupp C. and Ruby E. G., 2005. Vibro fischeri uses two quorum sensing system for the regulation of early and late colonization factors. Journal of Bacteriology 187 (11): 3620 – 3629. Moriaty D. J. W., 1999. Disease Control in Shrim Aquaculture with priobiotics bacteria. Microbial Interactions in Aquaculture. Muller – Feuga A., 2000. The role of microalgae in aquaculture: situation and trends. Journal of Applied Phycology 12: 527 – 534. Parsek M. R., Val D. L., Hanzelka B. L., Cronan J. E. and Greenberg E. P., 1999. Acyl-homoserine lactone quorum sensing signal generation. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 96: 4360 – 4365. Ringo E., 1999. Enhanced resistance of rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum), against Yersinia ruckeri challenge following oral administration of Bacillus subtilis and B. licheniformis (BioPlus2B). Aquaculture Research 30: 229 – 232. Swiderska A., Berndtson A. K., Cha M. R., Li L., Beaudoin G. M. J., Zhu J. and Fuqua C., 2001. Inhibition of Agrobacterium tumefaciens TraR quorum sensing regulator. The Journal of Biological Chemistry 276 (52): 49449 – 49458. Tinh N. T. N., Dierckens K., Sogerloos P. and Bossier P., 2007. A review of the fuctionality of probiotics in the larviculture food chain. Marine Biotechnology 10: 1 – 12. Tinh N. T. N., Gunasekara A., Boon N., Dierckens K., Sogerloos P. and Bossier P., 2007. N - acyl homoserine lactone-degrading microbial enrichment cultures isolated from Penaeus vannamei shrimp gut and their probiotic properties in Brachionus plicatilis cultures. FEMS Microbiol Ecol 62: 45 – 53. 186
- Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Tu K. C. and Bassler B. L., 2006. Multiple small RNAs act additively to integrate sensory information and control quorum sensing in Vibrio harveyi. Genes and Development 21: 221 – 233. Verschuere L., Rombaut G., Sogerloos P. and Verstraete W., 2000. Probiotic Bacteria as Biological Control Agents in Aquaculture. Microbiology and Molecular Biology Reviews 64 (4): 655 – 671. Vilchez R., Lemme A., Thiel V., Schulz S., Sztajer H. and Wagner-Dobler I., 2007. Analysing traces of autoinducer-2 requires standardization of the Vibrio harveyi bioassay. Anal Bioanal Chem 387: 489 – 496. 187
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Thu Cúc”
86 p | 859 | 267
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm
123 p | 745 | 235
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX
20 p | 682 | 217
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 p | 552 | 131
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)
20 p | 538 | 90
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Khu thương mại - dịch vụ chợ Đức Phổ và kết hợp khu nhà ở liền kề
144 p | 225 | 60
-
Báo cáo: Đánh giá chất lượng nguyên liệu dưa chuột bao tử đối với sản phẩm dưa chuột dầm giấm tại Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Phương Đông Việt Yên - Bắc Giang
35 p | 271 | 50
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
20 p | 243 | 45
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường của một dự án (nhóm 4)
30 p | 232 | 39
-
Hướng dẫn làm báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án công trình giao thông
37 p | 169 | 35
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng của dự án thủy điện Trung Sơn (nhóm 1)
13 p | 171 | 30
-
Báo cáo đánh giá: Thực trạng phát triển ngành dệt may và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại
64 p | 179 | 27
-
BÁO CÁO " PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ LẬP DỰ TOÁN CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN "
7 p | 156 | 24
-
Báo cáo đánh giá GEF/SGP tại Việt Nam
50 p | 89 | 14
-
Báo cáo đánh giá ngoài Trường Mầm non Thới Hòa – huyện Trà Ôn
49 p | 143 | 13
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường (nhóm 7)
10 p | 148 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)
9 p | 150 | 7
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 3)
14 p | 117 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn