intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam & rào cản thương mại

Chia sẻ: Gjjfv Gjjfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

403
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo đề tài: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam & rào cản thương mại nhằm trình bày về tình hình xuất khẩu, tổng quan tình hình kinh tế năm 2012. Một số ma8t5 hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam và những rào cản thương mại thường gặp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam & rào cản thương mại

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM BỘ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU BÁO CÁO ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM& RÀO CẢN THƯƠNG MẠI GVHD: GS.TS. Bùi Thanh Tráng Danh sách sinh viên: 1. Lê Hiếu Liêm 2. Nguyễn Trường Long 3. Trần Lã M ai 4. Trần Tân Phú 5. Trần Ngọc Phương 6. Nguyễn M inh Quang 7. Nguyễn Cơ Thạch 8. Lê Thanh Tín 9. Đặng Anh Tuấn
  2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Tháng 4, 2013 Mục lục I. T ình hình xuất nhập khẩu.............................................................................................................2 1. Tổng quan tình hình kinh tế năm 2012 ......................................................................................2 a. Sơ lược t ình hình kinh tế thế giới ..........................................................................................2 b. Sơ lược t ình hình kinh tế Việt Nam .......................................................................................2 2. T ình hình xuất khẩu .................................................................................................................3 a. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 .......................................................................................3 b. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2008 – 2012 ...................................................4 c. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012..................................................................4 3. T ình hình nhập khẩu ................................................................................................................5 a. Nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 ......................................................................................5 b. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ 2009 – 2012 ................................................ 10 4. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ..................................................... 11 a. Những điểm tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu........................................................... 12 b. Những điểm hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu........................................................... 12 II. Rào cản thương mại................................................................................................................... 13 1. Định nghĩa ............................................................................................................................ 13 2. Đặc điểm chung..................................................................................................................... 14 3. Phân loại............................................................................................................................... 14 4. T ác động của rào cản thương mại............................................................................................ 15 a. Đối với hoạt động nhập khẩu .............................................................................................. 15 b. Đối với hoạt động xuất khẩu ............................................................................................... 16 5. Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam và những rào cản thương mại thường gặp .... 17 a. Mặt hàng thủy sản – cá tra .................................................................................................. 17 b. Mặt hàng nông sản – gạo .................................................................................................... 20 c. Mặt hàng dệt may .............................................................................................................. 24 6. Tổng kết một số biện pháp vượt rào cản chung ........................................................................ 27 III. Tham khảo ............................................................................................................................ 28 Trang 1
  3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI I. Tình hình xuất nhập khẩu 1. Tổng quan tình hình kinh tế năm 2012 a. Sơ lược tình hình kinh tế thế giới Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2012, nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 2,4%, trong đó Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,8%; một số nền kinh tế của nhóm các nước phát triển nhất cũng tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Nền kinh tế số một thế giới và cũng là thị trường xuất, nhập khẩu thuộc nhóm hàng đầu của Việt Nam là M ỹ tăng trưởng dưới 2%, kinh tế Nhật Bản giảm, kinh tế Anh, Pháp, CHLB Đức,... đều có mức tăng trưởng thấp hơn năm 2011. M ột số nền kinh tế mới nổi, như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin,... đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước tăng cao, nhất là một số nước thuộc Eurozone, như Tây Ban Nha, Hy Lạp,... do nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có lối ra, đã tác động tiêu cực đến thị trường xuất, nhập khẩu của thế giới cũng như Việt Nam. M ức cung và cầu trên thị trường tài chính quốc tế và thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu hàng hóa và cung cấp hàng hóa, nhất là máy móc, thiết bị công nghệ cao của Việt Nam như Pháp, Đức, Anh, bấp bênh và giảm sút mạnh. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước phát triển giảm; các nhà đầu tư thuộc nhiều tập đoàn kinh tế thế giới lại khá thận trọng trong chi tiêu, dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh rất khó. Nền kinh tế thế giới năm 2012 thực sự khó khăn cả ở phía cung lẫn phía cầu. Cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm không kích thích được cung. Với tình hình như vậy, việc tăng tốc độ và quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam như các năm trước rất khó khăn. b. Sơ lược tình hình kinh tế Việt Nam Sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, tổng cầu nội địa suy yếu: ở trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,2% không đạt mục tiêu đề ra và là năm thứ hai liên tiếp, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt dưới 6%. Sản xuất kinh doanh phát triển chậm, nhất là công nghiệp, xây dựng. Số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm 2012 tiếp tục tăng. Đến thời điểm tháng 10 năm 2012, cả nước có trên 47.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sản xuất kinh doanh, trong đó nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 19.000 doanh nghiệp, tăng 29% so với năm 2011. Sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển chậm và không bền vững. Tình trạng tắc nghẽn tín dụng, dẫn đến sự sụt giảm khá mạnh về vốn đầu tư xã hội, gây nên sự suy yếu về tổng cầu của nền kinh tế. M ột trong những nguyên nhân trực tiếp quan trọng dẫn đến tình trạng suy yếu tổng cầu là lượng hàng tồn kho công nghiệp, đặc biệt là hàng tồn kho trong các lĩnh vực sản xuất có liên quan đến xây dựng - bất động sản,... đang tăng cao. Nhìn chung, có thể thấy, sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục yếu đi trong khi cầu nội địa và quốc tế chưa được cải thiện. Thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất ngân hàng dù đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao nên doanh nghiệp không có điều kiện Trang 2
  4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI để mở rộng sản xuất kinh doanh như các năm trước. Trong khi đó, giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng, như giá giấy tăng 50%, nguyên liệu dệt may tăng 30-45%, cước vận tải tăng 50%. Yếu tố tác động thuận lợi đến tăng xuất nhập khẩu tuy có, nhưng không nhiều và không đủ mạnh để lấn át các tác động tiêu cực. Đó là nhu cầu lương thực, thực phẩm thế giới tăng, nhất là gạo và các mặt hàng nông sản nhiệt đới của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc và các nước A SEAN ít biến động nên xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vào những thị trường này vẫn có khả năng tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được mùa, nguồn cung các mặt hàng nông sản, thủy sản tiếp tục tăng, nhất là lúa gạo. Số dự án và vốn FDI thực hiện năm 2012 đạt khá cao so với các năm trước cũng tạo thêm hàng hóa và dịch vụ cho thị trường xuất, nhập khẩu cả nước. Đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam do Đại hội XI của Đảng đề ra được cụ thể hóa bằng chính sách và cơ chế thông thoáng góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước năm 2012. 2. Tình hình xuất khẩu a. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới và trong nước như đã phân tích ở trên, xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012 đạt được những kết quả và tiến bộ đáng ghi nhận, cụ thể như sau: - Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% (18 tỷ USD) so năm 2011 là mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với kế hoạch đề ra (tăng 10%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cả năm lên tới 1.306 USD, so với mức 1.083 USD năm 2011 và mức 831 USD năm 2010. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 75%, là mức cao so với tỷ lệ đã đạt được trong các năm trước. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng giá trị lên tới 73 tỷ USD (tăng 31%) so với năm 2011 còn khu vực kinh tế trong nước đạt 42 tỷ USD (tăng 0,9%). M ột số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 12,7 tỷ USD, tăng 101,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng 67,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 29,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, tăng 31%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 37,1%. M ột số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô đạt 9,5 tỷ USD, tăng 15%; giày dép đạt 7,0 tỷ USD, tăng 11%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 18,3%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18%; túi xách, ví, va-li, mũ, ô, dù đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,9%; rau quả tăng 26%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 38%; thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 2%; chè tăng 14%; Trang 3
  5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI lượng gạo xuất khẩu đạt 7,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD; than đá đạt 1,1 tỷ USD, giảm 27,2% về kim ngạch và giảm 16,1% về lượng. Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là số mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD đã lên tới 7 mặt hàng, tăng 4 mặt hàng so với năm 2011, trong đó có 2 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2011 là dệt may (gần 15 tỷ USD) và điện thoại và linh kiện (12,7 tỷ USD). Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Theo Ông Lê Tiến Trường, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằm trong danh sách ưu tiên của các nhà nhập khẩu. “Năm 2012, Dệt may Việt Nam nằm ở thứ tự ưu tiên cao hơn đối với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Vì thế khi thị trường có xu hướng thu hẹp, họ hẹp ở những quốc gia y ếu hơn hay nằm ở đáy danh mục các nhà cung cấp, còn Dệt may Việt Nam đã vươn lên được một vị trí nằm ở nhóm được ưu tiên, vì thế trong bối cảnh này Dệt may Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng”. b. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2008 – 2012 Xét kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 05 năm (2008- 2012): xuất khẩu biến động mạnh hơn so với giai đoạn trước. Tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2008, tương ứng là 29,1%. Tuy nhiên, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu giảm 8,9%, nhưng năm 2010 đã tăng trở lại ở mức 26,5%, tiếp tục tăng lên mức 34,2% vào năm 2011 và 18,2% năm 2012. Trong giai đoạn 2008 – 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 17,5%/ năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân này cho thấy rằng sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu của VN có những chuyển biến tích cực. c. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011. Tiếp đến là thị trường M ỹ đạt 19,6 tỷ USD, tăng 15,6%. ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 27,2%. Nhật Bản đạt 13,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1%. Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng 16,3%. Trang 4
  6. TỔNG Q UAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 3. Tình hình nhập khẩu a. Nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 Kim ngạch nhập khẩu cuối năm 2012 là gần 113,8 tỷ USD. Trong đó các nhóm mặt hàng chủ lực là các máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch hơn 16 tỷ USD. Nước chúng ta là một nước nông nghiệp và đang tiến dần lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó việc nhập máy móc thiết bị cũng phần nào dễ hiểu. Đứng thứ hai là các máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 13 tỷ USD. Điều này cho thấy tỉ lệ ngành công nghệ thông tin ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và cần nhập thêm nhiều máy vi tính và linh kiện điện tử. Ngoài ra, nhiên liệu xăng dầu các loại cũng được nhập đáng kể với kim ngạch lên đến 8 tỷ. 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất 2012 Kim loại thường 2.63 Hóa chất 2.78 Nguyên phụ liệu dệt, may, da và giày 3.16 Chất dẻo nguyên liệu 4.8 Điện thoại các loại và linh kiện 5.042 Sắt thép các loại 5.96 Vải các loại 7.04 Xăng dầu các loại 8.96 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13.1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 16.036 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Phần còn lại nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là nguyên liệu các loại như vải, sắt thép, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da dày và hóa chất. Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI là gần 60 tỷ USD tăng 22,7% so với 2011, còn lại là nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt hơn 53 tỷ USD giảm 7%. Đến ngày 15/3/2013, kim ngạch nhập khẩu của năm 2013 đã đạt đến hơn 23,7 tỷ USD. Nếu với tốc độ như thế này thì đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của chúng ta sẽ vượt xa so với cùng kỳ năm 2012. Xét qua những nghành hàng nhập khẩu chủ yếu có lượng kim ngạch cao trong năm 2012: Năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu là 113.780.430.859 USD Trang 5
  7. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Vị trí Nhóm/M ặt hàng chủ Kim ngạch So với trị giá Tỷ trọng trong tổng kim yếu (USD) năm trước (%) ngạch nhập khẩu (%) 1 M áy móc, thiết bị, dụng 16.036.548.487 3,2 14,1 cụ, phụ tùng khác 2 M áy vi tính, sản phẩm 13.111.128.984 67 11,5 điện tử và linh kiện 3 Xăng dầu các loại 8.959.739.826 -9,3 7,87 4 Vải các loại 7.039.943.268 4,6 6,2 5 Sắt thép các loại 5.966.145.877 -7,2 5,24 6 Điện thoại các loại và 5.041.823.142 85,3 4,43 linh kiện 7 Chất dẻo nguyên liệu 4.804.083.702 0,9 4,2 8 Nguyên phụ liệu dệt, 3.159.687.571 7,1 2,78 may, da, giày 9 Hóa chất 2.780.270.467 2,3 2,44 10 Kim loại thường 2.631.719.722 -2,4 2,3 Trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thuộc về nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với giá trị hơn 16 tỷ USD tăng 3,2 % so v ới năm 2011 và chiếm hơn 14 % tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Đây cũng là nhóm hàng dẫn đầu về nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm qua, với giá trị kim ngạch cao là do nhu cầu về mở rộng sản xuất và đầu tư mới của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhóm hàng này đạt 8,57 tỷ USD tăng 30% so với năm 2011 và khối doanh nghiệp trong nước đạt 7,47 tỷ USD giảm 14,6%, do doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn và tăng trưởng kinh tế sụt giảm nên tình hình đầu tư của doanh nghiệp trong nước không sôi động. Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết Tỷ USD bị, dụng cụ và phụ tùng 2010-2012 18 16 14 6.59 8.57 12 5.14 10 8 8.54 8.75 6 7.47 4 2 0 2010 2011 2012 Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Trang 6
  8. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Tính đến hết năm 2012, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng một số quốc gia và khu vực Tỷ USD 6 5 4 3 2 1 0 2010 2011 2012 Trung Quốc 4.48 5.18 5.19 Nhật Bản 2.5 2.8 3.37 EU 2.12 2.42 2.05 Hàn Quốc 1.1 1.26 1.74 Đài Loan 0.811 0.899 0.866 Mỹ 0.815 0.848 0.745 Ngành hàng ở vị trí thứ 2 về giá trị kim n gạch nhập khẩu trong năm 2012 là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với hơn 13 tỷ USD, tăng 67% so với năm 2011, và chiếm 11,5 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây cũng là nhóm hàng có lượng kim ngạch nhập khẩu trong top 10 trong những năm qua và có tốc độ tăng mạnh hơn 30% trở lên từ năm 2009. Trong năm 2012, mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc tăng 41,2 % so với năm 2011, Hàn Quốc tăng mạnh 71,4% (khoảng 3,3 tỷ USD cho mỗi nước) và một số nước khác như Nhật Bản, Singapore và Mỹ… Kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm Tỷ USD điện tử và linh kiện 2009-2012 14 12 10 8 6 13.111 4 7.851 5.208 2 3.954 0 2009 2010 2011 2012 Trang 7
  9. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Tiếp đến là mặt hàng xăng dầu, kim ngạch nhập khẩu 2012 của mặt hàng này là khoảng 8,96 tỷ USD chiếm 7,87% tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm 9,3% so với năm 2011 hay 9,2 triệu tấn giảm 13,8%. Thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam là Singapore đạt 3,66 tỷ USD, tiếp theo là Đài Loan với 1,27 tỷ USD và Trung Quốc 1,25 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại Tỷ USD 2009-2012 12 10 8 6 9.878 4 8.96 6.255 6.113 2 0 2009 2010 2011 2012 Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Dù rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu nhưng nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này là vải vẫn đang nhập khẩu với số lượng lớn. Năm 2012, kim n gạch nhập khẩu của vải các loại đứng vị trí thứ 4 trong nhóm hàng nhập nhiều nhất đạt hơn 7 tỷ USD chiếm 6,2 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó Trung Quốc chiếm hơn 40% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại 2009-2012 7 6 5 4 3 6.155 6.431 5.966 5.361 2 1 0 2009 2010 2011 2012 Trang 8
  10. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Ngoài ra còn một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao của Việt Nam trong những năm gần đây như điện thoại các loại và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; hóa chất; kim loại thường. Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu tăng nhanh và có kim ngạch lớn trong năm 2012 là n guyên liệu, phụ liệu để gia công các sản phẩm máy tính, điện thoại di động, phương tiện vận tải. Còn mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chỉ tăng 3,2% so với năm 2011, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến trong nước. Những nghành hàng nhập khẩu chủ yếu có lượng kim ngạch cao trong những năm tiếp theo như sau: Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu là 106.749.853.535 USD Vị trí Nhóm/ Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch So với trị giá Tỷ trọng trong tổng kim (USD) năm trước (%) ngạch nhập khẩu (%) 1 M áy móc, thiết bị, dụng 15.533.386.210 14,4 14,5 cụ, phụ tùng khác 2 Xăng dầu các loại 9.878.105.132 61,6 9,25 3 M áy vi tính, sản phẩm 7.851.082.271 50,7 7,35 điện tử và linh kiện 4 Vải các loại 6.730.734.634 25,5 6,3 5 Sắt thép các loại 6.431.114.079 4,5 6 6 Chất dẻo nguyên liệu 4.761.227.464 26,1 4,46 7 Nguyên phụ liệu dệt, 2.949.084.705 12,5 2,76 may, da, giày 8 Điện thoại các loại và 2.720.752.062 82 2,55 linh kiện 9 Hóa chất 2.717.067.482 28,2 2.54 10 Kim loại thường 2.697.020.172 6,9 2,53 Năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu là 84.838.552.826 USD Vị trí Nhóm/ Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch So với trị giá Tỷ trọng trong tổng kim (USD) năm trước (%) ngạch nhập khẩu (%) 1 M áy móc, thiết bị, dụng 13.577.933.484 7,1 16 cụ, phụ tùng khác 2 Sắt thép các loại 6.154.860.864 14,8 7,25 3 Xăng dầu các loại 6.113.468.073 -2,3 7,2 4 Vải các loại 5.361.518.944 26,9 6,3 5 M áy vi tính, sản phẩm 5.208.291.949 31,7 6,14 điện tử và linh kiện 6 Chất dẻo nguyên liệu 3.776.382.316 34,2 4,45 7 Nguyên phụ liệu dệt, 2.621.026.905 35,7 3,1 may, da, giày Trang 9
  11. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 8 Kim loại thường 2.523.490.143 55,3 2,97 9 Thức ăn gia súc và 2.172.515.739 23 2,56 nguyên liệu 10 Hóa chất 2.119.042.491 30,4 2,5 Năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu là 69.948.809.956 USD Vị trí Nhóm/ Mặt hàng chủ Kim ngạch So với trị giá Tỷ trọng trong tổng kim yếu (USD) năm trước (%) ngạch nhập khẩu (%) 1 M áy móc, thiết bị, dụng 12.673.170.499 -3,3 18,1 cụ, phụ tùng khác 2 Xăng dầu các loại 6.255.487.646 -2 8,9 3 Sắt thép các loại 5.360.906.858 15,2 7,66 4 Vải các loại 4.226.363.714 -5,2 6 5 M áy vi tính, sản phẩm 3.953.966.370 6,5 5,65 điện tử và linh kiện 6 Chất dẻo nguyên liệu 2.813.160.518 25,2 4 7 Nguyên phụ liệu dệt, 1.931.906.767 -18 2,76 may, da, giày 8 Linh kiện phụ tùng ô tô 1.802.239.244 -1,6 2,6 9 Thức ăn gia súc và 1.765.454.986 1 2,5 nguyên liệu 10 Kim loại thường 1.624.965.230 15,1 2,3 b. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ 2009 – 2012 Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2009: 69.948.809.956 Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2010: 84.838.552.826 Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2011: 106.749.853.535 Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2012: 113.780.430.859 M inh họa kim ngạch nhập khẩu qua các năm: Trang 10
  12. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 113,780,430,859 106,749,853,535 84,838,552,826 69,948,809,956 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm tăng dần nhưng không đều. Từ năm 2009 đến năm 2010 và từ 2010 đến 2011 thì tăng mạnh, nhưn g từ năm 2011 đến 2012 thì tăng ít hơn. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu qua các năm: 126% 121% 107% 100% 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng dần từ năm 2009 đến 2010 và đến 2011. Tốc độ giảm từ năm 2012. Nguyên nhân của việc này là do tình hình kinh tế khó khăn chung của thế giới và của Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam cũng thu hẹp sản xuất. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2012 là 18,1%. 4. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ Trang 11
  13. TỔNG Q UAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI USD, tăng 6,6%. Cán cân thương mại xuất siêu 780 triệu USD( trong khi năm 2011 nhập siêu 9,84 tỷ USD). Đây là năm đầu tiên trong vòng 20 năm quan Việt Nam đã xuất siêu. Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm qua là 124 tỷ USD, tăng 28,2% và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt 73 tỷ USD (tính cả dầu thô), tăng 31% và nhập khẩu là 59,94 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. a. Những điểm tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu - Quy mô và tốc độ tăng trưởng vượt kế hoạch. -Tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản. -Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống; phát triển thêm một số thị trường mới. -Sự đóng góp quan trọng của khối doanh nghiệp FDI. Từ đó, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. b. Những điểm hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu -Xuất khẩu tăng trưởng chưa bền vững, quy mô còn nhỏ; vẫn đi theo mô hình tăng trưởng chiều rộng. Do đó, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng thay vì gia tăng số lượng hàng xuất khẩu; cần hiểu rằng, quốc gia dành ngân sách cho xúc tiến thương mại là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Vì hiệu quả của việc chi tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trong tương lai chứ không phải ngay lập tức. -Chưa đẩy mạnh được các thị trường xuất khẩu mới. Cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống. -Sự vượt trội của khối doanh nghiệp FDI lấn át sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Trang 12
  14. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI - Vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động gia công. Cần tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của VN. - Hạn chế trong nhập khẩu năm 2012: vốn hấp thụ trong sản xuất kinh doanh thấp, hàng hóa ứ đọng, sản phẩm không lưu thông ra thị trường nền các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh, không đủ vốn để nhập khẩu vật tư nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ vốn và công nghệ để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh. II. Rào cản thương mại 1. Định nghĩa Trong khoa học về kinh doanh quốc tế tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về rào cản thương mại: Theo từ điển bách khoa toàn thư mở: “Rào cản thương mại là thuật ngữ chung mô tả chính sách hay quy định của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế. Các hàng rào thương mại tồn tại dưới nhiều hình thức chỉ các hạn chế trong thương mại quốc tế giữa các nước khác nhau liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa”. Theo từ điển thương mại – Đại học Indiana, M ỹ: “Rào cản thương mại là những hạn chế của chính phủ đối với việc nhập hoặc xuất khẩu tự do các hàng hóa. Nó bao gồm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp lựa chọn từ cạnh tranh quốc tế”. Theo Từ điển kinh doanh của Oxford: “Là hành động của chính phủ hạn chế thương mại tự do giữa các tổ chức trong quốc gia đó và thế giới bên ngoài. Thuế quan, hạn ngạch, cấm vận, chế tài, các quy định nghiêm ngặt tất cả là những hàng rào đối với thương mại tự do”. Theo Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ, cơ quan chuyên nghiên cứu về rào cản thương mại của các nước đối với xuất khẩu đầu tư của Mỹ ở nước ngoài: “Rào cản thương mại không có định nghĩa rõ ràng, mà có thể được xác định một cách rộng rãi đó là luật pháp, qui định, chính sách, thực tiễn của chính phủ hoặc là nó bảo hộ sản phẩm nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài hoặc thúc đẩy xuất khẩu giả tạo sản phẩm trong nước”. Theo một số nhà khoa học trong nước thì: “Rào cản thương mại hay hàng rào đối với thương mại thế giới là những biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế”. Theo quan điểm của chúng tôi thì rào cản thương mại dù được định nghĩa như thế nào thì nó cũng toát lên bản chất là: Đó là những trở ngại, hoặc hỗ trợ mà Chính phủ lập nên nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển theo hướng có lợi nhất cho quốc gia và an sinh xã hội. Cũng theo nhóm thì: rào cản trong hoạt động kinh doanh quốc tế không chỉ là những biện pháp gây trở ngại, mà còn là những biện pháp gián tiếp hỗ trợ thương mại phát triển. Ví dụ Nhà nước thực hiện kiểm tra khắt khe chất lượng hàng xuất khẩu đi các nước, tránh được khiếu nại, bị trả Trang 13
  15. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI về, bị tẩy chay như nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc, khiến không những khả năng xuất khẩu bị giảm, mà còn làm mất thể diện quốc gia. Hoặc Nhà nước giám sát chặt chẽ khối lượng hàng xuất khẩu, hoặc đánh thuế cao vào các mặt hàng xuất khẩu thô, hoặc hàng trị giá gia tăng thấp để có biện pháp điều chỉnh giảm xuất khẩu giúp giảm khả năng bị kiện ở nước nhập khẩu. 2. Đặc điểm chung Rào cản thương mại được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy vậy, nó vẫn mang những đặc điểm chung nhất đó là: • Rào cản thương mại do Nhà nước xây dựng nhằm bảo vệ thị trường nội địa khi gây trở ngại đối với hoạt động nhập khẩu; bảo vệ thị trường xuất khẩu khi áp dụng các biện pháp giám soát hàng xuất khẩu. • Rào cản thương mại của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa được xây dựng phải phù hợp với các hiệp định thương mại song phương và đa phương; sau đó mới tính đến phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của một quốc gia. • Rào cản thương mại có thể gây trở ngại, hoặc có thể là biện pháp hỗ trợ cho hoạt động thương mại phát triển lành mạnh vì lợi ích tổng thể chung của nền kinh tế. Nhìn chung rào cản thương mại ngăn cản quá trình tự do hóa thương mại, tạo lập môi trường kinh doanh quốc tế có kiểm soát: bảo hộ thị trường trong khuôn khổ các định chế của các hiệp định đa phương (WTO, EU, ASEANs… ) và các hiệp định song phương. 3. Phân loại Tùy theo các góc độ phân tích kinh tế khác nhau mà p hân rào cản thương mại thành các loại rào cản khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản rào cản thương mại được phân làm 2 loại như sau: • Rào càn thuế quan (tariffs) : Là một khoản tiền mà nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế. Thuế quan tác động đến giá cả hàng hóa, dẫn đến tác động tới sức tiêu thụ của hàng hóa, chính dựa vào cơ chế này mà các Chính phủ xây dựng chính sách thuế quan để tham gia điều tiết hoạt động ngoại thương theo hướng có lợi nhất. • Rào cản phi thuế quan (non-tariffs) : Theo tổ chức thương mại thế giới: “biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”. Phân loại theo hình thức biểu hiện, rào cản phi thuế quan có những hình thức cơ bản sau đây: - Cấm xuất khẩu; cấm nhập khẩu. -Hạn ngạch hay còn gọi là quota xuất khẩu, nhập khẩu. Trang 14
  16. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI -Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. -Tự hạn chế xuất khẩu. • Các rào cản mang tính kỹ thuật: quy định nhãn mác sản phẩm; về vệ sinh an toàn thực phẩm; về môi trường; về nguồn gốc xuất xứ hàng… • Các biện pháp tài chính phi thuế quan: thuế nội địa, trợ cấp xuất khẩu; tín dụng xuất khẩu; Chống bán phá giá; chống trợ cấp xuất khẩu; biện pháp tự vệ thương mại; tỷ giá hối đoái… 4. Tác động của rào cản thương mại a. Đối với hoạt động nhập khẩu i. Tích cực - Thứ nhất, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu dùng được nâng cao. - Thứ hai, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia bao gồm: tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, bảo vệ môi trường sống, hay bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trong nước. - Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài giúp bảo vệ ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình. - Thứ tư, tăng nguồn thu ngân sách cho Chính phủ, góp phần lập lại các cân đối trong cán cân thương mại; cán cân thu chi thu chi ngoại tệ của quốc gia. - Thứ năm, ngăn chặn hàng nhập khẩu có hiện tượng cạnh tranh trong kinh doanh không công bằng, trả đũa một quốc gia khác (tham gia vào quá trình trả đũa mang tính phòng vệ thương mại). - Thứ sáu, tạo nên các rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lý giúp tăng chất lượng của hàng hóa nhập khẩu; nhờ đó kích thích cạnh tranh lành mạnh đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa. - Thứ bảy, nhiều trường hợp rào cản thương mại như: thuế chống bán phá giá; chống trợ cấp… được coi như là những chiếc “van xả” về giảm sức ép cạnh tranh, hỗ trợ cho tiến trình tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại. ii. Tiêu cực - Thứ nhất, bảo hộ quá chặt nên không tạo ra động lực phát triển cho nền sản xuất dẫn tới tạo môi trường cho độc quyền phát triển ở trong nước, làm phương hại quyền lợi của người tiêu dùng: phải sử dụng hàng hóa với giá đắt, hàng hóa không đa dạng, chất lượng hàng hóa không tốt. Trang 15
  17. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI - Thứ hai, rào cản thương mại không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn tới các cuộc chiến tranh thương mại, làm phương hại cho quá trình tự do hóa thương mại, bị trả đũa khi xuất khẩu hàng hóa, gây trở ngại cho quá trình toàn cầu hóa. - Thứ ba, bảo hộ thương mại không công bằng có thể bị kiện ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế. b. Đối với hoạt động xuất khẩu i. Tích cực Nhắc tới rào cản thương mại người ta thường nghĩ tới những tác động tiêu cực của nó đến xuất khẩu mà ít ai biết rằng rào cản thương mại cũng là một động lực tác động tích cực đến xuất khẩu. Cụ thể : - Thứ nhất, việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu là động lực tạo ra cho cách doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình. - Thứ hai, rào cản thương mại kích thích doanh nghiệp giảm chi p hí kinh doanh vì để có thể bán được hàng hóa trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện thuế nhập khẩu cao, cộng với các chi phí cho vượt được các rào cản phi thuế, cho nên các nhà kinh doanh xuất khẩu phải tìm mọi cách giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. - Thứ ba, rào cản thương mại kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng ở doanh nghiệp mình như: xây dựng các tiêu chẩn GAP, ISO, HACCP, GM P; ISO-14000…, ngoài ra kích thích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn mác và quan tâm đến xác lập quyền sở hữu trí tuệ… để có thể vượt qua được các rào cản thương mại mang tính kỹ thuật ở nước nhập khẩu. - Thứ tư, rào cản thương mại lập chính ở nước xuất khẩu nhằm ngăn chặn những hàng rẻ tiền trị giá gia tăng thấp; hàng có chất lượng không đảm bảo; sử dụng nguyên vật liệu không phù hợp… ra thị trường thế giới nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ uy tín quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra áp dụng biện pháp này giúp cho Chính phủ ở nước xuất khẩu tham gia điều tiết hoạt động xuất khẩu. Ví dụ bằng biện pháp tạm dừng xuất khẩu những mặt hàng nhạy cảm trong các trường hợp cần thiết, Chính phủ sẽ lập lại thế cân đối cung cầu trong nước, góp phần ổn định hoạt động kinh tế - xã hội. - Thứ năm, rào cản thương mại giúp nước xuất khẩu tham gia kiểm soát kinh doanh bất hợp pháp: chuyển tải, chuyển khẩu bất hợp pháp; ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại: xuất khẩu hàng giả, vi phạm bản quyền về nhãn mác… nhằm bảo vệ thị trường và uy tín quốc gia, chống cạnh tranh không lành mạnh. ii. Tiêu cực Ngoài những tác động tích cực thì khi áp dụng rào cản thương mại cũng có những tác động tiêu cực như sau: Trang 16
  18. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI - Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút. - Thứ hai, đôi khi các rào cản chỉ được lập ra một cách phi lý nên không công bằng đối với nước xuất khẩu - Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu mất nhiều thời gian và chi phí đối phó với các rào cản thương mại (đặc biệt cho các vụ kiện bán phá giá), trong nhiều trường hợp bị mất thị trường xuất khẩu một cách phi lý. - Thứ tư, rào cản thương mại áp dụng quá mức có khả năng dẫn tới các cuộc chiến thương mại: trả đũa lẫn nhau tác động xấu đến các quan hệ chính trị, xã hội giữa các quốc gia. - Thứ năm, rào cản thương mại mang tính bảo hộ dẫn tới gây trở ngại cho quá trình tự do hóa thương mại, đi ngược lại quá trình toàn cầu hóa. 5. Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam và những rào cản thương mại thường gặp a. Mặt hàng thủy sản – cá tra i. Tình hình xuất khẩu cá tra những năm gần đây Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản. Với số liệu thống kê cho thấy thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Chúng ta có thể thấy được thông qua số liệu dưới đây được tham khảo từ VASEF. Năm Tổng kim ngạch (tỷ USD) Kim ngạch thủy sản (tỷ USD) Tỉ trọng 2011 96 6,1 6,4% 2012 114,6 6.2 5,4% Trong ngành thủy sản thì mặt hàng cá tra, là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao. Bảng số liệu dưới đây chứng minh cho điều đó. Năm Kim ngạch thủy sản (tỷ USD) Kim ngạch cá tra Tỉ trọng 2011 6,1 1,805 29,6% 2012 6.2 1,8 29% Hiện nay, cá tra Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2011 Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ đã xếp hạng cá tra Việt Nam đứng hạng thứ 6 trong 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Theo số liệu năm 2011, những thị trường chủ lực đó là: Trang 17
  19. TỔNG Q UAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Với những gì đã đạt được và những lợi thế tuyệt đối do điều kiện sản xuất mang lại thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng một ngày không xa, mỗi khi người tiêu dùng muốn thưởng thức các món ăn từ cá tra họ sẽ nghĩ đến Việt Nam. ii. Rào cản kỹ thuật Như đã phân tích ở trên, mặt hàng thủy sản nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng là thế mạnh của chúng ta và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, hành trình của cá tra Việt Nam đến được tay người tiêu dùng trên thế giới phải trải qua khá nhiều những rào cản thương mại. Tron g đó, trào cản thuế quan là không đáng ngại vì với xu hướng và tốc độ hội nhập kinh tế hiện nay thì lại rào cản này sẽ bị thu hẹp dần và loại bỏ. Đáng chú ý nhất đó là các rào cản phi thuế quan như là rào cản kỹ thuật và các biện pháp tài chính. Nói về rào cản kỹ thuật áp dụng đối với sản phẩm cá tra Việt nam thì có nhiều. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra một số rào cản quan trọng ở một số thị trường chủ lực như EU, Nhật, Mỹ. o Thị trường EU Để xâm nhập vào thị trường EU chúng ta phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture Practice) BAP là một chương trình toàn diện dựa trên số liệu chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản, cả trang trại và nhà máy chế biến, bao gồm các tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường và xã hội, quyền lao động, phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn BAP cũng đã được phát triển cho tôm, cá rô phi và kênh trang trại nuôi và nhà máy chế biến cá da trơn. BAP Trang 18
  20. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM & RÀO CẢN THƯƠNG MẠI cũng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, đất và quản lý nước, và quản lý thuốc và hóa chất, giám sát chất lượng. - Tiêu chuẩn GlobalGAP Tiêu chuẩn GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn xuất phát từ châu Âu được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. M ục tiêu của GlobalGAP là thiết lập một chuẩn mực trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, tiêu chuẩn GlobalGAP có thể coi như một giấy thông hành cho hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập thị trường các nước phát triển, đặc biệt là thị trường Châu Âu. o Thị trường M ỹ Để xâm nhập vào thị trường Mỹ chúng ta phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật sau: - Tiêu chuẩn HACCP (như đã trình bày ở trên) - Những tiêu chuẩn do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) đưa ra. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra hàng loạt các tiêu chuẩn và rất khắt khe như:  Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản  Quy định về kiểm dịch  Quy định về nhãn mác  Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Không những vậy, gần đây vào ngày 21/02/2013, cá tra xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ và các nước có liên minh hải quan như N ga, Belarus, Kazakhstan và Ucraina thì ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải đảm bảo thêm hai tiêu chuẩn đó là: - Thứ nhất, tỉ lệ nước mạ băng (tức là phần nước đưa vào trong quá trình cấp đông sản phẩm) so với khối lượng tịnh của sản phẩm dạng philê đông lạnh xuất khẩu phải tuân thủ đúng quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu nhưng không vượt quá 20% và được ghi rõ trên nhãn sản phẩm. - Thứ hai, sản phẩm xuất khẩu có sử dụng các hoá chất, phụ gia có khả năng giữ nước phải thực hiện ghi nhãn về hoá chất, phụ gia sử dụng gồm tên, hàm lượng và hàm lượng nước trên sản phẩm. iii. Áp thuế chống bán phá giá Từ năm 2002, Mỹ bắt đầu kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng cá tra. Kể từ đó đến nay Mỹ luôn áp một mức thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng cá tra phi lê và mức thuế này luôn tăng theo hàng năm. M ới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR 8) thuế chống bán phá giá cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào M ỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã bị áp mức thuế tăng cao từ 25 - 44 lần so với mức thuế của POR 7. Ngoài ra họ lựa chọn Indonesia thay vì Bangladesh làm nước tham chiếu để tính Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2