intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

42
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam" nghiên cứu tổng quan lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng từ các chuyên gia, các nước tiên tiến trên thế giới, hệ thống các lý thuyết về kinh tế nền tảng, lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng, xây dựng giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, tiến hành khảo sát, phân tích, thảo luận về kết quả điều tra nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------------------o0o------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM Mã số: CS20-39 Chủ nhiệm đề tài : ThS. Vũ Thị Thúy Hằng Người tham gia : ThS. Nguyễn Thị Hiền HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------------------o0o------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM Mã số: CS20-39 Chủ nhiệm đề tài : ThS. Vũ Thị Thúy Hằng Người tham gia : ThS. Nguyễn Thị Hiền Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài HÀ NỘI – 2021
  3. i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................4 5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................4 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ..........................................................................5 7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................................................15 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ NỀN TẢNG VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG ..................................................................................................16 1.1. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ NỀN TẢNG .............................................................16 1.1.1. Khái niệm kinh tế nền tảng .................................................................................16 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nền tảng ............................................................................16 1.1.3. Vị trí và vai trò của kinh tế nền tảng trong nền kinh tế số ..................................17 1.1.4. Chuỗi giá trị của kinh tế nền tảng ........................................................................20 1.2. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG ...........................................22 1.2.1. Khái niệm mô hình kinh tế nền tảng ...................................................................22 1.2.2. Các hiệu ứng mạng của mô hình kinh tế nền tảng ..............................................22 1.2.3. Lợi ích và hạn chế của mô hình kinh tế nền tảng ................................................24 1.2.4. Cấu trúc và các thành phần của mô hình kinh tế nền tảng ..................................26 1.2.5. Phân loại các mô hình kinh tế nền tảng ...............................................................29 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng .............34 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM .........................................................40 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................................40
  4. ii 1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ......................................................................................41 1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................................42 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................43 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ....................................................................................................................43 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM .......................................................................................47 2.2.1. Giới thiệu mẫu khảo sát .......................................................................................47 2.2.2. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp ......................................................................49 2.2.3. Thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam.............................50 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam .......................................................................................................................................52 CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ..................66 3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM .......................................................................................66 3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI ...........................................67 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ...........................................................................68 3.3.1. Gia tăng nhận thức về lợi ích của phát triển mô hình kinh tế nền tảng ...............68 3.3.2. Phát triển sự sẵn sàng của thị trường với phát triển mô hình kinh tế nền tảng ...69 3.3.3. Gia tăng sự hỗ trợ của nhà nước với phát triển mô hình kinh tế nền tảng ..........70 3.3.4. Tăng cường thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng .70 3.3.5. Một số giải pháp khác..........................................................................................71 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC & CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN 72 KẾT LUẬN ...................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76 PHỤ LỤC ......................................................................................................................78 SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI (BÀI BÁO HỘI THẢO)……………………………….102 BẢN SAO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT………………… 117
  5. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng mẫu tối thiểu/tốt nhất cho nghiên cứu ...........................................48 Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp điều tra thực tế phân chia theo nhóm ......................48 Bảng 2.3. Kiểm định độ tin cậy Crobach’s Alpha của các biến……………………....48 Bảng 2.4 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến độc lập (lần 1) .........................56 Bảng 2.5. Ma trận mẫu các thang đo của biến (lần 1) ...................................................56 Bảng 2.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến độc lập (lần 2) ........................58 Bảng 2.7. Tổng phương sai được giải thích các biến (lần 2).........................................58 Bảng 2.8. Ma trận mẫu các thang đo của biến (lần 2) ...................................................59 Bảng 2.9. Độ tin cậy tổng hợp CR và phương sai trích AVE .......................................62 Bảng 2.10 Kết quả kiểm định mối quan hệ trong mô hình giả thuyết ..........................63
  6. iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Vị trí mô hình kinh tế nền tảng trong nền kinh tế số .....................................17 Hình 1.2. Vòng lặp trong kinh tế nền tảng ....................................................................19 Hình 1.3. Giai đoạn 1 chiến lược tăng trưởng của kinh tế nền tảng ..............................20 Hình 1.4. Giai đoạn 2 chiến lược tăng trưởng của kinh tế nền tảng ..............................21 Hình 1.5. Giai đoạn 3 chiến lược tăng trưởng của kinh tế nền tảng ..............................21 Hình 1.6. Nền tảng trung gian kết nối người dùng từ cùng một nhóm .........................29 Hình 1.7. Nền tảng trung gian kết nối người dùng từ các nhóm khác nhau ..................30 Hình 1.8. Mối quan hệ giữa nền tảng cung cấp dịch vụ và các bộ phận bổ sung của nền tảng ................................................................................................................................31 Hình 1.9. Mô hình siêu nền tảng một chiều ..................................................................33 Hình 1.10. Mô hình siêu nền tảng hai chiều ..................................................................33 Hình 1.11: Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại doanh nghiệp ..................................................................................35 Hình 1.12. Số lượng các nhà cung cấp mô hình kinh tế nền tảng tại Trung Quốc .......40 Hình 2.1. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm ....................44 Hình 2.2. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm .................................44 Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp phát triển ứng dụng bán hàng trên các nền tảng di động qua các năm ...................................................................................................................45 Hình 2.4. Thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập website TMĐT phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng ..................................................................46 Hình 2.5. Ước tính chi phí quảng bá website/ứng dụng di động của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến qua các năm ...................................................................................46 Hình 2.6. Địa điểm đặt văn phòng đại diện của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ...........................................................................................................49 Hình 2.7. Tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ...............................................................................................................................49 Hình 2.8. Lợi ích và hạn chế của phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ....50 Hình 2.9. Tỷ lệ các mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ..........................................51 Hình 2.10. Tỷ lệ các mô hình trong mô hình siêu nền tảng tại Việt Nam .....................51 Hình 2.11. Tỷ lệ hiệu ứng mạng của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ..............52 Hình 2.12. Kết quả phân tích CFA cho mô hình giả thuyết ..........................................61 Hình 2.13. Kết quả Phân tích SEM cho mô hình giả thuyết .........................................65
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Từ đầy đủ bằng Từ đầy đủ bằng tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố SPSS Statistical Package for the Phần mềm phân tích thống kê phục Social Sciences vụ nghiên cứu xã hội TAM Technology Acceptance Model Thuyết chấp nhận công nghệ TMĐT Thương mại điện tử TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý
  8. vi THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam - Mã số: CS20-39 (theo Quyết định số 822/QĐ-ĐHTM ngày 24 tháng 07 năm 2020) - Chủ nhiệm: ThS Vũ Thị Thúy Hằng - Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Hiền - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương Mại - Thời gian thực hiện: 01 tháng 08 năm 2020 đến 30 tháng 03 năm 2021 2. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng từ các chuyên gia, các nước tiên tiến trên thế giới, hệ thống các lý thuyết về kinh tế nền tảng, lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng, xây dựng giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, tiến hành khảo sát, phân tích, thảo luận về kết quả điều tra nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp nhất cho thị trường Việt Nam. 3. Tính mới và sáng tạo: Hệ thống đầy đủ các lý thuyết về kinh tế nền tảng, lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng kiểm định các giả thuyết, từ đó rút ra các nội dung về mô hình kinh tế nền tảng và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu: 4.1. Những đóng góp về mặt lý thuyết - Hệ thống hóa lý thuyết về kinh tế nền tảng như khái niệm kinh tế nền tảng, đặc điểm của kinh tế nền tảng, vị trí và vai trò của kinh tế nền tảng trong nền kinh tế số, vhuỗi giá trị của kinh tế nền tảng theo 3 giai đoạn chiến lược tăng trưởng. - Hệ thống hóa lý thuyết về phát triển mô hình kinh tế nền tảng như khái niệm mô hình kinh tế nền tảng, các hiệu ứng mạng của mô hình kinh tế nền tảng, lợi ích và hạn chế của mô hình kinh tế nền tảng, cấu trúc và các thành phần của mô hình kinh tế nền tảng, phân loại các mô hình kinh tế nền tảng (mô hình nền tảng trung gian cho các nền tảng khác, mô hình nền tảng cung cấp dịch vụ, mô hình siêu nền tảng).
  9. vii - Dựa trên cơ sở lý thuyết của Khung phân tích Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh (TOE) kết hợp Lý thuyết chấp nhận công nghệ mới (TAM), nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố: Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng (SBE), Sự sẵn sàng của thị trường (MRE), Sự sẵn sàng của doanh nghiệp (ORE), Sự hỗ trợ của nhà nước (PPO), Hiệu quả cảm nhận (PEF), Rào cản cản trở (HBF), Thái độ của doanh nghiệp (ATT) và Ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng (ADT). 4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Qua phân tích thực trạng và kiểm định mô hình, nhóm tác giả rút ra: - Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng (SBE) có tác động 80,3% đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. - Sự sẵn sàng của thị trường (MRE) có tác động 26,7% đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. - Sự hỗ trợ của nhà nước (PPO) có tác động 27,4% đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. - Thái độ của doanh nghiệp (ATT) có tác động 20,3% đến ý định phát triển (ADT) mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. - Các yếu tố như Sự sẵn sàng của doanh nghiệp (ORE), Hiệu quả cảm nhận (PEF) và Rào cản cản trở (HBF) không ảnh hưởng trong ý định thúc đẩy và định hướng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam Dựa vào các kết quả phân tích, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như: - Gia tăng nhận thức về lợi ích của phát triển mô hình kinh tế nền tảng thông qua các hoạt động như: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, Thiết kế giao diện dễ sử dụng đối với người tiêu dùng. - Phát triển sự sẵn sàng của thị trường với phát triển mô hình kinh tế nền tảng thông qua các hoạt động như: Đảm bảo chất lượng mô hình kinh tế nền tảng, Đa dạng các phương thức thanh toán di động. - Gia tăng sự hỗ trợ của nhà nước với phát triển mô hình kinh tế nền tảng thông qua các hoạt động như: Cần tiếp tục cải thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng đổi mới sáng tạo, Xây dựng cơ chế chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam.
  10. viii - Tăng cường thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng thông qua các hoạt động như: Trung thực trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, Nâng cao hiệu ứng mạng tích cực - Một số giải pháp đối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động như: Tìm hiểu kỹ về mô hình kinh tế nền tảng trước khi quyết định mua, Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/ dịch vụ trước khi quyết định mua, Chỉ nên cung cấp những thông tin cần thiết, Kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán và nhận hàng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển cho Nhà nước và cho các Hiệp hội có liên quan 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): - Vũ Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hiền (2020), Giới thiệu nền tảng trực tuyến và hàm ý giải pháp phát triển cho Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên số, Nhà xuất bản Công Thương (ISBN: 978-604-3-11091-3). 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: 6.1. Phương thức chuyển giao Tài liệu được chọn lọc để phát triển cơ sở lý luận cho các học phần của Bộ môn Thương mại điện tử - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Đại học Thương mại. Tài liệu được sử dụng thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thương mại điện tử. 6.2. Địa chỉ ứng dụng - Bộ môn Thương mại điện tử - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Đại học Thương mại. *Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo - Đề tài góp phần bổ sung lý luận về kinh tế nền tảng, mô hình kinh tế nền tảng, vị trí và khả năng đóng góp mô hình kinh tế nền tảng trong kinh tế số. - Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên, sinh viên và cao học viên khối ngành kinh tế học tập, nghiên cứu cũng như cung cấp những kiến thức căn bản và
  11. ix hệ thống, đưa ra cái nhìn tổng quan về mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam. * Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan - Đề tài là một báo cáo tổng quát và toàn diện về mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Vì vậy, có thể sử dụng đề tài làm cơ sở định hướng hoặc tham khảo cho các nghiên cứu khác liên quan đến kinh tế nền tảng và kinh tế số. - Đề tài là một sự gợi mở nghiên cứu mới trong tương lai về mô hình kinh tế nền tảng và các nền tảng kinh tế khác trong nền kinh tế số. * Đối với phát triển kinh tế-xã hội Đối với kinh tế, xã hội, nghiên cứu này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mô hình kinh tế nền tảng nói riêng, kinh tế số nói chung tại Việt Nam * Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu - Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc đào tạo các ngành của Đại học Thương mại như: Thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, Thương mại di động. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quản quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp cấp Bộ và ngang Bộ như Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Viện Phát triển Doanh nghiệp - Phòng TM và CN Việt Nam (VCCI) để hoạch định, triển khai, đào tạo, phổ biến cho các doanh nghiệp kinh doanh mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Ngày 10 tháng 05 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) ThS. Vũ Thị Thúy Hằng
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, mô hình kinh tế nền tảng đang chiếm lĩnh và dần thay thế mô hình ống truyền thống. Trên thế giới, mô hình kinh tế nền tảng đang chiếm ưu thế nhờ hai lợi thế nổi bật: (i) Chi phí cận biên gần như bằng không trong sản xuất và phân phối; (ii) Giá trị được tạo ra từ hiệu ứng mạng tích cực khi gia tăng sản xuất sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiều hơn và ngược lại. Kinh tế nền tảng là nhánh cơ bản của kinh tế số. Mô hình kinh tế nền tảng là một phần trong kinh tế nền tảng. Theo nghiên cứu của Parker và cộng sự (2016), khác với các mô hình truyền thống, các mô hình kinh tế nền tảng có thể thiết lập vị thế độc quyền nhờ tính quy mô về lượng cầu. Mô hình kinh tế nền tảng càng lớn thì càng có giá trị với người dùng, tạo ra hiệu ứng mạng tích cực lớn đến mức đối thủ khó có thể tham gia thị trường. Tại Việt Nam chuyển đổi số được thực hiện rộng khắp trên các ngành và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ ICT, GDP có thể tăng thêm 3750 nghìn tỷ đồng trong 20 năm tới, tăng trưởng thêm 1,3% mỗi năm. Trong đó, mô hình kinh tế nền tảng đóng vai trò không nhỏ. Mặc dù vậy, việc đánh giá tác động của mô hình kinh tế nền tảng đến tăng trưởng không hề đơn giản, bởi lẽ tiềm ẩn nhiều thành phần kinh tế phi chính thức, kinh tế ngầm tại các nền tảng số. Thống kê các lĩnh vực, thị trường, một số mô hình kinh tế nền tảng đang phát triển rất mạnh mẽ và liên tục, ví dụ như Airbnb, TripAvisor, Asia Platform Trave (du lịch), Uber, Waze, Grab, Ola Cabs, Be (vận tải), Amazon, Alibaba, Burberry, Tiki, Shopee, Lazada (bán lẻ), Youtube, Wikipedia, Kindle Publishing, Facebook, Twitter, Tinder, Instagram, Wechat, Zalo, Lotus (truyền thông xã hội), Udemy, EdX, Doulingo, Coursera, Edumall, Kyna, Học mãi (giáo dục), Bitcoin, Lending Club, Kickstarter, Verig (tài chính), Munchery, Foodpanda, Haier Group, Ahamove (logistic),…Sự xuất hiện của một loạt các mô hình kinh tế nền tảng công nghệ tại Việt Nam như Uber (2015), Grab (2016) hay Go-jek (2018) đã thay đổi các thức vận hành của thị trường cũng như hành vi tiêu dùng, vì thế đặt ra không ít các vấn đề pháp lý. Một số hoạt động kinh tế mới như cho vay ngang hàng (P2P) với các nền tảng như Timma, Vaymuon và Mofin hoặc gọi vốn cộng đồng chưa được quản lý trong một hành lang pháp lý phù hợp. Việc xây dựng thế chế điều hành mô hình kinh tế nền tảng là điều các quốc gia đang nỗ lực thực hiện và Việt Nam cũng không nằm
  13. 2 ngoài xu thế đó. Mô hình kinh tế nền tảng ngày nay không chỉ là mô hình kinh doanh đặc quyền của các công ty công nghệ mà ngày càng trở nên phổ biến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các mô hình kinh tế nền tảng có thể kéo theo sự phát triển của nhiều mô hình kinh tế nền tảng con như một hệ sinh thái. Facebook, Google, Amazon, Alibaba, … là những mô hình kinh tế nền tảng toàn cầu đã tạo ra những mô hình kinh tế nền tảng nhỏ hơn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một hệ sinh thái chung là những ví dụ điển hình. Để cạnh tranh, các nền tảng Việt Nam cần thành công nhờ tính khác biệt – yếu tố then chốt luôn được Micheal Porter đánh giá cao trong việc doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như Instagram, một mô hình kinh tế nền tảng kết nối xã hội tương tự như Facebook, song cá biệt hóa mình bằng hình thức chia sẻ thông tin chủ yếu bằng hình ảnh, hoặc Tiktok thu hút tương tác qua các video mà người sử dụng đăng lên. Tính tương thích với địa phương hoạt động cũng khiến một số mô hình kinh tế nền tảng chiếm được lợi thế cạnh tranh, ví dụ như Hocmai.vn – đơn vị cung cấp các khóa học trực tuyến mà Coursera đang làm rất tốt ở trên thế giới, nhờ tối ưu hóa cho học sinh Việt Nam ôn luyện thi tại các cấp học Nắm bắt được sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các biến thể của mô hình kinh tế nền tảng, chủ đề nghiên cứu mà nhóm tác giả đề xuất sẽ bám sát thực tế xã hội, có tính xu hướng trong thời đại công nghiệp 4.0. Mô hình kinh tế nền tảng là một hệ thống phức tạp và đa phương diện. Động lực thúc đẩy mô hình này là sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên của nền kinh tế và những tiến bộ của công nghệ. Mô hình kinh tế nền tảng giúp kết nối các nhà sản xuất với người tiêu dùng và cho phép họ trao đổi, chia sẻ giá trị cho nhau. Một số mô hình kinh tế nền tảng cho phép kết nối trực tiếp giữa những người dùng như mạng xã hội. Một số mô hình kinh tế nền tảng khác lại tạo điều kiện hỗ trợ trao đổi giá trị, kết nối mua bán và các giao dịch thương mại. Quan sát từ hoạt động kinh doanh của các mô hình kinh tế nền tảng, chủ đề này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng, ngành kinh tế số nói chung tại Việt Nam. Nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn công nghiệp 4.0 hiện nay. Đề tài cũng xuất phát từ những khoảng trống các nghiên cứu khác, xuất phát từ đòi hỏi thực tế khách quan của công việc chuyên môn và của thực tế xã hội. Về mặt
  14. 3 giáo dục và đào tạo, đề tài sẽ thành tài liệu chuẩn mực để giảng viên và sinh viên tham khảo cho những học phần về TMĐT như TMĐT căn bản, Thương mại di động, Thanh toán điện tử, Marketing điện tử, Chính phủ điện tử… 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: nghiên cứu các vấn đề về kinh tế nền tảng, mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng từ các chuyên gia, các nước tiên tiến trên thế giới, hệ thống các lý thuyết về kinh tế nền tảng, lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng, xây dựng giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển, tiến hành điều tra, khảo sát, nhằm đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: nhóm tác giả đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất là, hệ thống các lý thuyết về kinh tế nền tảng, lý thuyết về mô hình kinh tế nền tảng và xây dựng giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Thứ hai là, phân tích thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Thứ ba là, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam trong tương lai; 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm là: đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng đang kinh doanh tại Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: hoạt động phát triển mô hình kinh tế nền tảng của các doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020. - Phạm vi về không gian: nghiên cứu tiếp cận các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng có trụ sở kinh doanh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số khu vực khác.
  15. 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng hỗn hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính * Phương pháp thu thập dữ liệu định tính Nhóm tác giả thu thập dữ liệu định tính thông qua phương pháp: Phỏng vấn sâu các chuyên gia, Nghiên cứu tình huống, Sách báo, Tạp chí chuyên ngành, Giáo trình, Luận án, Luận văn ThS, Báo cáo chỉ số TMĐT hàng năm; Niêm giám của tổng cục thống kê; Báo cáo của Nielsen, We are Social về thị trường Việt Nam; Báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Viện Phát triển Doanh nghiệp - Phòng TM và CN Việt Nam (VCCI) * Phương pháp phân tích dữ liệu định tính Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghe nhìn, quan sát, suy luận, tổng hợp, so sánh, diễn giải, quy nạp để phân tích các dữ liệu định tính 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng * Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng Nhóm tác giả thu thập dữ liệu định lượng bằng phiếu điều tra khảo sát các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng qua email, mạng xã hội và điều tra trực tiếp. * Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 và Amos phiên bản 24 để xử lý dữ liệu điều tra thông qua các bước như kiểm định hệ số tin cậy, phân tích KMO & Barlet Test, phân tích EFA, CFA, kiểm định mô hình SME. 5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong đề tài bao gồm: - Kinh tế nền tảng là gì? Mô hình kinh tế nền tảng có vai trò và hạn chế như thế nào với doanh nghiệp? - Có những yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng? - Thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng và kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam ra sao? - Quan điểm phát triển và hàm ý chính sách như thế nào với phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam? - Làm thế nào để phát triển một mô hình kinh tế nền tảng hiệu quả, kết nối mọi
  16. 5 người tham gia và tạo ra giá trị? 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 6.1. Trong nước Huỳnh Hữu Tài (2017), Sách Cuộc cách mạng nền tảng – Những phát triển đột phá về ứng dụng công nghệ và cách thức xây dựng mô hình kinh doanh mới, NXB Công Thương (dịch từ cuốn Platform Revolution của Geoffrey G.Parker và cộng sự) Cuốn sách đề cập nền tảng (platform) như một sự kết nối mà đặc trưng của nó là hệ thống mạng kết nối với các điểm nút (node). Cuốn sách cho rằng nền tảng là một hệ thống cung cấp các tính năng kết nối cùng với các dịch vụ được vận hành thông qua mạng lưới cung cấp tới các điểm nút mạng. Những khái niệm gắn liền với nền tảng kết nối được đề cập trong cuốn sách như kinh tế theo quy mô (economy of scale), hiệu ứng domino, hiệu ứng hòn tuyết lăn (snow ball), điểm bùng phát (tipping points), siêu kết nối (super connection), hiệu ứng mạng (network effect). Các khái niệm như kinh tế tri thức (knowledge economy), kinh tế chia sẻ (sharing economy), kinh tế số (digital economy), kinh tế tự do (gig economy), kinh tế cảm ơn (the thank you economy) đang hội tụ thành kinh tế mạng lưới, trong đó đương nhiên nền tảng kết nối (platform) đóng vai trò chủ đạo. Cuốn sách được cấu trúc thành 12 chương, đề cập từ sức mạnh của mô hình nền tảng thông qua hiệu ứng mạng tích cực đến cấu trúc mô hình nền tảng, sự đột phá cũng như cách thức xây dựng, kiếm doanh thu, độ mở, cách quản trị, các chỉ số đo lường nền kinh tế này. Cuốn sách có giá trị tham khảo đối với đề tài trong việc xác định những nguyên tắc thiết kế nền tảng số thành công, cách xây dựng những giá trị tạo ra bởi hiệu ứng mạng tích cực, xác định những điều mà người dùng và đối tác của nền tảng có thể làm và không nên làm, những chính sách gia tăng giá trị của kinh tế nền tảng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế số của Việt Nam. Lê Hồng Phương Hạ (2017), Sách Nền kinh tế tự do – Sự biến đổi của mô hình lao động trong thời đại 4.0, NXB Lao động (dịch từ cuốn Thriving in the gig economy – How to capitalize and compete in the new world of work của Marion Mcgovern)
  17. 6 Cuốn sách cho rằng nền kinh tế tự do là kết quả trong quá trình chuyển đổi kinh tế nền tảng. Người lao động có xu hướng lựa chọn các công việc không bị ràng buộc về thời gian. Sự chuyển dịch này đòi hỏi những kỹ năng và thái độ hoàn toàn mới từ cả 3 phía là doanh nghiệp tạo ra nền tảng, nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ qua nền tảng đến người dùng tham gia vào nền tảng. Tác giả cuốn sách cho rằng nghề tự do là một công việc không ổn định trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vậy nên nền kinh tế tự do tức là các công ty và hệ thống kinh doanh phát triển để hỗ trợ công việc độc lập này. Trong nền kinh tế tự do có nền kinh tế theo yêu cầu, bao gồm hoạt động kinh tế phát sinh từ các thị trường kỹ thuật số, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thông qua tiếp cận “ngay lập tức” đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế này, tốc độ đáp ứng là điều quan trọng, tốc độ đáp ứng của nền tảng tới thành viên, tốc độ đáp ứng của nhà cung cấp tới người dùng. Mặt khác, các nền tảng còn có khả năng tạo ra cuộc cách mạng lao động, khi mà xu hướng làm việc tự do, tự chủ và lao động theo con đường phi truyền thống sẽ tiếp tục gia tăng. Cuốn sách này có giá trị tham khảo đối với đề tài trong việc tiếp cận và đánh giá tác động của kinh tế nền tảng đến sự thay đổi cơ cấu lao động, kỹ năng và kinh nghiệm cần trang bị cho lực lượng lao động trong nền kinh tế số trong tương lai. Tài liệu hội thảo Vai trò của kinh tế nền tảng số đối với tương lai kinh tế Việt Nam, (2020), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách đã tổ chức một chuỗi các hội thảo định kỳ hàng tháng về kinh tế nền tảng như Tình hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam hiện nay: thực trạng và thảo luận (tháng 11/2019), Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam (tháng 12/2019), Vai trò của kinh tế nền tảng số đối với tương lai kinh tế Việt Nam (tháng 01/2020), Ứng dụng kinh tế nền tảng số tăng sức cạnh tranh cho Việt Nam (tháng 02/2020), Hướng tới xây dựng một khuôn khổ pháp lý thích nghi với kinh tế nền tảng số (tháng 03/2020) và Xây dựng các nền tảng số riêng của Việt Nam – ý tưởng và tính khả thi (tháng 04/2020). Tại các buổi tọa đàm, các chuyên gia cho rằng hệ sinh thái của các nền tảng và ứng dụng đi kèm đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam và ảnh hưởng của nó đã được chính phủ và các cơ quan chức năng quan tâm. Có thể hiểu kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng nhất định và thường là các hạ tầng kỹ
  18. 7 thuật số. Theo mục đích sử dụng có thể chia kinh tế nền tảng thành hai loại: nền tảng giao dịch (transaction platform) được sử dụng để tối ưu hóa giao dịch giữa những người tiêu dùng và người bán (Amazon, Ebay, Lazada…) và nền tảng sáng tạo (innovation platform) thực hiện vai trò là nền móng phát triển nên các nền tảng kinh doanh và hình thành hệ sinh thái giữa các nền tảng thế hệ sau đó (Apple App Store, Google Play…). Hiện nay, trên thế giới mô hình kinh tế nền tảng đang tác động mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực từ tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận tải và du lịch hay cung ứng lao động,….và có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khi các mô hình kinh tế mới xuất hiện sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp... Kinh tế nền tảng đang thay đổi mô thức sử dụng hàng hóa. Đặc biệt ở chỗ, nền tảng không sở hữu nguồn lực, mà chỉ cung cấp nền móng để mọi người cung ứng và sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Nền tảng là một mô hình kinh doanh riêng, có giá trị và có phương thức định giá riêng. Kinh tế nền tảng số không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Dù muốn thừa nhận hay không thừa nhận, kinh tế nền tảng số đã xâm nhập và đang thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội Việt Nam. Việt Nam đang đối diện với những vấn đề từ pháp lý, đạo đức, an toàn an ninh mạng, quyền riêng tư cho tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng, cùng việc phát triển chính phủ điện tử một cách kịp thời với thái độ phù hợp nhằm đáp ứng những biến đổi của thời đại. Sự chuyển đổi này tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới. Mặc dù, các nước đã phát triển đang nắm được phần nhiều nền tảng của thế giới. Nhưng Việt Nam có thể tạo ưu thế riêng từ việc tiếp thu kinh nghiệm, tri thức, dữ liệu từ các nước phát triển, đồng thời tận dụng những điều kiện tự nhiên, con người để phát triển nền tảng riêng, mang bản sắc địa phương. Để làm được điều này, vai trò của các nhà lập pháp là rất quan trọng. Những vấn đề từ pháp lý, đạo đức, an toàn an ninh mạng, quyền riêng tư cho tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng, cùng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển một cách kịp thời với thái độ phù hợp nhằm đáp ứng những biến đổi của thời đại được đề cập. Mặc dù phần phân tích thực trạng chưa có nhiều dữ liệu từ các bộ, ban, ngành, nhưng đây là chuỗi hội thảo đầu tiên về kinh tế nền tảng của cơ quan quản lý nhà
  19. 8 nước. Nhóm tác giả sẽ kế thừa để nghiên cứu dự báo triển vọng và định hướng phát triển kinh tế nền tảng số cho các doanh nghiệp Việt Nam Bộ thông tin và truyền thông (2019), Dự thảo Đề án chuyển đổi số Quốc gia Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Bộ thông tin và truyền thông được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia. Dự thảo nêu rõ 3 giai đoạn chuyển đổi số Việt Nam gồm: Giai đoạn 1 (2019-2020 là số hóa các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Triển khai việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới. Giai đoạn 2 (2021-2025) là số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Giai đoạn 3 (2026-2030) là kinh tế - xã hội số toàn diện. Ở Giai đoạn 1 (2019 – 2020) - Số hóa các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đề án nêu cần tập trung xây dựng hạ tầng nền tảng, tạo điều kiện môi trường pháp lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) số, phát triển nguồn nhân lực số. Giai đoạn 2 (2021 – 2025) - Số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu, cần nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế bằng cách triển khai các hệ sinh thái số tích hợp, hội tụ quanh các nhu cầu khách hàng. Tập trung thúc đẩy chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, dịch chuyển các doanh nghiệp lên các nền tảng số/các hệ sinh thái, hình thành các chuỗi giá trị hội tụ, chuyển đổi số rộng rãi trong các ngành/lĩnh vực. Giai đoạn 3 (2026 – 2030) - Kinh tế - xã hội số toàn diện, tiến tới nền kinh tế, xã hội số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Tập trung hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ số mới như AI, Immersive Media, IoT, Cybersecurity, chuyển số toàn diện, sâu sắc trong các lĩnh vực KTXH. Dự thảo nêu rõ, đối với chuyển đổi số nền kinh tế, tập trung hình thành 5-7 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn có vai trò dẫn dắt công nghệ và thị trường hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Phát triển các sản phẩm ICT trọng điểm, sản xuất chip 5G, chip lõi cho chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cải thiện hệ sinh thái cho khởi nghiệp, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số đổi mới sáng tạo và tạo các sản phẩm, dịch vụ mới. Kết nối các
  20. 9 doanh nghiệp khởi nghiệp với các quỹ đầu tư, vườn ươm. Tạo ưu đãi về thuế cho các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các khởi nghiệp…Về phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các sàn giao dịch điện tử (Shopee, Tiki, Amazon…). Hoàn chỉnh các quy định pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân trên các nền tảng thương mại điện tử. Dự thảo đề cập xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, tin cậy, cho chuyển đổi số - môi trường pháp lý chung cho chuyển đổi số như xây dựng Luật Kinh tế và Xã hội số, xây dựng Luật Chính phủ số, xây dựng các chính sách, quy định đối với kinh tế nền tảng, bảo đảm sự cạnh tranh, bình đẳng các thành phần trong kinh tế nền tảng. Dự thảo là tài liệu có giá trị tham khảo nhất định với đề tài nghiên cứu trong đề xuất giải pháp nền kinh tế nền tảng gắn với định hướng phát triển tại Việt Nam. Nguyễn Thanh Hương (2020), Bài báo Nền tảng số: tương lai của nền kinh tế, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam – Chủ đề Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam – những rào cản và gợi ý chính sách, số 4 năm 2020, trang 20-22, ISSN 1859-4794 Bài báo đề cập các xu hướng tất yếu và vai trò quan trọng của nền tảng số trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Khác với mô hình đường ống của kinh tế truyền thống, kinh tế nền tảng số kết nối người có nguồn lực và người sử dụng nguồn lực trên mặt phẳng nên tư duy quản lý một mô hình kinh doanh trên nền tảng số theo một ngành nghề, lĩnh vực sẽ là không hợp lý. Một số nền tảng số đang hoạt động dưới hình thức trung gian kết nối dựa trên nguồn lực về công nghệ chứ không thực sự sở hữu tài sản. Bài báo cho rằng để phát triển nền tảng số, Việt Nam cần chú trọng đến 4 vấn đề: (i) Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Môi trường kinh doanh bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến thể chế, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Bản thân các nền tảng số đã góp một phần quan trọng vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là các nền tảng trong cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin; (ii) Phát triển và quản lý nguồn nhân lực: Bên cạnh các hoạt động giao dịch, các nền tảng cũng là nơi thích hợp để diễn ra các hoạt động giáo dục, đào tạo, trao đổi kiến thức, kỹ năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2