Báo cáo hoàn thành dự án: Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam
lượt xem 13
download
Dự án này nhằm phát triển năng lực KDNN cho Khoa KT&PT, Đại học Kinh tế Huế để họ có thể trở thành nguồn lực chiến lược về phát triển nông thôn ở miền Trung Việt Nam. Sự thiếu sót các kĩ năng KDNN đã dẫn đến những hạn chế trong việc cải thiện sinh kế cho các nông hộ, bao gồm các dân tộc thiểu số. Chính vì thế phương pháp của Dự án là phía đối tác Úc và Đại học Lincoln, New Zealand phát triển kĩ năng KDNN và nghiên cứu ứng dụng cho đội ngũ Khoa Kinh tế & Phát triển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo hoàn thành dự án: Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam
- DỰ ÁN AGRIBIZ - 055/04VIE BÁO CÁO MỐC SỰ KIỆN 11 BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO HOÀN THÀNH DỰ ÁN Cột mốc sự kiện 11 Tên dự án Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam Mã số dự án: 055/04VIE Đơn vị thực hiện ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ & ĐẠI HỌC LINCOLN Tháng 1, 2009 i
- DỰ ÁN AGRIBIZ - 055/04VIE BÁO CÁO MỐC SỰ KIỆN 11 MỤC LỤC Thông tin đơn vị..................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu dự án ................................................................................................................. 2 2. Tóm tắt dự án.................................................................................................................... 2 3. Giới thiệu và bối cảnh ....................................................................................................... 3 4. Thành tựu dự án đạt được................................................................................................ 6 4.1 Những hoạt động nổi bật của dự án .............................................................................. 6 4.2 Xây dựng năng lực......................................................................................................... 8 4.3 Chương trình tập huấn ................................................................................................ 10 4.4 Xuất bản....................................................................................................................... 10 4.5 Quản lý dự án .............................................................................................................. 10 5. Những vấn đề đan chéo ................................................................................................... 11 5.1 Môi trường................................................................................................................... 11 5.2 Giới và các vấn đề xã hội ............................................................................................ 11 5.3 Tính bền vững của dự án ............................................................................................. 11 6. Những vấn đề khi thực hiện dự án................................................................................. 12 6.1 Vấn đề và trở ngại ....................................................................................................... 12 6.2 Giải pháp ..................................................................................................................... 13 7. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................................ 13 8. Kết luận ............................................................................................................................ 14 9. Kí tên................................................................................................................................. 15 PHỤ LỤC 1: CÁC THÀNH TỰU CỦA DỰ ÁN .............................................................. 16 ii
- DỰ ÁN AGRIBIZ - 055/04VIE BÁO CÁO MỐC SỰ KIỆN 11 Thông tin đơn vị Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN Tên dự án cho các nông hộ ở miền Trung, Việt Nam Đơn vị Việt Nam Khoa Kinh tế và Phát triển, ĐHKT Huế Giám đốc phía Việt Nam PGS.TS. Mai Văn Xuân Đơn vị Úc Đại học Lincoln Nhân sự Úc PGS.TS. Sandra Martin Ngày bắt đầu thực hiện 2, 2005 (Ngày thực tế tháng 6, 2005) Ngày kết thúc (gốc) Tháng 12, 2007 Ngày kết thúc (đã thay đổi) Tháng 12, 2008 Thời gian báo cáo Tháng 2, 2005 đến 12, 2008 Cán bộ liên lạc Phía Úc, Cố vấn trưởng Tên: Giáo sư tiến sĩ Sandra Điện thoại liên lạc +64 3 3252811, Martin +64 3 3253604 Chức vụ: Giáo sư về Quản lý Kinh Fax: +64 3 3253244 doanh Nông nghiệp Tổ chức: Đại học Lincoln Email: Martin@lincoln.ac.nz Phía Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Tên: Stewart Pittaway Điện thoại liên lạc +64 21607884 Chức vụ: Tổng giám đốc công ty Fax: +64 9 5292830 trách nhiệm hữu hạn Lincoln International (2006) Tổ chức: Đại học Lincoln Email: stewart.pittaway@liltd.co.nz Phía Việt Nam: Tên: PGS. TS. Mai Văn Xuân Điện thoại 84-54-3538332; 0914019555 liên lạc Chức vụ: Giám đốc dự án, trưởng khoa KT&PT, ĐHKT Huế Fax: 84-54-3529491 Tổ chức: Đại học Kinh tế Huế Email: xuanmv@yahoo.com 1
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 1. Giới thiệu dự án Dự án này nhằm phát triển năng lực KDNN cho Khoa KT&PT, Đại học Kinh tế Huế để họ có thể trở thành nguồn lực chiến lược về phát triển nông thôn ở miền Trung Việt Nam. Sự thiếu sót các kĩ năng KDNN đã dẫn đến những hạn chế trong việc cải thiện sinh kế cho các nông hộ, bao gồm các dân tộc thiểu số. Chính vì thế phương pháp của Dự án là phía đối tác Úc và Đại học Lincoln, New Zealand phát triển kĩ năng KDNN và nghiên cứu ứng dụng cho đội ngũ Khoa Kinh tế & Phát triển trong thời hạn 3 năm. Chương trình sẽ được thực hiện trong các giai đoạn chính: (1) điều tra thực tế để xác định nhu cầu KDNN của các nông hộ và cán bộ cung cấp dịch vụ nông nghiệp của các tỉnh Nghệ An, TTHuế, Kon Tum, Quảng Ngãi; (2) xây dựng, tiến hành và phát triển các khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đại học Kinh tế Huế, cán bộ cung cấp dịch vụ cũng như các nông hộ; (3) tiến hành giảng dạy. Dự án đã đạt được những kết quả như dự kiến: cán bộ Khoa đã cải thiện được kĩ năng giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực KDNN; ĐHKT đã phát triển được chương trình đào tạo KDNN; cán bộ tỉnh với những kĩ năng KDNN đã có thể tiến hành giảng dạy và hỗ trợ cho nông hộ; riêng các nông hộ nay cũng đã có những hiểu biết tốt hơn, có kĩ năng tốt hơn về kinh doanh trang trại. 2. Tóm tắt dự án Trong thời gian hơn 3 năm (từ 2005 đến 2008), dự án Agribiz đã rất tiến bộ trong việc đạt đến mục tiêu của mình. Các hoạt động dự án được thực hiện có thể phân thành 4 loại: (1) hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về kiến thức và kĩ năng của cán bộ Khoa KT&PT về lĩnh vực KDNN; (2) đánh giá nhu cầu KDNN của các nông hộ và cán bộ tỉnh ở 4 tỉnh miền Trung: Nghê An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi; (3) phát triển các khóa tập huấn và chương trình đào tạo KDNN tại Đại học Kinh tế Huế; (4) tiến hành các khóa tập huấn cho các cán bộ tỉnh và nong hộ bao gồm việc phát triển năng lực của cán bộ tỉnh để họ có thể giảng dạy tốt cho nong dân. Dự án đã hòan thành 1 trong những mục tiêu chính: xây dựng năng lực KDNN cho 3 nhóm: cán bộ Khoa KT&PT, cán bộ khuyến nông và nông dân ở 4 tỉnh dự án. Kiến thức và năng lực KDNN của họ cũng chính nhờ đó đã được nâng cao rất nhiều. Đây được xem là 1 trong những thành công lớn nhất của dự án, khuyến khích các cán bộ tham gia tích cực vào dự án. Bên cạnh đó, với dự hỗ trợ của Đại học Lincoln, trình độ năng lực của cán bộ Khoa đã được phát triển trong các mặt: (i) kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực KDNN; (ii) phương pháp nghiên cứu (chuyển từ nghiên cứu khảo sát mẫu lớn sang phương pháp nghiên cứu trường hợp); (iii) phương pháp phân tích chuỗi cung và (iv) tập huấn và phát triển chương trình đào tạo. Cán bộ các Sở Nông nghiệp và cán bộ hỗ trợ huyện đã tích cực tham gia vào họat động của dự án Agribiz như tập huấn, nghiên cứu trường hợp, bài tập lập kế hoạch kinh doanh và các buổi seminar. Kết quả là năng lực về KDNN của cán bộ khuyến nông và nông dân ở 4 tỉnh đã được cải thiện. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dự án đã cho thấy điều này. Kiến thức và kĩ năng của cán bộ các Sở cũng đã được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, những cán bộ khuyến nong tham gia vào dự án đã sử dụng những giáo trình tập huấn do dự án Agribiz cung cấp để phát triển những khóa 2
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 tập huấn ngắn ngày về những chủ đề KDNN như phân tích lợi nhuận, kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch tài chính để đáp ứng nhu cầu của nông dân. Những chủ đề này đã được đưa vào nội dung những khóa tập huấn 1 cách rất linh động. Dự án đã cung cấp cho nông dân những kĩ năng nhằm giúp họ đánh giá nguồn lực, phân tích chuỗi cung để thiết kế các kế hoạch sản xuất. Dự án đã đào tạo nông dân để họ chú trọng đến khía cạnh kinh doanh. Những nông dân do đòan đánh giá chương trình CARD phỏng vấn cho biết thông qua việc lập kế hoạch sản xuất và phân tích chuỗi cung, họ đã có thể tính tóan được lợi nhuận và biết cách đầu tư cho công việc kinh doanh. Nông dân đã tham gia vào dự án hiện tại đã có thể kiểm soát được hệ thống nông nghiệp của mình và mang lại thu nhập ổn định hơn. Dựa trên phương pháp dự án áp dụng, mỗi tỉnh dự án có một nhóm các cán bộ khuyến nông được chứng nhận đủ năng lực để tiến hành giảng dạy cho cả nông dân và những cán bộ khuyến nông khác. Nhóm cán bộ này sẽ đóng 1 vai trò quan trọng trong việc giảng dạy KDNN cho cán bộ Sở Nông nghiệp, cán bộ hỗ trợ huyện và các cán bộ của tổ chức khác. Để duy trì và phát triển kết quả của dự án khi dự án kết thúc, Khoa KT&PT sẽ liên kết với những tổ chức phi chính phủ và các đơn vị nhà nước để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cả cán bộ đào tạo và nông dân. Bên cạnh đó, Khoa cũng sẽ mở rộng tập huấn thông qua những khóa đào tạo chuyên môn. Kiến thức và kĩ năng KDNN được xây dựng cho cán bộ Khoa KT&PT trong khuôn khổ dự án Agribiz sẽ được duy trì, phát triển và từng bước mở rộng thông qua những chương trình giảng dạy và tập huấn của trường Đại học Kinh tế. Ban điều hành dự án đã thực hiện tốt công việc của mình. Những báo cáo cột mốc sự kiện của dự án được biên soạn và đệ trình lên chương trình CARD tương đối đúng thời hạn và được đánh giá cao. Việc quản lý tài chính của dự án phù hợp với các định mức và yêu cầu của chương trình CARD và những quy định của Đại học Huế. Tất cả những hoạt động được mô tả trong thiết kế của dự án đã được tiến hành thành công và tương đối đúng kế hoạch và đạt được những kết quả mong đợi. Những mục tiêu đề ra đã đạt được và năng lực về KDNN đã được xây dựng cho cán bộ Đại học Kinh tế Huế, Sở NN&PTNT, nông dân của 4 tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi. 3. Giới thiệu và bối cảnh Dự án Agribiz được thực hiện với mục tiêu phát triển nguồn lực giảng dạy KDNN bền vững tại ĐHKT Huế. Đặc điểm chính của Miền Trung Việt Nam là tình trạng nghèo đói, đặc biệt trong các nhóm dân tộc thiểu số. Và đây chính là mục tiêu của nhiều nhà tài trợ và nhiều chương trình của chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược phát triển và xoá nghèo toàn diện. Các tổ chức giáo dục ở Miền Trung hiện nay lại đang có nhiều hạn chế nên không thể hỗ trợ tốt cho các dự án phát triển nông thôn diễn ra trong vùng. Các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đang gặp những hạn chế do sự thiếu kiến thức và kĩ năng trong đội ngũ cán bộ tỉnh và các nhà tư vấn địa phương. Khi Việt Nam chuyển trọng tâm từ an ninh lương thực sang trọng tâm tạo thu nhập thì kĩ năng KDNN là rất quan trọng. KDNN là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở Việt Nam và hiện nay chỉ có 3 trường đại 3
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 học ĐHKT Huế Đại học Nông nghiệp I Hà nội và đại học An Giang có chương trình đào tạo chuyên ngành này. Đại học Lincoln ở New Zealand (LU) đã phát triển về chuyên ngành KDNN được hơn 70 năm. Kinh tế của nước này lại lệ thuộc vào nền nông nghiệp; khoa học ứng dụng và KDNN phát triển đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác với ĐHKT Huế, Đại học Lincoln sẽ phát triển và tiến hành chương trình xây dựng năng lực KDNN nhằm đáp ứng nhu cầu của Miền Trung Việt Nam. Dự án Agribiz bắt đầu bằng chuyến đi thăm của 2 cán bộ trường Đại học Lincoln vào tháng 3 năm 2005. Trong suốt chuyến đi đó, kế hoạch hoạt động cho năm 2005 đã được vạch ra và hàng loạt các chuyến đi thực tế về nông trại đã được tiến hành. Phương pháp phân tích KDNN trang trại đã được phát triển và thống nhất. Tiếp đó, các cán bộ Đại học Lincoln đã chuẩn bị 1 khóa tập huấn về phân tích quản lý KDNN và phân tích chuỗi cung. Một hệ thống quản lý dự án đã được thiết lập tại Khoa KT&PT, Đại học Kinh tế Huế. Những đối tượng hưởng lợi của dự án ngoài cán bộ Khoa KT&PT còn có cán bộ Sở NN&PTNT, cán bộ huyện, nông dân ở 4 tỉnh miền Trung, cụ thể là ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi. Những thành quả dự án đạt được đã được trình bày trong các báo cáo trước của dự án và được đăng tải trên trang web của chương trình CARD. Chính vì thế, báo cáo hòan thành dự án này sẽ chỉ mô tả những hoạt động chính, quá trình xây dựng năng lực tiếp đó; tính bền vững của dự án và những vấn đề liên quan đến việc thực thi dự án cũng như những bài học rút ra được. Mục tiêu: Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở miền trung Việt Nam bằng cách cung cấp cho họ những kĩ năng KDNN cần thiết. Từ đó họ có thể cải thiện được sinh kế của mình. Kết quả mong đợi: • Đội ngũ cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển phát triển các kĩ năng nghiên cứu ứng dụng và giảng dạy KDNN, cố vấn và nghiên cứu. • Đại học Kinh tế Huế cải thiện chương trình giảng dạy KDNN • Đội ngũ cán bộ các Tỉnh nâng cao các kĩ năng KDNN và có khả năng tiến hành các khóa đào tạo KDNN cho các nông hộ. • Từ đó các nông hộ có được các kĩ năng KDNN tốt hơn, hoạt động có hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các Sở NN & PTNT Tỉnh, các HTX và các phòng NN huyện. 4
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Cách tiếp cận và phương pháp luận Cách tiếp cận Dựa vào bài học có được từ hoạt động xây dựng năng lực, hoạt động phát triển nông thôn trước đây và hiện nay của các đối tác ở miền Trung cũng như kinh nghiệm của trường Đại học Lincoln trong các dự án xây dựng năng lực khác. Dự án cần nhận thức rõ nhu cầu về thời gian đối với đội ngũ cán bộ của các tổ chức giành cho công việc thường xuyên của họ và phải phân đoạn dự án phù hợp với thời gian mà đội ngũ cán bộ đó có thể có được.. Một phần quan trọng của phương pháp tiếp cận toàn diện là tìm hiểu nhu cầu kiến thức và kĩ năng KDNN của nền nông nghiệp, đặc biệt là các nông hộ (bao gồm cả dân tộc thiểu số và phụ nữ) và các đơn vị dịch vụ và khuyến nông của tỉnh. Hoạt động này sẽ tạo cơ sở phát triển cho các hoạt động tiếp theo. Đặc điểm của phương pháp thực hiện dự án như sau: • Phát triển nguồn lực giảng dạy KDNN tại ĐHKT Huế thông qua tập huấn (chương trình tập huấn, ghi chú, v.v) • Chương trình đào tạo cần được thiết kế dựa trên việc đánh giá nhu cầu của các đối tượng liên quan trong dự án • Đầu vào của dự án được phân thành từng giai đoạn để những ý tưởng và khái niệm được thấu hiểu đầy đủ • Các chuyên gia của ĐH Lincoln sẽ trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ ĐHKT Huế • Liên kết các ý tưởng phát triển nông thôn ở Miền Trung Việt Nam Các nhóm tiêu điểm và các đối tượng liên quan của dự án sẽ được cung cấp thường xuyên các thông tin cập nhật về các hoạt động của dự án. Phương pháp luận Phương pháp luận bao gồm: • Đào tạo cho cán bộ ĐHKT Huế các phương pháp nghiên cứu ứng dụng và KDNN • Điều tra nhu cầu KDNN của tỉnh Thừa Thiên Huế-nông dân, các thành phần cung cấp dịch vụ • Điều tra ở 3 tỉnh còn lại • Phân tích dữ liệu và phát triển các khoá tập huấn KDNN cho các đối tượng tham gia dự án • Tiến hành các khoá tập huấn- phát triển trình độ cho các cán bộ khuyến nông tỉnh về chuyên ngành KDNN • Phát triển chương trình giảng dạy KDNN tại ĐHKT Huế • Trình bày kết quả dự án thông qua các buổi seminar, hội thảo và tài liệu xuất bản Phương pháp luận ban đầu đã được bổ sung. Cả hai phía ĐHKT và ĐH Lincoln quyết định tiến hành điều tra thử nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó mới tiến hành ở các tỉnh còn lại. Phương pháp và kết quả nghiên cứu đã được đội ngũ cán bộ Đại học Lincoln đánh giá vào tháng 11 năm 2005. Phần này bao gồm một Hội thảo và kết quả nghiên cứu ở 3 tỉnh còn lại. Các khoá học sẽ được tiến hành thí điểm tại Thừa Thiên Huế. Sau khi đã được đánh giá và bổ sung, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ chương trình tập huấn. 5
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 4. Thành tựu dự án đạt được 4.1 Những hoạt động nổi bật của dự án Theo mục tiêu và phương pháp lụân của dự án, những hoạt động có thể được phân thành 4 loại chính: (1) những hoạt động củng cố kiến thức và kĩ năng nghiên cứu và giảng dạy KDNN của cán bộ Khoa KT&PT trong lĩnh vực KDNN; (2) đánh giá nhu cầu KDNN của nông hộ và cán bộ tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi; (3) phát triển những khóa tập huấn và chương trình đào tạo KDNN tại Đại học Kinh tế Huế; (4) tiến hành đào tạo cán bộ tỉnh và nông hộ, bao gồm việc phát triển năng lực cho cán bộ khuyến nông để họ có thể tiến hành giảng dạy cho nông dân một cách hiệu quả. (1) Những hoạt động nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy KDNN cho cán bộ Khoa KT&PT Trong 6 tháng cuối của năm 2005, nhiều khóa tập huấn về KDNN như phân tích chuỗi cung, quản lý trang trại và những phương pháp nghiên cứu KDNN đã được thực hiện cho cán bộ Khoa KT&PT bởi những chuyên gia KDNN từ trường Đại học Lincoln (xem báo cáo cột mốc sự kiện 2). Nhờ đó, cán bộ Khoa đã áp dụng những kiến thức và kĩ năng KDNN có được từ những khóa tập huấn này để tiến hành 30 nghiên cứu trường hợp ở những vùng sinh thái đặc trưng 4 tỉnh dự án. Những nghiên cứu này tập trung vào những sản phẩm hay các hoạt động kinh doanh đặc trưng như lợn, cá lồng, rau và lúa ở vùng đồng bằng; cao su, chuối và mía ở vùng gò đồi; tôm, lúa và lợn ở vùng duyên hải. Để đảm bảo chất lượng của những báo cáo này, những chuyên gia từ Đại học Lincoln và Khoa KT&PT thường xuyên liên lạc về tiến độ báo cáo và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh. Thông qua những nghiên cứu trường hợp này đã hỗ trợ cán bộ Khoa có được những kĩ năng nghiên cứu trong lĩnh vực KDNN và hiểu hơn về nông hộ, những hoạt động kinh doanh cũng như những khó khăn và cơ hội (xem báo cáo cột mốc sự kiện 3). (2) Đánh giá nhu cầu KDNN của nông hộ và cán bộ tỉnh Việc đánh giá nhu cầu đào tạo KDNN cho cán bộ khuyến nông và nông dân được tiến hành ở 4 tỉnh vào năm 2006. Nhiều phương pháp trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo đã được áp dụng để xác định những kiến thức và kĩ năng còn thiếu hụt, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực KDNN mà cán bộ khuyến nông và nông dân đang phải đối mặt. Cán bộ khoa đã tiến hành nhiều của thảo luận nhóm trọng điểm với Sở NN&PTNT cũng như nông dân ở 4 tỉnh. Thêm vào đó, cán bộ Khoa đã tiến hành phỏng vấn khoảng 105 cán bộ khuyến nông, lãnh đạo HTX, các đơn vị quần chúng (hội nông dân, hội phụ nữ) và 40 nông hộ (bao gồm nông hộ giàu, nghèo và một số nông hộ dân tộc thiểu số) (xem báo cáo cột mốc sự kiện 3). Kết quả của cuộc đánh giá nhu cầu đào tạo đã được trình bày và hợp thức hóa tại Hội thảo với sự tham gia của những thành phần dự án. Thông qua đó, 04 giáo trình tập huấn cần thiết đã được xác định: (a) Tập huấn cho nông dân: Thiết kế chương trình đào tạo và Phương pháp tập huấn; (b) Phân tích trang trại; (c) Marketing/Phân tích chuỗi cung và (d) Lập kế hoạch KDNN (xem báo cáo cột mốc sự kiện 2). 6
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 (3) Phát triển các khóa tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân; phát triển chương trình đào tạo KDNN tại Đại học Huế Hoạt động chính của dự án trong năm 2007 là phát triển 04 giáo trình tập huấn và chương trình đào tạo KDNN. Những chuyên gia từ Đại học Lincoln đã giảng dạy và truyền đạt cho cán bộ Khoa cách thức phát triển giáo trình và chương trình đào tạo. Tiếp đó cán bộ Khoa đã tiến hành viết giáo trình và được sửa đổi theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia Đại học Lincoln. Những giáo trình tập huấn lại được chuyển cho các chuyên gia Việt Nam ở Đại học Nông nghiệp Hà nội, Đại học Thủ Đức, Đại học Cần Thơ để được góp ý. Kết quả là chúng đã được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên huế, Kontum và Quảng Ngãi. Học viên của những khóa học này cũng đã đưa ra ý kiến nhận xét và yêu cầu hữu ích cho sự phát triển của những khóa học sau. (xem báo cáo 6 và 8). Một chương trình đào tạo KDNN cũng đã được phát triển trước khi dự án được tiến hành. Do thiếu tính chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này mà chương trình còn có nhiều hạn chế. Chính vì thế nó đã được chỉnh sửa và bổ sung theo khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Đại học Kinh tế Huế nhằm đạt được sự cân bằng về kiến thức với chương trình giảng dạy cũng như nội dung giảng dạy. Các cán bộ Khoa cũng đã viếng thăm Đại học Lincoln. Trong chuyến đi này đề cương chi tiết đã được sửa đổi theo ý kiến nhận xét của các chuyên gia ở đây. Bên cạnh đó, Khoa cũng đã tổ chức nhiều buổi thảo luận về chương trình đào tạo với sự tham gia của các chuyên gia từ nhiều trường đại học khác nhau ở Việt Nam. Những ý kiến đóng góp của những thành viên này đã giúp cho chương trình được hòan thiện với 30 đề cương chi tiết của các môn học và đã được Đại học Huế chứng nhận vào cuối năm 2008 (xem báo cáo 6 và 8). (4) Tiến hành giảng dạy và hỗ trợ công tác tư vấn cho cán bộ tỉnh và nông hộ Trong nửa năm sau của 2 năm 2007 và 2008, dự án Agribiz đã tiến hành 4 đợt tập huấn cho các nhóm mục tiêu của mình gồm các cán bộ khuyến nông và nông dân ở 4 tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng ngãi. Như vậy tổng cộng khoa KT&PT đã tiến hành 78 khóa tập huấn với 2.981 học viên trong đó 45 lớp do cán bộ khoa trực tiếp giảng dạy, 33 lớp do cán bộ khuyến nông tỉnh giảng dạy. Sự hợp tác giữa Khoa và các Sở NN&PTNT đã mang lại kết quả tốt đẹp trong việc chọn lựa học viên, điều hành và đánh giá khóa học. Ý kiến nhận xét của học viên sau các khóa học cho thấy lớp đã được tiến hành phù hợp, có tổ chức và hữu ích (xem báo cáo giữa kì của đòan đánh giá chương trình CARD, 2008; báo cáo 7 và 8). Dự án cũng đã chọn ra 12 nông hộ (3 nông hộ mỗi tỉnh) để thiết lập những kiểu mẫu của dự án. Dự án không chỉ cung cấp các khóa tập huấn về phân tích KDNN, phân tích chuỗi cung, lập kế hoạch KDNN mà còn thường xuyên hỗ trợ công tác tư vấn cho nông dân ngằm giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư và tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Tất cả những nông dân được chọn cho thấy họ đã hiểu được thế nào là lợi nhuận từ việc hình thành kế hoạch sản xuất KDNN. Họ cũng đã có thế áp dụng kiến thức có được từ các khóa tập huấn vào sản xuất và thu được nhiều thành công (xem báo cáo giữa kì của đòan đánh giá chương trình CARD, 2008). 7
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 4.2 Xây dựng năng lực Dự án đã hòan thành một trong những mục tiêu quan trọng: xây dựng năng lực KDNN cho 3 nhóm cán bộ mục tiêu: cán bộ khoa KT&PT; cán bộ khuyến nông và nông dân ở 4 tỉnh. (1) Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy KDNN cho cán bộ Khoa KT&PT Không thể phủ nhận rằng trình độ năng lực cũng như kiến thức và kĩ năng của cán bộ Khoa KT&PT trong lĩnh vực KDNN đã được nâng lên rõ rệt. Đây chính là một trong những thành công lớn nhất của dự án. Khoa KT&PT đã khuyến khích cán bộ của mình tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án. Dự án với sự hỗ trợ của trường Đại học Lincoln đã nâng cao được trình độ của cán bộ khoa trong những mặt cụ thể như sau: (i) kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực KDNN; (ii) phương pháp nghiên cứu (từ phương pháp điều tra khảo sát mẫu lớn sang phương pháp nghiên cứu trường hợp); phương pháp phân tích chuỗi cung; và (iv) phát triển tập huấn và chương trình đào tạo. Dự án Agribiz đã thực sự nâng cao kĩ năng và kiến thức của các cán bộ chủ chốt của khoa KT&PT. Và hiện tại họ có thể đạt được trình độ thực hiện giảng dạy và chuẩn bị giáo trình KDNN và tư vấn phát triển nông thôn. Thành quả này đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn lực KDNN tại Đại học Huế của dự án Agribiz. Những cán bộ khác không tham gia đầy đủ vào dự án đã chưa có cơ hội để phát triển những kĩ năng và kiến thức KDNN lên cấp cao hơn được. Điều này phản ánh thách thức đối với dự án Agribiz cũng như đối với cán bộ Khoa KT&PT trong việc phát triển chương trình. Chương trình phát triển cho cán bộ Khoa KT&PT bị hạn chế do chưa có nhiều ngân sách hỗ trợ cho việc theo học các khóa sau đại học ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có những sáng kiến nhằm cải thiện tình hình này, bao gồm chương trình dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án này sẽ hỗ trợ kinh phí cho cán bộ phát triển KDNN tại đại học Huế (xem những báo cáo trước). Hi vọng rằng trong 3 năm tới nhiều cán bộ trẻ của Khoa có thể có cơ hội tham gia các khóa học sau đại học về KDNN. Quan điểm của cán bộ Khoa về kinh tế nông nghiệp cũng đã thực sự thay đổi sang lối tư duy KDNN khi làm việc với các chuyên gia của Đại học Lincoln. Họ cũng đã áp dụng những kiến thức có được vào thực tiễn (thông qua nghiên cứu trường hợp, truyền đạt các khóa tập huấn, thảo luận với nông dân để thiết kế kế hoạch kinh doanh). Việc đánh giá được các chuyên gia của đại học Lincoln đã cho thấy kĩ năng và kiến thức KDNN của các cán bộ tham gia dự án đã được cải thiện rất đáng kể. Cán bộ khoa hiện nay có thể chuẩn bị các khóa tập huấn và chương trình đào tạo. Thêm vào đó họ có thể áp dụng có hiệu quả những phương pháp nghiên cứu và phát triển kĩ năng truyền đạt KDNN. Việc cải thiện chương trình đào tạo và giảng dạy KDNN tại đại học Kinh tế là rất đáng khích lệ. Ngày càng có nhiều sinh viên đăng ký tham gia học ngành KDNN tại trường. Số lượng khóa luận tốt nghiệp cử nhân và tiến sĩ có chủ để về KDNN ngày càng gia tăng nhanh chóng trong 2 năm vừa qua. Hi vọng trong tương lai xu hướng này sẽ được duy trì và phát triển. 8
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Việc phát triển các kĩ năng nghiên cứu KDNN của cán bộ khoa là một thành công quan trọng của dự án. Khi những cán bộ này được mời làm tư vấn hay nghiên cứu KDNN chúng ta có thể thấy họ đã được đánh giá cao. Trên thực tế nhiều cán bộ Khoa hiện đang là chuyên gia trong việc tư vấn và nhận được nhiều hợp đồng tư vấn về lĩnh vực KDNN. Trong 3 năm qua họ đã tham gia vào khỏang 10 dự án quốc tế và 6 hợp đồng tư vấn. Hiện tại có 3 cán bộ của Khoa KT&PT đang Nghiên cứu sinh về lĩnh vực KDNN tại Đại học Lincoln New Zealand. Chất lượng nghiên cứu của cán bộ Khoa cũng đã được nâng lên đáng kể. Nhiều bài viết của họ đã được đăng tải trên các báo chí khoa học, có 2 bài được đăng trên tạp chí quốc tế và 6 bài trên các báo trong nước và trong khu vực. Đặc biệt một bài viết tham gia hội nghị quốc tế tại Hà nội về chuỗi cung năm 2007 đã được xuất bản thành sách trên toàn thế giới (xem chi tiết ở trang web: http://www.actahort.org/books/794 ). Chi tiết cũng được thể hiện ở báo cáo cột mốc 8 và 10. (2) Trình độ năng lực của cán bộ Sở NN&PTNT đã được nâng lên Cán bộ các Sở NN đã tích cực tham gia tích cực vào các họat động của dự án như công tác tập huấn, nghiên cứu trường hợp, thực hành lập kế hoạch KDNN và seminar. Kết quả là năng lực của cán bộ khuyến nông và nông dân trong lĩnh vực này đã được cải thiện rất nhiều. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của dự án đac cho thấy chính nhờ vào dự án mà trình độ của những đối tượng này đã thực sự được nâng cao. Kiến thức và kĩ năng KDNN cũng đã được phát triển rõ rệt. Những cán bộ được đào tạo đã có thể áp dụng những tài liệu tập huấn do dự án cung cấp để phát triển những khóa tập huấn ngắn ngày về các chủ đề như phân tích lợi nhuận, phân tích chuỗi cung, lập kế hoạch sản xuất, và lập kế hoạch tài chính để đáp ứng nhu cầu của nông dân. Những chủ đề này đã được đưa vào tập huấn rất nhiều cho nông dân. Thực tế cũng cho thấy những cán bộ khuyến nông do dự án đào tạo đã có thể phân tích kinh tế kinh doanh. Họ tự tin hơn trong việc thiết kế và tiến hành giảng dạy những chủ đề KDNN. Nhiều người sẵn sang làm công tác tư vấn trong lĩnh vực này cho các dự án phát triển của các tỉnh. Lãnh đạo của các sở cũng cho biết hệ thống cán bộ của họ đã làm việc tốt hơn và KDNN đã thực sự được đưa vào hệ thống. Đối với mỗi tỉnh dự án, từ 6 đến 8 cán bộ có trình độ và năng lực giảng dạy cho các cán bộ khuyến nông và nông dân trong các lĩnh vực liên quan đến KDNN (xem báo cáo 8). Thêm vào đó, 12 hộ nông dân điển hình, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ khoa đã hoàn thành những kế hoạch kinh doanh cho mình. Đây là những mẫu kế hoạch cho những ai quan tâm đến việc chuẩn bị kế hoạch KDNN (xem báo cáo 10). Ở mỗi tỉnh một nhóm cán bộ có năng lực đã được dự án đào tạo để có thể tiến hành cung câp kiến thức và kĩ năng KDNN cho cán bộ nhà nước tại cấp huyện và xã. Mỗi nhóm gồm khỏang 5 đến 7 cán bộ Sở NN, Liên hiệp HTX, những tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Dự án đã thiết lập một mạng lưới cán bộ đào tạo địa phương để có thể tập huấn cho cán bộ nông nghiệp tại cấp huyện và xã. (xem báo cáo cột mốc sự kiện 8). (3) Nâng cao nhận thức và năng lực KDNN cho nông dân 9
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Dự án đã cung cấp kĩ năng KDNN cho nông dân để họ có thể đánh giá nguồn lực, phân tích chuỗi cung để thiết kế kế hoạch sản xuất. Dự án đã đào tạo họ trở thành những người có đầu óc kinh doanh. Những nông dân do đòan đánh giá chương trình CARD cho biết thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh và phân tích chuỗi cung, nông dân có thể tính tóan được lợi nhuận gộp và cách thức đầu tư kinh doanh. Họ có thể kiểm soát được hệ thống nông nghiệp cũng như những hoạt động kinh doanh để có thể có được thu nhập ổn định hơn. (Xem báo cáo đánh giá của đòan đánh giá chương trình CARD, 2008; Báo cáo cột mốc sự kiện 10). 4.3 Chương trình tập huấn Tính đến nay dự án đã tổ chức được 78 khóa tập huấn với 2981 học viên trong đó có 45 lớp do Khoa KT&PT tổ chức, 33 lớp do cán bộ các Sở NN tỉnh tổ chức. Những giáo trình được sử dụng trong các khóa tập huấn gồm: Thiết kế khóa học và Phương pháp giảng dạy (giành cho cán bộ nông nghiệp Tỉnh và huyện, mỗi tỉnh một khóa); Lập kế hoạch KDNN; Phân tích KDNN trang trại; Marketing và phân tích chuỗi cung (mỗi tỉnh 3 lớp) (xem báo cáo giữa kì của đòan đánh giá chương trình CARD, 2008; các báo cáo cột mốc sự kiện 7, 8 và 10). Các trung tâm khuyến nông ở 4 tỉnh sẽ tổ chức 18 khóa tập huấn về KDNN cho nông dân vào năm 2009. Những khóa học này do ngân sách nhà nước và các dự án quốc tế tài trợ (xem báo cáo 10). 4.4 Xuất bản Tất cả những thông tin về dự án được cập nhật trên trang web: www.vietnamagribusiness.org hay http://www.card.com.vn. Một tài liệu giới thiệu về dự án Agribiz và những giáo trình tập huấn sẽ được xuất bản vào tháng 3 năm 2009. Những giáo trình này sẽ là nguồn tài liệu quý giá về lĩnh vực KDNN, hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn KDNN. Thông qua các Hội thảo và Seminar, dự án cũng đã được biết đến và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Và cũng thông qua các khóa tập huấn, người dân ở 4 tỉnh cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về dự án. Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế như Tầm nhìn Thế giới, các dự án phát triển nông thôn do tổ chức Phần Lan tài trợ, Dự án phát triển nông thôn ở Quảng Ngãi cũng bày tỏ sự quan tâm của mình đến dự án này. 4.5 Quản lý dự án Ban quản lý dự án được hình thành tại trường Đại học Kinh tế Huế. Sở Nông nghiệp ở mỗi tỉnh cũng đã cử 1 cán bộ có kinh nghiệm tham gia cộng tác với dự án. Tất cả những thành viên này đã tích cực tham gia vào công tác điều hành dự án như lên kế hoạch, điều hành và đánh giá. Họ cũng thường xuyên nhận được những thông tin cập nhật về tiến độ của dự án và đã họat động rất hiệu quả. Tất cả các họat động của dự án đều đã được thực hiện như kế hoạch đề ra. Những thông tin phản hồi từ phía cán bộ các Sở NN và nông dân đều được truyền đạt và giải quyết. Thông tin giữa cán bộ dự án với các chuyên gia trường Đại học Lincoln rất thường xuyên và thông suốt. 10
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 5. Những vấn đề đan chéo 5.1 Môi trường Dự án không có hoạt động nào liên hệ mật thiết với môi trường. Những phương pháp do dự án áp dụng đều nhằm đảm bảo việc lập kế hoạch cũng như phân tích trang trại phải cân nhắc đến tình hình sử dụng bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên là một chủ đề đan chéo được đề cập đến trong các giáo trình tập huấn cũng như chương trình đào tạo KDNN chính quy. Nhiều hệ thống nông nghiệp tiêu biểu có liên hệ chặt chẽ với môi trường như rau an tòan, mô hình kinh tế VAC (Vườn- Ao- chuông), mô hình lúa- cá đã được chọn làm các nghiên cứu trường hợp. Những nghiên cứu đó sau này được đưa vào giới thiệu cho nông dân và cán bộ khuyến nông thông qua các khóa tập huấn. 5.2 Giới và các vấn đề xã hội Dự án đã chú trọng đến vấn đề này khi thực hiện các hoạt động. Chúng đã được đưa vào trong các môn học của chương trình mới. Phụ nữ được khuyến khích tham gia vào các khóa tập huấn. Khoảng từ 37 đến 48% học viên tham gia các lớp học do dự án tổ chức là nữ và tỉ lệ trung bình là 43%. Các nông dân thuộc dân tộc thiểu số cũng được chọn lựa thực hiện nghiên cứu trường hợp, cụ thể 7 trên 30 nông hộ được điều tra là thuộc nhóm dân tộc ít người này. 5.3 Tính bền vững của dự án Dự án Agribiz đã cân nhắc đến tính bền vững trong thiết kế các họat động chính. Dự án đã đặt mục tiêu bền vững thông qua 2 hoạt động chủ đạo: phát triển năng lực của cán bộ Khoa KT&PT và các cán bộ nông nghiệp tỉnh; chuẩn bị chương trình đào tạo KDNN chất lượng cao ở Đại học Kinh tế Huế. Thông qua việc nâng cao kĩ năng phát triển chương trình đào tạo KDNN cho cán bộ Khoa mà tính bền vững của dự án cũng được củng cố hơn. Việc chuẩn bị cho chương trình đào tạo KDNN mới và phát triển những kĩ năng KDNN của cán bộ khoa chính là những họat động đầu tư chủ đạo và có ý nghĩa quan trọng của dự án. Bằng việc đưa vào giảng dạy chương trình KDNN có chất lượng cao, Đại học Kinh tế Huế đã trở thành đơn vị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông thôn của miền Trung Việt Nam. Phần lớn những sinh viên tốt nghiệp đã được nhận làm việc ở các trung tâm nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vùng. Hơn thế nữa, những cán bộ Khoa cũng đã được mời tham gia tư vấn và nghiên cứu các họat động trong lĩnh vực này, chính điều này đã đóng góp vào sự phát triển của chương trình đào tạo và mở mang kiến thức cho bản thân họ. Dựa trên phương pháp mà dự án áp dụng, hiện nay mỗi tỉnh dự án đều có một nhóm các cán bộ khuyến nông có trình độ giảng dạy và tiến hành tập huấn không chỉ cho nông dân mà cho cả cán bộ khuyến nông khác. Nhóm cán bộ này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo KDNN cho cán bộ các Sở Nông nghiệp, cán bộ hỗ trợ huyện và những tổ chức khác. 11
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Được chính phủ cung cấp ngân sách cùng với một đội ngũ cán bộ có năng lực, mỗi năm Sở Nông nghiệp và trung tâm khuyến nông các tỉnh sẽ tổ chức những khóa tập huấn cho cán bộ mình và cho cả nông dân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc xây dựng năng lực là một quá trình tiếp diễn. Các hệ thống khuyến nông phải được phát triển và thông qua dự án Agribiz, nền tảng về KDNN cho công tác này đã được thiết lập. Để duy trì và phát triển những thành quả mà dự án Agribiz đã đạt được, Khoa Kinh tế & Phát triển đã kết hợp với những tổ chức phi chính phủ và những đơn vị nhà nước nhằm tiến hành những khó tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ giảng dạy và nông dân. Bên cạnh đó, Khoa còn mở rộng đào tạo KDNN thông qua những khóa tập huấn chuyên môn. Hầu hết học viên của những khóa tập huấn này là cán bộ cấp huyện và xã, những người có thể áp dụng và phát triển kiến thức về KDNN trong thực tiễn. Ngày càng có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp quan tâm đến KDNN. Trong số những sinh viên mới tốt nghiệp, có đến 57 em đã chọn KDNN là một phần trong khóa luận tốt nghiệp của mình. Những chủ đề này bao gồm phân tích chi phí và doanh thu cho các họat động kinh doanh, giá trị chuỗi của những sản phẩm nông nghiệp, truy cập thông tin và đưa ra quyết định nông nghiệp, quản trị chất lượng và phân tích rủi ro. Điều này cho thấy kiến thức và kĩ năng KDNN của cán bộ Khoa KT&PT sẽ được duy trì và phát triển dần dần thông qua nhiều chương trình giảng dạy và tập huấn. Dự án Agribiz đã tạo ra một nguồn lực KDNN quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp ở khu vực miền Trung. Trường Đại học Kinh tế Huế hiện đang tiếp tục duy trì quan hệ với Đại học Lincoln và những cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển đang theo học ở New Zealand. Việc phát triển KDNN sẽ vẫn tiếp tục tại trường Đại học Kinh tế với sự hỗ trợ của dự án giáo dục đại học do Ngân hàng Thế giới tài trợ. 6. Những vấn đề khi thực hiện dự án 6.1 Vấn đề và trở ngại Dự án Agribiz dự kiến tiến hành vào tháng 4 năm 2005 nhưng mãi đến tháng 6 năm 2005 kế hoạch này mới được thực thi. Chính sự chậm trễ này đã khiến cho những họat động dự án cũng như những kết quả được trình bày trong các báo cáo cột mốc sự kiện cũng vì thế mà chậm mất 3 tháng. Công tác điều tra thực tế ở các tỉnh xa như Kontum và Quảng Ngãi tốn rất nhiều thời gian đi lại và gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề hậu cần. Ngoài ra, lịch điều tra cũng phải phù hợp với thời gian rảnh của những cán bộ Khoa và sự hỗ trợ của các Sở NN các tỉnh. Công việc này cũng phải được hòan tất trước mùa mưa. Khó khăn chính cho đội ngũ cán bộ dự án là sự nổ lực để tiến hành chuẩn bị 4 gíao trình tập huấn. Một nhóm được hình thành để chuẩn bị cho mỗi giáo trình và phải làm việc vất vả trong 3 tháng đầu. Thời gian chuẩn bị kéo dài cũng đồng nghĩa với sự chậm trễ của vịêc tiến hành các khóa tập huấn và những khóa đầu tiên đã được tổ chức vào năm 2007. 12
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Việc phát triển chương trình đào tạo cũng gặp nhiều trở ngại. Đại học Huế trên thực tế đã phát triển một chương trình đào tạo KDNN trước khi dự án Agribiz được tiến hành. Việc đưa vào giảng dạy chương trình này cũng đã được thực hiện vào năm 2005. Việc điều chỉnh chương trình đào tạo ban đầu dù có sự hỗ trợ của phía đối tác Đại học Lincoln nhưng dự án cũng phải trải qua nhiều cấp và bước để chương trình mới có thể được đưa vào thực tế. Trước khi nhận được sự chấp thuận từ phía Đại học Huế, chương trình này đã phải thông qua sự xét duyệt của các trường đại học Nông nghiệp khác ở Việt Nam. Đây là một quá trình tòan diện và mất nhiều thời gian. Chính sự việc này đã ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị cho chương trình mới và đây là hoạt động được hòan tất sau cùng của dự án. Việc đệ trình những báo cáo cột mốc sự kiện dự án chậm trễ so với kế hoạch không phản ánh được chất lượng hay thực trạng của dự án. Tất cả những hoạt động được trình bày trong các báo cáo đã hoàn tất kể cả những họat động chính. Yếu tố chính gây nên sự chậm trễ của các báo cáo chính là việc phát triển chương trình đào tạo mới như đã được đề cập ở phần trên. 6.2 Giải pháp Tất cả những vấn đề và trở ngại được nhắc đến ở phần trên đã được ban quản lý dự án truyền đạt và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Sự thay đổi này sẽ không thể được thực hiện tốt nếu không có sự hỗ trợ từ phía Đại học Kinh tế và cán bộ Sở 04 tỉnh. Cụ thể, Đại học Kinh tế Huế đã điều chỉnh chương trình đào tạo, giảm bớt lượng công việc và lịch giảng dạy cho cán bộ Khoa KT&PT để những cán bộ này có thể tham gia thực hiện tốt các hoạt động của dự án đúng thời hạn. Ngoài ra, cán bộ Sở NN&PTNT ở các tỉnh cũng sẵn sàng làm việc vào ngày nghỉ hay ngày lễ để đảm bảo công việc được tiến hành đúng tiến độ. 7. Bài học kinh nghiệm Thông qua dự án Agribiz, nhiều bài học đã được rút ra. Dự án là trường hợp tài trợ song phương chính của Đại học Kinh tế Huế, đơn vị thường xuyên hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngòai. Sau đây là những bài học rút ra được từ dự án: 1. Nhu cầu đối thoại thường xuyên với đối tác Nhiều vấn đề đã nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án cần được thảo luận và bàn bạc. Khoa KT&PT cũng như Đại học Lincoln đã phát triển mối quan hệ hợp tác mật thiết để có thể thường xuyên theo dõi tiến độ công việc. Một cán bộ của Đại học Lincoln làm việc tại Việt Nam nên có thể thường xuyên tiến hành được những buổi họp mặt, thảo luận. 2. Tầm quan trọng của mối quan hệ với các cơ quan Tỉnh Khoa KT&PT đã thiết lập mối quan hệ với các Sở NN&PTNT cũng như với các đơn vị khác trong tỉnh. Những mối quan hệ này rất chặt chẽ và đem lại 1 sự hỗ trợ mạnh mẽ tại các cấp tỉnh. Chính điều này cũng đã mang lại thành công cho các hoạt động của dự án tiến hành ở các tỉnh. Cần lưu ý rằng các dự án ODA tại Việt Nam thường thiếu mất sự hỗ trợ từ phía các tỉnh và chính vì thế kết quả thu được thường không cao. 13
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 3. Tính linh động trong việc lập và thực hiện kế hoạch Khí hâụ (mùa mưa), vấn đề hậu cần và sự tham gia của các cán bộ tạo nên sự chậm trễ của các hoạt động trong dự án. Tuy nhiên, kế hoạch hành động của Agribiz rất linh động để có thể hòan thành kế hoạch mà không ảnh hưởng đến việc thực thi những mục tiêu dự án. 4. Soạn thảo các họat động chiến lược Nhiều họat động được xác định là quan trọng bao gồm tập huấn cho cán bộ Khoa KT&PT trong lĩnh vực KDNN và phương pháp điều tra; phát triển kĩ năng xây dựng chương trình đào tạo; và phát triển những kĩ năng tập huấn cho cán bộ Khoa KT&PT. Việc lên kế hoạch phải được cân nhắc về mặt thời gian để đảm bảo phù hợp với tòan bộ chương trình dự án. 5. Năng lực tiếp thu Đối với các cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển, KDNN là một khái niệm khá mới. Họ cũng chưa quen với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trường hợp trong công tác thực tế ở các tỉnh. Chính vì thế, dự án đã lên kế hoạch cho họ tiếp cận những khái niệm mới này trước khi áp dụng vào thực tế. Các chuyên gia của Đại học Lincoln cũng đã hỗ trợ nhiều trong quá trình thực hiện những hoạt động chính của dự án, phát triển chương trình đaò tạo cũng như tiến hành các khóa tập huấn. 6. Phạm vi và công tác hậu cần Agribiz có phạm vi hoạt động rộng và liên quan đến các tỉnh tương đối xa như Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi bởi ít nhất phải mất 1 ngày đi đường. Việc đi lại đòi hỏi phải có công tác chuẩn bị kĩ càng và sự hỗ trợ của các đơn vị tỉnh. Bên cạnh đó, thời tiết vào mùa mưa ở các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng hạn chế việc đi lại cũng như việc tiến hành công việc. Đây chính là một yếu tố cần được cân nhắc trong quá trình thực hiện dự án Agribiz. Mục tiêu của dự án bao gồm việc chuẩn bị các khóa tập huấn và chương trình đào tạo là một thách thức lớn và phải trải qua nhiều bước để có thể nhận được sự đồng thuận của các đơn vị có thẩm quyền. Đây là một vấn đề mà những dự án khác được thực hiện trong tương lai nên xem xét. 7. Thực hành thí điểm Dự án Agribiz đã tiến hành thí điểm phương pháp điều tra thực tế và các khóa tập huấn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Những hoạt động chính được đánh giá và bổ sung (nếu cần) trước khi tiến hành ở những tỉnh xa hơn. 8. Kết luận Tất cả những họat động đề ra trong khung chương trình dự án đã được tiến hành thành công. (xem phần Phụ lục 1). Những mục tiêu của dự án cũng đã đạt được; năng lực KDNN của các đối tượng hưởng lợi của dự án như Đại học Kinh tế Huế, Sở NN&PTNT, nông dân 04 tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi đã được nâng lên. Việc quản lý dự án cũng đã rất hiệu quả. Những báo cáo cột mốc sự kiện đã được thực hiện và đệ trình lên chương trình CARD, đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý của chương trình CARD. Việc quản lý tài chính của dự án tuân theo những định mức và quy định của chương trình CARD 14
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 và của Đại học Huế. 9. Kí tên Chuẩn bị: Đại diện đơn vị Úc Đại diện đối tác Việt Nam Ngày tháng Tháng 1, 2009 15
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 PHỤ LỤC 1: CÁC THÀNH TỰU CỦA DỰ ÁN Tên dự án: NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG HỘ MIỀN TRUNG VIỆT NAM Đơn vị thực thi dự án phía Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ, KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT BÁO CÁO TIẾN ĐỘ Mô t ả Thông tin cần có Chỉ số thực hiện Thông tin yêu cần • Sử dụng số liệu về số sinh viên tốt Một báo cáo được 1.1 Tăng cường hoạt động giảng dạy, nghiên cứu nghiệp của phòng Giáo vụ và Công tác chấp nhận tại hội và cố vấn về KDNN của Trường ĐH Kinh tế Sinh viên và báo cáo hoạt động của nghị quốc tế (tháng 9 thông qua việc phát triển kỷ năng và kiến thức Khoa Kinh tế và Phát triển và những năm 2007) về KDNN và kỷ năng về nghiên cứu ứng dụng khoa khác Sử dụng số liệu thứ cấp từ các HTX, ngân hàng, phòng NN huyện, phòng thống kê và các nguồn tài liệu liên quan khác để tính toán: MỤC 1.2 Những người nông dân (cả nam và nữ) có cơ • Tăng số nông hộ tiếp cận các dịch vụ tín dụng, thị trường và hỗ trợ lập kế hội tiếp cận dịch vụ KDNN để cải thiện thu TIÊU hoạch. nhập ở các tỉnh KonTum, Quảng Ngãi, Thừa • Tăng số phụ nữ có tiếp cận các dịch Thiên-Huế và Nghệ An vụ trên • Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi • Tăng lợi nhuận từ các loại cây trồng chính, gia súc và gia cầm • Tăng thu nhập cho các nông hộ 16
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 1.3 Nâng cao năng lực cán bộ ở tỉnh về kỷ năng Sử dụng số liệu thứ cấp của các HTX, và phương pháp KDNN để họ đóng góp hiệu các nhà cung cấp dịch vụ chịu sự quả hơn trong việc cải thiện sinh kế của người quản lý của sở NN&PTNT để tính dân (đặc biệt đối với phụ nữ và dân tộc thiểu toán: • Đa dạng hoá dịch vụ cung cấp số). • Tăng doanh thu và lợi nhuận cho các HTX, cá đơn vị cung cấp dịch vụ • Điều tra nông hộ Đội ngũ cán bộ Đại Cán bộ giảng dạy Trường ĐH Kinh tế có thể Số liệu từ khoa Kinh tế và Phát triển học Kinh tế đã tiến 1.1 thực hiện các nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực và phòng qủan lý Khoa học và đối hành các cuộc điều KDNN và hệ thống canh tác của các nông hộ ngoại tra chuỗi cung KẾT KDNN và trang trại ở QUẢ Thừa Thiên Huế và 3 Phân tích số liệu đã thu thập được tỉnh tham gia dự án. 2.1 Các kĩ năng KDNN của các nông hộ cần được từ điều tra và các tài liệu của dự án Kết quả điều tra được xác định (bao gồm nhu cầu của phụ nữ và các trình bày và thảo luận nhóm dân tộc thiếu số) tại các Hội thảo được tổ chức vào tháng 11 năm 2005 và tháng 6 năm 2006. Phương pháp được sử dụng là phân tích kinh tế và tổng thu nhập. Tài liệu của dự án và các báo cáo của Các nghiên cứu 2.2 Chuẩn bị và tiến hành chương trình đào tạo do trường Đại học Kinh tế Huế trường hợp được cán bộ đại học Kinh tế Huế đảm trách Hoàn thành các mẫu đánh giá khoá phân tích để xác định học nhu cầu KDNN nông Báo cáo phân tích nhu cầu dân- từ tháng 3 đến 3.1 Xác định nhu cầu về kiến thức và kĩ năng Phân tích số liệu điều tra tháng 10 năm 2006. KDNN của các cán bộ Sở, huyện và HTX 17
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE04 BÁO CÁO CỘT MỐC SỰ KIỆN 11 Chuẩn bị chương trình đào tạo diễn ra từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007 3.2 Các học phần bài giảng được chuẩn bị cho các • Các tài liệu dự án khoá tập huấn với đối tượng cán bộ khuyến nông, Đánh giá nhu cầu đaò nông dân tạo của cán bộ khuyến nông ở 4 tỉnh và chuẩn bị báo cáo. Chuẩn bị 4 học phần tập huấn trước tháng 3 năm 2007 • Tập huấn về các phương pháp nghiên cứu ứng dụng được * Các hoạt động có liên quan đến đầu ra 1.1 thực hiện từ 13-19 tháng 7 năm 2005 - Các khoá đào tạo về phương pháp nghiên cứu ứng • Lập kế hoạch và chuẩn bị điều tra ở Thừa Thiên Huế và tiến dụng hành điều tra ở 4 tỉnh - Lập kế hoạch và chuẩn bị điều tra • Phân tích kết quả điều tra và chuẩn bị báo cáo (tháng 9 năm - Tiến hành các hoạt động điều tra 2006) - Phân tích số liệu và chuẩn bị báo cáo • Hội thảo khai trương dự án được tổ chức vào ngày 21 tháng 7 - Hội thảo về kết quả điều tra năm 2005, tiếp theo là hội thảo vào năm 2006 và họp mặt với các Sở Nông nghiệp các tỉnh • Đánh giá nhu cầu tập huấn của cán bộ khoa KT&PT và cán * Các hoạt động có liên quan đến đầu ra 1. 2 - Xác định nhu cầu đào tạo của các cán bộ trường bộ Đại học Kinh tế Huế ĐH KT Huế • Tập huấn đầu tiên về KDNN trong thời gian từ 13-19 tháng - Định hướng ban đầu về đào tạo KDNN cho cán 7 năm 2005 bộ của trường ĐẠi học Kinh tế • Chuyến đi học tập và trao đổi kinh nghiệm với trường Đại - Nghiên cứu phát triển khung chương trình và các học Lincoln vào tháng 2 năm 2006 khoá học ở New Zealand 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Đề Tài Điều Hành Dự Án Bằng Phương pháp PERT-CPM và Ứng Dụng Giải Bài Toán Lập Lịch Thi Công Công Trình
74 p | 848 | 324
-
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án trại chăn nuôi heo hậu bị Ngọc Hân công suất 10.000 con/năm tại xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
44 p | 271 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Công trình: Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang
116 p | 34 | 20
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án Khu cao ốc căn hộ nghỉ dưỡng Khải Hoàn Paradise
186 p | 84 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công ty công nghệ thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh
131 p | 88 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án xây dựng 12 phòng học lầu Trường tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước
120 p | 43 | 18
-
Báo cáo Hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án: Đầu tư nhà máy thép ống công suất 60.000 tấn/năm – Công ty TNHH Ống thép Nippon Steel & Sumikin Việt Nam
31 p | 138 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình "Cải tạo, sửa chữa trụ sở Cơ quan công Đoàn viên chức tỉnh Kiên Giang"
116 p | 27 | 15
-
Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện cơ khí Formosa” - Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất linh kiện cơ khí Formosa
35 p | 132 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí
50 p | 29 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình - Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết
120 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
392 p | 50 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án: Khối phụ trợ eBB4(Kho vũ khí và 02 hạng mục c24QY)
70 p | 24 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền
81 p | 26 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
27 p | 12 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Kiểm toán nội bộ báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả quản lý ở Công ty Viễn thông liên tỉnh
17 p | 83 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành tại Công ty TNHH Kiểm toán I.T.O chi nhánh Đà Nẵng
120 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn