intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trường lại khu vực diễn ra xây dựng của dự án; Đánh giá đối tượng bị tác động của từng giai đoạn diễn ra dự án; Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CAO CẤP ĐỖ GIA (RUBY CASTLE) CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN NGỌC ĐIỀN Tên sinh viên :TRẦN THỊ THƯƠNG Lớp : D17MTSK Khóa : 2017-2021 Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. LÊ THỊ ĐÀO Bình Dương, tháng 12 năm 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CAO CẤP ĐỖ GIA (RUBY CASTLE) CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN NGỌC ĐIỀN Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã số SV: 1724403010046 Lớp: D17MTSK Th.S LÊ THỊ ĐÀO TRẦN THỊ THƯƠNG Bình Dương, tháng 12 năm 2020
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ 2 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 1. Đặt vấn đề ....................................................................................... 3 2. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 3 3. Mục tiêu đề tài ................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 4 5. Phạm vi nghiêm cứu ........................................................................ 4 CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 5 TỔNG QUAN ........................................................................................ 5 1.1 Xuất sứ dự án ................................................................................ 5 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời ...................................................................... 5 1.1.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................... 5 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 6 1.2 Các căn cứ để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án8 1.2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của dự án .... 8 1.2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án ....................................................................................................... 11 1.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá tác động môi trường DTM . 12 1.3.1 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM ........................... 12 1.3.2 Các phương pháp ĐTM.......................................................... 12 CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 14 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 14 2.1 Thông tin chung về dự án ............................................................ 14 2.1.1 Tên dự án ............................................................................... 14 2.1.2 Chủ đầu tư ............................................................................. 14 2.1.3 Vị trí địa lý của dự án............................................................. 14 2.1.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại khu vục của dự án ...................... 14 2.1.5 Quy mô dự án ........................................................................ 15 2.2 Tham gia và tìm hiểu các công đoạn trong đánh giá tác động môi trường của dự án ........................................................................................... 15 2.2.1 Đánh giá tác động môi trường từng dự án .............................. 15 2.2.2 Đánh giá tác động môi trường bởi các rủi ro, sự cố của dự án 51 2.2.3 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường ................................. 55 i
  4. 2.3 Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động của dự án ...................................................................................................... 56 2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án........................................................ 56 2.3.2 Giai đoạn thi công xây dựng dự án ......................................... 57 2.3.3 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ........................................... 63 2.4 Đề xuất các phương án tổ chức, ứng phó với rủi ro, sự cố của dự án70 2.4.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động do các rủi ro, sự cố trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án ....................................................... 70 2.4.2 Biện pháp giảm thiểu các tác động do các rủi ro, sự cố trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động ........................................................... 71 CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 72 3.1 Kết luận ....................................................................................... 72 3.2 Kiến nghị ..................................................................................... 73 ii
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Tóm tắt các tác động đến môi trường trong giai đoạn san lắp mặt bằng của Dự án ............................................................................................ 16 Bảng 2. 2 Tải lượng khí tải từ phương tiện vận chuyển ................................ 19 Bảng 2. 3 Tổng hợp khối lượng đất san lấp .................................................. 20 Bảng 2. 4 Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ................. 21 Bảng 2. 5 Hệ số phát thải của các phương tiện vận chuyển .......................... 23 Bảng 2. 6 Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ........ 23 Bảng 2. 7 Nồng dộ các chất ô nhiễm trong khói hàn..................................... 24 Bảng 2. 8 Hệ số phát thải bụi trong quá trình thi công xây dựng .................. 25 Bảng 2. 9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ............................. 26 Bảng 2. 10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ................................ 28 Bảng 2. 11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng ................. 29 Bảng 2. 12 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường ..... 30 Bảng 2. 13 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn 30 Bảng 2. 14 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng .............................................................................................. 30 Bảng 2. 15 Khối lượng chất thải rắn xây dựng ............................................ 31 Bảng 2. 16 Dự báo mức ồn gây do ra các phương tiện thi công ................... 34 Bảng 2. 17 Mức ồn cộng hưởng tối đa cách nguồn 1,5m của một số thiết bị, máy móc khi thi công đồng thời ................................................................... 35 Bảng 2. 18 Mức độ ồn tối đa từ hoạt động của các thiết bị thi công ............. 37 Bảng 2. 19 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh giai đoạn hoạt động ............................................................................................................. 39 Bảng 2. 20 Hệ số chất ô nhiễm từ việc đốt cháy LPG .................................. 41 Bảng 2. 21 Thông số kỹ thuật của LPG ....................................................... 41 Bảng 2. 22 Tải lượng lượng các chất ô nhiễm từ việc đun nấu của các hộ gia đình .............................................................................................................. 42 Bảng 2. 23 Hệ số tải lượng phát sinh của phương tiện giao thông ............... 43 Bảng 2. 24 Tổng hợp số lượng phương tiện và khối lượng xăng dầu sử dụng ..................................................................................................................... 44 Bảng 2. 25 Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông ........... 45 Bảng 2. 26 Hệ số tải lượng ô nhiễm của máy phát điện khi sử dụng dầu DO ..................................................................................................................... 46 Bảng 2. 27 Tải lượng và nồng độ các chất khí ô nhiễm khi đốt dầu DO ...... 46 Bảng 2. 28 Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải của dự án ........................... 47 Bảng 2. 29 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường ..... 47 iii
  6. Bảng 2. 30 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động ..................................................................................................... 48 Bảng 2. 31 Thành phần và nồng độ nước thải sinh hoạt ............................... 48 Bảng 2. 32 Bảng dự báo thành phần, khối lượng CTNH phát sinh tại dự án 49 Bảng 2. 33 Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của hoạt động xây dựng ..................................................................................................................... 55 Bảng 2. 34 Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của hoạt động giai đoạn vận hành ....................................................................................................... 56 Bảng 2. 35 Tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng ............. 65 Bảng 2. 36 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện ............ 66 iv
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT ANTT An toàn trật tự ATGT An toàn giao thông PCCC Phòng cháy chữa cháy UBND Uỷ Bna nhân dân CSĐT Cảnh sát điều tra TTĐT Thông tin điện tử CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại COD Nhu cầu ôxy hóa học BOD5 Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày SS Chất rắn lơ lửng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường v
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án Khu nhà ở cao cấp đỗ gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền” là nội dung nghiêm cứu và kết quả trong bài báo cáo này là hoàn toàn trung thực và dưới sự hưỡng dẫn của giảng viên Th.S Lê Thị Đào. Những số liệu trong bài báo cáo do chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. 1
  9. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cám ơn đến nhà trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và quý thầy, cô trong ngành Khoa học Môi trường nói riêng đã tận chỉ chủ bảo trong suốt những năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Th.S Lê Thị Đào đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thưc hiện đề tài tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! 2
  10. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường là yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người trên trái đất. Đất nước ta đi theo công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trên con đường đi tới một nước phát triển, đi theo có là sự phát triển mạnh mẽ Công nghiệp, Khoa học – Kỹ thuật. Cũng gia tăng hoạt động trên bề mặt Trái Đất làm biến đổi không nhỏ về mặt môi trường, gây nhiều biến đổi khó lường về khí hậu, thiên tai, bão lũ và làm anh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người. Hiện nay để ngăn ngừa và giảm tầm ảnh hưởng của nó nhiều quốc gia trên thể giới, trong đó có Việt Nam đang cũng đang nổ lực về công tác bảo bệ môi trường. Do xu thế phát triển của nước ta đi theo hướng công nghiệp vì vậy, những khu công nghiệp cũng dần được mở rộng, ngành công nghiệp cũng phát triển mạnh hơn. Đô thị cũng ngày càng nhiều nên lượng ô nhiễm cũng ngày càng tăng. Do đó, đất nước ta đang đi theo hướng phát triển bền vững, ưu tiên các phát triển công nghiệp xanh hoặc những công trình mang tính chất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc mở rộng đầu tư xây dựng sẽ gây ra nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy, để được cấp phép cho một công trình xây dựng phải cần đến các Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) qua việc đánh giá về môi trường các cơ quan có chức năng có thẩm quyền dễ dàng trong việc phán đoán đưa ra quyết định là vô cùng cần thiết và quan trọng. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị xã Thuận là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương, sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho nền kinh tế của thị xã phát triển kéo theo mật độ dân số cũng ngày càng cao. Mức sống người dân ngày càng được cải thiện các nhu cầu sinh lý cơ bản được đáp ứng ở mức cao cụ thể như là thị xã Thuận An với việc phát triển các khu nhà ở đáp ứng những như cầu trên. Dự án Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) quy mô: diện tích 23.508,5 m2; dân số 1.829 người; tổng số căn hộ 846 căn được xây dựng. Để tìm hiểu thêm về các vấn đề môi trường được đánh giá trong từng giai đoạn xây dựng của dự án. Đây là lý do bài báo cáo đươc thực hiện. 3
  11. 3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Dựa trên cơ sở thực tế hiện trạng môi trường và quy định của chính phủ về Báo cáo đánh tác động môi trường vào dự án, đề tài tập trung váo các mục tiêu sau: - Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trường lại khu vực diễn ra xây dựng của dự án. - Đánh giá đối tựng bị tác động của từng giai đoạn diễn ra dự án. - Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập dữ liệu sơ cấp thứ cấp - Thu thập phân tích dự liệu từ sách báo và internet - Tham khảo tào tài liệu dtm - Tham khảo, thu thập thông tin từ một số luận văn, luận án 5. PHẠM VI NGHIÊM CỨU Dự án Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) quy mô: diện tích 23.508,5 m2; dân số 1.829 người; tổng số căn hộ 846 căn được xây dựng tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình dương 4
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 XUẤT SỨ DỰ ÁN 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Thuận An là thị xã của tỉnh Bình Dương có ranh giới tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay, là địa bàn nằm trong khu vực phát triển lan tỏa công nghiệp và đô thị của thành phố Hồ Chí Minh nên tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá cao. Căn cứ theo Văn bản số 1850/UBND-KTN ngày 26/04/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận cho Công ty TNHH Thương Mại và Tư vấn Ngọc Điền được làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) với tổng diện tích 23.508,5m². Khu vực quy hoạch Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) thuộc Phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, có vị trí nằm tiếp giáp với trục đường Nguyễn Thị Minh Khai (hướng đi về thành phố mới) và đường QL 13 đi về TP. Thủ Dầu Một. Do đó, dân nhập cư từ các nơi đổ về các nhà máy, xí nghiệp nên nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, mật độ xây dựng trong các khu dân cư vì thế tăng nhanh. Bên cạnh đó các dự án khu dân cư trên địa bàn tương đối ít và triển khai chậm so với nhu cầu nhà ở của địa phương và các cụm dân cư đã hình thành từ lâu đời và phát triển tự phát. Việc lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng lao động và dân cư trong địa bàn là hết sức cần thiết. Sau khi dự án được hình thành sẽ xã lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo đúng tiêu chuẩn bao gồm: Giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường,... Đầu tư xây dựng hẹ tầng cơ sở và các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cộng đồng cũng như phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực. Căn cứ tại mục 9, Phụ lục II Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án,phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ của Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường thì các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, nhà ở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt. Do đó, Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Ngọc Điền lập báo cáo ĐTM cho dự án “Dự án Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle) quy mô: diện tích 23.508,5 m2; dân số 1.829 người; tổng số căn hộ 846 căn” trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương thẩm định và phê duyệt. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên Điều kiệ về địa lý 5
  13. - Phía Đông Bắc: Giáp hộ dân Phan Thị Dạ; - Phía Tây Bắc: Giáp công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát A&B đã ngừng hoạt động; - Phía Tây Nam: Giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai. - Phía Đông Nam: Giáp hộ dân Nguyễn Thị Tư. Điều kiện khí tượng Khí hậu của khu vực dự án mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của tỉnh Bình Dương. Khí hậu khá điều hòa và đồng nhất, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, trời nắng ấm quanh năm, ít ảnh hưởng của gió bão lớn. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012-2018. Điều kiện thủy văn Khu vực TP. Thủ Dầu Một chịu ảnh triều cường sông Sài Gòn và suối Cát. Tuy nhiên khu vực dự án nằm ở vị trí cao không bị ngập ứng bởi triều cường và xung quanh khu vực dự án không có sông suối hay kênh rạch. 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Sự phát triển kinh tế, xã hội - Công nghiệp – TTCN – TMDV Hiện toàn phường có 1.204 công ty tăng 88 công ty so với cùng kỳ, có 6.047 hộ kinh doanh cá thể (tăng 203 hộ so cùng kỳ), các công ty, doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động ổn định. Các tổ kinh tế hợp tác, câu lạc bộ được duy trì và hoạt động ổn định. - Nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn phường là 346,34ha. Vì là khu vực được tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp nên nông nghiệp kém phát triển. - Xây dựng - Môi trường + Xây dựng: Tính đến đầu năm 2020, thị xã.Thuận An đã phát triển thêm nhiều dự án khu nhà ở, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đồng thời đẩy mạnh chỉnh trang đô thị và phát triển nhà ở đô thị Thuận An. + Môi trường: Vận động 203 hộ dân khu dân cư Thuận Giao, đường TG21 trang bị thùng rác có nắp đậy kính, để rác đúng nơi quy định và thu gom rác theo giờ. Thường xuyên làm việc với các tổ thu gom rác nhằm chấn chỉnh các tổ thu gom rác đúng theo quy chế. Văn hóa - Chính sách xã hội Chi trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng chính sách, đối tượng BTXH. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chăm lo các gia đình chính sách, đối tượng xã hội trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán 2018 và kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. 6
  14. Giảm nghèo - dân số - Trẻ em: Thực hiện hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có nhu cầu tạo việc làm, hộ sinh viên với tổng số tiền 8,336 tỷ đồng. Nhìn chung, tình hình sử dụng vốn vay của các đối tượng đúng mục đích, trả đúng hạn. Phát động tháng hành động Vì trẻ em và triển khai kế hoạch hoạt động hè năm 2018. - Văn hóa thông tin - Đài truyền thanh Công tác thực hiện “Nếp sống văn minh đô thị” trên địa bàn phường giai đoạn 2017-2020, kết quả qua tuyên truyền vận động từ đầu năm đến nay có 80 hộ dọc tuyến đường 22/12 khu phố Hòa Lân 2 trang bị thùng rác có nắp đậy, không có rác để sai quy định, hiện UBND phường đang tiếp tục thực hiện. Ra quân xóa quảng cáo rao vặt trái phép trên địa bàn phường. Tập trung tuyên truyền, trang trí và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. - Y tế Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế như: Khám và chữa bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt sét, Chương trình phòng chống bướu cổ, …. - Giáo dục Các khối THCS, tiểu học và mẩu giáo thực hiện tốt chương trình dạy và học theo quy định. Nhìn chung, các trường trang bị, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc khai giảng năm 2017-2018 theo đúng kế hoạch. Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học và lớp học tình thương của phường hoạt động ổn định, hiện tổng số hội viên của Hội khuyến học. An ninh quốc phòng - Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường được duy trì và giữ vững. Công tác quân sự địa phương: Trong năm được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tặng danh hiệu tập thể đơn vị tiên tiến và cá nhân lao động tiên tiến. Công tác trật tự an toàn xã hội: Tai nạn giao thông giảm 16 vụ, 04 người chết, tăng 12 người bị thương so với cùng kỳ. Kiểm tra xử lý 1.158 trường hợp vi phạm hành chính ANTT, 576 trường hợp vi phạm ATGT. Công tác quản lý khu đô thị Kết hợp lực lượng dân phòng, Ban bảo vệ dân phố tổ chức tuần tra kiểm soát về ATGT các tuyến đường trên địa bàn phường. Kết hợp Đội CSĐT - Công an thành phố tổ chức tuần tra, kiểm soát, thiết lập TTĐT các tuyết đường trọng điểm trên địa bàn phường. 7
  15. 1.2 CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 1.2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của dự án 1.2.1.1 Các văn bản luật - Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực từ ngày 04/10/2001. - Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. - Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009. - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/07/2009. - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 22/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014. - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực ngày 01/07/2015. - Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009. 8
  16. - Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. - Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014. 1.2.1.2 Nghị định - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị. - Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đa dạng sinh học. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, có hiệu lực từ ngày 01/02/2014. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. - Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực từ ngày 15/09/2014. - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/4/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, có hiệu lực từ ngày 15/06/2015. - Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở. - Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 22/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 27/12/2015. - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. 9
  17. - Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 1.2.1.3 Thông tư - Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ xây dựng hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng, có hiệu lực từ ngày 22/12/2006. - Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có hiệu lực từ ngày 25/06/2012. - Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị. - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, có hiệu lực từ ngày 19/05/2015. - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại, có hiệu lực từ ngày 01/9/2015. - Thông tư 24/2016/TT-BXD, ngày 01/09/2016 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về các công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó ban hành 10 QCVN chi tiết của QCVN 07:2016/BXD có hiệu lực từ 01/05/2016. - Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng Quy định về Quản lý chất thải rắn xây dựng. - Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây Dựng về Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. - Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. - Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về BVMT trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng. 10
  18. 1.2.1.4 Quyết định - Quyết Định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, có hiệu lực từ ngày 25/10/2002. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây Dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng. - Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 về hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020. - Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/06/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương. - Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/08/2016 của Ủy ban nhân tỉnh Bình Dương quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Quyết định số 491/2018/QĐ-CP của Chính phủ về Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị. - Quyết định số 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng. 1.2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án - Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 12/04/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An tới năm 2020, tầm nhìn năm 2030. - Quyết định số 5640/QĐ-UBND ngày 18/09/2014 của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu phường Thuận Giao tỷ lệ 1/2.000. - Văn bản số 1850/UBND-KTN ngày 26/04/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận cho Công ty TNHH Thương Mại và Tư vấn Ngọc Điền được làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle); - Quyết định số 7576/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 của Uỷ Ban nhân dân thị xã Thuận An về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle); 11
  19. - Văn bản số 3286/SGTVT-QLCL ngày 19/09/2018 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương về việc thống nhất chủ trương đấu nối đường nội bộ của dự án vào đường Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Thuận An. - Quyết định số 7169/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của Uỷ Ban nhân dân thị xã Thuận An về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (Ruby Castle). - Văn bản phúc đáp số 75/CN-TA ngày 07/06/2019 của Công ty Cổ phần nước và môi trường Bình Dương về việc đồng ý cấp nước cho dự án. - Văn bản đồng ý cho đấu nối nước thải sinh hoạt số 84/UBND ngày 12/09/2019 của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, đấu nối từ dự án vào tuyến thu gom trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. - Văn bản đồng ý cho đấu nối thoát nước mưa số 3007/NT.TDM ngày 26/06/2019 của Công ty Cổ phần nước môi trường Bình Dương, đấu nối từ dự án vào tuyến thu gom trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DTM 1.3.1 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này tuân thủ theo thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường” và Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. 1.3.2 Các phương pháp ĐTM - Phương pháp liệt kê Liệt kê các tác động đến môi trường của dự án trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. Phương pháp này được áp dụng để liệt kê các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải, không liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác động chính. - Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm, có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông. Từ đó có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm. Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo nhanh tải lượng cho cơ sở phát sinh chất ô nhiễm. 12
  20. - Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau nhằm xác định, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. - Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan. Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt cần hạn chế. - Phương pháp ma trận Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường. Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải. Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động. - Phương pháp mô hình hóa Phương pháp này được áp dụng để tính toán và mô phỏng bằng phương trình toán học quá trình lan truyền khí thải, nước thải… phát sinh từ dự án tới môi trường xunh quanh. Trong báo cáo này sử dụng mô hình khuếch tán nguồn đường và mô hình cải biên của Sutton để tính nồng độ ô nhiễm của không khí, bụi. - Phương pháp thống kê Số liệu thống kê khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác đã được phê duyệt. Số liệu sử dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể sử dụng cho các báo cáo khoa học trong nước. Số liệu đánh giá nồng độ hơi khí độc trong khu vực xây dựng – đã được đo đạc thực tế tại một số công trường xây dựng trong điều kiện hoạt động bình thường, có thể áp dụng để đánh giá ô nhiễm cho dự án. Số liệu sử dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể sử dụng cho các báo cáo khoa học trong nước. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2