intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của báo cáo "Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính" nhằm đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các KCN tại huyện Long Thành và xác định được các rủi ro môi trường do ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG TỪ Ô NHIỄM HỮU CƠ NƯỚC THẢI CÁC KCN HUYỆN LONG THÀNH BẰNG CHỈ SỐ NEMEROW VÀ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH Sinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Thanh Trí Lớp : D17MTSK Khoá : 2017-2021 Ngành : An Toàn Sức Khỏe Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hiền Thân Bình Dương, tháng năm 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG TỪ Ô NHIỄM HỮU CƠ NƯỚC THẢI CÁC KCN HUYỆN LONG THÀNH BẰNG CHỈ SỐ NEMEROW VÀ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH Sinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Thanh Trí Lớp : D17MTSK Khoá : 2017-2021 Ngành : An Toàn Sức Khỏe Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hiền Thân Bình Dương, tháng năm 2020
  3. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo tốt nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình! Bình Dương, ngày…..tháng…..năm 2020 Người cam đoan GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang i Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  4. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian làm báo cáo tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, cũng như những đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các quí thầy cô. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Thạc sỹ Nguyễn Hiền Thân, giảng viên Chương trình Khoa Khoa Học Quản Lí - Trường Đại Học Thủ Dầu. Một người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm bài báo cáo. Em cũng xin chân thành cảm ơn các quí thầy cô trong Trường Đại Học Thủ Dầu Một nói chung và các quí thầy cô chương trình Khoa Khoa Học Quản Lí nói riêng, đã dạy dỗ tận tâm, tận tụy, cung cấp cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Bình Dương, ngày…tháng…năm 2020 Sinh viên GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang ii Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  5. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính TÓM TẮT Dưới sự phát triển của các KCN đã mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, tuy nhiên các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng rất cao. Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Bài nghiên cứu này nhằm đánh giá rủi ro môi trường bằng cách sử dụng chỉ số Nemerow cải tiến và phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) tại Khu công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dữ liệu được thu thập dựa trên số liệu quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai từ năm 2019. Nghiên cứu được thực hiện tại 5 khu công nghiệp của huyện Long Thành vào năm 2019. Kết quả cho thấy chất lượng nước nước thải của các KCN đều nằm trong giới hạn chơi phép, chỉ riêng thông số pH là vượt chuẩn, mức độ rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ của các khu công nghiệp có mức độ rủi ro từ thấp đến rủi ro cực cao, được xếp theo thứ tự giảm dần như sau: khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn có mức độ rủi ro cực cao (6,7). Ba khu công nghiệp Long Thành, Gò Dầu và An Phước lần lượt có mức rủi ro cao (từ 3 đến 5). Mặt khác, Khu công nghiệp Long Đức không có rủi ro về môi trường. Ngoài ra nghiên cứu sẽ cung cấp giải pháp để góp phần làm giảm rủi ro ô nhiễm hữu cơ trong nước thải của các khu công nghiệp huyện Long Thành. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang iii Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  6. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính ABSTRACT Under the development of industrial zones, the local economic efficiency has brought about, but the risks of environmental pollution are also very high. Almost all types of water pollution are harmful to the health of humans, animals and plants. This paper aims to assess environmental risks using the improved Nemerow index and major component analysis (PCA) method in Long Thanh Industrial Park, Dong Nai Province. The data is collected based on environmental monitoring data in Dong Nai province from 2019. The study was conducted in 5 industrial zones of Long Thanh district in 2019. The results showed that the wastewater quality of the industrial zones are within the playing limit, only the pH parameter is above the standard, the level of environmental risks from organic pollution of industrial zones has a low level of risk to extremely high risk, ranked according to Self-reduction is as follows: Loc An - Binh Son Industrial Park has an extremely high level of risks (6,7). The three industrial zones of Long Thanh, Go Dau and An Phuoc are of high risk (from 3 to 5) respectively. On the other hand, Long Duc Industrial Park has no environmental risks. In addition, the study will provide solutions to contribute to reducing the risk of organic pollution in wastewater from industrial zones in Long Thanh district. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang iv Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  7. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu ..................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ................................................................ 2 1.3.1 Đối tượng............................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi ................................................................................................ 2 1.4 Nội dung nghiêm cứu ................................................................................ 2 1.5 Ý nghĩa đề tài............................................................................................. 3 CHƯƠNG II:TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU .............................. 4 2.1 Tổng quan .................................................................................................. 4 2.2 Tài liệu nghiêm cứu trong nước và ngoài nước: ....................................... 6 2.2.1 Ngoài nước .......................................................................................... 6 2.2.2 Trong nước .......................................................................................... 7 2.3 Tổng quan huyện Long Thành .................................................................. 8 2.3.1 Đặc điểm địa chất, địa hình ................................................................. 9 2.3.2 Đặc điểm khí hậu............................................................................... 11 2.3.3 Đặc điểm sông ngòi và thủy văn ....................................................... 11 2.3.4 Diện tích, dân số ................................................................................ 12 2.3.5 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội:................................................. 12 CHƯƠNG III:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 15 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang v Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  8. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính 3.1 Tiến trình thực hiện ................................................................................. 15 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................... 15 3.2.1 Trọng số các chất ô nhiễm tính toán chỉ số rủi ro môi trường .......... 16 3.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải của công nghiệp công nghiệp ................ 17 3.2.3 Thực trạng rủi ro môi trường do ô nhiễm nước thải hữu cơ tại khu công nghiệp Long Thành ............................................................................... 20 3.2.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ............................................................ 22 3.3 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 23 CHƯƠNG IV:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 25 4.1 Đánh giá hiện trạng xử lý tại các khu công nghiệp ................................. 25 4.2 Thực trạng rủi ro môi trường do ô nhiễm nước thải hữu cơ tại khu công nghiệp Long Thành ........................................................................................... 30 4.3 Trọng số các chất ô nhiễm tính toán chỉ số rủi ro môi trường ................ 32 4.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ................................................................... 34 4.4.1 Xác định nguồn và nguyên nhân ô nhiễm ......................................... 34 4.4.2 Đề xuất giải pháp............................................................................... 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 37 5.1 Kết luận.................................................................................................... 37 5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 38 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang vi Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  9. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 KCN Khu công nghiệp 2 PCA (Principal Component Analysis) Trọng số phân tích thành phần chính 3 NĐ-CP Nghị Định Chính Phủ 4 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 5 DTTN Diện Tích Tự Nhiên 6 QL Quốc Lộ 7 QCVN Quy Chuẩn Việc Nam 8 BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường Thông Tư Bộ Tài Nguyên Môi 9 TT-BTNMT Trường BOD5 (Biochemical Oxygen 10 Nhu cầu oxy sinh hóa (mg/l) Demand) 11 COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học (mg/l) 12 NTCN Nước Thải Công Nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang vii Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  10. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Long Thành................................................... 8 Hình 3.1: Tiến trình thực hiện .............................................................................. 15 Hình 3.1: Sơ đồ phân tích nguyên nhân và hệ quả ............................................... 23 Hình 3.3: Bản đồ vị trí lấy mẫu ............................................................................ 24 Hình 4.1: Tỷ lệ vượt chuẩn của KCN An Phước .................................................. 26 Hình 4.2: Tỷ lệ vượt chuẩn của KCN Gò Dầu ..................................................... 27 Hình 4.3: Tỷ lệ vượt chuẩn của KCN Lộc An – Bình Sơn................................... 28 Hình 4.4: Tỷ lệ vượt chuẩn của KCN Long Đức.................................................. 29 Hình 4.5: Tỷ lệ vượt chuẩn của KCN Long Thành .............................................. 30 Hình 4.6: Chỉ số Nemerow tại các điểm quan trắc ............................................... 31 Hình 4.7: Biều đồ pareto giá trị riêng và phương sai tích lũy .............................. 33 Hình 4.8: Hệ số tải của các thông số trong thành phần nhân tố 1 và 2 ................ 33 Hình 4.9: Sơ đồ nguyên nhân ôn nhiễm hữu cơ tại các KCN Huyện Long Thành .. .............................................................................................................. 35 GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang viii Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  11. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1:Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ........ 18 Bảng 3.2:Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải.. .............................................................................................................. 18 Bảng 3.3:Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf ............................................................. 19 Bảng 3.4:Thang đánh giá rủi ro môi trường theo chỉ số Nemerow (Ps).............. 21 Bảng 4.1:Thống kê mô tả chất lượng nước thải KCN An Phước ........................ 26 Bảng 4.2:Thống kê mô tả chất lượng nước thải KCN Gò Dầu............................ 27 Bảng 4.3:Thống kê mô tả chất lượng nước thải KCN Lộc An – Bình Sơn ......... 27 Bảng 4.4:Thống kê mô tả chất lượng nước thải KCN Long Đức ........................ 28 Bảng 4.5:Thống kê mô tả chất lượng nước thải KCN Long Thành .................... 29 Bảng 4.6:Chỉ số rủi ro Nemerow của các khu công nghiệp Long Thành ............ 32 Bảng 4.7:Giá trị riêng và % tích lũy phương sai phân tích thành phần chính ..... 32 Bảng 4.8:Bình phương hệ số tải của các thông số trong các thành phần chính .. 33 Bảng 4.9:Trọng số của các thông số .................................................................... 33 Bảng 4.10:Nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ ...................................................... 34 GVHD: Th.S Nguyễn Hiền Thân Trang ix Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  12. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng thời đây còn là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về xây dựng và phát triển khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp với hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như: Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata, Gò Dầu, Suối Tre, Hố Nai, Giang Điền, Long Khánh, Dầu Giây, Định Quán, Long Đức, Tam Phước, Tân Phú, Xuân Lộc, Thạnh Phú,... Sự phát triển của các KCN đã mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, tuy nhiên các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng rất cao. Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Bên cạnh đó ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới đã đưa con số: Mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường[1] . Cho nên việc đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải tại các KCN Long Thành là một vấn đề hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay. Để góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước nguồn tiếp nhận và môi trường tại các khu vực KCN Long Thành. Chính vì vậy đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các KCN huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và PCA” được chọn làm hướng nghiên cứu và thực hiện báo cao tốt nghiệp đại học ngành khoa học môi trường chuyên ngành sức khỏe môi trường. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin định lượng về mức độ ô nhiễm, nguyên nhân, ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đến môi trường nước tại các KCN Long Thành .Từ đó biết được những rủi ro môi trường từ chất thải công nghiệp và đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và kế hoạch quản lý chất lượng nước. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 1 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  13. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính 1.2 Mục tiêu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các KCN tại huyện Long Thành và xác định được các rủi ro môi trường do ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể − Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của huyện Long Thành và đánh giá chất lượng nước sau xử lý nước thải tập trung − Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai − Tính toán và đánh giá rủi ro ô nhiễm hữu cơ của nước thải từ các khu công nghiệp Huyện Long Thành đến môi trường − Đề xuất giải pháp giảm thiểu 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, 1.3.1 Đối tượng Nước thải tập trung các khu công nghiệp 1.3.2 Phạm vi Phạm vi: Huyện Long Thành Thời gian: Tháng 9 – 12 năm 2020 1.4 Nội dung nghiêm cứu Theo đề cương đã duyệt, đề tài đã thực hiện 4 nội dung chính như sau: Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các khu công nghiệp: Để thực hiện nội dung 1, đã tiến hành thu thập số liệu của 7 thông số: pH, Nito tổng, P tổng, Amoni, BOD5, COD, Florua tại 5 khu công nghiệp thuộc huyện Long Thành và xử lý số liệu theo QCVN 40:2011/BTNMT. Nội dung 2: Thực trạng rủi ro môi trường do ô nhiễm nước thải hữu cơ tại khu công nghiệp Long Thành GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 2 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  14. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính Để thực hiện nội dung 2, đã tiến hành xử lý số liệu của 5 khu công nghiệp theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nội dung 3: Trọng số các chất ô nhiễm tính toán chỉ số rủi ro môi trường: Để thực hiện nội dung 3, đã sử dụng phương pháp trọng số phân tích thành phần chính để đánh giá các thông số: pH, Nito tổng, P tổng, Amoni, BOD5, COD, Florua ở các khu công nghiệp. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp Để thực hiện nội dung này đã tiến hành thông qua sơ đồ xương cá để tìm nguyên nhân và xây dựng giải pháp giảm thiểu rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ. 1.5 Ý nghĩa đề tài Nghiên cứu nhằm đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp đến môi trường, sẽ làm tăng hiệu quả công tác của các nhà quản lý môi trường đề xuất biện pháp xử lý và ứng phó cũng như phòng ngừa kịp thời các vị trí bị ô nhiễm. Kết quả đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải của các không công nghiệp sẽ góp phần đánh giá về hiện trạng chất lượng nước thải tốt hay xấu đến môi trường đặt biệt là để bảo tồn động vật thủy sinh. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 3 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  15. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính CHƯƠNG II: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU Dưới dự phát triển nhanh các khu công nghiệp được coi là ngành kinh tế đóng góp vai trò chính cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển các ngành công nghiệp luôn đi chung với các vấn đề về môi trường. Trong đó, nước thải là một trong những loại hình chất thải công nghiệp gây tác động lớn nhất đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. 2.1 Tổng quan Ô nhiễm môi trường hiện đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và gây được sự chú ý lớn. Đặc biệt tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiên trọng. Để có cơ sở nhận thức đúng các kết quả nghiên cứu trong đề tài, cần làm rõ khái niệm về rủi ro môi trường và khái niệm về ô nhiễm hữu cơ. Khái niệm rủi ro môi trường: Rủi ro môi trường có thể được định nghĩa là “mối đe dọa thực tế hoặc tiềm ẩn về các tác động bất lợi đối với sinh vật sống và môi trường bởi nước thải, khí thải, chất thải, cạn kiệt tài nguyên, v.v., phát sinh từ các hoạt động của tổ chức”[2]. Khái niệm về ô nhiễm hữu cơ: “Ô nhiễm hữu cơ là thuật ngữ được sử dụng khi số lượng lớn các hợp chất hữu cơ. Nó bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nước thải nông nghiệp. các nhà máy xử lý nước thải và công nghiệp bao gồm chế biến thực phẩm, làm giấy và bột giấy, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản”[3]. Khái niệm về nước thải công nghiệp: “Nước thải công nghiệp là nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp, hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên”. Trong nước thải công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại: GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 4 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  16. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn, … Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch. Cơ sở nhận biết nước thải công nghiệp: Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia quá trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân quá trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải công nghiệp loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm,nguyên liệu. Thông số đặc trưng của nước thải công nghiệp: Các thông số đặc trưng cho nước thải công nghiệp bao gồm nhiệt độ, mùi vị, màu sắc, độ đục, các chất ô nhiễm không tan như các chất có thể lắng được, chất rắn lơ lửng và các chất nổi như dầu, mỡ; các chất tan như các muối vô cơ, các hợp chất hữu cơ tan trong nước, axit, kiềm. Có những loại muối tan như muối sunfat, muối clorua không có khả năng phân hủy sinh học. Các chất hữu cơ: đặc trưng bởi các thông số BOD và COD GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 5 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  17. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính Tổng cacbon hữu cơ TOC: tổng các hợp chất hữu cơ có chứa cacbon Cacbon hữu cơ hòa tan DOC Các độc tố: nước thải chứa các kim loại nặng như thủy ngân, đồng, chì, kẽm, cađimi… Đặc tính nước thải được xác định qua đo đạc, lấy mẫu phân tích. Đặc tính nước thải cho phép đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và là những thông số cần thiết để lựa chọn phương pháp xử lý và thiết kế tính toán các thiết bị xử lý. 2.2 Tài liệu nghiêm cứu trong nước và ngoài nước: 2.2.1 Ngoài nước Hiện nay, trên quốc tế đã chú trọng việc nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường và được áp dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực đánh giá khác nhau dưới đây là một số tài liệu sử dụng chỉ số ô nhiễm Nemerow để đánh giá ô nhiễm môi trường: Năm 2015, AK Inengite, và cộng sự đã nghiên cứu “Áp dụng các chỉ số ô nhiễm để đánh giá Ô nhiễm kim loại nặng trong đất bị ảnh hưởng bởi lũ lụt”. Áp dụng phương pháp Chỉ số ô nhiễm Nemerow. Nhằm mục đích đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong đất do bị ảnh hưởng bởi lũ lụt[4]. Năm 2018, QianZhang, và cộng sự đã nghiên cứu “Áp dụng phương pháp chỉ số Nemerow và nước tích hợp Phương pháp chỉ số chất lượng trong đánh giá chất lượng nước của Hồ chứa Zhangze”. Áp dụng phương pháp Chỉ số ô nhiễm Nemerow. Nhằm mục đích để đánh giá chất lượng nước[5]. Năm 2019, Ihya Sulthonuddin, và cộng sự đã nghiên cứu “Sử dụng phương pháp chỉ số ô nhiễm của Nemerow đối với nước Đánh giá chất lượng sông Cimanuk ở Tây Java”. Áp dụng phương pháp Trạm lấy mẫu nước, Phân tích chất lượng nước, Chỉ số ô nhiễm của Nemerow. Nhằm mục đích đánh giá và phân tích chất lượng nước sông Cimanuk ở Tây Java[6]. Năm 2020, Yuting Zhang và cộng sự đã nghiên cứu “Đánh giá chất lượng nước sử dụng chỉ số chất lượng nước toàn diện và phương pháp chỉ số Nemerow đã sửa đổi: Một nghiên cứu điển hình về kênh Jinghui, miền Bắc Trung Quốc”. Áp dụng phương pháp đánh giá chỉ số Nemerow thông thường, phương pháp đánh GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 6 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  18. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính giá chỉ số Nemerow đã được sửa đổi. Nhằm xem xét toàn diện mục đích đáng giá về chất lượng nước[7]. 2.2.2 Trong nước Không chỉ riêng trên thế giới mà ở Việt Nam việc đánh giá rủi ro môi trường được coi là một lý thuyết mang tính định hướng. Mục tiêu chính của việc này là xác định con người hay các yếu tố môi trường khác chịu tác động và bị tổn hại bởi các nguồn hay yếu tố cụ thể. Việc đánh giá rủi ro môi trường được coi là việc thực hiện nhất quán và được lồng ghép cùng các giải pháp quản lý hạn chế sự cố và biện pháp ứng khi sự cố xảy ra. Dưới đây là một công trình tiêu biểu: Năm 2009, Dương Thanh Nghị, và cộng sự đã nghiên cứu “Đánh giá khả năng tích tụ sinh học chất ô nhiễm hữu cơ bền pcbs và pahs vùng vịnh hạ long”. Áp dụng phương pháp xử lý mẫu, (mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu thịt sinh vật) và xác định PCBs bằng GC-ECD 6890, xác định PAHs bằng GC-FID 6890, Phương pháp tính hệ số tích tụ. Nhằm cho thấy mức độ ô nhiễm PCBs, PAHs trong môi trường tự nhiên nước, trầm tích và khả năng tích lũy của chúng trong mô thịt sinh vật có tính chất mùa và tăng dần theo chuỗi thức ăn[8]. Năm 2012, Nguyễn Thị Thu Hà đã nghiên cứu “Đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực Đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng”. Đã áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp gis, phương pháp nội suy, phương pháp đánh giá rủi ro. Nhằm đánh hàm lượng chất ô nhiễm có ảnh hưởng đến rạn san hô[9]. Năm 2014, Ngô Thị Bích đã nghiêm cứu “Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông Tô Lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu”[10]. Năm 2016, Từ Bình Minh, và cộng sự đã nghiên cứu “Đánh giá rủi ro sinh thái của các chất polybrom diphenyl ete trong trầm tích đối với sinh vật đáy tại một số khu vực ở miền Bắc Việt Nam”. Áp dụng phương pháp thu thập mẫu, phương pháp phân tích và Phương pháp luận đánh giá rủi ro sinh thái của PBDEs trong trầm tích đối với sinh vật đáy. Nghiêm cứu này đã bổ sung thêm những thông tin cần thiết và cập nhật cho cơ sở dữ liệu còn hạn chế về PBDEs trong môi trường Việt Nam, đặc biệt là các khu tái chế rác thải điện tử tự phát[11]. GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 7 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  19. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính Năm 2018, Lê Thị Trinh, và cộng sự đã nghiên cứu “Đánh giá sự tích lũy và rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông Đáy”[12]. Việc đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải tại các KCN Long Thành là một vấn đề hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay. Để góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái. Để giải quyết các vấn đề trên đề tài nghiên cứu đã tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công nghiệp tại Huyện Long Thành ra sao? 2. Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN tại Huyện Long Thành có mức độ rủi ro như thế nào? 3. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của nước thải các KCN đến môi trường? 2.3 Tổng quan huyện Long Thành Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Long Thành GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 8 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
  20. Đề tài : Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính Long Thành [13] là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Huyện Long Thành có mật độ dân số đứng thứ 3 tỉnh Đồng Nai, sau huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Huyện đang có dự án sân bay quốc tế Long Thành tầm cỡ Đông Nam Á. Long Thành là một huyện nằm ở phía Tây nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích 431,01 km². Huyện nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách Biên Hòa 33 km, Vũng Tàu 60 km và cách Bình Dương khoảng 40 km. Với tọa độ địa lý là 10°45′40″vĩ độ Bắc - 107°00′18″ kinh độ Đông. Có vị trí địa lý: + Phía đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ. + Phía tây giáp huyện Nhơn Trạch và Thành phố Hồ Chí Minh. + Phía nam giáp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Phía bắc giáp thành phố Biên Hoà và huyện Trảng Bom. 2.3.1 Đặc điểm địa chất, địa hình ❖ Địa chất Huyện Long Thành có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng vừa tạo cho huyện một quỹ đất rất phong phú, vừa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng rất quan trọng. Với tập hợp đá mẹ và mẫu chất sau: Đá bazan bao phủ khoảng 7.300 ha, chiếm 16,9% diện tích lãnh thổ, đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10 - 11 %), oxyt magie từ 7 -10%, oxyt photpho 0,5 – 0,8%, hàm lượng kali cao hơn một chút. Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20 - 30 m. Từ đá bazan hình thành 2 nhóm đất nổi tiếng là đất đỏ bazan và đất đen trên bazan là hai loại đất có chất lượng cao và thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, đá bazan trong huyện còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao. Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene) chiếm một diện tích khá lớn khoảng 30.000 ha, chiếm 69,6% diện tích lãnh thổ. Phân bố ở khu vực trung tâm huyện, là vùng rất thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp. Tầng dầy của phù sa cổ từ 2 - 3 đến 5 - 7 mét, vật liệu có màu nâu vàng, sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình thành trên phù sa cổ GVHD: ThS. Nguyễn Hiền Thân Trang 9 Lớp: D17MTSK SVTH: Lê Nguyễn Thanh Trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2