BÁO CÁO<br />
Hội thảo Xã hội Dân sự Thường niên Lần thứ 2<br />
<br />
Triết lý phát triển:<br />
Bài học từ quá khứ<br />
và định hướng<br />
cho tương lai<br />
Hà Nội, 08-09/06/2017<br />
<br />
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
3<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
4<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
7<br />
<br />
I.<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI<br />
<br />
7<br />
<br />
1.<br />
<br />
Những thành quả phát triển<br />
<br />
7<br />
<br />
2.<br />
<br />
Các vấn đề chưa được giải quyết<br />
<br />
7<br />
<br />
3.<br />
<br />
Triết lý phát triển giai đoạn Đổi mới và những hạn chế<br />
<br />
10<br />
<br />
4.<br />
<br />
Hệ lụy<br />
<br />
14<br />
<br />
II. GỢI Ý CÁC TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN MỚI<br />
<br />
19<br />
<br />
III. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ<br />
<br />
29<br />
<br />
IV. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
<br />
36<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
38<br />
<br />
Phụ lục 1: Chương trình Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ 2<br />
<br />
38<br />
<br />
Phụ lục 2: Các bài trình bày trong Hội thảo<br />
<br />
41<br />
<br />
1.<br />
<br />
Vai trò của khu vực xã hội dân sự trong tiến trình phát triển của<br />
Việt Nam<br />
<br />
41<br />
<br />
2.<br />
<br />
Thể chế: Những cải cách đang chờ<br />
<br />
55<br />
<br />
3.<br />
<br />
Tiếp cận theo nhu cầu và tiếp cận theo quyền: Nhìn lại một phép so sánh<br />
& Hàm ý cho việc áp dụng ở Việt Nam<br />
<br />
4.<br />
<br />
59<br />
<br />
Mạng xã hội và tự do biểu đạt đang làm thay đổi thế giới & Việt Nam<br />
như thế nào?<br />
<br />
66<br />
<br />
5.<br />
<br />
Công lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế & Định hướng chính sách<br />
<br />
85<br />
<br />
6.<br />
<br />
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Kinh nghiệm quá khứ và bài học<br />
tương lai<br />
<br />
98<br />
<br />
1<br />
<br />
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2<br />
<br />
7.<br />
<br />
Dấu hỏi với triết lý “cho cần câu chứ không cho con cá” và quan điểm<br />
xây dựng năng lực và xây dựng cộng đồng dưới lăng kính của<br />
“quyền lực/sức mạnh”<br />
<br />
8.<br />
<br />
113<br />
<br />
Tư duy lại sự phát triển của Việt Nam<br />
<br />
121<br />
<br />
Phụ lục 3: Các bài tham luận<br />
1.<br />
<br />
Các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát việc thực thi quyền lực<br />
của nhà nước – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững<br />
<br />
2.<br />
<br />
129<br />
<br />
Vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng chính sách văn hóa<br />
(Khảo sát cộng đồng người Ê Đê tại xã Ea Kao – Buôn Mê Thuột)<br />
<br />
3.<br />
<br />
129<br />
<br />
136<br />
<br />
Một số giải pháp bảo tồn văn hóa Tây Nguyên trong bức tranh đa<br />
sắc màu của văn hóa Việt Nam<br />
<br />
141<br />
<br />
4.<br />
<br />
Các tổ chức quần chúng công trong không gian xã hội dân sự Việt Nam<br />
<br />
156<br />
<br />
5.<br />
<br />
Báo cáo nghiên cứu thực trạng và trở ngại của các tổ chức xã hội làm<br />
việc với trẻ em/thanh thiếu niên tại Việt Nam<br />
<br />
6.<br />
<br />
174<br />
<br />
Những thách thức trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở<br />
nước ta hiện nay<br />
<br />
7.<br />
<br />
2<br />
<br />
180<br />
<br />
Vận động xã hội trong một thập niên lại đây và khối xã hội dân sự<br />
<br />
190<br />
<br />
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán Vương<br />
quốc Bỉ, Cơ quan Viện trợ Ai-len ở Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, và tổ<br />
chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã tài trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo xã<br />
hội dân sự thường niên lần thứ 2. Đồng thời chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Liên<br />
minh Truyền thông vì Quyền của những người dễ bị tổn thương (RIM) đã hỗ trợ ghi<br />
hình và truyền hình trực tiếp tất cả các cuộc thảo luận diễn ra trong suốt 1,5 ngày của<br />
hội thảo. Quan điểm trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm của các<br />
tổ chức tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo.<br />
<br />
3<br />
<br />
HỘI THẢO XÃ HỘI DÂN SỰ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Hội thảo thường niên lần thứ nhất về “Vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong phát<br />
triển kinh tế, xã hội và văn hóa” đã được tổ chức trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm<br />
2016. Trong không gian dân sự đó những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành phát<br />
triển đã trao đổi thông tin, kiến thức về vai trò của XHDS trong mối quan hệ với nhà<br />
nước và thị trường. Tiếp nối thành công này, Ban tổ chức bao gồm đại diện của Nhóm<br />
Làm Việc Vì Sự Tham Gia Của Người Dân (PPWG), Không Gian Nhân Quyền (HRS),<br />
Liên Minh Hành Động Vì Công Bằng Và Sức Khỏe (PAHE), Nhóm Công Tác Vì Người<br />
Dân Tộc Thiểu Số (EMWG), Nhóm Quản Trị Và Cải Cách Hành Chính Công (GPAR),<br />
và Mạng Giới Và Phát Triển Cộng Đồng (GENCOMNET) quyết định mời các nhà<br />
nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tế và các chuyên gia tham gia viết bài và trình bày<br />
tham luận ở Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ hai được tổ chức vào ngày 8 và<br />
9 tháng 6 năm 2017 với tiêu đề “Triết lý phát triển: bài học từ quá khứ và định hướng<br />
cho tương lai Việt Nam”.<br />
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những phát triển lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa.<br />
Hàng triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, hàng triệu người đã có cơ hội để thực hành<br />
quyền và ý chí tự do của mình. Tuy nhiên, nhiều hậu quả đã phát sinh trong quá trình<br />
phát triển này. Ví dụ, bất bình đẳng về kinh tế ở Việt Nam ngày càng nới rộng có nguy<br />
cơ dẫn đến bất bình đẳng về sự tham gia chính trị. Các mô hình kinh tế hiện đang gây<br />
ra ô nhiễm không khí, đất, nước, làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng và ngăn cản cơ<br />
hội thoát nghèo cho những người đang bị bỏ lại phía sau. Chủ trương công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa đang ngày càng cho thấy nhiều bất cập và là một trong những nguyên nhân<br />
dẫn đến phân bổ nguồn lực quốc gia không hiệu quả, hậu quả là nợ công và nợ xấu gia<br />
tăng ở mức nguy hiểm. Quá trình đô thị hóa và thương mại hóa đang xóa bỏ nhiều di<br />
sản văn hóa, thiên nhiên và tri thức bản địa làm suy giảm lợi thế cạnh tranh quốc gia<br />
của Việt Nam trong quá trình hội nhập.<br />
Một quốc gia thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều thể chế và chính sách phù<br />
hợp được xây dựng trên xuất phát điểm là một triết lý phát triển đúng đắn. Sau 30 năm<br />
đổi mới, Việt Nam đã có đủ trải nghiệm để nhìn lại, học hỏi và điều chỉnh triết lý phát<br />
triển của mình, từ đó điều chỉnh lại thể chế và chính sách theo sát yêu cầu của sự phát<br />
triển. Để góp phần vào việc phân tích những thành công và thất bại, thách thức và rào<br />
cản, rút ra các bài học cho mô hình phát triển tương lai cho giai đoạn phát triển tiếp<br />
<br />
4<br />
<br />