intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo môn học Tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

124
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo môn học Tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, vai trò, mục tiêu, cơ cấu tổ chức hoạt động của Quỹ tiền tệ quốc tế. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo môn học Tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế

  1. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF-INTERNATIONAL MONETARY FUND)
  2. NỘI DUNG 1.SƠ LƯỢC 2.CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ 3.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 4.CƠ CẤU TỔ CHỨC 5.HOẠT ĐỘNG CỦA IMF 5.1. TRÊN THẾ GIỚI 5.2. TẠI VIỆT NAM
  3. 1. SƠ LƯỢC • Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên Hiệp Quốc được triệu tập ở Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) từ 1-22/7/1944 nhằm triển khai một hệ thống cấu trúc tiền tệ quốc tế. • Kết quả của hội nghị là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập. Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947.
  4. 2. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ 2.1. CHỨC NĂNG: - Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các nước thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi nước. Quỹ sau đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng.
  5. 2.1. CHỨC NĂNG (TT) - Hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các chính sách hiệu quả (bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài chính ngân hàng và cuối cùng là số liệu thống kê) - Các hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra cho các nước thành viên một khoảng an toàn cần thiết để tái ổn định cán cân thanh toán
  6. 2.2. NHIỆM VỤ - Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế - Tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển cân đối thương mại quốc tế; - Duy trì ổn định hối đoái; - Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương; - Cung cấp nguồn lực (với độ an toàn cần thiết) cho các thành viên gặp khó khăn trong cán cân thanh toán.
  7. 3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về các vấn đề tiền tệ quốc tế - Khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái - Cung cấp ngân quỹ tạm thời cho các nước thành viên nhằm cải thiện các mất cân đối trong thanh toán quốc tế - Khuyến khích sự chu chuyển tự do của nguồn vốn qua các quốc gia - Khuyến khích tự do mậu dịch.
  8. 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC - Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ - Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF - Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế - Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp)
  9. 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC (TT) - Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển - Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu);
  10. 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC (TT) - Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.
  11. 5. HOẠT ĐỘNG CỦA IMF 5.1. NỘI DUNG 5.2. VỐN HOẠT ĐỘNG 5.3. QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC BIỆT (SDR) 5.4. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
  12. 5.1. NỘI DUNG Gồm ba chức năng chính: - Yêu cầu các nước hội viên áp dụng chế độ ngoại hối không bị hạn chế - Giám sát các chính sách kinh tế vĩ mô của các nước hội viên - Cung cấp những hỗ trợ về tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên hiện đang gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và trợ giúp kỹ thuật.
  13. 5.2. VỐN HOẠT ĐỘNG - Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí hội viên. - Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu
  14. 5.3. QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC BIỆT (SDR) Ðó là loại tiền đặc biệt mà IMF tạo ra để bổ sung vào tài sản dự trữ mà hầu hết các nước thành viên dùng để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngoại tệ và giao dịch với nước ngoài. Việc này đã giải quyết được nguy cơ khan hiếm những phương tiện thanh toán quốc tế.
  15. 5.3. QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC BIỆT (SDR) - Quyền vay đặc biệt này có 2 điểm cần chú ý: - Vay đặc biệt không cần phải có phái đoàn IMF tới nghiên cứu mới cho vay - Vay thông thường chịu lãi suất 3% còn vay đặc biệt chỉ chịu lãi suất 15%.
  16. 5.4. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM • Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại Quỹ bằng 329,1 triệu SDR, chiếm 0,155% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,17% tổng số quyền bỏ phiếu. • Tại IMF, Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á gồm các nước sau đây: Brunây, Campuchia, Fiji, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Tonga, và Việt Nam.
  17. 5.4. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM (TT) • BẢNG SỐ LIỆU TÓM TẮT VỀ CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA IMF GIAI ĐOẠN 1993 - 2003(Đơn vị: Triệu USD)
  18. TỔNG KẾT IMF ra đời là một tất yếu khách quan của quá trình vận động các nền kinh tế trên thế giới theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1