Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA "
lượt xem 16
download
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Trong đó có 1.170 ha đất bãi bồi ven biển để kết hợp trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. - Huyện có 5 xã vùng ven biển (Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc) nằm về phía Đông. Với diện tích tự nhiên 3.442,25 ha (chiếm 23,81% DT tự nhiên), dân số 57.068 người (chiếm 34,8% dân số toàn huyện). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA "
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA Đơn vị thực hiện: UBND huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa Tác giả: Trịnh Cao Sơn Bac Kan: ngày 20 tháng 04 năm 2010
- I. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài : I. 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề: - - Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Trong đó có 1.170 ha đất bãi bồi ven biển để kết hợp trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. - Huyện có 5 xã vùng ven biển (Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc) nằm về phía Đông. Với diện tích tự nhiên 3.442,25 ha (chiếm 23,81% DT tự nhiên), dân số 57.068 người (chiếm 34,8% 57.068 dân số toàn huyện). - Được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông Lèn, Phía Nam là sông sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 12 km.
- - Vùng ven biển huyện Hậu Lộc có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và An ninh Quốc Phòng. Đây là nơi tập trung đông dân cư , cơ sở sản xuất nông – lâm – thủy sản, tàu thuyền khai thác thủy sản …, và cũng là nơi tập trung hệ thống đê biển, đê sông, các công trình cơ sở hạ tầng thường nằm sát ven biển. th - Hàng năm vùng ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhất là nhưng cơn bão nhiệt đới, trung bình hứng chịu từ 5 – 6 cơn/năm. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ th tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Trong đó, các tháng 8,9,10 tập trung nhiều bão nhất và là những cơn bão mạnh
- - Chỉ tính từ năm 2003 trở lại đây, đã có nhiều trận bão với sức gió mạnh, mưa to kèm theo sóng lớn, nước biển dâng gây tai họa thường xuyên để lại hậu quả nặng nề, nó không th chỉ gây hậu quả trước mắt mà còn để lại di chứng cho nhiều năm sau đó khó có thể khắc phục được. - Điển hình cơn bão số 5 ngày 28/8/2003, cơn bão số 7 ngày 27/9/2005 đã đổ bộ vào huyện làm cho 3 km đê biển đã được kè hóa nhưng không có rừng chắn sóng bị vỡ đê, đư nước biển tràn vào làm cho nhà cửa, lúa, rau màu bị phá hủy ... - Hàng nghìn ha đất bị nhiễm mặn, dịch bệnh phát sinh, đời ha sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó 2km đê biển có RNM chắn sóng vẫn an toàn trước sóng dữ. tr
- Một số hính ảnh do vơ đê cơn bão số 7/2005
- Nét lo âu sau bão dữ
- - Cùng với sự phát triển ồ ạt của nhiều ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến việc bảo vệ và phục hồi RNM, làm cơ cấu rừng bị phá hủy, chất lượng rừng bị giảm sút, khả năng phòng hộ bị hạn chế. Mặt khác, các hoạt động trên còn làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất … Hơn nữa, đời sống của đại bộ phận người dân vùng ven biển con thấp, nhất là thành phần dân cư hoạt động, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. - Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết cho các địa phương. Thêm vào đó, nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan cũng như vai trò RNM của người dân địa phương còn nhiều hạn chế. - Với lý do trên tôi đưa ra nội dung “Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục RNM dựa vào cộng đồng huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa” nhằm chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ, phục hồi RNM dựa vào cộng đồng, tăng cường số lượng, chất lượng, đem lại một phần thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn, đảm bảo bền vững về mặt sinh thái cho cả vùng ven biển.
- 1.2. Mục tiêu: 1.2. * Mục tiêu về môi trường: - Nâng cao độ che phủ của RNM ven biển, cải thiện môi trường sống, nhất là môi trường nước ven bờ, cung cấp dinh dưỡng, tạo khu cư trú cho các loài sinh vật biển, cải tạo độ phì nhiêu của đất. Từ đó, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tăng cường sự bền vững của nền sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vùng ven biển, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp. * Mục tiêu về xã hội: - Tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết một phần lao động nhàn rỗi, hạn chế tệ nạn xã hội. - Nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nói riêng và ý thức bảo vệ nôi trường cảnh quan vùng ven biển nói chung. - Tăng cường sự đoàn kết trong công đồng dân cư, góp phần củng cố an ninh quốc phòng.
- * Mục tiêu về kinh tế: - Phục hồi và phát triển thêm vốn rừng, nâng cao chất lượng, giá trị rừng, ổn định và tăng thêm diện tích. Đáp ứng một phần nhu cầu về chất đốt, khai thác thủy hải sản có từ rừng tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư. - Thông qua hoạt động xây dựng và phát triển rừng sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư vùng ven biển. - Tăng tuổi thọ cho các công trình đê điều, thủy lợi, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra tiết kiệm được ngân sách cho công tác nâng cấp, tu bổ các công trình đê điều, và các khoản cứu trợ và khắc phục hậu quả sau thiên tai….
- 2. Hiện trạng và nguyên nhân làm suy giảm RNM 2. huyện Hậu Lộc: 2.1. Hiện trạng: - RNM huyện Hậu Lộc phân bố ở 4 xã là Xuân Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc, Đa Lộc. Nhưng nơi RNM phát triển tốt nhất là Xuân Lộc, Hòa Lộc, rồi sau đó mới đến Đa Lộc, Hải Lộc. - Tuy nhiên, do việc quai đê lấn biển, mở rộng diện tích sản xuất và do sinh kế trước mắt, sự hiểu biết chưa đầy đủ về tác dụng của rừng, nên RNM bị khai thác quá mức, tác hại lớn nhất phá rừng làm đàm nuôi tôm, cua… như Xuân Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc làm diện tích RNM giảm đi rõ rệt. Nên hiện nay RNM ở Xuân Lộc, Hòa Lộc không còn nữa. - Từ năm 1980 UBND huyện đã tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư phát triển RNM như: Quỹ nhi đồng Anh, Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản (JFC project), Tổ chức Hành động và phục hồi RNM Nhật Bản (ATM project), Dự án CARE đã trồng được 468 ha rừng, trong đó có 224 ha rừng già (chủ yếu là cây Trang), 244 ha (cây trang 170 ha, cây Bần chua 74 ha) rừng mới trồng từ năm 2006 đến nay.
- 2.2. Nguyên nhân suy giảm RNM huyện Hậu Lộc. 2.2. - Đây là những xã nghèo, nguồn thu nhập chính sinh nhai hàng ngày của người dân nơi đây là ra biển khai khác thủy sản dẫn đến vào rừng khai thác làm hư rừng non. - Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết cho các địa phương. Nên người dân đã vào rừng chặt phá làm đầm nuôi trồng thủy hải sản, bãi thả chăn nuôi thủy cầm, phá hoại rừng non mới trồng. - Nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan cũng như vai trò của RNM của người dân địa phương còn nhiều hạn chế. - Người dân thiếu nguồn nguyên liệu làm chất đốt, thức ăn cho chăn nuôi …. họ đã ra rừng khai thác củi và lá cây về cho gia súc. - Rác thải sinh hoạt của toàn huyện do 2 cửa sông Lạch trường và Sông Lèn đem lại, rác cuốn vào cây non, cây trưởng thành. - Độ mặn của nước biển biến động khá lớn theo mùa, cao nhất là mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là môi trường cho phép Hà sinh sôi phát triển nhanh bám vào cây ở giai đoạn cây non, cây chưa có khả năng tự bóc vỏ là nguyên nhân gây chết cây rừng. - Nền đất không ổn định, càng ra xa thể nền càng lỏng nên trồng cây trang thường bị sóng, thủy triều cuốn đi. - Nguồn kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ chăm sóc quá ít, chủ yếu dựa vào nguồn 661, một số diện tích đã hết chu kỳ bảo vệ nên không có tiền chi trả cho người trông coi, quản lý rừng dẫn suy giảm rừng.
- Hình ảnh phá rừng làm đầm nuôi tôm
- Rác cuốn vào cây non
- 3. Một số giải pháp tạo nên thành công trong công tác 3. bảo vệ và khôi phục RNM dựa vào cộng đồng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa - RNM huyện Hậu Lộc đã được quy hoạch thuộc rừng phòng hộ xung yếu và chưa có giá trị về lâm sản, chưa khai thác các dịch vụ từ rừng. Vì vậy, nguồn thu nhập từ rừng hầu như không có nên việc tổ chức giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn gặp rất nhiều khó khăn. - Song, với sự nỗ lực của chính quyền cấp huyện, xã, các tổ chức quốc tế và được sự ủng hộ của người dân, đã tạo nên sự thành công của RNM huyện Hậu Lộc với tổng diện tích rừng 464 ha trong đó có 244 ha rừng non mới trồng .
- 3.1. Một số giải pháp tạo nên thành công trong công tác trồng 3.1. RNM dựa vào cộng đồng: - Hiện nay, Hậu Lộc có 224 ha rừng già, khu rừng có từ rất lâu được trồng ở vị trí gần cửa sông Lạch Sung và Lạch Trường có điều kiện thuận lợi nhất cho RNM phát triển. - Do đó, muốn tổ chức trồng rừng tiếp theo phải vươn xa ra ngoài phía biển. Là những nơi có độ mặn cao, sóng lớn, bãi nông, thể nền chưa ổn định, nước ngập sâu, thời gian ngập nước lâu là điều kiện cho con (Hà) phát triển mạnh …đây là các yếu tố dẫn đến không thành công trong công tác trồng RNM. - Có nhiều ý kiến cho rằng, RNM không thể trồng được trên đất bãi bồi ven biển của huyện Hậu Lộc nữa. Điều này được chứng minh từ các chương trình trồng rừng như Hội chữ thập đỏ, Chương trình 661 trồng 90 ha trong 2 năm 2005 và 2006 đã chết hoàn toàn sau một năm bởi Hà bám cây non, sóng to, gió lớn… Từ những thất bại trên chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm, tạo nên sự thành công trong công tác trồng RNM hiện nay .
- * Trước khi triển khai công tác trồng RNM phải tiến hành phối hợp Tr với chính quyền địa phương, người dân tại vị trí nơi trồng rừng và khu vực dân cư xung quanh. - Tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương, các chủ tàu khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản khu vực trồng rừng và khu vực xung quanh để thu thập các ý kiến đóng góp cho kế hoạch triển khai trồng, chăm sóc RNM. - Huy động sự tham gia của người dân, phát huy hết tính sáng tạo, kinh nghiệm của họ. Người dân đã thấy được tầm quan trọng của mình và vai trò của RNM. Đây là rừng đem lại quyền lợi cho họ. Điều này là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công, thiếu nhân tố này kết quả trồng rừng của các Dự án khó có thể thành công. - Mọi hoạt động của các Dự án trồng RNM được công khai cho người đư dân biết, dân bàn bạc đóng góp các ý kiến để đưa ra phương án hiệu quả trong việc tổ chức trồng, chăm sóc bảo vệ dựa trên nguyên tắc chung của Luật bảo vệ rừng. Ví dụ: Người dân góp ý thời điểm hái quả làm giống tốt nhất và tránh được bão đầu mùa tháng 4 hàng năm thường xảy ra ở Đa Lộc, Hải Lộc. Tổ chức trồng rừng nên tiến hành trồng theo hình vòng cung, trồng sát rừng già đó là kinh nghiệm của người dân xã Đa Lộc, Hải Lộc.
- Khảo sát vị trí trồng rừng Kh
- * Triển khai các cuộc tập huấn kỹ thuật theo phương pháp tam Tri giác cho thành viên, nhóm tham gia công tác trồng rừng, cho các thành viên của nhóm trồng rừng. - Các chuyên gia hoặc cán bộ kỹ thuật sẽ thu thập các kinh nghiệm của người dân tại các cuộc họp, tổng hợp và kết hợp với kiến thức khoa học đã có để tổ chức tập huấn theo từng nhóm. Sau đó, nhóm lại tập huấn cho nhóm khác có sự tham gia tư vấn hỗ trợ của chuyên gia hoặc cán bộ kỹ thuật chính chịu trách nhiệm kỹ thuật trong tổ chức thực hiện trồng RNM. - Các Dự án trước đây chỉ giới thiệu sơ qua quy trình kỹ thuật mang tính lý thuyết với số lượng đông, nên hầu như sau buổi tập huấn người dân không nắm được gì. Khi tổ chức trồng rừng ở thực địa thì nhiều người tham gia trồng không nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và họ thực hiện trồng, chăm sóc theo kinh nghiệm lâu nay.
- Kinh nghiệm của Dự án CARE: Kinh - Dự án đã mời những chuyên gia, cán bộ kỹ thuật nơi đã trồng rừng thành công ở tỉnh Thái Bình trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên nhóm trồng rừng. Nhóm trồng rừng có 121 thành viên là những nhân tố nòng cốt của của Hội nông dân và Hội phụ nữ 6 thôn ven biển. Họ là người có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho 700 người nông dân tham gia trồng rừng. Kinh nghiệm của Chi cục đê điều: - Ở Dự án trồng rừng bảo vệ đê biển (Chi áp dụng biện pháp này, họ sử dụng cán bộ kỹ thuật của huyện, cán bộ có kinh nghiệm của địa phương. Sử dụng phương pháp tập huấn trên tạo nên kết quả thành công rõ rệt, tỉ lệ sống 90 – 95% đối với cây Bần chua.
- Một hình ảnh tập huấn (ảnh dự án CARE Hậu Lộc cung cấp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học về cao su thiên nhiên
268 p | 378 | 129
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10 "
39 p | 182 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam "
19 p | 192 | 34
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY MẮC CA TẠI ĐẮK LẮK "
10 p | 230 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và thu nhập các hộ nông dân chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam "
18 p | 142 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tác động của ủ sau sấy và trong bảo quản đến đặc tính nứt và chất lượng xát gạo "
26 p | 121 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam - Milestone 10 "
4 p | 138 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " LÊN MEN, SẤY VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CA CAO Ở VIỆT NAM "
19 p | 132 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo chuyến tham quan học tập về quản lý bền vững rừng trồng tại Australia "
8 p | 121 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đánh giá khả năng của các chủ nhân của ngành công nghiệp Măc ca "
21 p | 91 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam - Báo cáo MS12 "
33 p | 137 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp "Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam - MS10 "
4 p | 90 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN MÁY SẤY VỈ NGANG ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG 25 NĂM QUA và CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ GIẢI QUYẾT BẰNG SẤY MÁY "
13 p | 119 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu biến dị di truyền microsatellite loci cá rô phi "
12 p | 120 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TỔNG KẾT LẠI QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ THÍCH NGHI CỦA CÁC LOÀI THÔNG CARIBAEA Ở VIỆT NAM "
20 p | 81 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS8: Đánh giá năng lực của cán Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TPHCM và Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên "
15 p | 108 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam "
0 p | 126 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi - MS6 "
11 p | 87 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn