Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam (MS6)
lượt xem 43
download
Tồn dư thuốc BVTV là nguyên nhân chính gây ô nhiễm rau ở Việt Nam. Đã có nhiều phương pháp phát triển rau an toàn được Bộ Nông nghiệp NSW - DPI đưa ra trong dự án CARD-0016, 2001-2003 nhưng điều này chỉ có thể được biết đến khi có những nghiên cứu và phát triển sâu hơn. Dự án này sẽ giải quyết các vấn đề về an toàn và chất lượng thực phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường để khuyến khích phát triển kinh tế và phát triển bền vững ngành rau Việt Nam....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam (MS6)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Báo cáo tiến độ dự án CARD 004/04VIE: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam MS6: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ 3 Tháng 3 năm 2007 1
- 1. Thông tin về các đơn vị tham gia dự án Tên dự án Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam Viện Nghiên cứu Rau quả Đơn vị tham gia phía Việt Nam Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội - Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi Chủ trì dự án phía Việt Nam Bộ Nông nghiệp NSW -DPI Tổ chức phía Australia Viện Nghiên cứu Rau hoa quả Gosford Trung tâm Excellence về Tiếp cận thị trường và Trồng rau hoa quả trong Nhà lưới Phối hợp với Trung tâm quốc gia về trồng rau hoa quả trong nhà lưới TS. Suzie Newman; TS. Sophie Parks Cán bộ dự án phía Australia Ông Joseph Ekman; TS. Vong Nguyen Thời gian phê duyệt 30 tháng 9 năm 2005 Thời gian kết thúc (dự kiến lúc đầu) 30 tháng 9 năm 2007 Thời gian kết thúc 30 tháng 9 năm 2007 (do chậm trễ khi ký hợp đồng) Báo cáo 6 tháng lần 3 Thời gian báo cáo tiến độ Các quan chức liên quan Phía Australia: Trưởng nhóm TS. Suzie Newman +61 2 4348 1934 Tên: Telephone: Chuyên gia nghiên cứu rau hoa +61 2 4348 1910 Chức vụ: Fax: quả NSW DPI suzie.newman@dpi.nsw.gov.au Cơ quan: Email: Phía Australia: Cơ quan hành chính Tên: Telephone: Graham Denney 02 4348 1927 Chức vụ: Fax: Cán bộ quản lý hành chính 02 4348 1910 NSW DPI graham.denney@dpi.nsw.gov.au Cơ quan: Email: Phía Việt Nam Tên PGS.TS. Trần Khắc Thi Điện 84 4 8276 316 thoại Chức vụ Phó viện trưởng Fax: 84 4 8276 148 Cơ quan Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Email Tkthi@vnn.vn quỳ - Gia Lâm - Hà Nội ngotranglinh@yahoo.com 1
- 2. Trích lược dự án Tồn dư thuốc BVTV là nguyên nhân chính gây ô nhiễm rau ở Việt Nam. Đã có nhiều phương pháp phát triển rau an toàn được Bộ Nông nghiệp NSW - DPI đưa ra trong dự án CARD- 0016, 2001-2003 nhưng điều này chỉ có thể được biết đến khi có những nghiên cứu và phát triển sâu hơn. Dự án này sẽ giải quyết các vấn đề về an toàn và chất lượng thực phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường để khuyến khích phát triển kinh tế và phát triển bền vững ngành rau Việt Nam. Mục tiêu của dự án là: 1) Tạo điều kiện phát triển sản xuất rau theo công nghệ từ thấp đến trung bình hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật thông qua hoạt động nghiên cứu và khuyến nông; 2) Kiểm tra những hạn chế của dây chuyền cung ứng và sử dụng nguyên tắc bảo đảm chất lượng để thực hiện cải tiến hệ thống; 3) Tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và khuyến nông cho Việt Nam để sản xuất rau trong nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và hệ thống bảo đảm chất lượng. Dự án này tiếp tục thực hiện những mục tiêu này thông qua các nội dung: 1) Nghiên cứu xây dựng mô hình thí nghiệm tại Hà Nội, Lâm Đồng và Huế để xác định giá thể và hệ thống sản xuất phù hợp cho sản xuất cà chua, dưa chuột trồng thuỷ canh trong nhà lưới; 2) Tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam thông qua tập huấn ở Australia trong tháng 6/2006; 3) nghiên cứu về tính phù hợp của giá thể mụn xơ dừa của Việt Nam cho sản xuất cây trồng trong nhà lưới tại Australia. 3. Báo cáo tóm tắt Với hệ thống nhà lưới người trồng rau sẽ có cơ hội sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Mục tiêu chính của dự án này là cung cấp cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông Việt Nam những kiến thức cũng như công cụ thực hiện và áp dụng các kỹ thuật sản xuất rau trong điều kiện của Việt Nam và dây chuyền cung ứng. Dự án do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Trường Đại học Nông Lâm Huế và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. NSW DPI là cơ quan chủ trì phía Australia . Những kết quả chính đã đạt được trong thời gian báo cáo 6 tháng lần 3 này là: • Tổ chức thành công 1 lớp tập huấn về hệ thống nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng cho 3 cán bộ dự án: Bà Nguyễn Thị An (FAVRI, trước đây gọi là RIFAV), Ông Ngô Minh Dũng (IAS) và Ông Nguyễn Đình Thi (HUAF). Họ đã được học trên lớp, đi thực địa và thực hành trong phòng thí nghiệm. Họ cũng được đi thăm quan các trang trại, các trạm nghiên cứu, các chợ và các công ty xuất khẩu để hiểu thêm về những kỹ thuật hiện đang được áp dụng ở Australia với mong muốn xem xem những gì họ học được ở Australia có áp dụng được vào kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam không. Đi cùng họ trong chuyến thăm quan này có Ông Nguyễn Hồng Phong – nông dân và là nhà sản xuất cây con giống lớn nhất ở Đức Trọng – Lâm Đồng. Ông Phong đã giúp các học viên xem xét xem làm thế nào công nghệ hoặc kỹ thuật canh tác có thể được điều chỉnh và áp dụng được ở Việt Nam. • Các khâu chuẩn bị để tổ chức 02 hội thảoở Đà Lạt và Cần Thơ đang được thực hiện. Chương trình hội thảo bao gồm các báo cáo trình bày của các đơn vị tham gia dự án phía Việt Nam và Australia về trồng cây trong nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và GAP (Good Agricultural Practice). 02 hội thảo này sẽ được tổ chức vào ngày 27-28 tháng 4 và 3-4 tháng 5. Dự kiến 2 hội thảo này có nhiều nông dân và thành viên dây chuyền cung ứng khác tham gia hơn và sẽ có các hoạt động tập huấn không chính thức bên lề hội thảo này. • Tiếp tục thực hiện thành công các thử nghiệm trình diễn nghiên cứu ở Hà Nội , Huế và Lâm Đồng về đánh giá ảnh hưởng của các giá thể khác nhau lên sinh trưởng và phát triển của cà chua và dưa chuột. 2
- • Tiếp tục nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Rau hoa quả Gosford kiểm tra các đặc tính lý hoá học của mụn xơ dừa Việt Nam và xác định việc sự dụng nước trong các loại giá thể khác nhau (gồm cả xơ dừa) cho sản xuất dưa chuột và cây cảnh trong nhà lưới. 4. Giới thiệu & bối cảnh Với hệ thống nhà lưới người trồng rau sẽ có cơ hội sản xuất rau an toàn chất lượng cao giảm sử dụng thuốc BVTV. Dự án AusAID-CARD0016 trước đây đã chú trọng đến việc phát triển rau trong nhà lưới dạng công nghệ thấp để tăng cường sản lượng và sự ổn định cho ngành Rau của Việt Nam. Nhà lưới này sử dụng giá thể mụn xơ dừa với hệ thống tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả, tuy nhiên cần phải tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ này rộng rãi hơn nữa thành công. Dự án tập trung vào việc cung cấp các vật tư, trang thiết bị thích hợp cho sản xuất rau trong nhà lưới dạng công nghệ thấp - trung bình để cho sản phẩm chất lượng cao cho thị trường. Điều này đạt được thông qua những khoá đào tạo chính quy và phi chính quy gồm các hội thảo tổ chức trong nước, những chương trình đào tạo cơ bản cho các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông tại Australia và nhiều mô hình nghiên cứu. Dự án này sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia để khuyến khích sự sáng tạo của các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức/cá nhân tham gia dự án (nông dân, khuyến nông và các thành viên tham gia vào dây chuyền cung ứng). Mục tiêu cụ thể của dự án này là: 1. Tạo điều kiện để thực thi và áp dụng rộng rãi hơn các hệ thống canh tác có bảo vệ (nhà lưới, nhà kính) với công nghệ từ thấp đến trung sử dụng thuốc có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít hơnthông qua mục tiêu nghiên cứu và hoạt động khuyến nông; 2. Nghiên cứu những hạn chế của các dây chuyền cung ứng hiện nay và sử dụng nguyên tắc quản lý chất lượng để tiến hành cải thiện các hệ thống này; 3. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển của người Việt Nam trong lĩnh vực hệ thống sản rau trong nhà lưới, quản lý sau thu hoạch và hệ thống bảo đảm chất lượng; 4. Thiết lập mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu, nhà bán buôn, nhà kinh doanh và người sản xuất để nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ của Việt Nam và các doanh nghiệp nông thôn có liên quan. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý Thay đổi chủ dự án Tháng 7 năm 2007, TS. Suzie Newman thay TS. Nguyễn Quốc Vọng làm chủ dự án phía Australia, sau khi TS. Nguyễn Quốc Vọng về nghỉ hưu. TS. Nguyễn Quốc Vọng sẽ tiếp tục tham gia dự án một cách tự nguyện, do vậy kiến thức và kinh nghiệm của ông sẽ vẫn đóng góp được cho dự án. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong các hội thảo vòng hai sẽ tổ chức tại Đà Lạt và Cần Thơ và tháng 4/tháng 5 năm 2007 tới. Chuyến thăm và làm việc của chủ dự án phía Australia, tháng 10 năm 2006 TS. Suzie Newman đã đi thăm TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt vào tháng 10 năm 2006 nhằm điều tra/nghiên cứu dây chuyền cung ứng và tìm kiếm cơ hội hợp tác với Metro. TS. Newman đã ở Việt Nam từ 1-5 tháng 10, sau đó tiếp tục chuyến công tác của dự án ACIAR ở Campuchia. Trong thời gian ở Việt Nam, TS. Suzie đã đến tỉnh Lâm Đồng để phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Phong (nhà sản xuất cây con giống cà chua) về vườn ươm cây giống và các hoạt động 3
- cua cơ sở sản xuất của ông. Nhân dịp này, TS. Suzie cũng đã tranh thủ đi thăm các điểm thu gom sản phẩm của Metro và thảo luận về các hoạt động của họ ở Đà Lạt. Những gì thảo luận tại đây và những ý kiến thảo luận sau đó với nhân viên quản lý Metro (Stephane Maulin, Quản lý phòng thực phẩm tươi;Thái Hồng Xuân Nguyệt, Quản lý dây chuyền cung ứng và Lê Thị Minh Trang, Quản lý kiểm tra chất lượng ) là Metro vẫn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của họ. Họ vẫn đang trong quá trình thực hiện kỹ thuật tốt nhất trong các dây chuyền cung ứng và tất cả nhân viên của Metro đều rất thực tế, có thể dành nhiều thời gian để đạt được mục tiêu cung ứng và chất lượng của họ. Các nhân viên của Metro đã thể hiện sự quan tâm của họ khi làm việc với nhóm dự án nhằm cải thiện sản phẩm chất lượng tốt hơn. Họ cũng muốn được tham gia/liên kết với các lớp tập huấn về kiểm tra chất lượng mà dự án tổ chức để có cơ hội làm việc với các nhóm nông dân. Các cơ hội xây dựng các liên kết trong tương lai sẽ được khai thác trong năm 2007. Tập huấn cho 3 cán bộ khoa học Việt Nam tại Australia Vào tháng 6 năm 2006, 3 cán bộ khoa học của Việt Nam là: • Bà Nguyễn Thị An (FAVRI, trước đây là RIFAV) • Ông Ngô Minh Dũng (IAS) • Ông Nguyễn Đình Thi (HUAF) đã tham gia 4 tuần tập huấn tại Australia. Chương trình học của khoá tập huấn này có ở phụ lục 1. Bản copy báo cáo chuyến đi cũng có thể lấy từ TS. Suzie Newman hoặc PGS.TS.Trần Khắc Thi. Khoá tập huấn này tập trung vào cả sản xuất rau trên ruộng và trong nhà lưới, quản lý dây chuyền cung ứng và sau thu hoạch và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến (GAP). Các chuyến đi thực địa thăm các trang trại và nhà lưới công nghệ thấp (Sydney Basin) và công nghệ cao (Yanco, Gosford) cũng khuyến khích các học viên xem xét xem họ có thể áp dụng những công nghệ như vậy trong điều kiện ở Việt Nam như thế nào. Ngoài đi thăm nhiều trang trại, các học viên còn được đi thăm các chợ bán buôn ở Sydney, và một cơ sở xuất nhập khẩu để giúp các học viên hiểu thêm về các dây chuyền cung ứng và các yêu cầu về chất lượng ở Australia. Các chuyến thăm các trạm nghiên cứu ở Gosford và Yanco giúp cho các học viên có một cái nhìn về các loại dự án nghiên cứu và khuyến nông do NSW DPI chủ trì và cách ma các chương trình nghiên cứu & phát triển được quản lý ở Australia. Trong suốt chuyến đi, các học viên được Ông Nguyễn Hồng Phong - một nông dân và là nhà sản xuất cây con rau lớn nhất ở Đức Trọng – Lâm Đồng đi cùng. Ông Phong đã giúp các học viên xem xét xem làm thế nào công nghệ hoặc kỹ thuật canh tác có thể được điều chỉnh và áp dụng được ở Việt Nam. Chuẩn bị tổ chức các hội thảo ở Đà Lạt và Cần Thơ Các khâu chuẩn bị đang được tiến hành cho 2 hội thảo sẽ tổ chức ở Cần Thơ (27-28/4) và Đà Lạt (3-4/5). Các hội thảo này sẽ có nội dung tương tự như các hội thảo đã tổ chức tại Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi hy vọng rằng sẽ có 50% học viên là nông dân hoặc thành viên của dây chuyền cung ứng . Chúng tôi cũng đã chuyển một trong hai hội thảo từ Huế vào Đà Lạt theo gợi ý của một chuyên gia đánh giá trong báo cáo 6 tháng lần trước của chúng tôi. Và chúng tôi hy vọng sẽ có một số lớp tập huấn không chính thức/phi chính quy ở Huế, có thể dưới hình thức thăm quan, học tập/hội nghị đầu bờ (field day) để hỗ trợ nông dân ở vùng này - những người không thể tham gia hội thảo ở Đà Lạt được. Các thử nghiệm trình diễn nghiên cứu Các thử nghiệm trình diễn nghiên cứu đã được tiến hành tại Hà Nội, Lâm Đồng và Huế sử dụng giá thể mụn xơ dừa của Việt Nam. Các thử nghiệm này đã tập trung vào đánh giá giống và áp dụng tưới nhỏ giọt. Một báo cáo hoàn chính trình bày kết quả thử nghiệm này sẽ được 4
- chuẩn bị như là một phần của báo cáo 6 tháng lần tới. Trong chuyến thăm của chuyên gia Australia dự kiến vào tháng 4/tháng 5, kế hoạch sẽ thông qua các kết quả thử nghiệm cùng với các đồng nghiệp Việt Nam và sẽ thảo luận chuẩn bị xuất bản các ấn phẩm. Hà Nội Một thử nghiệm đã được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Rau quả (RIFAV), so sánh năng suất của 8 giống dưa chuột (Q9, Q16, Q19, Tohoku, Khassib, Status III, Deena and Ajax) trồng trên giá thể mụn xơ dừa của Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 4 lần nhắc lại. Thí nghiệm này gieo hạt vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 10-tháng 11 năm 2006. Kích thước quả là 117-126g với các giống đạt tiêu chuẩn và 5.9g với giống Cocktail. Năng suất thương phẩm đạt từ 14 tấn/ha với Khassib đến 56 tấn/ha với Deena, còn giống Cocktail cho năng suất 3.2 tấn/ha. Tỷ lệ đậu quả dao động đáng kể giữa các giống từ 15-47% và đặc biệt là giữa các lần nhắc. Giống tốt nhất là Deena, cho năng suất cao và kích thước quả vừa phải. Huế Các thử nghiệm cà chua và dưa chuột được thực hiện trong nhà lưới có kiến thiết đặc biệt của HUAF. Thử nghiệm dưa chuột so sánh năng suất của 5 giống (Chua Young Sheng, Status Natu 3, Tohoku, Khassib and Deena) sử dụng hỗn hợp mụn xơ dừa của Việt Nam. Trong thử nghiệm này, giống cho năng suất cao nhất là Tuhoku với năng suất thương phẩm đạt cao nhất là 49 tấn/ha.Giống này cũng cho kích thước quả lớn (274g) và bị ít sâu bệnh hại. Thử nghiệm cà chua kiểm tra tính phù hợp của việc sử dụng tưới nhỏ giọt với giá thể mụn xơ dừa để sản xuất cà chua trái vụ trong nhà lưới. Thử nghiệm này so sánh trồng 1 cây/1 túi bầu có 1 vòi tưới nhỏ giọt (kỹ thuật chuẩn) có trồng 2 cây/1 túi bầu (2 vời tưới nhỏ giọt. Thử nghiệm này được tiến hành từ tháng 8-tháng 10 năm 2006. Có một ít sai khác về năng suất tổng số giữa hai hệ thống này, năng suất thương phẩm cao hơn đáng kể ở công thức trồng 1cây/1 túi bầu (58% so với 42% của công thức 2 cây/1 túi bầu). Ảnh hưởng của sâu bệnh hại ở công thức này cũng thấp hơn. Với các thử nghiệm vụ đông – xuân cũng đang được thực hiện và sẽ báo cáo trong báo cáo 6 tháng lần tháng 7 tới . Nghiên cứu về mụn xơ dừa (TS. Sophie Parks và TS. Ross Worrall) Việc sử dụng nước cho giá thể xơ dừa trong nhà lưới Thử nghiệm được thực hiện tại GHI để so sánh việc sử dụng nước cho các giá thể khác nhau (gồm cả xơ dừa) cho sản xuất dưa chuột và hoa flannel. Thử nghiệm đã chọn hai loại cây trồng sự khác nhau về nhu cầu nước. Dưa chuột có yêu cầu về nước cao hơn trong khi đó cây cảnh và hoa Flannel có yêu cầu về nước thấp hơn. Hệ thống công nghệ thấp đang được sử dụng để xác định yêu cầu về nước hàng ngày của cây trồng trong nhà lưới. Nước được dẫn lên giá thể từ đáy của túi bầu, nước này được dẫn vào từ những cái thùng chứa riêng rẽ. Mức độ sử dụng nước của mỗi cây trồng có thể đo được từ các thùng. Những bầu không có cây cho phép ước tính mức độ thoát hơi nước của mỗi mẫu thí nghiệm. Hai giá thể được trộn, một bao gồm xơ dừa sẽ được so sánh: Hỗn hợp 1: 25% cát + 25% perlite + 25% mùn cưa + 25% mụn xơ dừa 5
- Hỗn hợp 2: 25% cát + 25% perlite + 50% mùn cưa Hỗn hợp có mụn xơ dừa làm tăng khả năng dẫn nước của hỗn hợp 1. Hiệu quả của hai hỗn hợp này với sinh trưởng của cây và sử dụng nước sẽ được xác định. Các chỉ tiêu theo dõi: - Đặc tính lý hoá học của hỗn hợp trước và sau khi thí nghiệm. - Sử dụng nước hàng này. - Diện tích lá (tại tuần thứ 3, 6, 9 và 12) - Số hoa Flannel - Số quả dưa chuột/ khối lượng - Trọng lượng chất khô của cây - Nhiệt độ và bức xạ nhiệt sẽ được theo dõi bằng máy - những chỉ tiêu này có liên quan đến việc sử dụng nước. Thí nghiệm autopot cho dưa chuột trồng tròn 2 loại giá thể đã thành công trong việc thu thập số liệu về sản lượng và sử dụng nước. Hệ thống autopot, một hệ thống tưới phụ với các bình chứa riêng cho từng cây dưa chuột, cho thấy rất hữu ích cho mục đích này. Đây là một biện pháp tính đơn giản về lượng nước cần để làm cho đầy lại bình chứa khi nước đã được cây trồng sử dụng. Tuy nhiên, thí nghiệm autopot tương tự như vậy cho hoa flannel lại không thành công vì sự sinh trưởng chậm của loài hoa này không cho phép đo chính xác lượng nước trong một thời gian ngắn. Hai hỗn hợp không có sự sai khác đáng kể về sản lượng dưa chuột (trọng lượng khô của thân, tổng trọng lượng tươi của quả) hoặc việc sử dụng nước. Hỗn hợp 1 bao gồm 25% cát + 25% perlite + 25% mùn cưa + 25% mụn xơ dừa. Hỗn hợp 2 bao gồm 25% cát + 25% perlite + 50% mùn cưa. Mối quan hệ giữa tổng lượng nước sử dụng cho cả cây và trọng lượng khô của thân là một đường thẳng và tương tự ở cả hai loại hỗn hợp (Hình 1). 140 120 100 Sh o o t d ry w eig h t ( g ) Mix 1 80 Mix 2 Linear ( Mix 1) 60 Linear ( Mix 2) 40 20 0 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 T o tal w ate r u s e ( m l) Hình 1: Trọng lượng khô thân cây dưa chuột với tổng lượng nước cây sử dụng ở hỗn hợp 1 hoặc hỗn hợp 2. 6
- Lượng nước sử dụng quá thời gian làm tăng sinh trưởng cây và tương tự với cây trồng ở cả hai loại hỗn hợp (Hình 2). 120000 100000 T o tal w ater u sed ( m l) 80000 Mix 1 Mix 2 60000 Poly . ( Mix 1) Poly . ( Mix 2) 40000 20000 0 2- Jul 12- Jul 22- Jul 1- A ug 11- 21- 31- 10- Sep A ug A ug A ug Dat e o f h ar ve s t Figure 2: Tổng số nước cây dưa chuột sử dụng quá thời gian ở hỗn hợp 1 hoặc hỗn hợp 2. Autopot là một dụng cụ rất đơn giản và hữu ích để đo lượng nước cây dưa chuột sử dụng và có thể được người sản xuất sử dụng để kiểm tra việc sử dụng nước hàng ngày của cây. Chúng có thể cũng được sử dụng hiệuq ủa cho các mục đích trình diễn ở Việt Nam để minh hoạ việc sử dụng nước cho nông dân, cán bộ nghiên cứu và khuyến nông. Hai giá thể khác nhau về thành phần không làm ảnh hưởng đến lượng nước được sử dụng hoặc sinh trưởng của cây dưa chuột. 5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ Các hội thảo ở Đà Lạt và Cần Thơ và các cơ hội tập huấn phi chính quy sẽ giúp nông dân và thành viên của dây chuyền cung ứng cơ hội được tập huấn về những nội dung liên quan đến dự án. Các liên kết với những nông dân này sẽ được đẩy mạnh thông quá các hoạt động của dự án để giúp việc Mối liên hệ với những nông dân này sẽ được tăng cường thông qua hoạt động dự án để tạo điều kiện cho việc áp dụng những kết quả của dự án nhanh hơn. 5.3 Xây dựng năng lực Xây dựng năng lực là hoạt động chính của dự án trong 6 tháng qua. Các hoạt động anỳ bao gồm: chuẩn bị các hội thảo tổ chức trong nước ở Đà Lạt và Cần Thơ và chuyển giao chương trình đào tạo cho cán bộ Việt Nam tại Australia. Như đã báo cáo chi tiết ở trên, các hội thảo tổ chức trong nước vào tháng 4/tháng 5 sẽ có nhiều nông dân và thành viên của dây chuyền cung ứng tham gia hơn và chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp việc tiếp nhận các kết quả dự án nhanh hơn . 7
- 5.4 Các ấn phẩm Một số danh mục các ấn phẩm dự kiến sẽ in trong 6 tháng tới. 5.5 Quản lý dự án Tháng 9 năm 2006, đã có sự thay trưởng nhóm dự án phía Australia, vì TS. Nguyễn Quốc Vọng - NSW DPI nghỉ hưu. TS.Suzie Newman đã thay thế TS. Vọng làm trưởng nhóm dự án phía Australia, tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Vọng vẫn tiếp tục tham gia dự án và tham gia các hội thảo tại Đà Lạt và Cần Thơ. Việc bàn giao chức vụ trưởng nhóm dự án này đã được tiến hành khá thuận lợi. Dự án vẫn tiếp tục và không có sự thay đổi về ngày nộp báo cáo 6 tháng. 6. Báo cáo các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Đào tạo cán bộ dự án về GAP là một trong những điểm nhấn chính của chương trình tập huấn mà dự án này tổ chức. Vào tháng 7, cán bộ dự án của Việt Nam đã tham gia tập huấn về các hệ thống đảm bảo chất lượng và GAP. Chuyến thăm của họ vừa đúng dịp FreshCare hoàn thành module môi trường của họ. Joseph Ekman (cán bộ dự án và là cán bộ khuyến nông về kiểm tra chất lượng) là một trong những người chính xây dựng module này và do vậy ông này có thể trình bày/giới thiệu những thông tin mới nhất với các đối tác Việt Nam. Do vậy họ cũng có thể thấy các hệ thống kiểm tra chất lượng đang hoạt động thông qua các chuyến thăm quan của họ đến các trang trại đã thực hiện FreshCare. Các học viên cũng đã xem xét xem liệu các hệ thống như vậy có thể được thực hiện như thế nào ở Việt Nam. Với việc ban hành hướng dẫn ASEAN GAP, có thể Việt Nam sẽ phát triển được một hệ thống GAP cho mình và các chuyên gia khuyến nông đã được đào tạo sẽ là người xây dựng và thực thi hệ thống này. Hiện tại, ngành rau của Việt nam đang thiếu các yêu cầu về môi trường dưới nhiều hệ thống GAP sử dụng phân chuồng không trộn, hoá chất không đăng ký và thời gian cách ly không đủ. Cung cấp cho các cán bộ bảo vệ thực vật và khuyến nông kiến thức về các hệ thống GAP và cách thực hiện chúng sẽ giúp Việt Nam tiếp nhận các hệ thống này trong vài năm tới. 6.2 Vấn đề giới và xã hội Dự án CARD này sẽ tiếp tục tập trung vào các vấn đề về giới và xã hội khi chúng nảy sinh trong suốt dự án. 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại Cấu trúc của dự án này là có nhiều lần báo cáo và thanh toán kinh phí đã được thực hiện trong 8 tháng trước của dự án. Điều này là rất khó vì 2 lý do: 8
- • Đi lại hạn chế (một chuyến đi) cho chuyên gia dự án Australia ở năm thứ 2 của dự án làm cho việc điều phối các hoạt động của dự án và việc đảm bảo dự án vẫn đang được triển khai gặp khó khăn . • Quản lý kinh phí – có nhiều lần báo cáo và số lần chuyển tiền tương ứng vào 6 tháng cuối năm thứ 2 của dự án làm cho việc quản lý kinh phí khó khăn cho NSW DPI với việc các tổ chức nghiên cứu Australia phải mang theo một khoản tiền lớn để đảm bảo các đối tác dự án phía Việt Nam nhận được kinh phí mà họ yêu cầu để thực hiện các hoạt động dự án. Giám đốc mới của dự án phía Australia (TS. Newman) tin rằng một vài chỉ số thực hiện là quá tham vọng trong một khoảng thời gian ngắn (2 năm) của dự án và với khoảng cách/sự dàn trải địa lý của các đối tác tham gia dự án. Dự án này sẽ đạt được các kết quả đáng kể, tuy nhiên, dự án chủ yếu tập trung vào xây dựng năng lực chứ không phải là sự can thiệp trực tiếp, có thể các chỉ số thực hiện sẽ mất nhiều thời gian hơn mới đạt được. 7.2 Giải pháp Trong chuyến công tác Việt Nam vào tháng 4/tháng 5, chúng tôi sẽ tham từng đối tác tham gia dự án của chúng tôi để đảm bảo rằng dự án vẫn đang được thực hiện đáp ứng được các mốc báo cáo của dự án. Một phần của chuyến công tác sẽ dành để hoàn thiện tất cả các số liệu thử nghiệm và chuẩn bị xuất bản các ấn phẩm cần có. Tuy nhiên, cũng vẫn phải thẳng thắn nói rằng cần phải có chuyện công tác bổ sung và có thể là giám đốc dự án và một chuyên gia về nhà lưới của Australia sẽ trở lại Việt Nam vào tháng 9 để hoàn thiện các hoạt động dự án. Có thể cố gắng và sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí của Australia cho chuyến công tác này. Cần xây dựng lại các chỉ số thực hiện thực tiễn hơn cho dự án này. 7.3 Tính bền vững Một trong những điểm trọng tâm của loạt thử nghiệm hiện tại là để so sánh sản xuất trong nhà lưới/nhà kính với sản xuất trên đồng ruộng. Một số thử nghiệm trình diễn sẽ được thực hiện trên trên đồng ruộng, qua đó giúp cho nông dân tiếp nhận kết quả dự án nhanh hơn và tốt hơn. So sánh sản xuất trong nhà lưới và trên đồng ruộng cần làm rõ xem sản xuất trong nhà lưới hay trên đồng ruộng có thể tồn tại về phương diện kinh tế được ở từng vùng dự án. Dự án đã khuyến khích các đơn vị phối hợp tham gia dự án nên tổ chức các chuyến thăm quan học tập/hội nghị đầu bờ (field days) nếu có thể để giúp nông dân nhìn thấy các kết quả bước đầu từ các thử nghiệm. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Hoạt động của dự án trong 6 tháng tiếp theo là: • Hội thảo ở Cần Thơ và Đà Lạt • Tập huấn phi chính quy cho nông dân về quản lý cây trồng và GAP • Hoàn thiện kết quả thử nghiệm từ mỗi vùng dự án và chuẩn bị in các ấn phẩm • Phát triển nguồn và vật liệu khuyến nông về quản lý dây chuyền cung ứng, GAP, và quản lý nhà lưới. • Tiếp tục nghiên cứu về mụn xơ dừa ở GHI 9
- 9. Kết luận Những điểm nổi bật đạt được trong 6 tháng lần này là: • Tổ chức thành công chuyến tập huấn cho 3 cán bộ nghiên cứu của 3 đơn vị tham gia dự án phía Việt Nam về sản úât rau, quản lý sau thu hoạch và GAP. • Tiếp tục các thử nghiệm trình diễn nghiên cứu ở Hà Nội, Lâm Đồng và Huế về các hệ thống sản xuất cải tiến cho dưa chuột và cà chua. • Tiếp tục nghiên cứu ở GHI về mô tả đặc điểm lý hoá học của mụn xơ dừa và tính bền vững của nó trong sản xuất cây trồng. Dự án này hiện vẫn đang được triển khai và cho đến nay không có những khó khăn trở ngại nào đáng kể trong việc thực hiện dự án . 10
- 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn