Báo cáo nghiên cứu: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn (MS2)
lượt xem 10
download
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn (MS2)
- Bộ NN và PTNT Báo cáo Tiến độ Dự án 017/06 VIE Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn MS2: BÁO CÁO 6 THÁNG ĐẦU TIÊN Báo cáo được thực hiện bởi: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn và Tổ chức - Ensis 15/8/ 2007
- Mục lục 1. Thông tin chung ............................................................................................................... 3 2. Tóm tắt dự án ................................................................................................................... 4 3. Tóm tắt kết quả................................................................................................................. 4 4. Giới thiệu và bối cảnh ...................................................................................................... 5 Phương pháp tiếp cận.......................................................................................................................7 5. Tiến độ thực hiện ........................................................................................................... 10 5.1 Những điểm chính .............................................................................................................10 5.2 LợI ích cho ngườI dân .......................................................................................................13 5.3 Nâng cao năng lực..............................................................................................................13 5.4 Quảng bá ............................................................................................................................14 5.5 Quản lý dự án.....................................................................................................................14 6. Các vấn đề đan chéo ...................................................................................................... 17 6.1 Môi trường .........................................................................................................................17 6.2 Các vấn đề giới và xã hội...................................................................................................18 7. Thực hiện và vấn đề bền vững ...................................................................................... 19 7.1 Các vấn đề và trở ngại.......................................................................................................19 7.2 Các lựa chọn .......................................................................................................................20 7.3 Sự bền vững ........................................................................................................................20 8. Những bước quan trọng tiếp theo ................................................................................. 21 9. Kết luận .......................................................................................................................... 21 10. Tuyên bố ..........................................................................Error! Bookmark not defined. 2
- 1. Thông tin chung Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng Tên dự án đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn Đối tác Việt Nam Triệu Văn Lực, đồng giám đốc Chức vụ Ensis – the Joint Forces of CSIRO and SCION Cơ quan phía Úc Khongsak Pinyopusarerk (đồng giám đốc), Brian Chuyên gia Úc Gunn, và Dr Peter Stevens Tháng 3/2007 Thời gian bắt đầu thực hiện Tháng 3/2010 Thời điểm kết thúc (gốc) (Hiện tại chưa có thay đổi) Thời điểm kết thúc (thay đổi) Tháng 3/2007 đến tháng 7/2007 Giai đoạn báo cáo Người liên lạc Phía Úc: Giám đốc Khongsak 61-2-6281 8247 Tên: ĐT: Pinyopusarerk Nhà khoa học 61-2-6281 8266 Chức Fax: vụ: Ensis – the Joint Email: Khongsak.Pinyopusarerk@ensisjv.com Cơ Forces of CSIRO and quan SCION Phía Úc: liên lạc về hành chính Brian Thomas 61-3-9545 2219 Tên: ĐT: Quản lý tài chính 61-3-9545 2449 Chức vụ: Fax: Ensis – the Joint Forces of Email: Brian.Thomas@ensisjv.com Cơ quan CSIRO and SCION Phía Việt Nam Trần Văn Điền +84-280-851822 Tên: ĐT: Trưởng phòng QLKH và Fax: +84-280-852921 Chức vụ: QHQT Trường Đại học Nông lâm Thái Email: tranvandientn@vnn.vn Cơ quan Nguyên
- 2. Tóm tắt dự án Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Trong 5 tháng đầu (từ tháng 3-7/2007) đã tổ chức hội thảo triển khai dự án và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch trong mục tiêu 1, 2 và 3, đến nay đã hoàn thành mục tiêu mặc dù có sự chậm chễ do vấn đề dịch thuật. 3. Tóm tắt kết quả Kế hoạch thực hiện dự án cho thấy khối lượng công việc khổng lồ phải hoàn thành trong vòng 6 tháng đầu của mục tiêu 1, 2 và một phần mục tiêu 3. Những hoạt động sau đây đã được hoàn thành theo kế hoạch đặt ra mặc du có chút chậm chễ do vấn đề dịch thuật, mất nhiều thời gian chỉnh sửa: Chữ viết tắt ‘CFM’ là quản lý rừng cộng đồng. Mục tiêu 1 1. Hội thảo triển khai dự án với các bên liên quan – thực hiện 3/2007 tại Bắc Kạn 2. Thành lập ban điều hành dự án - thực hiện 3/2007 tại Bắc Kạn 3. Thành lập các nhóm sử dụng rừng – đã hoàn thành và báo cáo 4. Thành lập Ban QLRCĐ – đã hoàn thành và báo cáo 5. Thành lập mạng lưới CFM tại các thôn – đã hoàn thành và báo cáo 6. Điều tra KTXH tại 6 thôn – hoàn thành, gửi báo cáo bản lần 1, lần 2 đã chỉnh sửa. Xem báo cáo mốc kế hoạch 3 7. Xây dựng hướng dẫn CFM – hoàn thành, bổ sung ý kiến nhận xét của Peter Stevens, và đang chờ cơ quan chức năng phê duyệt. Mục tiêu 2 1. Thành lập các tổ/ nhóm thực hiện tại từng thôn – đã hoàn thành và báo cáo 2. Tập huấn cho các cán bộ chính quyền và các nhóm về qui hoạch sử dụng đất và giao đất – đã hoàn thành và báo cáo 3. Điều tra rừng để phục vụ công tác qui hoạch – đã hoàn thành và báo cáo 4. Giao đất – diện tích rừng cộng đồng đã được xác định và khoanh vẽ trên bản đồ cùng với người dân Kế hoạch sử dụng đất đã được người dân quyết định. Đang làm thủ tục giao đất. 5. Làm thủ tục để phê duyệt quyền sử dụng đất (dự kiến hoàn thành cuối tháng 10) – đang tiến hành. 4
- 6. Giao đất cho cộng đồng (dự kiến hoàn thành cuối tháng 10) – đang làm thủ tục. Mục tiêu 3 1. Tập huấn cho cán bộ địa phương về CFM – hoàn thành và báo cáo 2. Xây dựng các kế hoạch CFM có sự tham gia (dự kiến hoàn thành cuối tháng 8) – đang trong quá trình thảo luận với người dân. Các kết quả trên đã được thảo luận chi tiết hơn dưới đây và trong bảng ở phần cuối báo cáo này có tên là “tiến độ dự án theo các mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu vào” cải biên của khung lô gíc. Báo cáo tiến độ 6 tháng có 8 phụ lục: Phụ lục 1. Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng Phụ lục 2. Báo cáo điều tra rừng Phụ lục 3. 4 báo cáo qui hoạch sử dụng đất cho 4 thôn Phụ lục 4. Bản đồ qui hoạch sử dụng đất Phụ lục 5. Báo cáo tập huấn qui hoạch sử dụng đất và giao đất Phụ lục 6. Báo cáo về Quản lý rừng cộng đồng Phụ lục 7: Báo cáo về thành lập mạng lưới Quản lý rừng cộng đồng Phụ lục 8: Báo cáo về thành lập nhóm sử dụng rừng 4. Giới thiệu và bối cảnh Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, nhưng Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thử thách trong việc chia sẻ lợi ích kinh tế và sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị cũng như giữa các vùng, và các nhóm dân tộc khác nhau. Trong tổng số 82,5 triệu người, 25 triện người sống trên đất lâm nghiệp. Hầu hết trong số đó là những người dân tộc thiểu số nghèo chiếm 59% sống tại vùng núi phái bắc. Những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng này ở các nơi xa xôi của các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam thuộc nhóm người nghèo nhất của cả nước, rất hạn chế trong việc tiếp cận tới đất nông nghiệp, dịch vụ y tế , thị trường và cơ sở hạ tầng. Các xã Văn Minh, Lạng San của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 63-68%. Đất lâm nghiệp chiếm khoảng trên 84% và 90% tổng diện tích tự nhiên và có một tầm quan trọng trong đời sống của người dân địa phương bao gồm vấn đề thu lượm củi đun, thu hái lâm sản và cây thuốc. Tuy nhiên, thiếu sự tiếp cận sử dụng đất rừng và tính bất công bằng trong việc giao diện tích rừng đối với các hộ gia đình nghèo đã dẫn đến sự nghèo đói nghiêm trọng. Tình hình quản lý rừng đã trở nên nhiều bất cập bởi các vấn đề như: (i) năng suất thấp do rừng nghèo kiệt sau khi sử dụng quá mức và ít đầu tư; (ii) nhận thức của người dân về rừng như là đất chung và tự do xâm chiếm bởi sự không rõ ràng về ranh giới cũng như trách nhiệm của chủ rừng; (iii) ít có sự khuyến khích về tái đầu tư vào rừng (không có những đảm bảo chắc chắn) và sự lỏng lẻo về trách nhiệm trực tiếp đối với đất rừng; (iv) nhận thức không rõ về quyền của người sử dụng, luật và các qui định về rừng cũng như các quyền tham gia vào quá trình thực thi ví dụ như việc giao đất lâm nghiệp; và (v) sự hạn chế hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ trong việc đưa ra những giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất rừng. 5
- Luật đất đai sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2004 đã cho phép các cộng đồng (thôn bản) nhận đất và rừng. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để thực thi các cơ hội này. Chính vì vậy, dự án sẽ hỗ trợ phát triển những cơ chế trong khuôn khổ Quản lý rừng cộng đồng như qui hoạch sử dung đất và giao đất có sự tham gia nhằm thúc đẩy việc phân phối và giải quyết việc quản lý rừng bền vững. Mục tiêu của Dự án là Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp. Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu trên bằng việc phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (viết tắt tiếng Anh là CFM) thông qua: (i) đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng đối với rừng chung; (ii) nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả; (iii) củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người dân sống phụ thuộc vào rừng; (iv) cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, (v) tăng cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất rừng và thể chế trong quản lý rừng, (vi) tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm kết hợp, sản xuất bền vững gỗ và lâm sản, và đào tạo về những kỹ năng quản lý rừng có chọn lọc; và (vii) Đẩy mạnh các hoạt có sự tham gia của phụ nữ. Các mục đích này được làm rõ trong phần khung lô gíc. Môi trường chính sách hiện nay đang khuyến khích các dự án phát triển liên quan đến lâm nghiệp, bằng cách đẩy mạnh quyền sở hữu tài nguyên rừng thông qua việc giao đất giao rừng cho các cộng đồng và cá nhân dài hạn với đầy đủ quyền sử dụng. Hiện tại những thay đổi trong luật bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước cho phép các cộng đồng tham gia vào các dự án lâm nghiệp cộng đồng và cũng nhận thấy được được tiềm năng và vai trò to lớn của cộng đồng. Dự án sẽ thành lập Ban Điều Phối (gọi tắt là PCC) gồm các cộng tác dự án và đại diện của các bên liên quan như Chi cục KL, Trường ĐHNL, CSIRO/Ensis, UBND các cấp xã/huyện/tỉnh, Sở NN&PTNT Bắc Kạn, và Khu Bảo tồn Kim Hỷ. Ban điều phối (PCC) sẽ: (i) hỗ trợ các cộng đồng thành lập các nhóm sở thích và ban quản lý rừng cộng đồng; (ii) thúc đẩy thảo luận về quản lý rừng cộng đồng; (iii) thử nghiệm các chiến lược hỗ trợ; (iv) tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về quản lý rừng cộng đồng; và (v) phát triển và thực hiện các khóa đào tạo và phổ biến chia sẻ rộng thông tin. Nhóm dự án sẽ kết hợp những kinh nghiệm của họ cũng như những kinh nghiệm từ các dự án quản lý rừng cộng đồng khác để đạt được các mục tiêu đặt ra của dự án như nêu trên. Các kiến thức và kinh nghiệm sẽ được chuyển giao cho chính quyền cấp tỉnh, huyện và địa phương thông qua tập huấn đào tạo và sự tham gia trong dự án. Thêm vào đó, các kinh nghiệm, hoạt động, và bài học kinh nghiệm từ các dự án liên quan khác sẽ được tích lũy thông qua thảo luận, tham quan học tập của người dân. Các dự án liên quan bao gồm: • CARE Denmark, “Dự án Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng” (văn kiện hợp phần), Chương Trình Tăng Cường Sự Tham Gia của Các Tổ 6
- Chức Xã Hội trong Xóa Đói Giảm Nghèo và Quản Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên, Giai đoạn II . Do Nguyễn Văn Mạn và Trần Văn Điền trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên quản lý. • EU/UNDP, dự án VN/MOA/03-001 VN/MOA/03-004 – “An toàn lương thực và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại Xóm Nác, xã Liên Minh, Võ Nhai, Thái Nguyên” và „ Mô hình quản lý rừng cộng đồng của người Dao tại đỉnh núi 716 xã Thái Cường, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng“ do Lê Sỹ Trung của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên quản lý. • OXFAM, dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng và quản lý tài nguyên thiên thiên bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo”. • ACIAR, dự án FST/2004/009. “Hỗ trợ sản xuất và sử dụng cây giống trồng rừng và nông lâm kết hợp” tại Papua New Guinea”. Do Ensis, Australia quản lý. Phương pháp tiếp cận Chiến lược và phương pháp tiếp cận Dự án này sẽ được thực hiện trong 3 năm vì kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy thường mất nhiều thời gian để thực hiện hiệu quả CFM và hiểu rõ những tác động bền vững ban đầu. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm này cũng chỉ rõ rằng CFM có sự tham gia, khi được thực hiện có hiệu quả giữa các bên liên quan, là phương pháp tiếp cận tốt nhất trong các phương pháp đã được thử nghiệm. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng được phát triển ở Việt Nam thông qua việc hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, bởi sự đa dạng tự nhiên của các cộng đồng bao gồm các yếu tố chính trị, văn hoá và điều kiện tự nhiên cho nên quản lý rừng cộng động yêu cầu phải đáp ứng phù hợp riêng cho từng cộng đồng. Cũng do số lượng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay rất lớn mà điều đó hết sức cần thiết tăng số lượng dự án về phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Trước đây, hầu hết các dự án lâm nghiệp cộng đồng không hoàn thiện được việc giao đất cho cộng đồng với đầy đủ quyền sử dụng đất. Lý do chính việc giao đất cho cộng đồng về quyến sử dụng đất không được chính thức cộng nhận cho mãi đến Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng mới chính thức phê chuẩn năm 2004. Vì vậy dự án này có khả năng để áp dụng những luật mới này và có những thuận lợi đặc biệt. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kan tổ chức thực thi dự án là người có trách nhiện trong việc phê duyệt quyền sử dụng đất. Đây là một cơ hội mà không phải các dự án khác nào cũng có được. Điều này sẽ rút ngắn được thời gian và sự trở ngại trong việc áp dụng các mô hình quản lý rừng cộng đồng theo Luật mới về Phát triển và bảo vệ rừng năm 2004 trong việc trao quyền đầy đủ cho cộng đồng tiếp cận đất rừng của cộng đồng. Dự án này sẽ kế thừa và phát triển dựa trên các mô hình quản lý rừng cộng đồng thành công đã thực thị ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam bởi các nhà tài trợ khác. Ví du bao gồm dự án Lâm Nghiêp xã hội Sông Đà (viết tắt là SFDP) và các dự án của GTZ ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Các dự án này hỗ trợ lập kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp bao gồm các phương pháp tiếp cận có sự tham gia và phát triển nguồn tài nguyên rừng bền vững. Những kinh nghiệm và bài học từ các dự án ngày có giá trị trong quá trình thực thi dự án về việc triển khai quy trình quy hoạch sử dụng 7
- đất và giao đất lâm nghiệp ở 4 thôn bản điểm theo Luật Bảo Vệ và Phát triển rừng năm 2004. Chương trình Tài trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đối của EC/UNDP (gọi tắt là SGP PTF Việt Nam) đã được triển khai từ năm 2002 nhằm hỗ trợ các cộng đồng và nhóm dân tộc ít người trong việc quản lý rừng bền vững thông qua lâm nghiệp cộng đồng. Từ đó đến nay đã có 23 dự án nhỏ về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở cấp thôn bản được triển khai trên 19 tỉnh của cả nước trong phạm vi chương trình này. Từ 23 dự án này cung cấp rất nhiều bài học tốt cho dự án bao gồm: (1) sự tham gia của người dân địa phương trong việc lập kế hoạch quản lý và phát triển rừng cộng đồng là một vấn đề cốt yếu; (2) Liên kết giữa các hoạt động dự án để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và quản lý bảo vệ rừng; (3) thành lập quỹ tín dụng cộng đồng để hố trợ người dân địa phương sản xuất và kinh doanh, giảm mức yêu cầu trợ cấp từ các dự án; và (4) quảng bá và tuyên truyền tích cực về lâm nghiệp cộng đồng tới các người dân địa phương và cấp chính quyền xã phải cần tăng cường mạnh mẽ. Một trong số các bài học thành công nhất của chương trình dự án này là Quỹ phát triển rừng cộng đồng được xem tính bền vững của các hoạt động dự án. Ở Cao Bằng, các cộng đồng thôn bản xã Phúc Sen tự xây dựng và phát triển mô hình quản lý rừng cộng đồng từ những năm dầu 1990. Mô hình này tập trung vào việc bảo vệ và bảo tồn rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với các loài cây gỗ có giá trị cao như gỗ Nghiến (Excentrodendron tonkinense). Cộng đồng địa phương ở đây nhận thấy rằng sự đe doạ mất rừng của cộng đồng vì vậy mà họ đã tự thành lập mạng lưới để bảo vệ những diện tích rừng còn lại nơi đây. Họ đã tạo lập được một mô hình rất tốt cho các cộng đồng khác học hỏi. Dự án này sẽ giải quyết những vấn đề liên quan suy thoái đất đất lâm nghiệp và giao rừng cho cộng đồng. Các mô hình CFM sẽ tập trung vào cơ chế chia sẻ lợi nhuận và hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông- lâm nghiệp nhằm tạo ra thu nhập bền vững và giảm thiểu sức ép lên diện tích rừng còn lại. Dự án này sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia với sự tham gia của các bên liên quan chính của chính quyền trung ương và địa phương. Bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng thành công sẽ không thể đạt được nếu thiếu sự hợp tác nhiệt tình từ các cộng đồng địa phương những người sống liền kề với rừng và phụ thuộc vào rừng để duy trì đời sống của họ. Mức độ tham gia tự nguyện của các cộng đồng địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như an toàn lương thực, tính sở hữu, lòng tin và năng lực cá nhân. Tại giai đoạn khởi động dự án, một Ban điều phối dự án sẽ được thiết lập (PPC). PCC sẽ bao gồm các thành viên từ tất cả các bên liên quan nhằm đảm bảo công bằng quản lý. Dự án sẽ trợ giúp hình thành các nhóm sử dụng rừng (FUG) trong mỗi thôn điểm. FUG sẽ bao gồm tất cả các thành viên sử dụng tài nguyên từ những khu rừng rõ ràng về ranh giới và được quản lý bởi cộng đồng thôn bản. Hơn nữa, FUGs sẽ được bầu cử Ban quản lý rừng cộng đồng để giám sát các hoạt động quản lý hàng ngày. Đánh giá nhu cầu đào tạo đã được tiến hành trong qua trình khảo sát các bên liên quan. Những thông tin này sẽ giúp ích cho việc thiết lập các hợp phần nâng cao năng lực của dự án và sẽ đạt được thông qua sự phối hợp của hàng loạt các hoạt động đào tạo như vừa học vừa làm ở các cấp độ khác nhau. Dự án phối kết hợp các khóa tập huấn cho các đối tác, các cán bộ khuyến lâm, trưởng thôn, các cá nhân từ các hộ gia đình (đặc biệt là phụ nữ) nhằm giúp họ hiểu tổng thể về CFM và thực hiện các hoạt động dự án một cách có hiệu quả hơn. 8
- Cách tiếp cận để quảng bá các phương pháp CFM, trước hết là phụ thuộc cào các mô hình CFM có thể trình diễn một cách thuyết phục tính hiệu quả và các lợi nhuận của CFM. Trong hiện trường dự án, bản thân quy trình phát triển các mô hình là một phương pháp quảng bá những mô hình tốt nhất, khi mà các bên liên quan sẽ tham gia một cách tích cực vào việc phát triển các mô hình. Quy trình này sau đó có thể sẽ được khuyếch trương và củng cố tại các cuộc họp cộng đồng, tham quan cho những người dân quan tâm và sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu khuyến nông. Việc quảng bá rộng hơn các mô hình CFM thành công ra ngoài khu vực dự án cũng sẽ áp dụng phương pháp tương tự, cộng với sử dụng linh hoạt các tài liệu với các ngôn ngữ phù hợp, các chương trình truyền thanh và truyền hình. Củng cố các hình thức tiếp cận thông qua đóng kịch (những nơi có văn hoá phù hợp) và sự tham gia của học sinh cũng sẽ được áp dụng. Tóm lại, dự án sẽ hỗ trợ phát triển các phương pháp và tài liệu khuyến lâm tốt hơn cho đối tượng sử dụng là các cán bộ nhà nước. Phương thức thực hiện Tất cả các hoạt động được liệt kê dưới đây sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa. Trong suốt thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Sẽ xây dựng các chỉ số đánh giá hiện trạng và năng lực trong tương lai phù hợp với những người tham gia. Các mục tiêu và kết quả dưới đây được dựa trên khung lôgíc. Mục tiêu 1 Khởi xướng dự án thông qua việc đạt được sự thoả thuận về nội dung và thực thi quản lý rừng cộng đồng tai 4 thôn bản điểm (Nà Mục, Khuổi Liềng, Bản Sáng and Tơ Đóc) thuộc xã Văn Minh và Lạng San, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn và các cấp chính quyền liên quan Kết quả 1 1. Điều tra cơ bản Kết quả 2 2. Cấu trúc và hướng dẫn QLRCĐ cho 4 thôn được xây dựng. Cấu trúc và hướng dẫn QLRCĐ phải tham khảo những hướng dẫn hiện có tại Việt Nam. Mục tiêu 2 Thực hiện qui hoạch và giao đất tại 4 thôn Kết quả 3 Hoàn thành qui hoạch và giao đất tại 4 thôn và được phê duyệt quyền sử dụng đất Mục tiêu 3 Xây dựng các kế hoạch CFM tại 4 thôn Kết quả 4 Các kế hoạch CFM bao gồm các mô hình nông lâm kết hợp được thiết lập và chấp nhận Mục tiêu 4 Thực hiện các kế hoạch CFM tại 4 thôn Kết quả 5 Các kế hoạch CFM được thực hiện tại 4 thôn Mục tiêu 5 Nhân rộng các mô hình CFM Kết quả 6 Nhân rộng mô hình và phương pháp CFM sang ít nhất 10 thôn khác trong tỉnh Kết quả 7 Kết quả 6 là một hội thảo cộng đồng Kết quả 7 là một hội thảo vùng 9
- Mục tiêu 6 Nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng nhằm thực hiện CFM hiệu quả và bền vững Kết quả 8 8. Mỗi mục từ 6.1đến 6.10 tạo ra những kết quả tương ứng bao gồm cả về số lượng và Kết quả 9 chất lượng người được đào tạo 9. Điều tra cơ bản lần 2 nhằm đánh giá những thay đổi về thái độ, hoạt động và tác động của dự án. 5. Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm chính Tiến độ thực hiện dự án chi tiết được thể hiện trong khung lôgíc báo cáo tiến độ kèm theo. Dưới đây chỉ thảo luận những điểm chính. Tiến độ dự án theo các hoạt động mô tả trong khung lôgíc của mục tiêu 1, 2 và một phần mục tiêu 3. Những hoạt động sau đây đã được hoàn thành, phần lớn là theo kế hoạch về thời gian mặc dù có một chút chậm chễ do vấn đề dịch thuật rất nhiều báo cáo tốn quá nhiều thời gian. Mục tiêu 1 1. Hội thảo các bên liên quan triển khai dự án, thực hiện tháng 3/2007 tại Bắc Kạn 2. Thành lập ban điều hành dự án - thực hiện 3/2007 tại Bắc Kạn 3. Thành lập các nhóm sử dụng rừng – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.5) 4. Thành lập Ban QLRCĐ – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.5) 5. Thành lập mạng lưới CFM tại các thôn – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.5) 6. Điều tra KTXH tại 6 thôn – hoàn thành, gửi báo cáo bản lần 1, lần 2 đã chỉnh sửa. (Xem dưới đây và đồng thời xem báo cáo mốc kế hoạch 3) 7. Xây dựng hướng dẫn CFM – hoàn thành, bổ sung ý kiến nhận xét của Peter Stevens, và đang chờ cơ quan chức năng phê duyệt (xem dưới đây). Mục tiêu 2 1. Thành lập các tổ/ nhóm thực hiện tại từng thôn – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.5) 2. Tập huấn cho các cán bộ chính quyền và các nhóm về qui hoạch sử dụng đất và giao đất – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.3) 3. Điều tra rừng để phục vụ công tác qui hoạch – đã hoàn thành và báo cáo (xem phần dưới đây) 4. Giao đất – diện tích rừng cộng đồng đã được xác định và khoanh vẽ trên bản đồ cùng với người dân Kế hoạch sử dụng đất đã được người dân quyết định. Đang làm thủ tục giao đất (xem phần dưới đây). 5. Làm thủ tục để phê duyệt quyền sử dụng đất (dự kiến hoàn thành cuối tháng 10) – đang tiến hành. 6. Giao đất cho cộng đồng (dự kiến hoàn thành cuối tháng 10) – đang làm thủ tục. Mục tiêu 3 1. Tập huấn cho cán bộ địa phương về CFM – hoàn thành và báo cáo (xem phần 5.3) 10
- 2. Xây dựng các kế hoạch CFM có sự tham gia (dự kiến hoàn thành cuối tháng 8) – đang trong quá trình thảo luận với người dân. Điều tra cơ bản ban đầu Nội dung chi tiết sẽ được thảo luận kỹ trong báo cáo mốc kế hoạch 3, kết quả 1. Quá trình này bắt đầu từ tháng 3, với 3 hoạt động liên quan: (i) chuẩn bị bộ câu hỏi; (ii) chuẩn bị điều khoản giao việc cho nhóm điều tra; (iii) tập huấn và phỏng vấn thử trước khi điều tra tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho 8 thành viên nhóm điều tra của trường và Chi cục Kiểm lâm. Hoạt động điều tra trên hiện trường được thực hiện vào đầu tháng 4, cùng với những khảo sát bổ sung sau đó để kiểm tra một số thông tin. Số lượng số liệu khổng lồ được xử lý bằng phần mềm thống kê và viết báo cáo sơ bộ vào tháng 4. Bản báo cáo lần 2 đã có chỉnh sửa được thực hiện vào tháng 7. Trong quá trình điều tra khảo sát đã áp dụng nhiều phương pháp điều tra xã hội khác nhau và có tỉ lệ người trả lời phỏng vấn cao. Số liệu được thu thập từ 06 thôn trong đó có hai thôn đối chứng. 44 người tương đương với khoảng 35% người tham gia trả lời là phụ nữ. Tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều tham gia. Báo cáo điều tra cung cấp các số liệu định tính và định lượng rất hữu ích về các khía cạnh của đời sống, và cũng khẳng định tỉ lệ nghèo và rất nghèo cao của người dân mặc dù họ đều có đất đai. Hầu như không có hộ gia đình "giàu". Điều tra cũng thu thập được nhiều thông tin về về sản xuất cây trồng và chăn nuôi, những khó khăn trong sản xuất, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, và các giải pháp để cải thiện sản xuất cây trồng và vật nuôi. Về diện tích rừng đã giao cho các hộ thì có khoảng 800 ha trong 06 thôn với diện tích trung bình cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và rất nghèo lần lượt là 4.4 ha, 2.4 ha, 1.8 ha, và 2.3 ha. Nhiều yêu cầu được người dân đề nghị nhằm giả quyết những khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: "cho vay vốn", trồng thêm rừng", "bảo vệ rừng tốt hơn". Ranh giới và mốc giới không rõ ràng là một vấn đề trong quản lý bảo vệ rừng. Hầu hết người dân được phỏng vấn đề nói rằng họ biết về các qui định của chính phủ và thôn trong quản lý bảo vệ rừng, và họ cũng nói rằng họ chưa từng vi phạm các qui định về quản lý bảo vệ rừng. Căn cứ vào kết quả thảo luận của người dân và những mong muốn của họ đối với việc giao phần lớn diện tích rừng cộng đồng thành rừng phòng hộ thì thấy rằng người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng phòng hộ đối với việc duy trì bảo vệ nguồn nước và hệ thống thủy lợi. Người dân sẽ được hỗ trợ để xây dựng và thực hiện các qui định về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng. Vấn đề thứ nhất của điều tra cơ bản này là có nhiều người dân không thể đưa ra giải pháp cho các vần đề họ đặt ra. Điều này có thể được giải thích một phần là do áp lực phải đưa ra câu trả lời ngay lập tức trong thời gian ngắn của bộ câu hỏi phỏng vấn - có nhiều vấn đề quan trọng và các giải pháp không thể thu được dưới áp lực những sẽ được giải quyết được thông qua thảo luận. Thứ hai là một số câu trả lời "không" có nghĩa là "tôi không quan tâm". Sự hiểu nhầm này đã được sửa lại trong báo cáo lần hai này (Phụ lục 2). Tuy nhiên, cụm từ " tôi không quan tâm" cần được hiểu một cách cẩn thận, người dân thường quan tâm đển những vấn đề hàng ngày hơn là những vấn đề lâu dài và họ cần nhiều thời gian để suy nghĩ về những vấn đề và giải pháp lâu dài. 11
- Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng cuối cùng sẽ được trình bày trong báo cáo mốc kế hoạch 4 vào tháng 10 năm 2007 cùng với các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Bản hướng dẫn bằng Tiếng Anh được đính kèm trong phụ lục 1. Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng hiện tại được dựa trên hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng của chính phủ, trong đó đã có bổ sung sau khi đã thảo thảo luận với Chi cục Kiểm lâm, cán bộ xã và người dân. Đây là bản hướng dẫn khá đầy đủ và sẽ là cơ sở để quản lý tốt rừng cộng đồng. Hi vọng rằng hướng dẫn sẽ được bổ sung vì kinh nghiệm cho thấy rằng một số điều khoản không bao trùm hết các tình huống thực tế. Điểm yếu nhất của bản hướng dẫn hiện tại là cần phải có những phương pháp đơn giản để đánh giá thị trường, giá trị kinh tế của các lâm sản từ rừng cộng đồng. Bản hướng dẫn Tiếng Việt sẽ được gửi cho cộng đồng và cán bộ xã để phê duyệt, sau đó sẽ gửi cho tỉnh phê duyệt. Điều tra rừng Báo cáo điều tra rừng được trình bày trong phụ lục 2. Điều tra rừng được thực hiện từ 8-15 tháng 8, kể từ đó đã điều tra bổ sung thêm 3 ô. Điểm chính của điều tra rừng (và khảo sát thực tế) đó là có hai loại rừng chính, khá giống nhau về thành phần loài và chức năng sinh thái là IIa và IIb. Loại IIb còn giá trị về gỗ cao hơn IIa và thường ở những vị trí khó tiếp cận, độ dốc lớn. Hầu hết loài cây ở rừng IIa, IIb không có giá trị cao về gỗ. Loại IIa thường ở vị trí có độ dốc nhỏ, đất tốt do vậy rất thích hợp cho trồng rừng hoặc làm nông lâm kết hợp như đã thiết kế trong báo cáo qui hoạch sử dụng đất. Bảng 2 cho thấy những câu trả lời thú vị khi thảo luận với 38 người dân. Khoảng 50% số người nói rằng họ không khai thác gì từ rừng, chỉ 5% có khai thác gỗ. Khoảng 60% khai thác Xoan (Melia azedarach) nhưng cây được cho là quí nhất (43% người) là Sao (Toona sinensis). Khoảng 65% người nói rằng họ biết ranh giới của rừng cộng đồng. Động vật phổ biến trong rừng là Gà rừng và Sóc nhưng loài “có giá trị nhất” là Nai và Cầy hương. Khoảng 60% số người cho rằng rừng cộng đồng hiện nay “nghèo hơn” trước đây. Khoảng 75% người bày tỏ ủng hộ việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Những khó khăn trong việc quản lý rừng cộng đồng là “ranh giới không rõ ràng” (22%), khai thác trái phép (27%), tranh chấp (30%), đầu tư kém (11%) và bảo vệ kém (35%). Tổng diện tích rừng cộng đồng hiện tại là 564 ha phân bố ở 39 lô, trong đó nhiều lô rất nhỏ và phân tán nên rất khó quản lý. Qua thảo luận với người dân gần đây đã giới hạn số lô rừng xuống còn 9 lô có diện tích đáng kể, bỏ bớt những lô quá nhỏ. Tất nhiên các lô này sẽ được giao và trở thành rừng cộng đồng, được khai thác sử dụng theo mục đích được người dân nhất trí dựa trên Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng. Vẫn sẽ có một số thay đổi nhưng diện tích rừng cộng đồng mới là: Nà Mực khoảng 108 ha với 2 lô, Khuổi liềng 86 ha với 2 lô, Tơ Đóc 58 ha với 2 lô và Bản Sảng là 188 ha với 3 lô. Như vậy tổng diện tích rừng cho mục đích quản lý rừng cộng đồng sẽ là khoảng 440 ha với 9 khoảnh. 12
- Báo cáo sẽ được chỉnh sửa để bổ sung: (i) tên khoa học của các loài cây; (ii) chi tiết hơn về phương pháp sử dụng trong điều tra, đặc biệt liên quan đến vị trí ô tiêu chuẩn để đảm bảo tính đại diện; (iii) thêm đề xuất trong quản lý (làm giầu rừng, khoanh nuôi bảo vệ, chuyển đổi sang trồng rừng,..) cho từng loại rừng. Việc rà soát báo cáo này là rất quan trọng để đảm bảo rằng những kết luận chính được sử dụng trong khi thực hiện quản lý rừng cộng đồng. Qui hoạch và giao đất 4 báo cáo qui hoạch sử dụng đất cho 4 thôn Nà Mực, Khuổi Liềng, bản Sảng và Tơ Đóc đã được hoàn thành, xem trong Phụ lục 3. 8 bản đồ thôn tỉ lệ 1:15,000 đã được hoàn thành - một bản đồ rừng cộng đồng và một bản đồ qui hoạch sử dụng đất cho mỗi thôn là Nà Mực, Khuổi Liềng, Bản Sảng và Tơ Đóc. Các bản đồ đã thể hiện các quyết định về vị trí và kế hoạch sử dụng đất của từng lô rừng. Một bản đồ qui hoạch sử dụng đất được đính kèm trong phụ lục 4, minh họa cho các bản đồ. Giải pháp được lựa chọn nhiều nhất là khoanh nuôi bảo vệ, các giải pháp khác bao gồm (không theo trình tự): • ‘Trồng Mỡ’ (Manglietia); • ‘Nông lâm kết hợp’ (agroforestry); • ‘Trồng keo’ (plantation of Acacia); • ‘Bãi chăn thả’ (grazing area); • ‘trồng dặm hoặc làm giàu rừng’ (enrichment planting); • ‘Trồng Xoan’ (Melia azedarach); • ‘Trám ghép’ (grafted Canarium). Hiện tại có hai thách thức lớn là: (i) chuẩn bị cây giống (sau khi tập huấn) và đảm bảo rằng một số diện tích đất đã giao được trồng theo nhu cầu của người dân; và (ii) tìm ra giải pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng. 5.2 LợI ích cho ngườI dân Đến nay, trong bối cảnh dự án mới chỉ bắt đầu, một số lợi ích hữu hình cho người dân đã rõ ràng. Tuy nhiên, những lợI ích vô hình to lớn đã xuất hiện dưới dạng những cam kết và hứng thú của đa số người dân. Điều này rất quan trọng và rất hứa hẹn cho sự phát triển các phương pháp thiết thực trong quản lý rừng cộng đồng. 5.3 Nâng cao năng lực Tập huấn cho các cán bộ và tổ công tác về LUPLA Báo cáo khóa tập huấn về "qui hoạch sử dụng đất có sự tham gia" được trình bày trong phụ lục 5. Tập huấn được thực hiện tại 4 thôn, mỗi khóa tập huấn 2 ngày từ ngày 13 đến 20/5/2007. Tập huấn viên là giảng viên của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Mục tiêu là nhằm đảm bảo rằng tất cả những học viên tham gia có thể sử dụng những công cụ qui hoạch đất và rừng cộng đồng và biết cách nhận dạng và đọc bản đồ, các phương án sử dụng đất. Chương trình được trình bày trong báo cáo. Học viên bao gồm trưởng thôn, 6 nông dân chủ chốt, các cán bộ địa chính xã, cán bộ lâm nghiệp. Tổng số có 26 người tham gia tập huấn, 6 người trong khóa tập huấn ở 13
- thôn Tơ Đóc, 6 người trong khóa tập huấn ở thôn Nà Mực, 6 người trong khóa tập huấn ở thôn Bản Sảng và 8 người trong khóa tập huấn ở thôn Khuổi Liềng. Tập huấn cho cán bộ khuyến nông và cán bộ xã về CFM Báo cáo về khóa tập huấn cho cán bộ khuyến nông và lãnh đạo xã được trình bày trong phụ lục 6. 2 khóa tập huấn đã được tổ chức, mỗi xã một khóa vào tháng 6/2007. Cán bộ tập huấn là giảng viên của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và cán bộ Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn. Mục tiêu là nhằm đảm bảo rằng các học viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lý rừng cộng đồng, qui hoạch, xây dựng qui chế và thiết lập quĩ phát triển rừng cộng đồng. Chương trình được trình bày trong báo cáo. Học viên bao gồm chủ tịch hai xã dự án, các cán bộ khuyến nông, chủ tịch hội nông dân, thành viên ban quản lý rừng cộng đồng và đại diện hội phụ nữ. Tổng số 25 học viên tham gia tập huấn, 13 người đến từ xã Văn Minh và 12 người từ Lạng San. 5.4 Quảng bá Đến nay thì có rất ít người bên ngoài biết về dự án tuy nhiên có thể thấy rằng người dân trong vùng dự án rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Trong các khóa tập huấn thì người dân tham gia rất đầy đủ và hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động đã thực hiện. Các chuyến khảo sát trong tháng 7 và thảo luận với các cán bộ dự án đã khẳng định rằng việc quảng bá dự án đã khuyến khích người dân: (i) tham gia nhiệt tình vào họp thôn để thành lập nhóm sử dụng rừng và các tổ chức khác; (ii) tham gia nhiệt tình vào điều tra rừng, qui hoạch sử dụng đất và giao đất; (iii) tham gia các khóa tập huấn; (iv) hưởng ứng việc thiết lập vườn ươm và sản xuất cây giống lâm nghiệp. Hoạt động vườn ươm được dự báo là được nhiều người hưởng ứng bởi vì đây là hoạt động rất thiết thực với người dân trong vùng trong bối cảnh cây giống phải vận chuyển từ xa tới nên chất lượng không cao. Các cán bộ khuyến nông được kỳ vọng sẽ lan truyền thông tin về dự án và các hoạt động liên quan đến các thôn xóm trong xã vì họ thường đi thăm các thôn xóm 2-3 tuần/lần. Theo yêu cầu của dự án CARD thì trong tháng 6/2007 đã viết 01 bài tin tức bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt để đăng trên bản tin dự án. 5.5 Quản lý dự án Danh sách cán bộ tham gia dự án phía Việt Nam Bảng dưới đây liệt kê các cán bộ tham gia dự án, vị trí và trách nhiệm của họ, và thời gian dự kiến tham gia dự án. TÊN CHỨC VỤ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI GIAN DỰ ÁN CARD THAM GIA DỰ ÁN Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn Triệu Văn Lực Chi cục trưởng Giám đốc dự án phía Việt 30% Nam. Quản lý chung Nguyễn Tiến Phó Giám đốc Khu Điều phối viên hiện trường. 30% Dũng bảo tồn Kim Hỷ Điều phối và theo dõi các hoạt động trên hiện trường Hoàng Anh Tuấn Cán bộ kỹ thuật Khu Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 20% bảo tồn Kim Hỷ 14
- Đoàn Việt Hưng Cán bộ kiểm lâm Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 10% Đinh Tiến Toàn Cán bộ của Chi cục Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 20% Kiểm lâm Bắc Kạn Hà Đức Tiến Phó Giám đốc Trung Hỗ trợ kỹ thuật về nông lâm 20% tâm Khuyến nông tỉnh nghiệp BK Nông Thế Qui Cán bộ phòng Nông Hỗ trợ kỹ thuật về nông lâm 10% nghiệp nghiệp Hoàng Văn Cừ Trưởng phòng kỹ thuật Tập huấn viên về QLBVR 10% Chi cục Kiểm lâm BK Nguyễn Mỹ Hải Cán bộ Trung tâm Tấp huấn viên về khuyến 10% Khuyến nông nông Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên GS. Đặng Kim Hiệu trưởng Tư vấn dự án Vui Trần Văn Điền Trưởng phòng QLKH Điều phối viên dự án 30% và QHQT Hồ Ngọc Sơn Chuyên viên phòng Hỗ trợ kỹ thuật 40% QLKH và QHQT TS. Lê Sỹ Trung Trưởng khoa Lâm Tập huấn viên, giảng viên 30% Nghiệp TS. Nguyễn Thế Phó trưởng phòng Chuyên gia về giám sát đánh 10% Hùng QLKH và QHQT giá, điều tra cơ bản Trương Thành Giảng viên về GIS Cán bộ về bản đồ 10% Nam Trần Thu Hà Giảng viên Tư vấn kỹ thuật 20% Mai Quang Giảng viên Hỗ trợ kỹ thuật về quản lý 10% Trường rừng Lương Thị Anh Giảng viên Kỹ thuật vườn ươn, trồng 10% rừng Chương trình của Hội thảo triển khai dự án Nội dung chính chương trình hội thảo tổ chức ngày 30/3/2007 là: • Đăng kí đại biểu • Khai mạc, ông Lực • Tóm tắt dự án, ông Điền • Phân tích các bên liên quan, ông Điền • Thảo luận nhóm về vai trò các bên liên quan (3 nhóm) • Tổ chức dự án, phương pháp hoạt động, Lực, Điền • Thảo luận chung về tổ chức dự án, phương pháp hoạt động • Đánh giá rủi ro của dự án, Dr Peter Stevens • Thảo luận nhóm về đánh giá rủi ro của dự án • Vấn đề tài chính, ông Điền • Tóm tắt hội thảo • Bế mạc, Mr Lực, Điền và Mr Khongsak Pinyopusarerk Các đơn vị của dự án Văn kiện dự án mô tả một số bộ phận cần được thành lập trong 6 tháng đầu. Các bộ phận này bao gồm: 1. Ban điều phối dự án (PCC) 15
- 2. Nhóm sử dụng rừng (FUGs) 3. Ban lâm nghiệp cộng đồng (CFB) 4. Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng tại các thôn 5. Tổ quản lý (nhóm chuyên trách cấp thôn) 4 trong số các đơn vị này đã được thành lập, quá trình tham vấn trong quá trình thiết lập các đơn vị/nhóm được trình bày trong hai báo cáo. • Báo cáo về “thành lập mạng lưới quản lý và sử dụng rừng” được trìnhbày trong phụ lục 7. • Báo cáo về “thành lập nhóm quản lý và sử dụng rừng” được trình bày trong phụ lục 8. Theo mức độ “quan trọng” thì cơ quan hay bộ phận quan trọng nhất là PCC, tiếp theo là CFB, FUG và Mạng lưới. Nhóm chuyên trách (hành động) là không chính thức, được thành lập tùy theo thời điểm để hoàn thành những công việc nhất định trong thời gian ngắn ví dụ như xây dựng vườn ươm. Thành viên của các cơ quan như sau: Ban điều phối dự án Ban điều phối dự án đã được thiết lập trong hội thảo triển khai dự án ngày 30/3/2007. Các thành viên bao gồm: • Triệu Văn Lực, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Bắc Kạn, và là đồng giám đốc dự án; • Trần Văn Điền, Trưởng phòng QLKH và QHQT trường ĐHNL Thái Nguyên và là điều phối viên dự án; • Mr Khongsak Pinyopusarerk, cán bộ của Ensis, và là đồng giám đốc dự án; • Mr Lục Văn Dung, chủ tịch xã Văn Minh; • Mr Hoàng Đức Tâm, Chủ tịch xã Lạng San; • Mr Lương Văn Hòng, Hạt trưởng hạt kiểm lâm Na Rì Các nhóm quản lý và sử dụng rừng Các nhóm sử dụng rừng (FUGs) được thành lập tại từng thôn dự án trong các buổi họp thôn từ 11-15/5/2007. Chi tiết được trình bày trong phụ lục 8. Thành viên của các nhóm là các hộ gia đình trong thôn, cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm. Bước đầu tiên trong các hội thảo là xác định nhu cầu của người dân sau đó các nhóm được thành lập. Các nhóm cũng đã thảo luận về các qui định trong họp nhóm như là thời gian, trách nhiệm của các thành viên, việc xây dựng và sử dụng quỹ, kế hoạch hoạt động của nhóm. Các cán bộ quản lý nhóm và thành viên của nhóm như sau: • Thôn Bản Sảng. Một nhóm bao gồm 64 thành viên (100%). Trưởng nhóm là Hoàng Văn Vị (trưởng thôn), phó nhóm là Đàm Văn Sơn (bí thư chi bộ), quản lý tài chính là Hoàng Văn Hương. • Thôn Khuổi Liềng. Một nhóm bao gồm 35 thành viên (100%). Trưởng nhóm là Đàm Quang Dũng(trưởng thôn), phó nhóm là Nguyễn Văn Trỗ (bí thư chi bộ), quản lý tài chính là Đàm Chí Cường. • Thôn Tơ Đóc. Một nhóm bao gồm 23 thành viên (100%). Trưởng nhóm là Lục Văn Hoài, phó nhóm là Trần Văn Chung, quản lý tài chính là Trần Văn Nam. 16
- • Thôn Nà Mực. Một nhóm bao gồm 24 thành viên (92%). Trưởng nhóm là Lục Văn Hoài, phó nhóm là Lục Văn Cao, quản lý tài chính là Lục Văn Luyện. Ban Lâm nghiệp cộng đồng Ban Lâm nghiệp cộng đồng (CFB) bao gồm 3 người đứng đầu (người lãnh đạo) của 4 thôn. CFB sẽ điều phối các hoạt động CFM giữa các thôn, xác định những vấn đề chung, chia sẻ kinh nghiệm và so sánh các bài học thu được. Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng dược thiết lập trong hội thảo ngày 27 tháng 5 năm 2007 với sự tham gia của các thành viên 4 thôn dự án. Chi tiết xem trong phụ lục 7. Họ đã xác định thành viên của mạng lưới, bầu chọn nhóm trưởng, xác định mục tiêu, các hoạt động, lợi ích và trách nhiệm của các thành viên, qui chế hoạt động và vấn đề kinh phí cho các hoạt động. Mục tiêu chiến lược là tạo ra sự liên kết giữa các tổ chức, nhóm bên trong và bên ngoài dự án nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. Thành viên của mạng lưới bao gồm: • Thôn Khuổi Liềng: Đàm Văn Tiến, Nguyễn Văn Trỗ và Đàm Chí Cường • Thôn Bản Sảng: Hoàng Văn Vị, Đàm Văn Sen và Hoàng Văn Hương • Thôn Nà Mực: Lục Văn Hoài, Lục Văn Cao và Lục Văn Luyện • Thôn Tơ Đóc: Hoàng Văn Dĩnh, Trần Văn Chung và Trần Văn Nam Trưởng mạng lưới là Lục Văn Luyện (thôn Nà Mực), phó là Trần Văn Nam (thôn Tơ Đóc) và hai kế toán là Hoàng Văn Vị và Đàm Văn Tiến. Nhóm hành động Đến giai đoạn này vẫn thành lập nhóm hành động nào. Những nhóm này sẽ được thành lập tùy vào tình hình thực tế để giải quyết những công việc trước mắt chẳng hạn như thiết lập vườn ươm, sau khi kết thúc công việc thì nhóm sẽ giải thể. Phân tích rủi ro Trong Hội thảo triển khai dự án, các thành viên đã thảo luận về những rủi ro của dự án do TS. Peter Stevens đề xuất. Đã có một số chỉnh sửa bổ sung về mức độ tác động, khả năng xảy ra rủi ro. Đối với những mức độ tác động từ 10 trở lên, đã đề xuất những hành động nhằm giảm thiểu tác động, thời gian thực hiện. Phần phân tích rủi ro được trình bày trong phụ lục 3 trong báo cáo mốc kế hoạch 3 (kết quả 1). – Báo cáo điều tra cơ bản. 6. Các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Mối quan hệ giữa rừng và sinh kế của người dân vừa trực tiếp vì rừng cung cấp các lâm sản gỗ và ngoài gỗ và vừa gián tiếp vì rừng góp phần duy trì bảo vệ nguồn nước phục vụ canh tác và sinh hoạt. Người dân nhận thức rất rõ mối quan hệ này, điều rất thú vị đó là tất cả người dân ở 4 thôn dự án đều mong muốn dành quĩ đất cộng đồng để khoanh nuôi bảo vệ rừng cộng đồng làm rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường. Quyết định này được người dân đưa ra vì họ nhận ra rằng chất lượng, số lượng và 17
- nguồn nước sinh hoạt và canh tác phụ thuộc vào chất lượng của rừng phòng hộ đầu nguồn. Thách thức hiện nay đó là làm sao để đảm bảo rằng các phương pháp hiệu quả và thiết thực trong quản lý rừng cộng đồng được áp dụng sao cho vừa đảm bảo việc bảo vệ rừng bền vững mà vẫn cho phép khai thác sử dụng rừng ở mức độ hợp lý không gây suy thoái rừng. Cho đến nay, khi mà rừng (sẽ sớm được giao) cộng đồng "không thuộc ai quản lý" - thực tế là do xã quản lý - thì ngườI dân không mấy quan tâm đến việc ai khai thác rừng cộng đồng. Có thể họ cảm thấy không có trách nhiệm hoặc quyền hạn để ngăn chặn mặc dù rừng đang bị suy thoái. “Những người bên ngoài” từ các thôn khác hoặc thậm chí từ thị trấn gần đó cũng thỉnh thoảng vào rừng của thôn để khai thác lâm sản mà không bị phát hiện hay ngăn chặn. Trong tương lai gần khi mà rừng đã chính thức được giao cho người dân thì rất cần thiết phải cải thiện tình trạng hiện tại thông qua việc áp dụng những phương pháp kiểm soát bảo vệ rừng do người dân đề xuất, thực hiện. Người dân thường nuôi những vật nuôi nhỏ (gà, vịt, lợn, chó mèo) quanh nhà và trâu thì thả trên đất thôn hoặc đất hoang ven đường. Bò được đưa lên rừng thả dông.Ví dụ ở thôn Nà Mực, 60-70 con bò được đưa lên diện tích rừng được coi là cộng đồng để thả dông trong khoảng 1 tuần hoặc hơn. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu hoạt động chăn thả tự do này co làm ảnh hưởng đến chức năng và vai trò sinh thái của rừng hay không. Tất cả các thôn cũng đều nuôi bò bằng thức ăn trồng được như là ngô, một số thôn đã bắt đầu trồng cỏ như là cỏ Vetiver để chăn nuôi, loại này có thể cắt và mang về nhà để nuôi bò. Nếu hoạt động này có thể làm giảm áp lực phần nào đến rừng (cả rừng đã giao và rừng cộng đồng) thì cần được khuyến khích phát triển hơn nữa. 6.2 Các vấn đề giới và xã hội Báo cáo điều tra cơ bản (xem báo cáo mốc kế hoạch 3) và đồng thời phụ lục 7 và 8 cho thấy rằng có sự tham gia đáng kể của phụ nữ trong những giai đoạn đầu của qui hoạch quản lý rừng cộng đồng. Trong các cuộc họp thì 100% phụ nữ và nam giới tham gia. Tuy nhiên, cho dù tất cả phụ nữ đã tham dự cũng không có nghĩa là tất cả (hay thậm chí là hầu hết) họ đóng góp ý kiến và ý tưởng trong bối cảnh thái độ lấn át của nam giới. Do vậy điều quan trọng là các cán bộ dự án phải khuyến khích việc đóng góp ý kiến của phụ nữ và hành động dựa vào vào những ý kiến đó. Về phương diện này thì điều rất hữu ích là cán bộ khuyến nông của xã Văn Minh là chị Hoàng Thị Thu. Chị ấy là người địa phương, được người dân địa phương quí mến và tôn trọng, và có thể giao tiếp bằng tiếng địa phương. Chị Thu chịu trách nhiệm về các hoạt động khuyến nông, còn về lâm nghiệp thì có sự hỗ trợ của một cán bộ lâm nghiệp xã. Chị Thu thường đi thăm 11 thôn (và một nhóm, do quá nhỏ nên không thành lập 1 thôn được) ít nhất 3 tuần một lần, thông thường thì nhiều hơn. Chị ấy là vị trí thích hợp để có thể tìm hiểu và hiểu được những quan điểm và những vấn đề của phụ nữ, và do đó sẽ có thể làm cái gì đó thiết thực với phụ nữ. 18
- 7. Thực hiện và vấn đề bền vững 7.1 Các vấn đề và trở ngại Một số vấn đề và trở ngại đã xuất hiện tuy nhiên không có vấn đề nào nghiêm trọng. Giao tiếp, liên lạc Trong thời gian qua việc quản lý dự án gặp khá nhiều khó khăn do có sự tham gia của chuyên gia từ Canberra, Thái Nguyên và Bắc Kạn, do đó trong thời gian tới cần có sự liên lạc thường xuyên và tốt hơn nữa. Cần thường xuyên (ít nhất là hàng tuần) cần có liên lạc và trao đổi bằng cả điện thoại và cá nhân giữa trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (ông Điền) và Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn (ông Lực), điều này dường như khả thi và hiệu quả. Ba chuyên gia Úc ở Canberra sẽ cố gắng bố trí nhiều chuyến thăm làm việc hơn nữa trong khuôn khổ ngân sách hạn chế của dự án. Có những cách liên lạc thường xuyên và hiệu quả giữa và trong các cơ quan ở Trường Đại học, Tỉnh, Huyện, và Xã. Điện thoại di động, email là những phương tiện hữu ích trong vùng dự án nơi mà đường thì xa, việc đi lại cũng khá chậm. Ngôn ngữ và dịch thuật Việc chuẩn bị báo cáo tiến độ 6 tháng này và một số báo cáo khác (xem phụ lục) đã cho thấy sự chậm và khó khăn trong việc dịch thuật các báo cáo dự án -kể cả nói và viết- từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại. Chỉ có một số ít người thông thạo cả hai tiếng và họ cũng bận với dự án và những việc khác do đó họ không thể dành nhiều thời gian để dịch thuật. Do đó cần phải có một cơ chế để giải quyết việc dịch thuật tốt hơn. Đóng góp của dân địa phương về các giải pháp cho các vấn đề của họ Bản báo cáo điều tra cơ bản lần đầu đã cho thấy những câu trả lời của người dân đối với những câu hỏi về giải pháp cho những vấn đề trong trồng trọt và chăn nuôi, và trong quản lý rừng cộng đồng. Một điều đáng quan tâm là rất nhiều người nói "không có câu trả lời" liên quan đến những giải pháp cho những vấn đề của họ. Điều này là không thỏa đáng và lí do cho những câu trả lời như thế cần phải được làm rõ để tìm ra những câu trả lời tốt hơn. Bởi vì theo như trong bản báo cáo điều tra cơ bản lần đầu thì tỉ lệ câu trả lời cho thấy người dân không hiểu rõ lắm về những giải pháp tốt hơn cho các vấn đề của họ nhờ việc quản lý rừng cộng đồng hoặc những hoạt động khác. Sau khi thảo luận với trưởng nhóm điều tra thì thấy rằng vấn đề này đã bị hiểu nhầm. Hầu hết những câu trả lời theo kiểu "không có câu trả lời" thực chất là "không biết" tức là họ không có câu trả lời cho vấn đề đó vào thời điểm đó. Các con sô và giảI thích đã được chỉnh sửa trong bản báo cáo lần 2 (xem trong báo cáo riêng). Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề và trở ngại quan trọng. Nguyên tắc của quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia đó là phải dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về các vấn đề của người dân và sau đó là các giải pháp (thường có sự tư vấn của những người bên ngoài) đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề đó. Đó chính là vấn đề của việc "giúp người dân để họ giúp chính họ". “Những người bên ngoài” có thể xác định sai các vấn đề của người dân do vậy có thể áp đặt những giả pháp không phù hợp từ đó có thể phá hủy cơ sở quan trọng của lâm nghiệp cộng đồng. Do đó, điều rất quan trọng là các cán bộ dự án (thường được coi là "người bên ngoài") phải tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích ngườI dân xác định các vấn đề ưu tiên và các giải pháp cho các vấn đề đó để 19
- đảm bảo chúng vừa thiết thực và hợp lý. Nếu không làm được điều này thì sẽ dẫn đến việc mất lòng tin của của các đối tác, gây ra sự thiếu hợp tác trong một bộ phận người dân. Chăn thả tự do và tác động đến môi trường Vấn đề chăn thả và những tác động môi trường đã được thảo luận trong phần 6.1 ở trên. Mức độ quản lý dự án Trong văn kiện dự án đề cập đến 5 "cấp" quản lý dự án: (i) Ban điều phối; (ii) Ban lâm nghiệp cộng đồng; (iii) Nhóm quản lý và sử dụng rừng; (iv) Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng; (v) "Nhóm hành động". Trong khi những tổ chức này đã chính thức được thiết lập, thực tế trong thời gian 6-12 tháng tới đây sẽ cho thấy những tổ chức đó có cần thiết và thiết thực hay không. Có thể tư cách thành viên của Nhóm quản lý và sử dụng rừng, Ban lâm nghiệp cộng đồng và Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng khá là chồng chéo, trùng lặp. Vai trò và trách nhiệm của Nhóm hành động hiện nay chưa rõ ràng. 7.2 Các lựa chọn Việc giao tiếp, liên lạc Một số giải pháp để cải thiện việc giao tiếp, liên lạc đã được thảo luận ở trên. Ngôn ngữ và dịch thuật Trong khi hai cán bộ của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có thể đảm nhiệm một số khối lượng dịch thuật Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại thì vẫn sẽ cần có hỗ trợ dịch thuật khi có những báo cáo dài cần phải dịch. Như đã đề cập ở trên, một số giáo viên Tiếng Anh của trường Đại học Nông Lâm có thể đảm nhiệm việc dịch một số báo cáo từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt nhưng vẫn cần chỉnh sửa một số thuật ngữ hoặc từ kĩ thuật. Đóng góp của dân địa phương về các giải pháp cho các vấn đề của họ Chủ đề này đã được thảo luận ở trên. Điều cần lưu ý và rất quan trọng là các cán bộ dự án (thường gọi là "người bên ngoài") cần tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích người dân xác định những vấn đề ưu tiên của họ và cùng tìm các giải pháp cho các vấn đề đó để đảm bảo vừa thiết thực và hiệu quả. Nếu không làm được điều này thì sẽ gây mất lòng tin của các bên tham gia và sẽ dẫn đến sự thiếu hợp tác của một bộ phận người dân. Các cấp quản lý dự án Trong 6 tháng tiếp theo, việc quản lý dự án nên xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm và tư cách thành viên của 5 "cấp" quản lý hiện tại. Một số tổ chức có thể không cần thiết hoặc nên kết hợp lại. Trong bất kỳ tình huống nào thì việc tạo ra những hệ thống hiệu quả thiết thực, với số lượng tổ chức ít nhất có thể sẽ giảm thiểu được sự chồng chéo không cần thiết. 7.3 Sự bền vững Vẫn còn quá sứm để đánh giá tính bền vững của dự án ở giai đoạn này những có nhiều sự lạc quan khi mà người dân rất nhiệt tình hưởng ứng việc dành đất rừng cộng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nhận dạng biển số xe
58 p | 371 | 91
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 1
22 p | 210 | 79
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng
5 p | 368 | 69
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 3
22 p | 172 | 48
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 10
22 p | 154 | 42
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 2
22 p | 145 | 40
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 4
22 p | 122 | 38
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 5
22 p | 155 | 37
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 9
22 p | 163 | 37
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 8
22 p | 168 | 36
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 7
22 p | 139 | 35
-
Báo cáo – Nghiên cứu quản lý nhân lực hành chính nhà nước part 6
22 p | 131 | 35
-
Báo cáo: Nghiên cứu về chế biến lúa gạo cho xuất khẩu ở đồng bằng Sông Cửu Long
13 p | 232 | 30
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ CÔNG CỤ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
12 p | 142 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
84 p | 138 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " QUẢN LÝ CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG NUÔI CÁ EO NGÁCH BẰNG MÔ HÌNH ECOPATH"
8 p | 161 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI TÔM VEN BIỂN CỦA TỈNH SÓC TRĂNG"
9 p | 100 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn