Báo cáo: "Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt”
lượt xem 107
download
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Song bên cạnh những cơ hội lớn cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: "Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt”
- Báo cáo thực tập giáo trình Báo cáo: "Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 1 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................3 1: Lý do chọn đề tài ........................................................................................................3 2: Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4 3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5 4: Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................5 CHƯƠNG I:....................................................................................................................6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................................6 1.2.Tình hình nguồn nhân lực của công ty................................................................. 10 1.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn. .......................................................................... 12 CHƯƠNG II: ............................................................................................................... 16 2.1: Thực trạng hoạt động tài chính tại công ty. ........................................................ 16 2.2 Các nhân tố ảnh h ưởng đến hoạt động tài chính tại công ty TNHH TM & QC Rồng Việt ..................................................................................................................... 27 CHƯƠNG III : ............................................................................................................. 31 3.1 Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới: ............................................. 31 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty: ................. 31 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 33 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 2 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình LỜI MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tài Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việc liên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển như vậy là những thử thách không nhỏ. Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh nghiệp trước một sân chơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất đi sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các tập đoàn kinh tế lớn... Vì thế mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất. Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hay xấu? Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm s ự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là công việc cần thiết, nó giúp cho các doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xác định một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Cũng nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, biện pháp hữu ích, chính xác để ổn định, tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt nói riêng, những thông tin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và ngược lại tình hình tài chính lại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán và việc phân tích tình hình tài chính qua Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 3 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình các báo cáo kế toán. Trên cơ sở phân tích thực tế đó để đánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, xác định được những yếu kém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng như dự báo và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù gặp nhiều khó khăn nhưng c ông ty vẫn mở rộng đ ược quy mô và xây dựng được vị thế trên thị trường đầy biến động. Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có thể tiếp tục phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì lãnh đạo công ty cần phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Muốn đưa ra được các quyết định đúng đắn thì cần phải có c ơ sở khoa học, đó chính kết quả của quá trình phân tích kinh tế tài chính doanh nghiệp. Kết quả đó cho phép các nhà quản lý thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: "Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt”. 2: Mục đích nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt - Giải pháp nâng cao, ho àn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt. - Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt. - Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này. - Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính của công ty được nâng lên cao hơn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 4 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình 3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt . Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty. Về nội dung: phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính: (1). Bảng cân đối kế toán (2). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thời gian nghiên c ứu: Nghiên cứu hoạt động tài chính tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt từ năm 2008-2010 . 4: Phương pháp nghiên cứu Điều tra thống kê: là thống kê các số liệu trong phòng kế toán. Phương pháp so sánh: để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và đơn vị tính. Phương pháp tỷ số: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Dựa vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng. 5: Kết cấu báo cáo gồm 3 chương: Chương I. Tổng quan về Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt. Chương II. Thực trạng hoạt động tài chính tại Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt. Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệ u quả hoạt động tài chính tại công ty TNHH QC & TM Rồng Việt. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 5 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QC & TM RỒNG VIỆT 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt - Tên giao dịch quốc tế: - Trụ sở chính: 41 Hà Huy Tập - thành phố Vinh, Nghệ An - Số điện thoại: 0383598598 - Fax: . 0383598598 Công ty T NHH QC&TM Rồng Việt được thành lập tháng 01 năm 2000 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2900561675 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp ngày 10/01/2000 , với tên gọi Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt do ông Vũ Ho àng Tú làm giấm đốc. Với ngành nghề chính là thi công lắp đặt các bảng, biển quảng cáo theo yêu cầu. Năm 2006: Nhận thấy nền kinh tế Nghệ An đang có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực xây dựng, kèm theo đó là sự bùng nổ về nhu cầu thiết kế nội thất, c ông ty đã đăng ký hoat động thêm ngành nghề thiết kế nội thất và tư vấn thiết kế. Năm 2008: Công ty tái cơ cấu tổ chức, bà Nguyễn Thị Thu Hương nắm quyền giám đốc công ty, và xây d ựng mở rộng nhà kho và trụ sở chính. Năm 2009: . Sau hai năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất và tư vấn thiết kế, Công ty đã có những thay đổi hợp lý như đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nhân viên, tuyển các nhân viên kinh nghiệm. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 6 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình Đây cũng là một năm mà Công ty đã gặp những khó khăn rất lớn về tài chính và nhân sự do việc mở rộng thêm quy mô kinh doanh từ cuối năm 2008. Tuy nhiên, càng khó khăn thì ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty lại càng quyết tâm, đồng lòng vượt qua thử thách. Công ty dần củng cố lại công việc điều hành từ cấp cao nhất đến việc tập trung đào tạo nhân viên, giữ và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng cũ, đồng thời giới thiệu sản phẩm đến nhiều khách hàng mới Năm 2010 và 2011: Công ty đã và đang gặt hái được những thành công mà toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã nỗ lực để có được. Trong quý I năm 2011 đã có rất nhiều hợp đồng có giá trị lớn được ký kết, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc. 1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh - Chức năng nhiệm vụ của công ty Cung cấp Dịch vụ quảng cáo thương mại. Buôn bán vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động quảng cáo . - Thiết kế, lắp đặt các phương tiện quảng cáo - Thiết kế nội thất va` tư vấn thiết kế 1..1.2Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Giám đốc Phòng thiết kế Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 7 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình 1.1.3 Cơ cấu bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hoá Kế toán thanh toán và công nợ Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán hàng Kế toán tổng Kế toán thanh hoá hợp toán và công nợ Thủ quỹ Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy đ ịnh, sắp xếp bộ máy của công ty, tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các b iện pháp tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. – Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo quyết toán của văn phòng Công ty và toàn Công ty; phụ trách công tác nghiệp vụ kế toán từ phòng kế toán đến các chi nhánh trực thuộc; Phụ trách công tác thống kê và tổng hợp kiểm kê; Kiểm tra báo cáo quyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình số liệu quyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình số liệu quyết toán với các ngành quản lý chức năng và các đợt thanh tra kiểm tra; phụ trách công tác vận tải, trợ c ước; giải quyết các công việc khác của phòng kế toán khi kế toán trưởng uỷ quyền. – Kế toán hàng hoá : Kế toán mua vào bán ra và lưu chuyển hàng hoá của văn phòng công ty và quyết toán toàn công ty; Theo dõi và tổng hợp thanh toán quyết toán trợ cước, trợ giá với ngành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 8 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình tài chính và kho bạc Nhà nước; Tính lãi tiền hàng trả chậm với các chi nhánh vật tư nông nghiệp, lập biên bản đối chiếu hàng quý theo quy chế quản lý của công ty; Theo dõi và quản lý quyết toán thuế; Lập báo cáo thống kê và giao d ịch công tác với cục thống kê; Tham gia công tác kiểm soát viên theo ch ức danh đã được đại hội đồng cổ đông bầu và điều lệ Công ty quy định. – Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi, vay ngân hàng và theo dõi hạch toán các tài khoản tìên mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng; Theo dõi và quản lý, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ theo quy chế; Lập bảng thanh toán và quyết toán lương, thưởng, bảo hiểm x ã hội; Tính lãi tiền vay đối với các chi nhánh chuyên doanh. – Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ thu chi theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của công ty; Cập nhật chứng từ vào sổ quỹ rút số dư hàng ngày. Hệ thống sổ kế toán bao gồm một số loại như sau: – Các sổ tổng hợp – Nhật ký chứng từ – Bảng kê – Sổ chi tiết – Sổ cái Hệ thống chứng từ kế toán cũng được xây dựng phù hợp với công tác hạch toán tại công ty, bao gồm một số loại sau: – Thẻ kho – Phiếu nhập (xuất) kho – Hoá đơn thuế GTGT – Phiếu thu, phiếu chi – Các giấy xin tạm ứng – Bảng phân bổ – Bảng kê bán hàng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 9 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình 1.2.Tình hình nguồn nhân lực của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong đó đối tượng lao động là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó trực tiếp hoặc thông qua công nghệ, dây chuyền sản xuất tác động lên các yếu tố đầu vào khác để tạo nên sản phẩm,… Nếu biết sử dụng và khai thác lao động hợp lý sẽ nâng cao năng suất lao động từ đó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty hiện nay có 50 lao động, trong đó hầu hết ở độ tuổi trung bình-trẻ và có trình độ tốt. Tỷ lệ lao động có hợp đồng dài hạn 80% là hợp lý với đặc thù kinh doanh của công ty Bảng1.1: Tình hình lao động của công ty ĐVT: Người Năm So sánh Năm 2008 Năm 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % 51 100 53 100 50 100 2 3 .8 -3 -5.7 Tổng số lao động 1 . Phân theo công việc - Cán bộ quản lí 4 7 .8 5 9 .4 5 10 1 1 .6 0 0 .6 - Cán bộ,nhân viên gián tiếp 15 29.4 20 37.7 23 46 5 8 .3 3 8 .3 - Công nhân trực tiếp sản xuất 32 62.8 28 52.9 22 44 -4 -9.9 -6 -8.9 2 . Phân loại theo trình độ - Trình độ trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Trình độ đại học 4 7 .8 9 16.9 13 26 5 9 .1 4 9 .1 - Cao đẳng, trung cấp 15 29.4 16 30.2 15 30 1 0 .8 -1 -0.2 - Công nhân kĩ thuật 32 62.8 28 52.9 22 44 -4 -9.9 -6 -8.9 3 . Phân theo thời hạn lao động - HĐ không xác định thời hạn 29 56.8 35 66 40 80 6 9 .2 5 14 - hợp đồng cố định 1-3 năm 22 43.2 18 34 10 20 -4 -9.2 -8 -6 - hợp đồng dưới 1 năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - không phải kí hợp đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 10 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình Nguồn: Phòng kế toán Phân theo công việc: - Trong năm 2008: cá bộ quản lí có 4 người chiếm 7,8% tổng lao động của công ty. Cán bộ nhân viên gián tiếp: có 15 người, chiếm 29,4%. Công nhân trực tiếp sản xuất: có 32 công nhân, chiếm 62,8% - Trong năm 2009: cán bộ quản lí: 5 người, chiếm 9,4%, cán bộ nhân viên gián tiếp: có 20 người, chiếm 37,7%, công nhân trực tiếp sản xuất: có 28 công nhân, chiếm 52,9% - Trong năm 2010: cán bộ quản lí:có 5 người chiếm 10%, cán bộ nhân viên gián tiếp có 23 người chiếm 46%,công nhân trực tiếp sản xuất: có 22 công nhân chiếm 44% - Ta thấy đối với mỗi công việc đều có sự tăng giảm số lượng cán bộ công nhân viên Cụ thể, năm 2009, cán bộ quản lí tăng 1 người tương ứng 1,6%,năm 2010 vẫn giư nguyên 5 người. Cán bộ nhân viên gián tiếp năm 2009 tăng 5 người tương ứng với 8,3%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 3 công nhân, tương ứng 8,3%. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất năm 2009 giảm 4 công nhân tương ứng 9,9%. còn năm 2010 giảm 6 công nhân so với năm 2009 tương ứng 8,9%. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng khi phân công theo tính chất công việc thì lao động hoạt động trong công việc quản lí là ít nhất, chiếm 7,8% đến 10% tổng số công nhân của công ty. Cán bộ nhân viên gián tiếp cũng chiếm một số lượng tương đối lớn ( 29,4%- 46%). Công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 44%- 62,8%. Vì công ty chủ yếu nhân viên thiết kế và tư vấn, công nhân thi công lắp đặt bảng,biển quảng cáo, vì vậy cán bộ quản lí ít hơn nhân viên gián tiếp ít biến động hơn so với công nhân trực tiếp sản xuất Phân theo trình độ: - Năm 2008: Trình độ đại học là 4 lao động, chiếm 7,8% . Cao đẳng, trung cấp có 15 lao động, chiếm 29,4% .Công nhân trực tiếp sản xuất có 32 lao động chiếm 62,8%. - Năm 2009: Trình độ đại học 9 người chiếm 16,9%. Trình độ cao đẳng, trung cấp có 16 người chiếm 3 0,2%. Công nhân trực tiếp sản xuất có 28 người,chiếm 52,9%. - Năm 2010: Trình độ đại học 13 người chiếm 26%. Trình độ cao đẳng, trung cấp có 15 người, chiếm 30%. Công nhân trực tiếp sản xuất có 22 người chiếm 44%. Phân theo thời hạn lao động: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 11 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình Trong công ty, phân theo thời hạn có 4 tiêu chí: - Số lượng kí hợp đồng không xác định thời hạn: năm 2008 có 29 lao động, chiếm 56,8%, năm 2009 là 35 lao động chiếm 66%. còn năm 2010 là 40 lao đ ộng chiếm 80% . - Ta thấy năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6 lao động, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5 lao động. - Số lượng kí hợp đồng cố định 1-3 năm: năm 2008 có 22 lao động chiếm 43,2%. Năm 2009 là 18 lao động, chiếm 34%, còn năm 2010 là 10 lao động chiếm 20%. Qua đây ta thấy năm 2010 số lượng kí hợp đồng cao đẳng 1-3 năm giảm 8 lao động so với 2009,năm 2009 giảm 4 lao động so với năm 2008. - Số lượng kí hợp đồng dưới 1 năm và không phải kí hợp đồng có 0 lao động. Qua số liệu trên, trong công ty công nhân kí hợp đồng không xác định thời hạn chiếm ưu thế. Vì lao động của công ty đến từ nhiều nơi và có nhiều độ tuổi khác nhau, do đó họ không thể xác định được cho mình thời hạn làm việc tại công ty nên số lượng kí hợp đồng không xác định thời hạn là cao nhất. Còn nh ững lao động khác chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất, giám đốc và các trưởng phòng thường có thời hạn làm việc dài, do đó cần phải kí kết hợp đồng. 1.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn. Bảng1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của ctyTNHH QC & TM Rồng Việt từ 2008 - 2010 ĐVT: đồng Việt Nam So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A-Tài sản ngắn hạn 2,290,842,753 5,546 ,650,638 6,182 ,763,.022 3,255 ,807,885 142.1 636,112,384 11 .5 B-Tài sản dài hạn 134,947,000 218,101,122 203,395,262 83 ,154,122 61 .6 -14.70586 -6.7 A-Nợ phải trả 1,711 ,420,173 4.989.141.028 5.465.986.714 3.277.720.855 91 .5 476,572,686 9.6 B-Vốn chủ sở hữu 714,369,580 775,610,732 920,171,570 61 ,241,152 8.6 144,560,838 18 .64 Tổng cộng 2,425 ,789,753 5,764 ,751,760 6,386 ,158,284 3,338 ,962,007 137.6 621,133,524 10 .8 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 12 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình nguồn vốn/tài sản nguồn:bảng cân đối kế toán 2009 -2010 Kết quả 3 năm 2008, 2009, 2010 doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn lần lượt là 2.425.789.753 đồng, 5.764.751.760 đồng và 6.386.158.284 đồng. 1.3.1:Tài sản ngắn hạn: Tuy tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều tăng ổn định, năm 2008 tài sản ngắn hạn là 2.290.842.753 đồng, năm 2009 th ì tài sản ngắn hạn tăng mạnh lên 5.546.650.638. đồng, mức tăng là 3.255.807.885 đồng tương ứng tăng 142.12% so với năm 2008, đến năm 2010 tài sản ngắn hạn là 6.182.763.022 đồng tăng lên 636.112.384 đồng tương ứng tăng 11,5% so với năm 2009. Nguyên nhân gây nên sự biến động này là do sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền , các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho biến đổi gây nên, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm đều có sự biến động, năm 2008 khoản mục này ở mức 83.026.990 đ, nhưng năm 2009 đã giảm xuống mức 47.264.299 đ tức giảm 35.762.691 đ tương đương giảm 56,7% so với năm 2008, đến năm 2010 khoản mục này tăng lên và đạt mức 97.482.457 đ tăng 50.218.158 đ tương ứng tăng 106,2% so với năm 2009. Nhìn chung thì dấu hiệu tăng lên của khoản mục này là tốt cho doanh nghiệp, đáp ứng tốt cho nhu cầu chi cho hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Cùng với sự biến đổi của khoản mục trên, một yếu tố nữa làm cho tài sản ngắn hạn biến động đó là các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn biến động qua các năm. Năm 2008 khoản mục này là 0 đ, năm 2009 là 442.837.962đ, năm 2010 l à 296.893.853 đ gi ả m 172.944.109 đ tương ứng giảm 60,9% so với năm 2009. Một yếu tố nữa góp phần quan trọng làm nên sự biến động của nguồn tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho. Vào năm 2008 hàng tồn kho là 2.207.815.763đ đến năm 2009 hàng tồn kho tăng mạnh lên 5.050.129.850đ tương ứng tăng 128,7% so với năm 2008 và đến Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 13 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình năm 2010 hàng tồn kho tiếp tục tăng và tăng lên 5.750.858.333đ tương ứng tăng 13,9% so với năm 2009. Nh ìn chung qua ba năm thì , đều này có thể là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp.. Tóm lại các yếu tố nêu trên đã gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn. Sự tăng lên của hàng tồn kho là yếu tố chính làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên dáng kể,mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn có giảm song không đáng kể. 1.3.2:Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Song với bản thân doanh nghiệp thì tài sản dài hạn lại không chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2008 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 134.947.000đ đến năm 2009 tài sản dài hạn tăng lên mức 218.101.122đ tức tăng 83.154.122đ tương ứng tăng 61,6% so với năm 2008, và năm 2010 tài sản giảm nhẹ xuống còn 203.395.262đ giảm 14.705.860đ tương ứng giảm 6,7% so với năm 2009 . Nhưng nhìn chung qua ba năm th ì tài sản dài hạn vẫn tăng. Nguyên nhân làm cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng lên là do các yếu tố sau tác động: tài sản cố định, tài sản dài hạn khác. Khoản mục góp phần quan trọng tạo nên sự tăng lên của tài sản dài hạn đó là khoản mục tài sản dài hạn khác,tài sản cố định có tăng nhưng mức tăng nhẹ không đáng kể. Tài sản dài hạn khác năm 2008 là ođ nhưng vào năm 2009 là 62.306.617đ nhưng lại giảm vào năm 2010 xuống còn 46.126.743đ. Tài sản cố định năm 2008 là 134.947.000, đến năm 2009 TSCĐ của doanh nghiệp là 155.794.505đ tức tăng 20.847 .505 đ so với năm 2008 và đến năm 2010 tài sản cố định là 157.268.519đ tăng1.474.014đ so với năm 2009. Tài sản của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho nên cần phải được quản lý và theo dõi thường xuyên và chính xác từng biến động của nó, để doanh nghiệp đưa ra những chính sách sử dụng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình 1.3.3 : Nguồn vốn. Căn cứ vào bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty 3 năm ta thấy nguồn vốn tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2009 tổng nguồn vốn là 5.764.751.760 đồng tăng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 14 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình 3.338.962.007 đồng tương ứng 137,6% so với năm 2008, đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 6.386.158.284 đồng tăng 621.133.524 đồng tương ứng 10,8% so với năm 2009. Điều này cho thấy đây là một dấu hiệu tích cực của doanh nghiệp, tuy nhiên để thấy việc gia tăng này tốt hay không chúng ta phải lần lượt đi sâu vào phân tích s ự biến động của từng nhân tố tác động đến sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Qua bảng chúng ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu (nó chiếm >70% tổng nguồn vốn)và nó liên tục tăng qua các năm, Năm 2008 nợ phải trả là1.711.420.173 đồng, đến năm 2009 thì nợ phải trả tăng lên 4.989.141.028 đồng mức tăng là 3.277.720.855 đồng tương ứng 91,5%. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và trong đó có nhiều khoản mục ảnh h ưởng lớn đến sự tăng giảm của nợ ngắn hạn dẫn đến biến động của nợ phải trả như vay và nợ ngắn hạn năm 2008 chỉ là 800.000.000 đồng và năm 2009 thì vay ngắn hạn là 4.530.000.000đ, mức tăng là 3.370.000.000 đồng. Năm 2010 vay ngắn hạn là 5.339.883.177 đồng, mức tăng là 809.883.177 đồng . Phải trả người bán năm 2008 là 651.078.868 đồng,năm 2009 là 445.959.572 đồng giảm 205.119.296 đồng tương ứng 68,5% so với 2008, đến năm 2010 khoản tiền này đã giảm xuống 118.526.971 đồng tương ứng giảm 26,6% so với năm 2009. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước năm 2008 là 55.506.686đồng, năm 2009 là 13.181.456 đồng, giảm 42.325.230 đồng so với 2008, đến năm 2010 khoản tiền n ày tiếp tục giảm còn 7.576.566 đồng tương ứng giảm 5.604.890 đồng so với 2009 sự giảm xuống về khoản tiền phải nộp cho nhà nước sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền thu vào của doanh nghiệp nên đây là một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng vùa phải trong tổng nguồn vốn nh ưng nó vẫn có tác động đến sự biến động của tổng nguồn vốn.Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu là 714.369.580, năm 2009 là 775.610.732 đồng tăng 61.241.152 đồng so với năm 2008,sang năm 2010 khoản tiền này là 920.171.570 đồng tăng 144.560.838 đồng so với 2009.Điều này cho chúng ta thấy công ty đang làm ăn hiệu quả và có nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm,sự biến động tích cực này do ảnh hưởng Vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và các quỹ khác. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 15 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QC & TM RỒNG VIỆT 2.1: Thực trạng hoạt động tài chính tại công ty. Cũng nh ư hầu hết các công ty hiện nay, việc phân tích tài chính tại TNHH QC&TM Rồng Việt không được chú trọng. Việc phân tích tài chính được thực hiện bởi phòng kế toán và ch ỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu cơ bản. Số liệu cũng chỉ được sử dụng trong các buổi họp giao b an. Thường thì khi cần, công ty phân tích trực tiếp trên các bảng báo cáo. 2 .1.1 :Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QC & TM Rồng Việt qua 3 năm 2008 – 2010. Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt với quá trình hình thành và phát triển gần 11 năm là tiền đề lớn khiến công ty có thị trường ổn định trên toàn tỉnh. Những năm trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động ổn định và ở mức trung bình. . Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta có một số phân tích sau. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 16 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình Bảng2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QC & TM Rồng Việt qua 3 năm 2008-2009-2010 ĐVT: đồng Việt Nam So sánh 2009/2008 So sánh 2010 st Chỉ tiêu 2008 2009 2010 t +/- % +/- Doanh thu bán hàng 1 và cung cấp dịch vụ 6,119 ,105,765 5 ,564,108 ,108 10,110,771,935 -554,997 ,657 -9.6 10,110,771,9 Các khoản giảm trừ 2 doanh thu 3 Giá vốn hàng bán 5,548 ,122,761 4 ,954,656 ,268 9,097 ,230,162 -593,466 ,493 -10.7 4 ,142,573 ,89 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 4 cấp dịch vụ 570 ,983,004 609,451 ,840 1,013 ,541,773 38,468,836 6 .7 404,089,933 Doanh thu hoạt động 5 tài chính 437 ,518 963,076 876 ,542 525 ,558 120.1 -86 ,534 6 Chi phí tài chính 93,600,000 44,660,171 595 ,225 -48,939,829 52.2 -44 ,064,964 - Trong đó: chi phí lãi vay Chi phí quản lý kinh 7 doanh 415 ,496,272 490,432 ,137 788 ,423,090 74,935,865 18,1 297,990,953 Lợi nhuận từ hoạt 8 động kinh doanh 62,324,250 75,322,608 225 ,400,000 12,998,358 20.8 150,077,392 Tổng lợi nhuận kế 9 toán trước thuế 62,324,250 75,322.608 225 ,400,000 12,998.358 20.8 150,077,392 1 Chi phí thuế thu 0 nhập doanh nghiệp 17,450,790 13,181,456 56,350,000 -4 ,269,334 -24.5 43,168,544 Lợi nhuận sau thuế 1 thu nhập doanh 1 n ghiệp 44,873,460 61,241,152 169 ,050,000 16,367,692 36.5 107,808,848 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2010 ) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 17 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động qua các năm. Năm 2008 là 6.119.105.765 đồng .Năm 2009, doanh thu giảm còn 5.564.108.108 đồng, giảm 554.997.657 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 9,6% so với năm 2008. Nh ưng đến năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có sự khởi sắc, điều này thể hiện rõ ở doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 là 10.110.771.935 đồng, tăng 4.456.663.822 đồng,tương ứng tăng 81,7% so với năm 2009. Cũng tương tự doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, gía vốn hàng bán của công ty cũng biến động mạnh mẽ qua từng thời kì. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tuy có sự biến động, nhưng trong thời kì nào doanh thu của công ty vẫn cao hơn giá vốn hàng bán. Cụ thể là vào năm 2008 giá vốn hàng bán là 5.548.122.761 đồng, chiếm tỷ lệ 90,7% so với doanh thu. Đến năm 2009, giá vốn hàng bán đã giảm còn 4.954.656.268 đồng ,tuy nhiên tỷ lệ giá vốn hàng bán vẫn nằm ở tỷ lệ cao là 89,1% so với doanh thu.. Năm 2010, giá vốn hàng bán có sự tăng cao mạnh mẽ, cụ thể là đã tăng 4.142.573.894 đồng so với năm 2009 và đạt9.097.230.162 đồng , và tỷ lệ giá vốn đạt 89,9% so với doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Từ số liệu về doanh thu và giá vốn hàng bán ta có thể biết được lợi nhuận gộp cuả công ty qua các năm, năm 2008 đạt 570.983.004 đồng tương ứng với 9,3% so với doanh thu, năm 2009 lợi nhuận gộp của công ty tăng lên mặc dù doanh thu của công ty bị giảm xuống, và lợi nhuận gộp là 609.451.840 đồng, năm 2010 lợi nhuận gộp đạt con số là 1.013.541.773 đồng tương ứng với 10,1% so với doanh thu. Qua bảng ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính góp một phần rất nhỏ vào lợi nhuận của công ty. Năm 2008 đạt được 437.518 đồng, điều này chứng tỏ công ty gần như không đầu tư vào hoạt động tài chính trên thị trường. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính là 963.076 đồng và cũng tương tự vào năm 2010 doanh thu từ hoạt động Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 18 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình tài chính cũng chỉ là 876.542 đồng. Chi phí từ hoạt động tà i chính năm 2008 và 2009 lại là một con so không nhỏ,cụ thể năm 2008 chi phí tài chính là 93.600.000 đồng, năm 2009 là 44.660.171 đồng, điều n ày nói lên chi phí phát sinh trong các hoạt động tài chính của công ty là đáng kể, và đây cũng chính là một nhược điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh. , Nhưng qua năm 2010, chi phí từ hoạt động tài chính lại giảm rất đột biến, chỉ có 595.225 đồng. Đối với chi phí quản lí doanh nghiệp, là một công ty không lớn nên không có nhiều phòng và các bộ phận làm việc khác nhau nên chi phí cho việc vận hành bộ máy này không lớn lắm. Cụ thể vào năm 2008 là 415.496.272 đồng tương ứng với tỷ lệ nhỏ so với doanh thu là 6.8%, qua năm 2009 là 490.432.137 đồng tương ứng 8,8% so với doanh thu, năm 2010 là 788.423.090 đồng tương ứng 7,8% so với doanh thu. Việc chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận trước thuế của công ty, và việc giảm thiểu chi phí quản lí kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo bộ máy vận hành tốt là một điều rất tốt cũng như rất cần thiết của những doanh nghiệp và đối với công ty TNHH TM & QC Rồng Việt không ngoại trừ,. Qua đó ta có thể thấy được lợi nhuận kế toán từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm như sau: vào năm 2008 đạt 62.324.250 đồng tương ứng tỷ lệ 1,1% so với doanh thu, vào năm 2009 đạt 75.322.608 đồng tương ứng với 1,4% so với doanh thu thuần và đến năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng mạnh và đạt 225.400.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 2,2% so với doanh thu thuần điều này kh ẳng định nỗ lực của công ty Từ các chỉ tiêu thể hiện bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta có thể tính được lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm như sau. Vào năm 2008 đạt 44.873.460 đồng, vào năm 2009 tăng lên mức 61.241.152 đồng, qua năm 2010 thì tổng lợi nhuận tăng vọt và đạt 169.050.000 đồng. Qua đây thể hiện công ty TNHH TM & QC Rồng Việt là một công ty phát triển rất mạnh mẽ, và nếu dựa vào đà phát triển như thế này chắc chắn trong tương lai công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tiến trình sản xuất kinh doanh của mình. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 19 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
- Báo cáo thực tập giáo trình 2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán. Bảng 2.2: phân tích khả năng thanh toán qua 3 năm 2008-2010 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/ - 1. Tài sản lưu động Đồng 2,290,842,753 5 ,546,650,638 6 ,182,763,022 3 ,255,807,885 2. Hàng tồn kho Đồng 2,207,815,763 5 ,050,129,850 5 ,750,858,333 2 ,842,314,087 3. Nợ ngắn hạn Đồng 1,711,420,173 4 ,989,141,028 5 ,465,986,714 3 ,277,720,855 * Hệ số thanh toán hiện hành (1/3) Lần 1.34 1 .11 1.13 -0.23 Hệ số thanh toán nhanh(1-2)/3 Lần 0.05 0 .10 0.08 0.05 2.1.2.1 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán hiện hành cho biết tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và tài sản ngặn hạn hiện có ở doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trên thực tế hệ số khả năng thanh toán hiện hành nằm trong khoản từ 1 đến 2 là đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn. Từ kết quả của bảng phân tích khả năng thanh toán thấy được: năm 2008 là 1.34 lần, năm 2009 là 1.11 lần giảm 0,23 lần so với năm 2008 và năm 2010 là 1.13 lần tăng 0.02 lần so với năm 2009. Điều này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp khá tốt. Doanh nghiệp không nên duy trì chỉ số này quá cao vì khi chỉ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tài sản lưu động lớn, điều Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hồng 20 Giáo viên hư ớng dẫn: Thái Thị Thu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica)
33 p | 6581 | 1074
-
Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty Vinamilk
16 p | 3827 | 462
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1552 | 359
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
91 p | 392 | 111
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín phòng giao dịch Đầm Sen
53 p | 300 | 71
-
Thuyết trình báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũ Thư - Thái Bình
18 p | 193 | 52
-
Báo cáo: Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường
23 p | 266 | 47
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng
58 p | 231 | 44
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) – Chi Nhánh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020
56 p | 89 | 29
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
93 p | 155 | 26
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2015
20 p | 146 | 23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trường Ý
69 p | 51 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Bình Dương
50 p | 31 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Bình Dương
149 p | 33 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng sản phẩm tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Quỳnh Phát
72 p | 35 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Cửu Long
140 p | 22 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp: Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Đại Lợi
83 p | 21 | 7
-
Thực tập tốt nghiệp: Lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại dược phẩm Vĩnh Long
78 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn