Báo cáo: Thị trường lao động tại các nước châu á và thực trạng phát triển đưa người lao động sang nước ngoài hiện nay - 3
lượt xem 18
download
Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo giáo dục định hướng, nâng dần tỷ trọng lao động xuấtkhẩu có chât lượng cao rong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và pháp luật của nước mà người lao động sống và làm việc....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Thị trường lao động tại các nước châu á và thực trạng phát triển đưa người lao động sang nước ngoài hiện nay - 3
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo giáo dục định hướng, nâng dần tỷ trọng lao động xuấtkhẩu có chât lượng cao rong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và pháp luật của nước mà người lao động sống và làm việc. - Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị tr ường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục, tập quán, văn hoá, hoà nhập thị trường lao động quốc tế. 2. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia: 2.1. Giải pháp vĩ mô: Nước ta có tiềm năng lớn về lao động và chuyên gia, thị trường lao động trên thế giới mà ta tiếp cận còn rộng mở, vì thế công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới cần chú trọng những vấn đề sau: 2.1.1. Phát triển thị trường a. Trong các năm tới, tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định, mở rộng các thị tr ường trọng điểm, bao gồm: Thị trường Malaysia: - Chuẩn bị đủ nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục triển khai mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương để tuyển chọn lao động. Chú trọng công tác đào tạo
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngoại ngữ và giáo dục định hướng theo đúng yêu cầu đặt ra trong thoả thuận đã được ký kết với Malaysia. Tiếp tục triển khai chặt chẽ việc đưa lao động sang Malaysia: + Căn cứ nhu cầu thị trường, xem xét để mở rộng số lượng doanh nghiệp đưa lao động sang Malaysia trên cơ sở chọn lọc các doanh nghiệp hoạt động chính sách kinh nghiệm, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, gắn với việc xử lý những doanh nghiệp vi phạm các quy định trong việc đưa lao động sang Malaysia. + Theo dõi tình hình thị trường và tình hình lao động để hướng dẫn các doanh nghiệp chỉ hợp tác với các đối tác có khả năng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, và đưa lao động sang các ngành có điều kiện đảm bảo kể cả một số nghề trong ngành nông nghiệp và dịch vụ. + Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo đảm phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh với người lao động. Tăng cường cán bộ cho Ban quản lý lao động và chuyên gia tại Malaysia, giải quyết thủ tục pháp lý để doanh nghiệp cử cán bộ sang quản lý lao động. Thị trường Đài Loan: - Thị trường Đài Loan vẫn còn khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam. Các giải pháp cần thực hiện gồm: + Thúc đẩy gia hạn Thoả thuận hợp tác lao động với Đài Loan; + Tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh để giảm thiểu tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng, bao gồm cả việc xử lý người lao động bỏ hợp đồng và các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hợp đồng cao; phối hợp với các cơ quan có liên quan của Đài Loan để đưa nhanh số lao động bỏ trốn hiện còn ở Đài Loan về nước; + Hợp tác với các công ty nội và các công ty môi giới lao động Đài Loan hạn chế đến mức thấp nhất phí môi giới; + Tăng tỷ lệ cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động và tỷ lệ lao động làm việc trong các công xưởng, nhà máy. Thị trường Hàn Quốc: - Hàn Quốc đã thông qua Luật cấp phép cho lao động nước ngoài và bắt đầu thực hiện nhận lao động từ tháng 8 năm 2004 song song với hệ thống nhận tu nghiệp sinh hiện nay. Để tăng cường thị phần lao động tại Hàn Quốc, phải đưa được lao động đi theo cả hai hệ thống này. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm: + Thúc đẩy đàm phán để tiến tới ký kết với Hàn Quốc Thoả thuận về nhận lao động Việt Nam theo hệ thống cấp phép lao động; + Hỗ trợ các giải pháp mạnh của Hàn Quốc, đưa tu nghiệp sinh bất hợp pháp về nước, để tu nghiệp sinh mới sang và tạo cơ sở để Hàn Quốc nhận lao động Việt Nam theo chính sách mới; + Vận động để phía Bạn tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh ngành xây dựng, đóng tàu và nông nghiệp. Thị trường Nhật Bản: - Để mở rộng thị phần, cần có biện pháp giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng, cụ thể l à: + Tiếp tục rà soát và kiểm tra, chỉ cho phép các doanh nghiệp có uy tín đ ưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản; trước mắt chú trọng về chất lượng hơn mở rộng về số lượng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tập trung xử lý các trường hợp tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP và Quyết định số 68/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 5 năm 2001 về biện pháp xử lý đối với tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, thông tin rộng r ãi để giáo dục các tu nghiệp sinh khác; + Tập trung tuyển chọn tu nghiệp sinh đi Nhật Bản trong các nh à máy, doanh nghiệp, học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề và bộ đội xuất ngũ, hạn chế tuyển lao động tự doanh nghiệp; + Tiếp tục tác động với phía Bạn để có biện pháp phối hợp với ta trong việc giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn. Thị trường Lào: - Lào là một thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam với ngành nghề đa dạng, bao gồm cả chuyên gia và lao động. Các giải pháp để tiếp tục hợp tác lao động có hiệu quả với Lào bao gồm: + Tiếp tục đàm phán để ký kết Hiệp định mới về hợp tác chuyên gia với Lào; + Đẩy mạnh đưa lao động xây dựng sang thực hiện các công trình nhận thầu, các công trình do nhiệm vụ và các nước khác đầu tư tại Lào; + Tăng cường hợp tác lao động qua địa phương và doanh nghiệp với Lào. Thị trường Libya, Trung Đông và Châu Phi: - Trung Đông nhận rất nhiều lao động nước ngoài. Libya là thị trường truyền thống của lao động Việt Nam, một số nước khác ở vùng Vịnh cũng đã bắt đầu nhận lao động ta, đặc biệt là công cuộc tái thiết Iraq tới đây sẽ có nhu cầu lao động lớn. Châu Phi có nhu cầu về chuyên gia nông nghiệp, y tế và giáo dục. Để mở rộng thị trường này cần:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tiếp tục ổn định và mở rộng cung ứng lao động cho các Công ty nước ngoài nhận thầu công trình tại Lybia; + Tìm hiểu thông tin để tiếp xúc và xây dựng quan hệ hợp tác với các tập đoàn kinh tế quốc tế trúng thầu dự án tại Iraq để cung ứng lao động tái thiết Iraq; + Tiếp tục quan hệ với tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) và mở rộng quan hệ với các nước phát triển tìm nguồn tài trợ cho việc hợp tác đưa chuyên gia nông nghiệp sang các nước Châu Phi; + Tăng cường tìm hiểu thông tin, tiếp xúc với các đối tác để đưa liên doanh sang tái thiết Iraq. Thị trường lao động trên biển: - Nhu cầu thuỷ thủ vận tải và nhu cầu thuyền viên đánh cá vẫn rất cao, vượt khả năng cung ứng của ta. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đưa lao động trên biển là tăng cường công tác tạo nguồn đáp ứng nhu cầu của thị trường: + Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo sĩ quan, thuyền viên về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của chủ tàu nước ngoài, nhất là nhu cầu về sĩ quan đi biển. Thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác đào tạo thuyền viên với nước ngoài; + Các doanh nghiệp có chính sách hợp lý để khuyến khích và thu hút các sĩ quan và thuyền viên hàng hải gắn bó lâu dài với sự nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia khẩu lao động trên biển;
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tạo nguồn thuyền viên tàu cá từ ngư dân ven biển, chỉ tuyển dụng những lao động có nguyện vọng gắn bó thực sự với nghề biển: nâng cao chất l ượng đào tạo – giáo dục định hướng. b. Mở thêm một số thị trường mới: từng bước tiếp cận thị trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc thị trường Châu Phi, Trung Đông, Liên Bang Nga, Đông Âu, EU và Bắc Mỹ. 2.1.2. Tiếp tục hoàn thịên cơ chế chính sách - Sớm thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động; - Ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động; Thông tư Liên tịch về ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động; - Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ ban đầu để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao tr ên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất khẩu lao động. 2.1.3. Triển khai thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP - Rà soát để sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo Nghị định 81/2003/NĐ-CP. Chỉ cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện v à hoạt động có hiệu quả tham gia xuất khẩu lao động. - Các Bộ, ngành, địa phương chủ quản doanh nghiệp xây dựng quy hoạch các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong phạm vi quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp. - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động, giáo dục con em thực hiện đúng hợp đồng; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất l ượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của doanh nghiệp và đến hoạt động xuất khẩu lao động. 2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm - Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những địa bàn phức tạp, những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng và số lượng lao động đi nhiều. - Có cơ chế phân cấp, phối hợp giữa Thanh tra Lao động với cơ quan thanh tra các Bộ, ngành và các địa phương. - Quản lý chặt chẽ các trung tâm giới thiệu việc làm theo Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Lao động, ngăn ngừa việc lợi dụng hoạt động này để lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. - Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm theo pháp luật các tổ chức và cá nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp. 2.1.5. Nâng cao chất lượng doanh nghiệp
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Các doanh nghiệp chủ động đầu tư nâng cao năng lực và khả năng canh tranh theo các tiêu chuẩn sau: + Đảm bảo năng lực về tài chính và cơ sở vật chất. + Có trường hợp trung tâm đào tạo về xuất khẩu lao động và chuyên gia; + Có đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn, giỏi về công tác kinh tế đối ngoại; + Có khả năng cạnh tranh, có uy tín với đối tác nước ngoài và với người lao động - Các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo quy hoạch lại, nâng cấp các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện có, trong đó dồn sức tập trung xây dựng khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, có khả năng cạnh tranh cao và chính sách uy tín trên thị trường quốc tế. - Triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng thị trường; - Ban hành các quy chế đào tạo phù hợp với yêu cầu mới; - Thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ giai đoạn 2003-2005 đào tạo 150.000 lao động xuất khẩu về các kiến thức cơ bản về hội nhập, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ: + Các doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động và khả năng ký kết hợp đồng để lập kế hoạch đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Song
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com song với công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo riêng, các doanh nghiệp liên kết với các trường đào tạo nghề để tạo nguồn lao động. + Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu, và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động. Các trường đào tạo nghề được danh một phần chỉ tiêu đào tạo cho xuất khẩu lao động. 2.1.7. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài - Kiện toàn các Ban quản lý lao động Việt Nam ở Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản… - Vận động để một số nước như Malaysia, Đài Loan tháo gỡ các thủ tục để các doanh nghiệp cử cán bộ sang quản lý lao động. - Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thỏa thuận với các nước khác. - Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác n ước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. - Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngoài. 2.1.8. Công tác thông tin – tuyên truyền - Đổi mới công tác thông tin về xuất khẩu lao động đến tận ng ười dân với nhiều hình thức phù hợp. - Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động quan tâm cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động ở nước ngoài thông qua việc cung cấp sách, báo và tổ chức
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc. - Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng trung ương, địa phương để thông tin đầy đủ, kịp thời các nội dung sau: + Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành và người lao động. + Thông tin về nhu cầu, điều kiện thị tr ường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế. + Đưa tin, bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia tạo điều kiện cho công tác ổn định và pháthị trường triển thị trường lao động ngoài nước, tạo ra thế cạnh tranh của các doanh nghiệp và lao động ta trên thị trường quốc tế. Tổng kết và phổ biến các mô hình, cách làm hay, có hi ệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những vi phạm xuất khẩu lao động và chuyên gia đồng thời vẫn đảm bảo quan hệ hợp tác, đối ngoại với các nước, không làm phương hại đến phát triển thị trường. 2.1.9. Tiếp tục triển khai mô hình liên kết xuất khẩu lao động - Các địa phương tổ chức sơ kết , đánh giá việc triển khai, rút kinh nghiệm về thí điểm mô hình liên kết trong thời gian qua để đua công tác xuất khẩu lao động th ành một công viêc thường xuyên ở địa phương.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Nhân rộng mô hình ra tất cả các tỉnh, thành phố tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp và đoàn thể chính trị tại địa phương trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. - Cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá tr ình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa phương. 2.1.10. Những việc cần làm ngay: - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: + Có kế hoạch và thực hiện các giải pháp cụ thể chấn chỉnh ngay công tác quản lý xuất khẩu lao động. Xây dựng quy chế, cơ chế cho một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thí điểm tham gia xuât khẩu lao động. + Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Phối hợp với các Bộ, Ngành, Địa phương, Đoàn thể, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, tổ chức công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia chất lượng cao. + Phối kết hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch khai thông quan hệ lao động, nhằm mở rộng thị trường lao động ngoài nước và xử lý các vấn đề liên quan tới lợi ích của người lao động và quốc gia. + Phối hợp vơi Bộ Giao thông Vận tải để có đề án đào tạo và tuyển thuyền viên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tổ chức kiểm tra, thanh tra thường xuyên các hoạt động xuát khẩu lao động tại các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động, nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc quan hệ lao động. - Bộ Ngoại giao: + Thông qua các hoạt động ngoại giao, đưa vấn đề hợp tác lao động vào nội dung chương trình làm việc tại các cuộc gặp gỡ, đàm phán song phương, đa phương gi ữa các nước, đưa vào các Hiệp định, Văn kiện hợp tác Kinh tê - Văn hoá và Khoa học kỹ thuật. + Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường lao động, tham gia quản lý nhà nước về lao động tại địa bàn. + Phối kết hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát thị trường, xây dựng các Hiệp định hoặc các thoả thuận khung về hợp tác lao động với các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khảo sát, thẩm định các đối tác hợp tác. - Bộ Tài chính: + Cần ban hành chính sách tái đầu tư thuế doanh thu xuất khẩu lao động cho các doanh nghiệp. + Phối hợp cùng các Bộ , Ngành, Địa phương xây dựng quỹ phát triển thị tr ường lao động ngoài nước/ + Phối kết hợp cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định phí môi giới trong xuất khẩu lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, tuỳ theo tình hình thị trường. - Ngân hàng:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Tiếp tục triển khai và phát triển các chính sách, cơ chế tín dụng cho vay ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người nghèo, các đối tượng chính sách khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. - Bộ Công an và Bộ Tư pháp: +Tiếp tục cải cách thủ tục trong việc xác nhận hồ sơ trong thời gian quy định cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. . Xác nhận lý lịch tư pháp, phiếu làm hộ chiếu ở cấp cơ sở. . Thủ tục hồ sơ xuất cảnh của thuyền viên. . Cấp hộ chiếu với ký hiệu riêng cho lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. + Phối hợp với các Bộ, Ngành và Địa phương có liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc quan hệ dân sự. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: + Chỉ đạo tăng cường chất lượng đào tạo ngoại ngữ ngay từ cấp học phổ thông, tạo cơ sở tốt về ngoại ngữ cho nguồn nhân lực khi tham gia xuất khẩu lao động + Chủ trì phối hợp cùng các Bộ, Ngành liên quan xây dựng đề án đào tạo và đưa chuyên gia đi lao động ở nước ngoài. - Bộ Quốc phòng có đề án về việc đưa bộ đội xuất ngũ tham gia xuât khẩu lao động. - Bộ Y tế: + Chỉ đạo các bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám sức khoẻ cho người đi xuất khẩu lao động.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Thống nhất mức phí khám sức khoẻ và tổ chức khám chính xác, chặt chẽ, thuận tiện, kịp thời cho người lao động. - Các Bộ, Ngành, Đoàn thể và Địa phương có doanh nghiệp xuất khẩu lao động: + Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển. + Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trực thuộc v à tại địa bàn quản lý của mình. + Thành lập quỹ phát triển thị trường ngoài nước tại các Bộ, Ngành, Địa phương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển thị trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đấu thầu ở nước ngoài để tạo đựơc nhiều việc làm cho người lao động. + Đầu tư đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng mở rộng thị trường và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. + Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tại các Bộ, Ngành, Địa phương theo hướng rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định về xuât khẩu lao động tiếp tục được đàu tư phát triển và ngược lại. + Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động để kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hành vi, vi phạm của doanh nghiệp, nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động và trật tự an ninh xã hội. - Tăng cường pháp chế và quản lý trong xuất khẩu lao động: + Ban hành cơ chế, chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, đồng thời cũng phải xử lý nghi êm khắc, thậm chí buộc phải đưa về nước đối với các trường hợp không thực hiện tốt các cam kết hợp đồng và bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ra sống lưu vong và làm việc bất hợp pháp. + Xử lý nghiêm đối với người lao động có hành vi vi phạm pháp luật: tự phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp, coi thường kỷ luật lao động...gây hậu quả xấu với doanh nghiệp và Nhà nước. Các trường hợp tự phá vỡ hợp đồng bỏ trốn ra ngoài sống lưu vong và lao động bất hợp pháp cần thét phải có biện pháp ngăn chặn sau: . Kết hợp tổng hợp các biện pháp răn đe, tuyên truyền pháp luật đối với người lao động trước khi đi. . Phối kết hợp cùng chủ sử dụng lao động quản lý bản gốc hộ chiếu và các giấy tờ liên quan của người lao động trong thời gian lao động ở nước sở tại. . Quản lý chặt chẽ tiền lương của người lao động bằng cách không trực tiếp trả cho người lao động mà chuyển thẳng về doanh nghiệp. . Kết hợp cùng các cơ quan hữu quan truy tìm đối với những lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài sống lưu vong và lao động bất hợp pháp. Khi bắt đ ược phải đưa ngay về nước để xử lý kịp thời hoặc xử lý tại nước sở tại nếu pháp luật nước đó quy định.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Đối với những trường hợp cố ý vi phạm gây hậu quả xấu, cần phải cương quyết xử lý bằng pháp luật và biện pháp kinh tế, cấm vĩnh viễn không được phép tái xuất khẩu lao động dưới bất cứ hình thức nào... + Ban hành cơ chế chính sách bồi thường đặc biệt với lao động bị lừa đảo hoặc bị đưa về nước mà không phải lỗi do người lao động gây ra. + Đối với doanh nghiệp khi có lao độn g bị trả về nước cần tìm hiểu, điều tra làm rõ lý do người lao động bị buộc phải về n ước để có biện pháp xử lý cũng nh ư bồi thường kịp thời. 2.2. Giải pháp vi mô: Để hoạt động xuất khẩu lao động luôn đạt hiệu quả cao và bền vững thì bên cạnh những biện pháp mang tính chât vĩ mô định hướng của Nhà nước thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần chủ động phối kết hợp với các cơ quan có liên quan và phối hợp với nhâu để đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Hệ thống các biện pháp đó bao gồm: 2.2.1. Thành lập hiệp hội các nhà xuất khẩu lao động. Hiện nay ở Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp cùng tham gia vao thị trường xuất khẩu lao động với số lượng lao động đưa đi là khác nhau. Việc thành lập hiệp hội có ý nghĩa rất lớn đặc biệt là với các doanh nghiệp tư nhân. Vì số lượng các doanh nhgiệp rất lớn do đó Chính phủ không thể gặp gỡ và trao đổi được với tất cả các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần có hiệp hội riêng của mình để có thông tin cũng như tiếng nói chung đối với Chính phủ.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khi gia nhập hiệp hội các doanh nghiệp có nhiều điểm lợi: - Thứ nhất là cùng tham gia mở rộng thị trường. Ví dụ một doanh nghiệp nếu không tham gia hiệp hội, để ra nước ngoài tìm thị trường mới họ sẽ gặp rât nhiều khó khăn và tốn kém. Nhưng khi tham gi ahiệp hội thì đại diện của hiệp hội sẽ làm chức năng mở rộng thị trường và như thế doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ việc tham gia hiệp hội. - Thứ hai khi gặp khó khăn nào đó, doanh nghiệp có thể đề xuất để hiệp hội hỗ trợ. Hoặc nếu khi một doanh nghiệp có hợp đồng lao động mới, nếu hợp đồng lớn, doanh nghiệp không thể cung cấp đủ số lao động thì hiệp hội có thể điều phối, chia sẻ chỉ tiêu cho các doanh nghiệp khác. Như vậy các doanh nghiệp trong hiệp hội có thể chia sẻ với nhau. Hoặc trong đàm phán thương thuyết với những nhà cung cấp lao động ở những nước có nhiều tiềm năng, hiệp hội sẽ cử đại diện của mình tham gia. Dịch vụ tư pháp cũng được chia sẻ giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội như thay vì mỗi doanh nghiệp phải thuê một tư vấn pháp lý thì hiệp hội có thể thuê một tư vấn pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các thành viên. - Thứ ba, hiệp hội có trách nhiệm giúp các thành viên của mình hoạt động hợp pháp, bên cạnh đó còn có hệ thống giới thiệu hay giải quyết các dịch vụ miễn phí cho các thành viên. Ví dụ nếu một doanh nghiệp không tham gia hiệp hội, khi tham gia hoạt động hoặc cần hiệp hội giải quyết khó khăn nào đó họ sẽ phải trả chi phí cho hiệp hội. Nếu họ là thành viên của hiệp hội thì họ sẽ không phải mất phỉtong khi hiệp hội sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hiệp hội những doanh nghiệp xuất khẩu lao động đem lại rất nhiều lợi ích tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta vẫn chưa tích cực tham gia, tham gia chủ yếu cho có hình thức mà chưa tận dụng được những gì mà hiệp hội đem lại. 2.2.2. Tổ chức tuyển chọn người lao động cho xuất khẩu: Đây là nguồn đầu vào rất quan trọng đối với hoạt động xuát khẩu lao động và chuyên gia. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể chủ động tìm kiếm nguồn lao động thông qua các trung tâm môi giới việc làm tại các địa phương hoặc tìm từ thị trường lao động tự do. Việc tuyển chọn lao động phải dựa trên tiêu chí ghi trên hợp đồng thoả thuận của bên cung ứng và bên nhận cung ứng lao động và cũng cần phải phù hợp với quy định về chế độ ưu tiên của Nhà nước như: ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện chính sách, bộ đội xuất ngũ mà không tìm được việc làm, đối tượng kinh tế khó khăn trong diện xoá đói giảm nghèo của địa phương... Để đảm bảo về chất lượng cũng như nhân thân, đạo đức của bản thân người lao động, cũng như giảm thiểu mọi rủi ro với bên cung ứng lao động, doanh nghiệp nên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị có nguồn lao động cung cấp, phối hợp với Chính quyền cấp huyện và xã, hoặc cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất để tuyển chọn người lao động có đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gia đình chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Về quyền lợi của người lao động, khi tiến hành thông báo tuyển chọn, doanh nghiệp sẽ thông báo công khai tại trụ sở doanh nghiệp và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về số lượng lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền l ương, tiền công, các khoản chi phí phải nộp
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và thời gian làm việc ở nước ngoài...Đồng thời để giảm bớt khó khăn về vấn đề tài chính khi đi làm việc tại nước ngoài doanh nghiệp có thể tổ chức thu chi phí thành hai hoặc ba lần. Làm như vậy người lao động sẽ biết họ có quyền lợi và nghĩa vụ gì khi đi xuất khẩu lao động để có các quyết định phù hợp. Bên cạnh đó hiện nay có rất nhiều lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn bất hợp pháp, tình trạng này đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp trong tuyển chọn lao động. Do vậy để hạn chế tiêu cự này, các doanh nghiệp có thể sẽ không tuyển chọn lao động tại các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn và mang tính chất hệ thống. Có thể kể ra đây các địa ph ương như: Hà Tây, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang...Đây là các tỉnh, thành xuất khẩu được nhiều lao động trong các năm qua nhưng do tình trạng lao động từ các địa phương này bỏ trốn quá nhiều nên Chính phủ cũng ra quyết định cấm một số địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao mà vẫn chưa tìm ra biện pháp khắc phục ngưng xuất khẩu trong vòng từ 3 - 6 tháng. Điều nầy cũng gây khó khăn cho quyết định lựa chọn lao động của doanh nghiệp mà họ cần khắc phục. 2.2.3. Đào tạo - giáo dục định hướng: Công tác tổ chức đào tạo nguồn lao động và chuyên gia được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng lao động và các mối quan hệ hợp tác trước mắt và lâu dài giữa Việt Nam và thị trường lao động quốc tế. Nếu không tổ chức thực hiện tốt công tác này, người lao động sxe không có đủ khả năng, trình độ để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động và như vậy điều tất yếu xảy ra là người lao động không hoàn thành được nhiệm vụ và hợp đồng, gây thiệt hại đến lợi ích và quyền lựo giữa các bên, đặc biệt
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com là ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, lợi ích của chính doanh nghiệp mình và chiến lược xuất khẩu lao động trước mắt cũng như lâu dài của Nhà nước. Các doanh nghiệp sau khi đã tuyển chọn được lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người sử dụng lao động, tuỳ vào nhu cầu mà họ sẽ tiến hành đào tạo trong khoảng thời gian 3 tháng. Có thể nối ngay rằng điểm yếu cố hữu và lớn nhất của lao động Việt Nam đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, do vậy trước khi đi lao động ở nước ngoài, người lao động phải học tập và qua kiểm tra phải đạt được yêu cầu về ngoại ngữ do Cục quản lý lao động ngoài nước quy định, đối với các chuyên gia thì do nước tiếp nhận lao động quy định. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần đ ào tạo bổ túc kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề cho ngưòi lao động trong trường hợp cần thiết để có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải giáo dục cho người lao động có hiểu biết cơ bản về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh của Việt Nam, pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Người lao động cũng cần biết về phong tục tập quán, tôn giáo và sinh hoạt của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp, quan hệ ứng xử với người sử dụng lao động và những người lao động khác tại nơi làm việc, kỷ luật và tác phong trong lao động công nghiệp, những quy định, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động. Lao động Việt Nam khi xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu làm nghề giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh. Công việc chăm sóc ngưòi bệnh và giúp việc gia đình là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "Thị trường việc làm, thị trường lao động"
36 p | 1192 | 509
-
Đề tài " THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG "
35 p | 1095 | 439
-
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản
169 p | 474 | 151
-
Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
35 p | 287 | 85
-
LUẬN VĂN: Biến động dân số - Thị trường lao động Mối quan hệ giữa biến động dân số và thị trường lao động
29 p | 235 | 52
-
ĐỀ TÀI : NHỮNG KĨ NĂNG HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẦN THIẾT VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
4 p | 207 | 50
-
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: Đề tài: “Dự báo cung- cầu lao động trên thị trường lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2005- 2010”
66 p | 226 | 47
-
Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay
223 p | 205 | 46
-
LUẬN VĂN: Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam
42 p | 154 | 39
-
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 3 HUYỆN DỰ ÁN, TỈNH QUẢNG NAM
62 p | 146 | 39
-
Đề tài báo cáo môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp khi áp dụng SA 8000 tại Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến
35 p | 157 | 30
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
44 p | 185 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
225 p | 118 | 16
-
Luận văn đề tài: Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam
40 p | 77 | 12
-
Đề tài báo cáo môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Xuất khẩu Lao động ra nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2010
51 p | 82 | 12
-
Đề tài báo cáo môn Thị trường lao động: Xu hướng việc làm trong tương lai của sinh viên trường Đại học Lao Động Xã Hội (CS2)
33 p | 104 | 10
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam
57 p | 67 | 7
-
Báo cáo điều tra lao động Việt Nam
44 p | 48 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn