intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực hành "Xác định chất lượng nước ở các thủy vực khác nhau"

Chia sẻ: Phan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

251
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo thực hành môn học quản lý chất lượng nước, chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực hành "Xác định chất lượng nước ở các thủy vực khác nhau"

  1. Báo cáo thực hành: XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC Ở CÁC THUỶ VỰC KHÁC NHAU. Để củng cố kiến thức lý thuyết về môn học Quản lý chất lượng nước trong hệ thống NTTS và trang bị kỹ năng thực hành về xác định chất lượng nước trong hệ thống NTTS, chúng em đã có một buổi thực tập về Xác định chất lượng nước trong hồ Nàng Tiên Cá gần giảng đường A – Trường ĐHTS. Các kết quả phân tích được trong buổi thực tập như sau: I,Tìm hiểu, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hoá chất cho quá trình thu mẫu: Các dụng cụ chuẩn bị như sau: - Batomet. - Thùng đựng mẫu nước. - Chai đựng mẫu nước. - Hoá chất. - Đĩa Secchi. - Nhiệt kế. - pH kế. - Khúc xạ kế. II, Tiến hành thu mẫu: - Thời gian thu mẫu : ngày 31 tháng 5 năm 2006 - Giờ thu mẫu : 8h00 - Điểm thu mẫu : Hồ Nàng Tiên Cá gần giảng đường A – Trường ĐHTS - Điều kiện thời tiết : Trời nắng - Màu nước quan sát : Xanh lục - Giá trị độ trong đo được : 31cm - Nhiệt độ nước :28oC - Độ mặn : 0.7o/oo - pH : 6.55 III, Tiến hành thu mẫu nước về phòng thí nghiệm phân tích: 1, Xác định hàm lượng O2: Sau khi cho mẫu nước thu vào bình tiến hành cho 1ml hoá chất MnCl2 và 1ml NaOH/KI vào bình để cố định mẫu. Thực hiện cố định mẫu trong phòng thí nghiệm và thu được kết quả như sau: - Thể tích Na2S2O3 0.001N đã chuẩn độ hết là: Lần Thể tích Na2S2O3 Giá trị trung bình (ml) 1 3.5 2 3.6 3.43 3 3.2
  2. Hàm lượng O2 hoà tan trong nước được tính theo công thức: V .N .8.1000 3.43 x0.01x8 x1000 mgO2/l = = = 11.154 Vo 24.6 2, Xác định hàm lượng CO2 trong nước: Tiến hành xác định hàm lượng CO2 trong mẫu nước thu được và có kết quả như sau: - Sau khi cho 50ml mẫu vào bình nón, thêm 3 giọt phenoltalein 1% lắc đều và mẫu ở trạng thái không màu. - Thể tích NaOH đã chuẩn độ hết là: Lần Thể tích NaOH (ml) Giá trị trung bình 1 2.4 2.2 2 2.0 Hàm lượng CO2 khi phân tích được tính theo công thức: Vx0.44 x1000 2.2 x0.44 x1000 mgCO2/l = = = 19.36 50 50 Qua kết quả phân tích hàm lượng CO2 và O2 ta thấy hàm lượng của CO2 là 19.39mg/l lớn hơn hàm lượng của O2 là 11.154mg/l. Điều này được giải thích như sau: Tại thời điểm lấy mẫu là 8h00 sáng, trời nắng. Địa điểm thu mẫu là hồ Nàng Tiên Cá gần giảng đường A trường ĐHTS. Trên hồ có phủ nhiều bèo hoa dâu. Một nửa hồ được che mát bởi cây gần đó, một nửa hồ tiếp xúc với ánh nắng. Do ta thu mẫu vào buổi sáng, lúc 8h00, cường độ chiếu sáng chưa cao nên cường độ quang hợp của tảo chưa mạnh. Mặt khác, lượng CO2 do thuỷ sinh vật hô hấp, phân huỷ xác hữu cơ đêm hôm trước thải ra vẫn còn nhiều trong nước chưa được tảo hấp thụ hết. 3,Xác định độ kiềm của nước: Tiến hành thí nghiệm và lượng acid HCl tiêu tốn để chuẩn độ là: Lần Thể tích HCl (ml) Giá trị trung bình 1 1.0 0.9 2 0.8 AxNxKx1.04 0.9 x0.1x1x1.04 Độ kiềm = x1000 = x1000 V 50 = 1.872mep/l mgCaCO3/l = 1.872 x 50 = 93.6 Với số liệu này cho thấy, nước ở Hồ Nàng Tiên Cá là nước ngọt nhưng độ kiềm của nó cao (bình thường là khoảng 40mgCaCO3/l). Điều này được giải thích là do sự ăn mòn của nước lên tượng vôi ngâm trong hồ làm hoà tan các ion kim loại kiềm và kiềm thổ mà đặc biệt là Ca2+. Hàm lượng CO2 cũng đóng vai trò trong quá trình này theo phương trình: CO2 + H 2 O + CaCO3 ⇔ Ca ( HCO3 ) 2
  3. Như vậy theo phương trình này thì đá vôi của tượng Nàng Tiên Cá sẽ bị ăn mòn dần và lượng Ca2+ sẽ tăng lên trong nước. 4,Xác định độ oxi hoá của nước: Tiến hành thí nghiệm và và lượng KMnO4 tiêu tốn để chuẩn độ là: Lần Thể tích KMnO4 (ml) Giá trị trung bình 1 3.6 3.5 3.4 Độ oxi hoá của nước được biểu thị theo mg O2/ l được tính theo công thức: [ ( a + a1 ) − b] xNx8 x1000 [ (10 + 3.5) − 10] x0.01x8 x1000 mgO2 = = = 5.6 V 50 Ta thấy độ oxi hoá của nước nếu qui ra hàm lượng O2 đã tiêu tốn cho quá trình oxi hoá hợp chất hữu cơ là 5.6mg/l, cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong hồ tương đối cao. Khoảng 50.2% lượng oxi tiêu thụ cho quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ. Sự nhiễm bẩn của hồ nước là do sự phát triển lâu ngày của tảo, xác tảo chết, xác lá cây lắng xuống nhưng chưa được thay nước. Các số liệu xác định được phù hợp với các thông số đối với từng nguồn nước. Thực hiện so sánh với các số liệu các nhóm khác tiến hành ở các nguồn nước khác nhau thấy có sự chênh lệch số liệu. Điều này chứng tỏ hầu như các nhóm thực hành làm tốt các bước tiến hành thu, xử lý mẫu và đánh giá đúng tính chất của hiện tượng. --- HẾT ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0