intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH một thành viên In Trần Phú

Chia sẻ: Fvdxc Fvdxc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

115
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tập nhận thức là một trong những bước đầu rất cần thiết đối với sinh viên. Quá trình này giúp sinh viên tiếp cận và hội nhập với môi trường thực tế của doanh nghiệp, từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã được đào tạo vào thực tiễn, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH một thành viên In Trần Phú

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH một In Trần Phú Thời gian thực tập : 09/01/2013 – 11/03/2013 Người hướng dẫn : GV. Bùi Phương Uyên Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Như MSSV : 101547 Lớp : KT1011 03/2013
  2. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Công ty TNHH một thành viên In Trần Phú Thời gian thực tập : 09/01/2013 – 11/03/2013 Người hướng dẫn : GV. Bùi Phương Uyên Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Như MSSV : 101547 Lớp : KT1011 03/2013 2
  3. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Trích yếu Thực tập nhận thức là một trong những bước đầu rất cần thiết đối với sinh viên. Quá trình này giúp sinh viên tiếp cận và hội nhập với môi trường thực tế của doanh nghiệp, từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã được đào tạo vào thực tiễn, bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn thực hành. Đồng thời đây cũng là một cơ hội tốt để sinh viên làm quen với cung cách ứng xử trong doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức kỳ thực tập nhận thức cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn chân thực nhất về hoạt động của các doanh nghiệp. Với sự ủng hộ đó của nhà trường, tôi đã đăng ký thực tập tại công ty TNHH một thành viên IN Trần Phú với hi vọng sẽ được thực hành những lý thuyết đã học và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn qua quá trình học hỏi và tìm hiểu tại công ty. Được sự hỗ trợ nhiệt tình các nhân viên trong công ty, tôi bước đầu đã hình dung được mô hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu được rất nhiều kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn mà không được giảng dạy trên trường lớp, nhận ra những thiếu sót của bản thân từ đó cố gắng nâng cao vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân. 3
  4. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Hoa Sen, đặc biệt là các thầy cô bộ môn của Khoa Kinh tế thương mại đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn có giá trị và hữu ích rất nhiều trong thời gian tôi thực tập tại Công ty TNHH một thành viên in Trần Phú cũng như trang bị nền tảng cho công việc trong tương lai. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Phương Uyên – giảng viên trực tiếp hướng dẫn của tôi. Bằng việc cung cấp những kiến thức chuyên ngành, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cô đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên trong suốt quá trình thực tập. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chức quản lý, các nhân viên phòng kế toán tài chính công ty in Trần Phú, đã hướng dẫn tận tụy, cung cấp nhông tin một cách khách quan, sự hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện công việc của mình. Tôi xin bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn đối với toàn thể công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành kỳ thực tập nhận thức này. Do thời gian thực tập nhận thực có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Công ty, quý thầy cô và bạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 4
  5. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Mục Lục Trích yếu ____________________________________________________________ 3 Lời cảm ơn __________________________________________________________ 4 Mục lục _____________________________________________________________ 5 Danh mục viết tắt _____________________________________________________ 7 Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty in Trần Phú _______________________ 8 1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển ___________________________ 8 1.1.1 Giới thiệu chung ____________________________________________ 8 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ________________________________ 8 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ________________________________ 9 1.2.1 Chức năng ________________________________________________ 9 1.2.2 Nhiệm vụ _________________________________________________ 9 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty _________________________________________ 10 1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty _____________________________ 10 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban _________________________ 12 1.4 Thuận lợi, khó khăn của công ty in Trần Phú và phương hướng hoạt động 13 1.4.1 Thuận lợi ________________________________________________ 13 1.4.2 Khó khăn ________________________________________________ 14 1.4.3 Phương hướng hoạt động ____________________________________ 14 Chương II: Quá trình thực tập __________________________________________ 15 2.1 Giới thiệu về tổ chức công tác kế toán tại công ty ____________________ 15 2.1.1 Chuẩn mực kế toán _________________________________________ 15 2.1.2 Hình thức kế toán __________________________________________ 15 2.1.3 Hình thức sổ kế toán. _______________________________________ 16 2.2 Nội dung chi tiết công việc được phân công ________________________ 16 2.2.1 Công việc hành chính văn phòng ______________________________ 16 2.2.2 Tìm hiểu quy trình kế toán của công ty _________________________ 17 2.2.3 Sắp xếp chứng từ nhận từ kế toán thống kê tại phân xưởng._________ 31 Chương III: Đánh giá, nhận xét _________________________________________ 32 5
  6. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên 3.2 Những kinh nghiệm được tích lũy ________________________________ 32 3.3 Nhận xét của bản thân __________________________________________ 33 Kết luận____________________________________________________________ 34 Tài liệu tham khảo ___________________________________________________ 35 Nhận xét của công ty thực tập __________________________________________ 36 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ______________________________________ 37 6
  7. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Danh mục viết tắt - TNHH: trách nhiệm hữu hạn - TSCĐ: tài sản cố định 7
  8. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty in Trần Phú 1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Giới thiệu chung - Tên gọi: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN TRẦN PHÚ - Tên giao dịch đối ngoại: Tran Phu Printing Company - Địa chỉ: 71-75 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, QUận 1, Tp. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (083) 8291944 – 8222236 – 8225735 - Fax: (848) 8224996 Ngoài ra công ty còn có các phân xưởng sau: - Phân xưởng chế bản: 73-75 Hai Bà Trưng Q1, Tp. Hồ Chí Minh - Phân xưởng In offset tờ rơi: 33 Lê Thánh Tôn Q1, Tp. Hồ Chí Minh - Phân xưởng In offdet cuộn: 6 Thi Sách Q1, Tp. Hồ Chí Minh - Phân xưởng Thành phẩm: 6 Thi Sách Q1, Tp. Hồ Chí Minh 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Cơ sở in Trần Phú ra đời ngày 27/7/1947 tại Bưng Biền Đồng Tháp, với nhiệm vụ phục vụ công tác chính trị: in ấn truyền đơn, tài liệu cách mạng, sách báo,… mang tính tuyên truyền, giáo dục những đường lối của Đảng và nhà nước đến với nhân dân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở miền nam Việt Nam. Ngày 26/09/1975 ban Tuyên Huấn Trung Ương ra quyết định thành lập nhà máy in Trần Phú tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở hợp nhất nhà máy in Trần Phú và các nhà máy in thuộc chế độ cũ để lại như :  Nhà máy in Đông Nam Á  Nhà máy in thông tin Việt Mỹ  Sài Gòn Ấn Quán  Kim Lai Ấn Quán 8
  9. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Ngày 25/12/1976 nhà máy được Bộ Văn Hoá cũ nay là Bộ Văn Hoá thông tin quản lú và hoạt động theo cơ chế nhà nước. Nhà nước nhanh chóng củng cố và hoàn thành cơ bản về tổ chức, dản xuất và hoàn chỉnh về dây chuyền sản xuất khép kín thành nhà máy in lớn nhất phía Nam được Bộ chủ quản xếp Hạng 1. Từ đó thu hút đông đảo khách hàng trong nước (Nhà xuất bản Giáo dục, báo Người Lao Động, báo Phụ Nữ…) và ngoài nước. Bên cạnh máy móc thiết bị và công nghệ hàng năm đều được cải tiến, đầu tư trang bị mới thay thế dần các thiết bị lạc hậu thì việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân lành nghề cũng được nhà máy quan tâm. Với những chính sách hợp lý như vậy nên sản phẩm làm ra được đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng cới giá thành hợp lí. Vào ngày 24/06/1995 Bộ Văn Hoá Thông Tin ra quyết định đổi tên nhà máy in Trần Phú thành Công Ty in Trần Phú. Với bề dày gần 60 năm hoạt động cùng với đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, cán bộ công nhân viên, kĩ thuật lành nghề, công ty in Trần Phú luôn không ngừng phát triển và đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn và hiện đại nhất của ngành in Việt Nam. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng Chức năng chủ yếu là thực hiện việc in ấn và gia công các loại ấn phẩm mang tính chất chính trị và văn hoá nghệ thuật cũng như các ấn phẩm khác theo yêu cầu của khách hàng, cụ thể là: - Các loại văn kiện của Đảng và Nhà nước - Các loại sách báo cùa các nhà xuất bản Trung Ương và địa phương - Các loại tập san, tạp chí định kì (Her World, Thế giới Phụ Nữ, Điện ảnh Việt Nam, …) - Các loại văn hoá phẩm xuất khảu, tiêu dùng trong và ngoài nước - Các loại ấn phẩm phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số công ty như: nhãn hàng hoá, cé số, giấy tờ quản lý… 1.2.2 Nhiệm vụ 9
  10. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Ngoài các chức năng trân công ty còn có nhiệm vụ sau: - Phát huy tiềm lực sản xuất, đổi mới thiết bị, tuyển chọn và đào tạo lao động. Khai thác vật tư theo yêu cầu sản xuất, nhằm đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. - Tự lựa chọn hình thức tổ chức và quản lý sản xuất thích hợp. Chủ động thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài nước. - Mở rộng qui mô sản xuất bằng việc sử dụng các quỹ đầu tư phát triển và có các chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần để cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên bằng quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty. - Làm tăng nguồn vốn hiện có. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước nhất là đóng thuế. - Đảm bảo việc làm và ổn định đời sống cho người lao động. 1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 10
  11. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC KINH VẬT TƯ TÀI CHÍNH HÀNG DOANH THIẾT BỊ KẾ TOÁN CHÍNH TIẾP THỊ PHÂN PHÂN PHÂN PHÂN XƯỞNG XƯỞNG IN XƯỞNG IN XƯỞNG CHẾ BẢN OFFSET TỜ OFFSET THÀNH RƠI CUỘN PHẨM 11
  12. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban  Tổng giám đốc: là người được Bộ văn hoá thông tin bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan bổ nhiệm và pháp luật về mọi hoạt động của công ty và có quyền hạn cao nhất trong công ty.  Các phó tổng giám đốc: là cộng tác đắc lực của tổng giám đốc, thay mặc tổng giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và chịu trách nhiệm về phần công việc được phân công.  Phòng tổ chức hành chính: nghiên cứu và xây dựng các phương án tổ chức bộ máy quản ý, tổ chức cán bộ, công nhân viên. Chịu trách nhiệm vật chất trước công ty trước mọi thất thoát xảy ra. Thực hiện công tác hành chính quản trị, xây dựng kế hoạch, tuyển dụng lao động, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật…  Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng các phương án đầu tư kinh doanh mới, tìm kiếm khách hàng mới. Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty.  Phòng kế toán tài chính: quản lý và sử dụng nguồn tài chính, cơ sở vật chất, đề xuất các chiến lược ngắn và dài hạn. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tài chính, lập báo cáo tài chính. Phân tích các hoạt động kinh doanh, lập báo cáo lãi lỗ, chuyển vốn. Lập thủ tục vay vốn và hoàn vốn với các ngân hàng, các tổ chức và cá nhân khác theo quy định. Theo dõi và giám sát tình hình theo dõi vốn vay. 12
  13. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên  Phòng vật tư – thiết bị: xây dựng kế hoạch vật tư để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Cung ứng vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Tổ chức kiểm nhận và nhập kho chính xác, tổ chức thu hồi và quản lý phế liệu. Làm công tác xuất nhập khẩu thiết bị công ty và công tác ủy thác của nước ngoài.  Phân xưởng chế bản: thực hiện công tác nhận phim và tạo hình ảnh ban đầu của bản in.  Phân xưởng in tờ rơi: chủ yếu là in các sản phẩm tài liệu cao cấp trên máy in tờ rơi.  Phân xưởng in cuộn: in các sản phẩm tài liệu trên máy in cuộn.  Phân xưởng thành phẩm: thực hiện việc đóng, xén, làm bìa và nhập kho thành phẩm. 1.4 Thuận lợi, khó khăn của công ty in Trần Phú và phương hướng hoạt động 1.4.1 Thuận lợi - Công ty có tập thể quản lý năng động, đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề chuyên nghiệp, có nhiệt huyết và tận tâm với công việc. - Công ty có một hệ thống kho được tổ chức một cách khoa học, bảo quản hợplý từng loại nguyên vật liệu. - Công ty thường xuyên ký hợp đồng với các nhà cung cấp có mặt hàng tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp phục vụ nhu cầu sản xuất. - Với gần 60 năm kinh nghiệm trong ngành in, công ty in Trần Phú có lợi thế về uy tín và chất lượng của sản phẩm. 13
  14. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên 1.4.2 Khó khăn - Trong giai đoạn nền kinh tế đất nược hiện nay, hầu hết các ngành sản xuất nói chung cũng như ngành in nói riêng đều gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt về giá và chất lượng sản phẩm. - Đa phần sản phẩm của công ty là sản phẩm gia công theo yêu cầu của khách hàng do đó công ty khó thể nắm được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh. 1.4.3 Phương hướng hoạt động Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật in và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong cơ chế thị trường, công ty có xu hướng đầu tư thêm công nghệ in hiện đại, nâng cao trình độ sản xuất, rèn luyện tay nghề cho công nhân… nhằm phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì khách hàng truyền thống và tìm kiếm các khách hàng mới của công ty. 14
  15. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Chương II: Quá trình thực tập Bộ phận thực tập: Phòng kế toán tài chính 2.1 Giới thiệu về tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.1 Chuẩn mực kế toán - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. 2.1.2 Hình thức kế toán - Tại Công ty in Trần Phú việc tổ chức công tác kế toán Công ty vận dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Phòng kế toán Công ty hiện nay được trang bị máy vi tính giúp kế toán viên cập nhật được nhanh chóng và giảm được khối lượng sổ ghi chép. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng VN. - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Phòng kế toán - tài chính được đặt tại trụ sở văn phòng Công ty, có trách nhiệm thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ các thông tin kinh tế tài chính của toàn Công ty, quản lý và điều hành công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc (các phân xưởng). 15
  16. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY IN TRẦN PHÚ Kế toán trưởng Kế toán Thống Kế toán Kế Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tổng hợp tiền mặt vật liệu công nợ lương theo dõi kê sản toán và tiền doanh thu và tính giá thanh và công nội bộ và và lượng gửi ngân và kê thành hàng. toán cụ dụng TSCĐ BHXH khai thuế cụ Thủ quỹ 2.1.3 Hình thức sổ kế toán. Là một đơn vị Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác kế toán hiện nay ở Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.Về tình hình sổ sách kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ trong nhiều năm qua để ghi sổ kế toán. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh và trình độ kế toán của nhân viên kế toán Công ty. Hình thức này đã giúp kế toán Công ty nâng cao hiệu quả của kế toán viên, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý. Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký, chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các Nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản. 2.2 Nội dung chi tiết công việc được phân công 2.2.1 Công việc hành chính văn phòng Photo hồ sơ – Fax  Photo hồ sơ: Tôi được giao nhiệm vụ photo những chứng từ gốc như hóa đơn GTGT và một số giấy tờ khác.  Fax: Dùng máy fax để gửi bản sao của một tài liệu, đơn từ, qua đường dây điện thoại. 16
  17. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Nhận xét: Công việc sử dụng máy tương đối đơn giản, tuy nhiên phải nắm kĩ các bước thực hiện tránh gấy lãng phí giấy , mực in của công ty. Bên cacnh5 đó trức khi fax đi bất kì loại giấy tờ nào cũng phải kiểm tra thông kĩ càng cũng như cẩn thận khi nhập số cần gửi. Trực điện thoại  Không để người chờ quá ba hồi chuông, phải nhanh chóng ngưng việc đang làm để nghe điện thoại.Khi nghe điện thoại nếu không phải số nội bộ việc đầu tiên là phải trả lời:” Công ty in Trần Phú xin nghe!”Nếu người gọi không xưng danh thì phải hỏi lại. Sau đó ghi nhận thông tin cần truyền đạt hoặc chuyển điện thoại cho bộ phận cần thiết. Tuyệt đối không được tự ý dập máy trước khách hàng. Luôn cảm ơn sau khi kết thúc cuộc đối thoại. Nhận xét: Nghe điện thoại là một công việc hằng ngày của nhân viên văn phòng, tuy nhiên làm thế nào để nghe điện thoại một cách chuyên nghiệp lại không hề đơn giản. Mỗi ngày có rất nhiều cuộc gọi đên từ nhiều người, nhiều nơi khác nhau. Nếu xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến việc truyền đạt thông tin cũng như hình ảnh chuyên nghiệp của công ty. 2.2.2 Tìm hiểu quy trình kế toán của công ty Thông qua việc quan sát và tìm hiểu thông tin từ tài liệu và các nhân viên tại công ty, tôi tìm hiểu được 1 số quy trình kế toán tại công ty như sau: 17
  18. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Kế toán mua hàng và công nợ phải trả Ghi thẻ kho Khi công ty có nhu cầu mua hàng, nhân viên mua hàng sẽ gửi yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp. Sau khi nhận được bảng báo giá của nhà cung cấp, nhân viên mua hàng lập đơn mua hàng. Nhà cung cấp sau khi nhận đơn mua hàng sẽ gửi hàng và hóa đơn. Nhân viên nhận hàng và hóa đơn chuyển cho kế toán. Kế toán lập phiếu nhập kho và chuyển cho thủ kho.Thủ kho nhập hàng và phiếu nhập kho. Đánh dấu ghi sổ thẻ kho. Nhân viên làm thủ tục thanh toán: - Nếu thanh toán ngay thì kế toán lập phiếu chi chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ. Đồng thời kế toán ghi sổ tiền mặt. - Nếu chưa thanh toán: kế toán viên ghi vào sổ công nợ. 18
  19. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Kế toán TSCĐ Bộ phận bàn giao tài sản cố định lập biên bản bàn giao, kế toán TSCĐ và kế toán trưởng ký Biên bản bàn giao và chuyển tới bộ phận sử dụng (ký nhận bàn giao). Kế toán TSCĐ tiếp nhận biên bản bào giao ghi sổ kế toán TSCĐ, và các nhân viên kế toán liên quan ghi các sổ kế toán liên quan (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ…). Kế toán TSCĐ lưu chứng từ. 19
  20. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Bùi Phương Uyên Kế toán lương Nhân viên kế toán tiền lương sẽ tập hợp bảng chấm công từ bộ phận chấm công cùng các chứng từ liên quan từ đó lập bảng thanh toán tiền lương, thưởng, các khoản phải nộp, các khoản trích theo lương (thuế, BHXH, BHTN, …) theo quy định. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2