intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp An Phú

Chia sẻ: Buivan Mau | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

717
lượt xem
263
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình chuyển đổi cơ chế nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức, bắt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu không sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi thì việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp An Phú

  1. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Báo cáo thực tập Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp An Phú Sinh viên:Lê Văn Long 1 Lớp: KT 4D – K4
  2. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Để đạt được điều này các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộ c vào môi trường kinh doanh mà còn phụ thuộc vào sự đ iều hành q uản lý của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ chế nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức, bắt buộc các doanh nghiệp phải hoạt độ ng kinh doanh có hiệu quả nếu không sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường, đảm b ảo hoạt động kinh doanh có lãi thì việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. V ì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu thông tin quan trọng, những số liệu về kế toán chi p hí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, hữu ích sẽ giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra những quyết đ ịnh chính xác, đúng hướng để phân tích đánh giá và lựa chọn phương hướng kinh doanh có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh, tăng lợi nhuận… Mặt khác, trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã không ngừng được đổi mới và phát triển cả hình thức, quy mô và ho ạt động xây lắp. Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xây lắp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế hàng hóa trên đà ổn định và phát triển. Thực hiện hạch toán trong cơ chế hiện nay đ òi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải tự lấy thu bù chi, tự lấy thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Để thực hiện được những yếu tố đó, các đơn vị phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình thi công từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu được vốn về, đảm bảo thu nhập cho đ ơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy các đơn vị xây lắp phải thực hiện tổng Sinh viên:Lê Văn Long 2 Lớp: KT 4D – K4
  3. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập hòa những biện pháp. Một trong những biện pháp quan trọng hàng đ ầu không thể thiếu được là thực hiện quản lý các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó có biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh các chính sách của đơn vị sao cho hiệu quả nhất. Củng cố thêm hệ thố ng lý luận và thực tiễn về vai trò của kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm. N ghiên cứu thực tế về công tác kế toán chi p hí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp An Phú . Trên cơ sở nghiên cứu thực trạ ng đó làm sáng tỏ nhận thức về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đề xuất ý kiến để từng bước đổi mới công tác kế toán trên. Với đ ề tài này giúp em hiểu sâu sắc hơn về bản chất của nghiệp vụ, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để rút ra những điều bổ ích nhằm bổ sung thêm cho kiến thức của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, trong thời gian tực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp An Phú, bản thân đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty đồng thời kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em chọn đề tài “Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập em xin trân thành cảm ơn các anh chị trong phòng K ế toán Công ty Cổ phần Xây lắp An Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Chuyên đề ngoài “Lời mở đ ầu” và “Kết luận” nội dung được chia làm 3 chương chính: PhầnI: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây lắp An Phú Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây lắp An Phú PhầnIII: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp An phú G ia lai, ngày 13 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện: Lê Văn Long Sinh viên:Lê Văn Long 3 Lớp: KT 4D – K4
  4. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN PHÚ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Sự hình thành và phát triển của Công ty qua các thời kỳ. Tiền thân của Công ty là Chi nhánh xí nghiệp xây lắp An Phú, thành năm 2006. Đến tháng 09 năm 2010 chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần xây lắp An Phú. Địa chỉ: 15 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh là xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông. Mua bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng (thiết bị, phụ tùng phục vụ chế biến đá Granite). Mua bán vật liệu xây dựng. Thị trường kinh doanh là các công trình, dự án và mua bán thiết bị, vật liệu xây dựng trong nội bộ tập đoàn. Năm 2006: Xây dựng một số hạng mục công trình : Chung cư Lê Văn Lương, Chung cư Trần Xuân Soạn, Chung cư Nguyễn Tri Phương Tại Tp. Hồ Chí Minh; Palaza Đà N ẵng; Resort Quy Nhơn; Chung cư Hoàng Văn Thụ (tại Tp. PleiKu, Gia Lai); Quản lý X ưởng Cơ Khí, Trạm trộn b ê tông (tại Tp. PleiKu, Gia Lai). Năm 2007 : Tiếp tục thi công các công trình năm 2006 ; Bàn giao một số hạng mục công trình chung cư Lê Văn Lương, Nguyễn Tri Phương; Thi công một số hạng mục công trình chung cư New Sài gòn. Năm 2008: Tiếp tục thi công các công trình năm 2007; Bàn giao Xưởng Cơ Khí, Trạm trộn bêtông cho Cty CP HAGL; Bàn giao một số hạng mục công trình Chung cư Trần Xuân Soạn, Palaza Đà N ẵng, Resort Quy Nhơn, Chung Cư Hoàng Văn Thụ; Thi công một số hạng mục công trình chung cư River View. Năm 2009: Tiếp tục thi công các công trình năm 2008; Bàn giao một số hạng mục công trình Chung cư New Sài gòn; Thi công một số hạng mục công Sinh viên:Lê Văn Long 4 Lớp: KT 4D – K4
  5. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập trình Chung cư Giai Việt; Thi công một số hạng mục công trình Chung cư An Tiến . Năm 2010: Tiếp tục thi công các công trình năm 2009; Thi công một số hạng mục công trình Chung cư Phú Hoàng Anh; Bàn giao công trình River View; Thi công một số hạng mục công trình Chung cư INCOMEX, Công trình Thanh Bình. Các công trình này đều được thi công tại Tp Hồ Chí Minh. 1.1.2. Đặc điểm ngành nghề hoạt động kinh doanh 1.1.2.1. Ngành nghề hoạt động kinh doanh - Xây dựng công trình: Công nghiệp, dân dụng (Nhà ở, công trình văn hoá, thể thao, thương mại….); Giao thông Cầu, đ ường, cống, hệ thống đèn tín hiệu…); Xây dựng công trình thuỷ lợi (Trạm bơm, đề kè,…); Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (Đường, hè, rãnh thoát nước…); San lấp mặt bằng xây dựng…; Xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 35Kv trở xuống. - Khai thác, chế biến đá; Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí; Sửa chữa máy xây dựng; Hoạt động xử lý rác thải rắn (Sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện). - K inh doanh: Mua : bán vật liệu xây dựng(Cát, đá, sỏi, xi măng…); sản xuất đồ gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất, vật tư, thiết bị điện, máy móc thiết bị công - nông nghiệp. Sinh viên:Lê Văn Long 5 Lớp: KT 4D – K4
  6. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập 1.1.2.2 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây B ảng 1.1: Bảng phân tích một số chỉ ti êu c ủa Công ty trong 2 n ăm v ừa qua: C hênh l ệch N ăm N ăm C h ỉ ti êu 2 009 2 010 %  D oanh thu thu ần (1000đ) 7 9.865.59 8 5.221.7 5 .356.19 6 ,71 7 89 2 L ợi nhuận thuần (1000đ 5 90.990 6 07.194 1 6.204 2 ,74 T hu ế phải nộp nước 1 45.478 1 51.799 6 .321 4 ,34 nh à ( 1000đ) L ợi nhuận sau thuế (1000đ) 4 45.512 4 55.395 9 .883 2 ,22 Số vi ên 1 .078 1 .124 46 4 ,27 l ư ợng công nhân ( ngư ời) T hu nh ập b ình quân tháng 1 822.480 2 091.870 2 68.590 1 .28 ( VNĐ/ ngư ời) Qua b ảng trên ta thấy, doanh thu thuần năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.356.192.000đ tương ứng 6.71%. Chứng tỏ, Công ty đ ã có những nỗ lực trong việc giành được nhiều các hợp đồng xây dựng các công trình. Lợi nhuận thuần năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16.204.000đ tương ứng 2,74%, mức tăng thấp. Năm 2010 là một năm có nhiều biến động về thị trường cung cấp vật tư gây khó khăn cho toàn ngành xây nên tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay, nhất là vay vốn để đầu tư thiết bị phục vụ cho lĩnh vực xây lắp, lãi vay phải trả lớn nên mặc dù kinh doanh có lãi nhưng còn rất thấp. Lợi nhuận sau thuế tăng 9.883.000đ tương ứng 2,22%. Số lượng công nhân viên tăng 46 người đó cũng là m ột tất yếu khách quan khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tăng nên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện tăng từ 1822.480đ lên 2091.870đ tương ứng với 1.28% Qua sự phát triển trên cho thấy hướng đi ho àn Sinh viên:Lê Văn Long 6 Lớp: KT 4D – K4
  7. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập toàn đúng đắn và có lợi. Để đạt được mục tiêu dề ra năm 2011 công ty sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu mua sắm mới tài sản cố định nhằm đổi mới công nghệ, tăng ngân sách lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong năm 2011 Công ty sẽ nỗ lực sản xuất kinh doanh như tìm hiểu thị trường, tiếp cận công nghệ mới, tăng vòng quay của vốn tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và trình độ cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống mở rộng thị trường tiêu thụ để phấn đấu đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra năm 2011. Bảng 1.2. Tình hình thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước ĐVT : Đồng STT Nội Dung Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Thuế GTGT 1 34.952.401.474 22.349.631.412 37.481.284.325 Thuế TNDN 2 135.847.312 Thuế TNCN 3 203.374.378 24.612.264 4.000.000 1.000.000 1.000.000 Thuế Môn bài 4 Nộp khác 5 Tổng cộng 5.295.623.164 22.375.243.676 37.482.284.325 1.1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn *Thuận lợi: Phát huy thế mạnh của Tập đo àn có tiềm năng lớn về tài chính và thương hiệu mạnh, uy tín nên Công ty có khả năng triển khai cùng lúc nhiều dự án, công trình. Chất lượng công trình được Công ty đặt lên hàng đ ầu, tạo được niềm tin nơi các đơn vị trong tập đoàn cũng như khách hàng. Sinh viên:Lê Văn Long 7 Lớp: KT 4D – K4
  8. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Nhu cầu nhà ở, văn phòng cho thuê ngày càng tăng lên đã giúp cho Công ty đạt được hiệu quả cao. Đội ngũ nhân lực vững mạnh, giàu kinh nghiệm. Môi trường văn hoá mang đậm nét đoàn kết, chính là yếu tố đã tạo nên sức mạnh giúp cho Công ty vượt qua mọi khó khăn và phát huy tinh thần sáng tạo, tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên nền tảng chất lượng và giá thành trong một chu trình sản xuất kinh doanh kép kín của Tập đoàn. Nguồn nhân lực mới từ bên ngoài đã và đang kết hợp tốt, truyền đạt và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cùng với nguồn nhân lực hiện có phát triển nhanh chóng. * Khó Khăn: Trong tiến trình hội nhập sâu kinh tế quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam đã gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính dồi dào, công nghệ cao, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong nước. Ngành xây dựng có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng cũng là lĩnh vực nhạy cảm, chứa đựng nhiều thách thức và mang tính chu kỳ. Thời gian xây dựng một dự án, công trình có thể lên đến vài năm nên sự chênh lệch về chất lượng giữa các công trình mẫu là điều đ ã xảy ra khá phổ biến trong thực tế. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào của ngành xây dựng tăng lên dẫn đến tăng chi phí, tăng giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhà nước ban hành hàng loạt văn bản phát luật chính sách liên quan đến việc đầu tư và phát triển kinh tế chưa nhất quán đã ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp. Sinh viên:Lê Văn Long 8 Lớp: KT 4D – K4
  9. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập 1.2. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 1.2.1-Tồ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Hội đồng thành viên Công đoàn công ty Ban Giám đốc công ty Phòng Kế toán Phòng Tổ chức hành Phòng Kế hoạch kỹ chính thuật Bộ phận quản lý vận Phòng kỹ thuật Ban chỉ huy công hành xe, máy thiết thi công, KCS trường bị Các đội tổ thi công mộc, nề, cốt thép, bê tông, giao thông, điện nước… Hội đồng thành viên gồm 3 người: - Công đoàn Công ty: Là tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn lao động Tp. Pleiku. + Tổng số cán bộ đoàn viên công đoàn Công ty: 65 người. + Ban chấp hành công đoàn gồm: 5 đồng chí. + Là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân lao động Công ty. Sinh viên:Lê Văn Long 9 Lớp: KT 4D – K4
  10. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập + Hoạt động của tổ chức công đoàn Công ty theo Luật Công đoàn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Công ty, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn Công ty với Ban giám đốc Công ty nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; chăm lo, đảm bảo đời sống cho người lao động. - Ban Giám đốc công ty: + Giám đốc Công ty: Điều hành và chỉ đạo chung. + Phó giám đốc công ty: Điều hành sản xuất, kỹ thuật thi công. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ... + Phòng Tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý tổ chức, hành chính và điều hành nhân sự của Công ty. + Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý công tác kế hoạch, định mức, vật tư của Công ty. Kết hợp thực hiện công tác kế hoạch vật tư các công trường d ưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty và yêu cầu của Chỉ huy Công trường... + Phòng Kỹ thuật thi công - KCS: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng thi công (KCS) các công trường dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty. + Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý Tài chính, công tác kế toán, thống kê và kiểm tra các mặt công tác quản lý thi công trên các công trường dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty. + Bộ phận quản lý xe, máy, thiết bị thi công: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý công tác xe máy và kỹ thuật thi công, kiểm tra máy móc thiết bị thi công trên các công trường... + Ban chỉ huy công trường: Điều hành mọi vấn đề trực tiếp liên quan tới việc thi công công trình và trong phạm vy công trường. + Các đội sản xuất, xưởng cơ khí, đúc sẵn... Thực hiện các công việc sản xuất trực tiếp dưới sự điều hành của Ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Sinh viên:Lê Văn Long 10 Lớp: KT 4D – K4
  11. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Theo giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Xây Lắp An Phú là đơn vị kinh doanh đa ngành, đa nghề nhưng hiện tại đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực XDCB, các ngành nghề khác chưa hoạt động hoặc có nhưng phát sinh rất ít, chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do đặc thù của ngành XDCB là: Các sản phẩm đều là những tài sản có giá trị lớn, cố định vị trí tại nơi xây dựng nên việc quản lý, điều hành sản xuất được bố trí theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. 1.3.1. Tổ chức điều hành tại công trường Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường Ban Giám đốc Ban Chỉ huy công trường Bộ phận Bộ phận Bộ phận Các đội tổ quản lý và Bộ phận Hành Vật tư thi công vận hành Kỹ thuật chính Y tế thống kê thiết bị xe KCS máy Thuyết minh sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Điều hành và chỉ đạo chung: Ban giám đốc Công ty. - Ban chỉ huy công trường: + Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động và tổ chức thi công công trình. + Căn cứ tiến độ thi công, vạch ra kế hoạch thi công chi tiết từng phần việc, lập kế hoạch xin cấp tiền vốn, mua sắm vật tư, thiết bị, chuẩn bị nhân lực, máy Sinh viên:Lê Văn Long 11 Lớp: KT 4D – K4
  12. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập móc thiết bị … phục vụ thi công. Ban chỉ huy công trường đôn đốc, điều hành, kiểm tra thực hiện tiến độ thi công, chất lượng công trình. + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về tiến độ, chất lượng công trình. - Bộ phận kỹ thuật, thí nghiệm, KCS: + Dưới sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trường. Bộ phận kỹ thuật, thí nghiệm, KCS có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật thi công, lập biện pháp thi công cụ thể chi tiết từng phần và hạng mục công việc. + Bố trí tổ chức nhân lực thi công từng phần việc cụ thể. + Hướng dẫn, kiểm tra giám sát trực tiếp thi công ở hiện trường. + Kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư thi công. + Làm các thủ tục nghiệm thu từng phần công việc với Tư vấn giám sát. + Ghi chép nhật ký thi công hàng ngày. + Chịu trách nhiệm trực tiếp về tiến độ thi công, chất lượng kỹ, mỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Giám sát về chủng loại, chất lượng các loại vật liệu đưa vào sử dụng cho xây lắp công trình. + Kiểm tra kích thước, cao trình . . . + Kiểm tra chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật theo đồ án thiết kế và bản vẽ thi công đã được phê duyệt đảm bảo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật. - Bộ phận quản lý vận hành xe máy: + Căn cứ tiến độ thi công chung và tiến độ chi tiết từng phần công việc, có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ, kịp thời, vận hành tốt các loại thiết bị xe máy để phục vụ thi công. + Chịu trách nhiệm trước công ty, BCH công trường về những vấn đề phát sinh do không hoàn thành tiến độ thiết bị theo yêu cầu. - Bộ phận vật tư, thống kê: + Lập kế hoạch và dự trù vật tư, kinh phí để mua sắm kịp thời phục vụ cho thi công công trình. Sinh viên:Lê Văn Long 12 Lớp: KT 4D – K4
  13. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập + Trực tiếp chịu sự điều hành của Ban chỉ huy công trường và Phòng kế toán về công tác quản lý, thống kê vật tư, chi phí của công trường. + Theo dõi nhập xuất vật tư cho công trình. - Bộ phận H ành chính, Ytế, BHLĐ, VSMT: + Chăm lo tốt chế độ sinh hoạt ăn uống, vệ sinh cho CBCN. + Định kỳ kiểm tra sức khoẻ, giám sát việc chấp hành công tác b ảo hộ lao động, an toàn lao động của cán bộ công nhân làm việc trên công trường. + Tổ chức, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường khu vực thi công. + Q uản lý, bảo vệ trang thiết bị, vật tư, máy móc thi công ngoài công trường. + Đảm bảo tốt công tác an ninh, an toàn trong quá trình thi công công trình. - Các tổ, đội thi công: + Có trách nhiệm trực tiếp triển khai thực hiện các phần việc được chỉ huy công trường giao cho. + Chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về tiến độ, chất lượng thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. + Quản lý lao động trong đội, hàng ngày giao ban báo cáo tại trụ sở Ban chỉ huy công trường về tiến độ, chất lượng thi công, công tác đảm bảo cung ứng và sử dụng vật tư, thiết bị thi công, công tác ATLĐ và đề xuất kiến nghị về kế hoạch thi công của đội với Ban chỉ huy công trường. Sinh viên:Lê Văn Long 13 Lớp: KT 4D – K4
  14. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập 1.3.2. Quy trình công nghệ SXKD của đơn vị: 1.3.2.1. Quy trình chung cho 1 sản phẩm XDCB: Sơ đồ 1.3.2. Sơ đồ quy trình chung cho 1 sản phẩm XDCB: Lập dự án nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư xây dựng Phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư xây dựng Khảo sát thiết kế, dự toán công trình Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu để lựa chọn nhà thầu Ký kết hợp đồng và thi công xây dựng Bàn giao công trình và đưa vào sử dụng Thuyết minh sơ đồ: - Bước 1 (Lập dự án nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư xây dựng): Do đơn vị chủ đầu tư thực hiện bằng phương thức tự làm hoặc thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn thực hiện. - Bước 2 (Phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư xây dựng): đơn vị chủ đầu tư trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. - Bước 3 (Khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình): đơn vị chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có chuyên môn về tư vấn thiết kế thực hiện. - Bước 4 (Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu để lựa chọn nhà thầu): Sinh viên:Lê Văn Long 14 Lớp: KT 4D – K4
  15. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập + Đơn vị chủ đầu tư thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tổ chức đầu thầu hoặc xét thầu. + Tổ chức đầu thầu hoặc xét thầu (Chỉ định thầu). - Bước 5 (Ký hợp đồng và thi công xây dựng): Sau khi lựa chọn được nhà thầu, đơn vị chủ đầu tư tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với nhà thầu. (Nhà thầu sẽ tiến hành thi công xây dựng công trình) - Bước 6 (Bàn giao công trình đưa vào sử dụng): Sau khi thi công xong công trình, nhà thầu sẽ bàn giao cho Chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng. (Kết thúc quy trình sản xuất sản phẩm XDCB) 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty: 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán Kế Toán Kế toán tiền mặt, tiền gửi TSCĐ vật tư DT, chi tiền ngân phí và lương Xác định hàng, KQKD công nợ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng : Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán tại đơn vị. Kiểm tra giám sát các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồøn hình thành tài sản tại đơn vị. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán tại đơn vị. Sinh viên:Lê Văn Long 15 Lớp: KT 4D – K4
  16. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. Cuối mỗi kỳ kế toán, gửi báo cáo tài chính cho Giám đốc công ty, kiểm toán nội bộ. - Kế toán vật tư: Hàng ngày thủ kho các công trình đ ưa chứng từ nhập – xuất lên, kế toán vật tư phân loại theo từng công trình và đối chiếu số liệu trên phiếu nhập với số liệu trên hóa đơn để vào sổ kế toán. Cuối tháng tính giá bình quân xuất để vào sổ kế toán. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê tại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt hoặc dư thừa sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên b ản kiểm kê. - Kế Toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của đơn vị. Theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ tại đ ơn vị để báo cho Ban giám đốc khi TSCĐ hư hỏng, chất lượng không còn đảm bảo cho quá trình sử dụng. Cuối tháng tính số khấu hao TSCĐ để ghi sổ kế toán. Cuối năm cùng với các bộ phận chức năng khác kiểm kê tài sản cố định đối chiếu với sổ kế toán - Kế toán Tiền mặt & Tiền lương: Theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt tại đ ơn vị. Căn cứ vào chứng từ do các bộ phận chức năng yêu cầu để làm phiếu thu, chi tiền mặt. Theo quy định của tập đoàn chỉ được chi các khoảng dưới 20 triệu đồng bằng tiền mặt, trên mức 20 triệu đồng phải thanh toán qua chuyển kho ản. Chỉ đ ược để tiền trong két chi trong vòng 3 ngày. Nhằm hạn chế tiền mặt dư tại quỹ quá nhiều. Cuối tháng cùng với thủ quỹ, giám đốc, kế toán trưởng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt tại két. Tính toán và hoạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, các kho ản giảm trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho Cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Hàng tháng căn cứ vào b ảng chấm tăng ca do chỉ huy trưởng công trình lập đối với lao động trực tiếp để tính lương cho lao động trực tiếp. Sinh viên:Lê Văn Long 16 Lớp: KT 4D – K4
  17. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Đồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của Chi nhánh, lập bảng phân bổ cho từng nơi sử dụng. - Kế toán tiền gửi ngân hàng & Công nợ: Theo dõi tình hình tăng, giảm tiền gửi của đơn vị tại ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ do các bộ phận chức năng yêu cầu để làm ủy nhiệm chi cho khách hàng qua ngân hàng và theo dõi dòng tiền về từ khách hàng để vào sổ kế toán. Cuối tháng đối chiếu sổ kế toán ngân hàng tại đ ơn vị với sổ phụ của ngân hàng. Theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả của đơn vị theo từng đối tượng khách hàng. Căn cứ vào hóa đơn do các bộ phận chức năng gửi sang và chứng từ thu, chi, tiền gửi qua ngân hàng để lập bảng tổng hợp công nợ cho từng đối tượng khách hàng. Cuối tháng lập biên bản đối chiếu công nợ với các khách hàng. Và luôn kiểm tra những khoản nợ khó đòi để trình lên kế toán trưởng để có biện pháp xử lý. - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của Chi nhánh, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi do kế toán tiền mặt đưa sang để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp đối chiếu thu chi với kế toán tiền mặt. Cuối tháng cùng với kế toán tiền mặt, giám đốc, kế toán trưởng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt tại két. - Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi sự biến động của doanh thu, chi phí cho từng công trình để xác định kết quả kinh doanh. Hàng tháng căn cứ vào biên b ản nghiệm thu từng hạng mục công trình của từng công trình để xuất hoá đ ơn GTGT. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan đ ể ghi sổ kế toán doanh thu. Căn cứ vào các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do bộ phận kế toán vật tư cung cấp, chi phí nhân công trực tiếp do bộ phận kế toán tiền lương và kế toán công nợ cung cấp, chi phí sản xuất chung do các bộ phận kế toán có liên quan cung cấp, để phân loại theo từng Sinh viên:Lê Văn Long 17 Lớp: KT 4D – K4
  18. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập kho ản mục chi phí cho từng hạng mục công trình. Từ đó, tính giá vốn cho từng hạng mục công trình và xác định kết quả kinh doanh. 1.4.2. Tổ chức công tác kế toán áp dụng tại Công ty. 1.4.2.1. Chhes đọ kế toán áp dụng. Cô ng ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính . Chứng từ kế toán tại Công ty được tổ chức theo đúng quy định của Luật kế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Chứng từ gốc gồm : Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT, Hợp đồng xaây laép, biên bản thanh lý, b iên bản nghiệm thu, giấy báo có của Ngân hàng… ngoài ra còn sử dụng chứng từ mang tính chất hướng dẫn như: G iấy đề nghị thanh toán, giấy đ ề nghị tạm ứng…. Công ty áp dụng báo cáo tài chính theo mẫu số B01a-DN, B02-DN (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày Bộ trưởng Bộ Tài Chính), Bảng cân đối p hát sinh các tài khoản Đơn vị tiền tệ ghi sổ: VNĐ * N iên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31 /12/N Ngoài ra Công ty phải lập báo cáo tài chính hàng tháng để gửi về Phòng kiểm toán nội bộ.. * Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ. Sinh viên:Lê Văn Long 18 Lớp: KT 4D – K4
  19. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập 1.4.2.2.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Xuất phát từ khối lượng công tác kế toán, kết hợp với yêu cầu q uản lý và trình độ của cán bộ công nhân viên kế toán của Công ty mà áp dụng hình thức kế toán ở Công ty là hình thức kế toán Nhật ký chung . * Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký Sổ quỹ Sổ chi tiết chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi hằng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên:Lê Văn Long 19 Lớp: KT 4D – K4
  20. GVHD: Th.S Nguyễn Đăng Huy Chuyên đ ề thực tập Phần II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN PHÚ 2.1. . Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 2.1.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác để thực hiện sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất đó rất đa dạng gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng và m ục đích khác nhau trong mỗi giai đoạncủa quá trình thi công xây lắp. 2.1.2. Phân lo ại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong tầm quản lý chung, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp chi ra trong kỳ những loại chi phí nào, với lượng là bao nhiêu. Và đ ể thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán thì cần phải phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất được tiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào m ục đích và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại đều có công dụng nhất định đối với công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Sau đây em xin đưa ra một số cách phân loại chi phí sản xuất được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp: * Phân lo ại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng, phế liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh và thiết bị xây dựng cơ bản. - Chi phí nhiên liệu, động lực - Tiền lương và phụ cấp thường xuyên của công nhân viên - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tiền lương của công nhân viên. - Khấu hao tài sản cố định toàn công ty. Sinh viên:Lê Văn Long 20 Lớp: KT 4D – K4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2