intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

275
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm 3 chương chính: Chương I-Một số vấn đề lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh, các mô hình du lịch tâm linh trên thế giới và sự vận dụng các lý luận và mô hình này cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị; Chương II-Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị; Chương III-Định hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH Đề tài NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Chủ nhiệm đề tài TS. HÕ KỲ MINH Thƣ ký đề tài ThS. ĐÀM THỊ VÂN DUNG Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Tầng 28 Tòa nhà Trung tâm hành chính - 24 Trần Phú, Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3840017 Website: www.dised.danang.gov.vn E-mail: dised@danang.gov.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................... 1 CHƢƠNG I: Một số vấn đề lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh, các mô hình du lịch tâm linh trên thế giới và sự vận dụng các lý luận và mô hình này cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị ..................................................... 4 1. Một số vấn đề lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh ..................................... 4 2. Các mô hình du lịch tâm linh trên thế giới................................................................. 6 3. Vận dụng lí luận và mô hình du dịch tâm linh và sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Trị ............................................... 8 CHƢƠNG II: Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị .................................................................... 11 1. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị .................................. 11 2. Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị................................ 14 3. Đánh giá chung trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị. 24 CHƢƠNG III: Định hƣớng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2020 ................................................... 29 1. Quan điểm phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2020 ...................................... 29 2. Định hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2020 ...................................... 29 3. Giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 .................................................... 33 KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quảng Trị là một trong những địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa; với sự đa dạng về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân, lại là nơi hội tụ của các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A, đường 9 và đường Hồ Chí Minh), đường sắt Bắc – Nam, gần các sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Đồng Hới (Quảng Bình)... nên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh… Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 518 di tích lịch sử cách mạng đã được kiểm kê, đánh giá, trong đó 469 di tích lịch sử cách mạng, 436 di tích cấp tỉnh, 12 di tích cấp quốc gia và 4 di tích quốc gia đặc biệt1. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội tại 02 nghĩa trang quốc gia (Đường 9 và Trường Sơn), Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc... Ngoài ra, ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương và du khách…nên có điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển loại hình du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Ở Quảng Trị, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh cũng đã tập trung vào 3 loại hình cơ bản là tổ chức tour du lịch tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây; du lịch vùng phi quân sự, hoài niệm về chiến trường và du lịch sinh thái biển. Hiện tại, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và bắt nhịp với xu hướng chung của ngành du lịch cả nước, các hãng lữ hành cũng đã bắt đầu chú ý đến việc khai thác các tour du lịch văn hóa tâm linh. Mặc dù Quảng Trị sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch tâm linh kể trên song cho đến nay ngành du lịch tỉnh vẫn chưa khai thác đúng mức thế mạnh của loại hình du lịch này. Các tour, tuyến du lịch đến Quảng Trị nói chung vẫn chịu sức hút của hệ thống di tích lịch sử 1 4 di tích quóc gai đặc biệt bao gồm: Di tích Đôi bờ HIền Lương – Bến Hài, Di tích Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Di tích đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị, DI tích địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng Hầm Vĩnh Linh. 1 chiến tranh (như du lịch hoài niệm, du lịch hồi tưởng). Những hoạt động khai thác các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội... để phục vụ du lịch chỉ là hoạt động riêng lẻ của các công ty du lịch, lữ hành và diễn ra nhất thời khi có các sự kiện lễ hội quan trọng diễn ra chứ chưa được đưa vào kế hoạch, chương trình khai thác bài bản và thường xuyên. Vì thế, làm thế nào để du lịch tâm linh phát triển bền vững và đem lại nguồn thu cho kinh tế, cho xã hội đang là vấn đề cần đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Từ đó chúng tôi cho rằng, hiện nay cần triển khai một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện, nhằm xác định chân xác những lợi thế và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh cho tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là nền tảng cần thiết cho việc xây dựng các tour, tuyến phù hợp hay đầu tư phát triển từng khu vực cụ thể trong một chiến lược phát triển du lịch lâu dài và mang tính bền vững của tỉnh Quảng Trị. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh và đề xuất các giải pháp phát triển, định hướng quy hoạch vùng, khu vực các tuyến thuộc loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Các cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách mạng, các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; - Các lễ hội tôn giáo, lễ hội cộng đồng, lễ hội văn hóa được tổ chức thường xuyên hay định kỳ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; - Nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đối với du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị (thông qua các cuộc khảo sát) và các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh sẵn có ở Quảng Trị. - Thời gian nghiên cứu: + Thực trạng: Giai đoạn 5 năm từ 2009 – 2013; + Giải pháp: Đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận 2 - Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu, thông tin sau để phục vụ nghiên cứu: + Thông tin thứ cấp là các tài liệu và kết quả nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng; + Thông tin sơ cấp là những số liệu thu thập được qua các cuộc điền dã và phỏng vấn nhanh. + Xây dựng hệ thống giả thuyết về từng vấn đề nghiên cứu và sử dụng các số liệu để thực hiện các phương pháp thống kê kiểm định. 5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: - Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu trước đây về loại hình văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh; - Phương pháp điều tra điền dã, điều tra bảng hỏi, khảo sát, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham dự vào dạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát từng mặt và toàn diện, khảo sát chi tiết các đối tượng của đề tài nghiên cứu, làm rõ các giá trị đặc trưng; - Phương pháp cấu trúc, phân tích các nhân tố cấu thành, chi phối và ảnh hưởng đến loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị; - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra. - Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc xây dựng tour tuyến du lịch văn hóa tâm linh trong quá khứ và hiện nay, nhằm đúc kết những kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu; - Tổ chức hội thảo khoa học để thu thập ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực này; Và các phương pháp cần thiết khác. 3 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH, CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1. Về văn hóa tâm linh khoa học và nền tảng của nó là đạo đức của con người. Văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người. Thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ,...Thể hiện về giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người. Chính vì vậy, khái niệm văn hóa tâm linh với tư cách là hình thái văn hóa của một tộc người bao gồm nhiều yếu tố, theo như GS.TS Hồ Sỹ Vịnh là: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật như sự thăng hoa, phút xuất thần, “tia chớp” cảm hứng sáng tạo, trí tuệ phát sáng của khoa học và nghệ sĩ.2 1.2. Về du lịch văn hóa tâm linh 1.2.1. Về du lịch Du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến. 1.2.2. Nhu cầu du lịch và nhu cầu du lịch tâm linh 2 http://mactrieu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=810:vn-hoatam-linh-ly-lun-va-thc-tin-&catid=68:s-tay-vn-hoa-tam-linh&Itemid=130 4

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1