Báo cáo đề tài 14-15-KHKT-TC<br />
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN<br />
------------------------<br />
<br />
BÁO CÁO TÓM TẮT<br />
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tên đề tài: XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT<br />
VỀ THIẾT BỊ RA-ĐA HÀNG HẢI SỬ DỤNG NGOÀI HỆ THỐNG CỨU NẠN<br />
(NON-SOLAS)<br />
Mã số: 14-15-KHKT-TC<br />
<br />
Chủ trì :<br />
<br />
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang<br />
KS. Phan Thị Nga<br />
<br />
Cộng tác viên : KS. Ngô Thị Mỹ Hà<br />
<br />
HÀ NỘI 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
Báo cáo đề tài 14-15-KHKT-TC<br />
MỤC LỤC<br />
1<br />
<br />
Giới thiệu đề tài.......................................................................................... 3<br />
<br />
1.1<br />
<br />
Tên đề tài ...................................................................................................3<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Mã số đề tài................................................................................................3<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Tên dự thảo quy chuẩn ...............................................................................3<br />
<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu, khảo sát tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar hàng hải sử<br />
dụng trên tàu non-SOLAS. ......................................................................... 3<br />
<br />
2.1<br />
Tình hình tiêu chuẩn hóa cho thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS<br />
của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới....................................................................3<br />
<br />
2.2<br />
Nam<br />
<br />
2.1.1<br />
<br />
Tổ chức hàng hải quốc tế IMO ...........................................................3<br />
<br />
2.1.2<br />
<br />
Các tiêu chuẩn về thiết bị dẫn đường hàng hải của IEC ......................4<br />
<br />
2.1.3<br />
<br />
Các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu - ETSI .........5<br />
<br />
2.1.4<br />
<br />
Liên minh viễn thông quốc tế ITU ......................................................6<br />
<br />
Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS ở Việt<br />
6<br />
2.2.1<br />
<br />
Cục hàng hải Việt Nam ......................................................................6<br />
<br />
2.2.2<br />
<br />
Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) ............................................7<br />
<br />
2.2.3<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ...........................................9<br />
<br />
2.2.4<br />
<br />
Nhận xét ...........................................................................................10<br />
<br />
2.3<br />
Lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn Tương thích điện từ cho thiết bị ra đa<br />
sử dụng trên tàu ngoài hệ thống cứu nạn ................................................................11<br />
3<br />
<br />
Xây dựng quy chuẩn về thiết bị ra-đa sử dụng trên thuyền ngoài hệ thống<br />
cứu nạn (non-SOLAS).............................................................................. 12<br />
<br />
3.1<br />
<br />
Cách thức xây dựng nội dung quy chuẩn ..................................................12<br />
<br />
3.2<br />
<br />
Dự thảo quy chuẩn ...................................................................................12<br />
<br />
4<br />
<br />
Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ........................................................ 13<br />
<br />
2<br />
<br />
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC<br />
1<br />
<br />
Giới thiệu đề tài<br />
<br />
1.1 Tên đề tài<br />
Tên đề tài theo đề cương được duyệt: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về<br />
thiết bị ra-đa hàng hải sử dụng ngoài hệ thống cứu nạn (non-SOLAS)".<br />
1.2 Mã số đề tài<br />
Mã số: 14-15-KHKT-TC<br />
Thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn<br />
1.3 Tên dự thảo quy chuẩn<br />
Qua hai lần hội thảo, dựa trên các ý kiến góp ý nhóm thực hiện xem xét đề xuất đổi tên<br />
Dự thảo quy chuẩn thành: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ra – đa hàng hải sử<br />
dụng trên tàu non-SOLAS”.<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu, khảo sát tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar hàng hải sử<br />
dụng trên tàu non-SOLAS.<br />
<br />
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa cho thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS<br />
của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới<br />
2.1.1 Tổ chức hàng hải quốc tế IMO<br />
IMO là tổ chức hàng hải quốc tế được thành lập năm 1958 bao gồm nhiều uỷ<br />
ban kỹ thuật, trong đó uỷ ban về an toàn hàng hải là quan trọng nhất, chuyên về các<br />
lĩnh vực an toàn hàng hải, thông tin vô tuyến và tìm kiếm cứu nạn v.v. Năm 1979 tổ<br />
chức này đã đưa ra Chỉ thị về hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu (GMDSS- Global<br />
Maritime Distress and Safety System). Hệ thống GMDSS bao gồm các dịch vụ vô<br />
tuyến mặt đất và vệ tinh đảm bảo thông tin an toàn và tìm kiếm cứu nạn giữa tàu- tàu<br />
và tàu-bờ. Năm 1988, IMO đã sửa đổi bổ xung hiệp ước an toàn sinh mạng trên biển<br />
SOLAS (Safety of Life at Sea) yêu cầu các tàu biển trang bị thiết bị GMDSS. Đến năm<br />
1999, IMO yêu cầu bắt buộc các tàu phải trang bị thiết bị GMDSS.<br />
Hệ thống GMDSS phải tuân thủ các thể lệ vô tuyến của ITU R, các yêu cầu tính<br />
năng thiết bị liên quan của IMO và các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị chi tiết của các tổ<br />
chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc vùng như ETSI, IEC..<br />
<br />
3<br />
<br />
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC<br />
Một số thiết bị thuộc hệ thống GMDSS gồm: thiết bị điện báo in trực tiếp băng<br />
hẹp (NAVTEX), radiotelex; phao vô tuyến chỉ vị trí cấp cứu; bộ phát đáp ra đa; thiết<br />
bị thông tin vô tuyến gọi chọn số; v.v.<br />
Công ước SOLAS ban hành năm 1974 qui định các yêu cầu về an toàn sinh<br />
mạng trên biển và vào năm 1980 các quốc gia thành viên tham gia công ước SOLAS<br />
bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn về hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải quốc tế<br />
GMDSS đã được áp dụng rộng rãi trên lĩnh vực giao thông vận tải hàng hải của nhiều<br />
quốc gia.<br />
2.1.2 Các tiêu chuẩn về thiết bị dẫn đường hàng hải của IEC<br />
Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC) có ban kỹ thuật TC 80 đưa ra các tiêu<br />
chuẩn sử dụng trong nghiệp vụ dẫn đường hàng hải. Thành lập năm 1980, Ủy ban kỹ<br />
thuật IEC TC 80 đã đưa ra các thao tác và các yêu cầu thực hiện cùng với các phương<br />
pháp thử nghiệm đối với các hệ thống và thiết bị thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng<br />
hải. Ủy ban này cung cấp các tiêu chuẩn được chấp nhận bởi chính phủ vì thích hợp<br />
cho yêu cầu của tổ chức hàng hải quốc tế SOLAS. TC 80 thực hiện được điều này<br />
bằng cách bảo đảm rằng nó có các đại diện từ ngành công nghiệp, người sử dụng,<br />
chính phủ và các tổ chức chứng thực. Hiện nay đang có 20 quốc gia thành viên tham<br />
gia trong ủy ban này và có sự liên kết với tất cả các tổ chức hàng hải quốc tế. IEC TC<br />
80 có hai tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến thiết bị ra đa hàng hải sử dụng trên tàu<br />
non-SOLAS, đó là:<br />
IEC 62252 – Thiết bị, hệ thống thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng hải: Rađa cho các thuyền nhỏ không tuân thủ chương V của công ước SOLAS – Các<br />
yêu cầu thực hiện, phương pháp đo và các kết quả đo yêu cầu (Maritime<br />
navigation and radiocommunication equipment and systems -Ra-đa for craft not<br />
in compliance with IMO SOLAS Chapter V - Performance requirements,<br />
methods of test and required test results). Tiêu chuẩn này đã bị IEC thu hồi năm<br />
2013 và cho đến nay chưa có phiên bản thay thế.<br />
IEC 60945- Maritime navigation and radiocommunication equipment and<br />
systems - General requirements - Methods of testing and required test results.<br />
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung cho hệ thống và thiết bị thông tin vô<br />
tuyến và thiết bị vô tuyến dẫn đường hàng hải. Ở đây đưa ra các yêu cầu chung<br />
tổng thể cho tất cả các thiết bị trên tàu như: điều kiện môi trường hoạt động,<br />
<br />
4<br />
<br />
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC<br />
nguồn cung, yêu cầu tương thích điện từ (chỉ có phát xạ dẫn và phát xạ bức xạ<br />
cổng vỏ), không có yêu cầu riêng cho loại thiết bị đặc thù nào.<br />
2.1.3 Các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu - ETSI<br />
Thông tin truyền thông rất cần thiết cho các thủy thủ trong các hoạt động hàng<br />
ngày và cho mục đích an toàn. ETSI chịu trách nhiệm đưa ra một loạt các tiêu chuẩn<br />
kỹ thuật và báo cáo liên quan đến thiết bị vô tuyến và sử dụng hệ thống đường thủy<br />
nội địa và hàng hải.<br />
Công việc của nhóm làm việc ETSI là phải bao hàm được cả các yêu cầu của<br />
quốc tế và của châu âu, do đó viện đã làm việc chặt chẽ với tổ chức hàng hải quốc tế,<br />
bộ phận thông tin vô tuyến của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU-R) và Ủy ban châu<br />
Âu và các tổ chức khác để đảm bảo các sản phẩm của ETSI phù hợp với các quy định<br />
và công ước khác về hàng hải.<br />
2.1.3.1 Các thiết bị vô tuyến hàng hải không thuộc quy định của công ước SOLAS<br />
Công ước SOLAS yêu cầu các tàu vận tải hành khách lớn và các tàu chiến lớn<br />
cần phải mang một số tiết bị cụ thể cho mục đích an toàn. Tuy nhiên, các thiết bị tương<br />
tự cộng thêm một số thiết bị khác mà công ước SOLAS không quy định mà các tàu<br />
nhỏ khác sử dụng. Mặt khác, các tàu nhỏ này cũng có thể mang theo các loại thiết bị<br />
vô tuyến thông dụng khác nhưng Công ước SOLAS không quy định.<br />
Những thiết bị vô tuyến không được IMO quy định thì lại được Chỉ thị R&TTE<br />
quy định. Đây là một cách tiếp cận mới của Chỉ thị này, dựa trên “các chuẩn hài hòa”<br />
được tổ chức tiêu chuẩn châu âu công nhận. ETSI có thể được sử dụng để minh họa sự<br />
phù hợp với các yêu cầu đặc biệt của chỉ thị này.<br />
ETSI sản xuất tiêu chuẩn Châu Âu cho các thiết bị thông tin nằm trong phạm vi<br />
của Chỉ thị về thiết bị hàng hải và Chỉ thị dịch vụ thông tin đường sông. Và cũng tạo ra<br />
các chuẩn hài hòa cho truyền thông, ra đa và các thiết bị dẫn đường thuộc phạm vi của<br />
Chỉ thị R&TTE . Do đó, với những thiết bị này, ETSI đã phát triển các tiêu chuẩn<br />
thuộc nhiều phần:<br />
Phần 1 bao gồm các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị<br />
Phần 2 là chuẩn hài hòa, những yêu cầu trong phần 1 là cần thiết để sử dụng<br />
hiệu quả phổ tần tránh các nhiễu có hại (điều 3.2 của chỉ thị)<br />
Phần 3, là một tiêu chuẩn hài hòa, chỉ ra các yêu cầu cần thiết để đảm bảo tiếp<br />
cận các dịch vụ mới nổi (Điều 3.3 của chỉ thị)<br />
Nếu thiết bị được sản xuất phù hợp với phần 2 và phần 3 (nếu có), nhà sản xuất có thể<br />
tuyên bố sự phù hợp với các yêu cầu cần thiết có liên quan của chỉ thị R & TTE.<br />
5<br />
<br />