Báo cáo tốt nghiệp: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay”
lượt xem 40
download
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 nước đang áp dụng chế độ thuế giá trị gia tăng,một chế độ thuế gián thu cơ bản và đặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, đem lại số thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu Ngân sách nhà nước.Do vậy,trong hệ thống pháp luật thuế,pháp luật về thuế giá trị gia tăng có vị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay”
- Báo cáo tốt nghiệp “Các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay” 1
- Mục lục “Các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay” ............................................ 1 Lời m ở đầu ........................................... 4 Chương I ............................................ 7 N hững vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc và ...................... 7 I./ Khái niệm, bản chất và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng ........... 7 2.Bản chất ........................................... 9 3.Đặc điểm .......................................... 10 II./ Mô hình pháp luật thuế giá trị gia tăng ...................... 11 1.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT .......................... 11 1.2.Căn cứ tính thuế GTGT .............................. 14 1.3.Phương pháp tính thuế GTGT ......................... 17 G iá trị gia tăng = Tiền công + Lợi nhuận....................... 17 1.4.Vấn đề quản lý thu,nộp thuế GTGT ...................... 20 1.4.2.Về vấn đề nộp thuế ................................. 21 Có hai hình thức nộp thuế : ............................... 21 Có hai cơ chế nộp thuế : ................................. 21 1.4.3.Về vấn đề hoàn thuế và khấu trừ thuế ..................... 22 Tính chất của hoàn thuế : ................................ 22 2.2.Hiệu quả pháp luật thuế GTGT .......................... 27 C hương II .......................................... 32 I./ Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng..................... 32 1.Các kết quả đạt được ................................. 33 2.Các tồn tại ......................................... 41 2.2.Các quy định về căn cứ tính thuế ......................... 42 2.3.Các quy định về phương pháp tính thuế ..................... 44 2.4.Các quy định về khấu trừ thuế,hoàn thuế .................... 44 2.5.Các quy định về quy định quản lý hoá đơn ................... 45 2.7.Các quy định về quản lý thu,nộp thuế GTGT .................. 46 II./ Thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng ..................... 48 C hương III.......................................... 59 Các biện pháp bảo đảm nâng cao .......................... 59 I./ Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ................. 59 2.2.Thuế suất ......................................... 61 2
- 2.3.Phương pháp tính thuế ................................ 63 2.4.Các quy định về miễn giảm thuế.......................... 63 2.5.Các quy định về hoá đơn chứng từ ........................ 64 3.6.Các quy định về khấu trừ và hoàn thuế ..................... 65 3.7.Các quy định về quản lý thuế ............................ 67 2.Tổ chức lại lực lượng cán bộ thuế ......................... 70 4.Tăng cường công tác quản lý hoá đơn,chứng từ ............... 73 Kết Luận .......................................... 77 3
- Lời mở đầu Theo thố ng kê của Quỹ tiền tệ quố c tế (IMF) thì hiện nay trên thế giới có kho ảng hơn 100 nước đ ang áp d ụng chế độ thuế giá trị gia tăng,một chế độ thuế gián thu cơ bản và đ ặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, đem lại số thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu Ngân sách nhà nước.Do vậy,trong hệ thố ng pháp luật thuế,pháp luật về thuế giá trị gia tăng có vị trí rất quan trọng. V iệc áp dụng chế độ thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam thay thế cho chế độ thuế doanh thu trong thời gian qua có tác độ ng nhiều mặt đến đời sống kinh tế – x ã hội.Qua ba năm thực hiện,bên cạnh những thành công bước đ ầu và những giá trị kinh tế – xã hội đáng ghi nhận của chế độ thuế giá trị gia tăng đã chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn và sự cần thiết của việc áp dụng chế độ thuế này. Mặt khác,thực tiễn áp dụng chế độ thuế GTGT bộc lộ những b ất cập trong các quy định của pháp luật đã gây ra những vướng mắc khi áp dụng,đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế – x ã hộ i chưa cao,hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp,sự suy giảm kinh tế do những tác động và ảnh hưởng hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực,cùng với thiên tai liên tiếp diễn ra đã càng tạo ra nhiều khó khăn hơn trong việc triển khai áp dụng trên thực tế.Đ iều đó đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về thuế G TGT từ đó rút ra những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được nhằm mục đích sửa đổi,bổ sung các văn bản pháp luật về thuế GTGT để nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng,đáp ứng những yêu cầu của đời sống kinh tế luôn luôn vận động và phát triển. 4
- Tuy nhiên,bản thân pháp luật và chất lượng của nó không thể tự thể hiện trong đời số ng xã hội mà phải thông qua cơ chế b ảo đảm thực hiện.Do đó,để đảm bảo phát huy vai trò của chế độ thuế G TGT thì cùng với việc hoàn thiện pháp luật cần thiết phải hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện.Mối liên hệ giữa pháp luật về thuế GTGT và cơ chế bảo đảm thực hiện đ ặt ra yêu cầu là cần nghiên cứu làm sáng tỏ những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả p háp luật thuế giá trị gia tăng từ đ ó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng. Đ ến nay ở nước ta,đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,hội thảo,bàn luận về thuế giá trị gia tăng,trong số các công trình nghiên cứu đ ó có các công trình nghiên cứu điển hình là : Báo cáo khảo sát về thuế giá trị gia tăng ở các nước Pháp,Thuỵ Đ iển,Trung Quốc…(Tổ ng cục thuế,Bộ tài chính,1993);Mô hình áp dụng thuế giá trị gia tăng ở V iệt Nam (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tổng cục thuế,Bộ tài chính năm 1993);Báo cáo tổng kết công tác triển khai thực hiện Luật thuế mới(Tổ ng cục thuế,Bộ các tài chính,5/2000);Một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành… V ới mong muốn góp sức vào việc nghiên c ứu làm sáng tỏ thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế GTGT,tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay” . V ới đề tài trên,tác giả luận văn không mô tả lại toàn bộ những nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng,mà việc nghiên cứu nhằm đ ánh giá thực trạng pháp luật về thuế giá trị gia tăng ,hiệu quả p háp luật thuế giá trị gia tăng và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng.Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và phát hiện những vướng mắc trong áp dụng và nguyên nhân của nó từ đó kiến nghị những biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả p háp luật thuế giá trị gia tăng. 5
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp,đối chiếu,so sánh.Phương pháp phân tích,so sánh,đối chiếu được sử d ụng nhằm làm sáng tỏ các khái niệm,các vấn đề đ ặt ra trong các quy đ ịnh và thực tiễn áp d ụng pháp luật thuế giá trị gia tăng .Phương pháp phân tích tổng hợp đ ược sử dụng chủ yếu để đưa ra những nhận xét mang tính chất khái quát hoá từ đó luận chứng cho những kiến nghị thích hợp. V ề mặt bố cục,ngoài lời m ở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo thì Luận văn được chia làm ba chương : Chương I : N hững vấn đ ề lý luận cơ bản về cấu trúc và hiệu quả pháp luật của thuế giá trị gia tăng Chương II : Thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Chương III : Các biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả pháp luật thuế giá trị gia tăng 6
- Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc và hiệu quả pháp luật của thuế giá trị gia tăng I./ Khái niệm, bả n chấ t và đặc điểm của thuế giá trị gia tă ng 1.Khái niệm thuế giá trị gia tăng Cùng với sự ra đ ời của nhà nước,sự xuất hiện của thuế như là m ột sự đảm bảo cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước,bởi thuế là một nguồn thu quan trọng nhất của nhà nước,là cơ sở để đảm bảo chi cho ngân sách nhà nước. Thuế được nghiên cứu dưới rất nhiều giác độ khác nhau.ở giác độ KT – TC,thuế thường đ ược hiểu là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đ ích công cộng. Còn d ưới giác độ pháp lý,thuế là nghĩa vụ p háp lý của các tổ chức và cá nhân phải chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào Ngân sách nhà nước khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành do luật thuế quy đ ịnh. Thực tiễn ở các nước cho thấy,việc có áp dụng thuế GTGT hay không là tuỳ thuộc vào đ iều kiện riêng của từng nước.Đ a số nước áp dụng thuế G TGT là do hệ thống thuế cũ không còn phù hợp nữa.Mộ t số nước có nền kinh tế phát triển nhưng chưa áp dụng thuế GTGT như Mỹ,úc.Các nước này chưa áp dụng thuế G TGT lý do chính là họ đ ã có thuế doanh thu đ ánh vào khâu bán lẻ,là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,vì vậy không bị đánh trùng thuế.Cách thu thuế này đ ược thu theo từng bang đã có nề nếp và thói quen,đang hoạt độ ng tốt.N ếu ban hành thêm thuế GTGT áp dụng trên toàn liên bang thì phải thay đổi lại hệ thố ng thuế của các bang,điều này sẽ rất phức tạp cho nên họ chưa áp dụng. 7
- Cũng theo kinh nghiệm của các nước áp dụng thuế GTGT thì thuế doanh thu có nhược điểm cơ bản là thu thuế trùng lặp qua m ỗi lần bán hàng;đ ối với cùng một m ặt hàng nếu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau,thì số thuế phải nộp khác nhau(do một cơ sở sản xuất thuế phải nộp một lần;do nhiều cơ sở sản xuất thì qua mỗi cơ sở đều phải nộp làm số thuế nộp tăng)không phù hợp với cơ chế thị trường,chưa khuyến khích đầy đủ cho sản xuất hàng xuất khẩu;nhiều thuế suất nhưng tiêu thức sắp x ếp các mặt hàng,dịch vụ vào từng thuế suất cụ thể rất khó xác định rõ ràng,chính xác,dễ dẫn đến việc thắc mắc về thuế và lợi d ụng để trốn thuế,lách thuế.Do đó,nhằm khắc phục những nhược điểm trên của thuế doanh thu,các nước đã chuyển sang áp dụng thuế GTGT (theo tiếng Anh viết là Value Added Tax và viết tắt là VAT). Thuế GTGT là thuế gián thu được thu trên giá trị tăng thêm ở từng khâu của quá trình kinh doanh(đố i tượng nộp thuế sẽ tính số thuế giá trị gia tăng phát sinh khi bán hàng, và được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đã nộp khi mua hàng hoá vật tư,chỉ phải nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước).Thuế G TGT đã được áp dụng thống nhất đ ối với các loại hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước nhằm đảm bảo tính nhất quán của thuế G TGT. Đối tượng tính thuế GTGT là giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ.”Giá trị gia tăng “ là giá trị mà người sản xuất kinh doanh làm tăng thêm vào giá nguyên vật liệu hay hàng hoá mua vào trước khi bán ra sản phẩm hay dịch vụ mới.Về b ản chất kinh tế,đó là chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đ ầu vào do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất,lưu thông. V ề mặt nguyên tắc,nhà nước chỉ đ ánh thuế vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá,dịch vụ.Tuy vậy,cách hiểu “thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm”chỉ đúng khi xét trên góc độ mỗ i công đoạn sản xuất hay lưu 8
- thông.Trên thực tế,thuế G TGT được tính theo một tỷ lệ n hất đ ịnh trên toàn bộ giá hàng hoá d ịch vụ cuối cùng đến người tiêu dùng.Như vậy tên gọi “thuế G TGT” hoàn toàn không phải với ý nghĩa là loại thuế chỉ đánh khi phát sinh giá trị tăng thêm mà nó thể hiện phương pháp thu thuế theo phần trên giá trị gia tăng của hàng hoá,d ịch vụ ở từng công đo ạn sản xuất hoặc lưu thông(đ iều này cũng giải thích cho việc ở khâu nhập khẩu,thuế GTGT đánh trên toàn bộ giá trị hàng chứ không xác định trên giá trị tăng thêm).Thuế G TGT do tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp được xác định trên “giá trị” p hát sinh thêm qua mỗ i khâu từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng.Giá trị tăng thêm đó đ ược xác định bằng hiệu số giữa giá trị b án ra ở cuối mỗi khâu với giá trị mua vào ở đầu mỗ i khâu.Tuy nhiên tổng số thuế GTGT mà tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp cho các công đoạn từ sản xuất đến chu kỳ lưu thông cuối cùng đúng b ằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 2.Bản chất V ề bản chất,thuế GTGT là m ột loại thuế gián thu,là loại thuế mà nhà nước sử dụng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá,d ịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất,kinh doanh hàng hoá,dịch vụ.Tính gián thu của thuế GTGT thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất.Người nộp thuế là tổ chức hay cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hoá,dịch vụ thuộc diện đối tượng chịu thuế,còn người chịu thuế chính là người tiêu dùng nên người nộp thuế chỉ là người nộp thay cho người chịu thuế. K hi nói thuế GTGT do người tiêu dùng chịu,có nghĩa là tiền thuế mà trên danh nghĩa được trả bởi tổ chức hay cá nhân kinh doanh bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ sẽ đ ược chuyển qua cho người tiêu dùng chịu dưới dạng cộng thêm vào giá bán hàng hoá,d ịch vụ đó. 9
- V ới bản chất thuế GTGT là thuế đánh vào tiêu dùng nên dễ điều chỉnh vì người chịu thuế thường không cảm nhận được đầy đủ gánh nặng của thuế. H ơn nữa,thuế G TGT còn góp phần khuyến khích đầu tư vố n,và kích thích phát triển kinh tế.Bởi vì việc thu thuế của nhà nước không ảnh hưởng tới thu nhập của nhà đầu tư. 3.Đặc điểm Thứ nhất,đố i với thuế doanh thu,Nhà nước đánh thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản xuất lưu thông.Do đó,nếu các sản phẩm chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế N hà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu.Còn đối với thuế GTGT,nhà nước chỉ đ ánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất lưu thông,như vậy tổng số thuế G TGT mà nhà nước thu được không tăng thêm qua các khâu sản xuất,lưu thông. Thứ hai,thuế G TGT có tính trung lập,có nghĩa là về m ặt lý thuyết thuế G TGT không phải là m ột yếu tố trong chi phí của doanh nghiệp.Nó không làm ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá,vì khi nó phải nộp b ởi doanh nghiệp này thì nó cũng được khấu trừ ở doanh nghiệp khác,chỉ có người tiêu dùng cuối cùng mới không được khấu trừ. Thứ ba,hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế.Các khâu sản xuất kinh doanh của một sản phẩm dù được tập trung tại mộ t doanh nghiệp hoặc phân chia cho nhiều doanh nghiệp khác nhau thì tổ ng số thuế Nhà nước thu được luôn bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thứ tư,thuế G TGT có khấu trừ số thuế nộp ở giai đoạn trước.V ề cơ bản,các khâu sản xuất kinh doanh hàng hoá,d ịch vụ trung gian không tạo ra số thu thuế G TGT cho nhà nước,vì số thuế nộp ở những giai đoạn này sẽ được khấu trừ hoặc hoàn lại,cho đến khi sản phẩm cuố i cùng được tiêu dùng. 10
- Như vậy,thuế GTGT vẫn đảm bảo được số thu kịp thời và thường xuyên cho Ngân sách nhà nước do được thu qua từng công đoạn của quá trình từ sản xuất đ ến lưu thông,và lại khắc phục được sự đánh trùng thuế của thuế doanh thu. Thứ năm,áp dụng thuế G TGT tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn về thuế,góp phần chống trốn lậu thuế có hiệu quả.Do việc khấu trừ thuế đ ầu vào phải dựa trên cơ sở hoá đơn chứng từ nên buộc doanh nghiệp phải lưu giữ sổ sách kế toán đầy đủ,hoạt động mua bán phải có hoá đ ơn thì mới được khấu trừ thuế.Doanh thu hay giá bán ra của người bán phải là giá mua vào hay chi phí của người mua nên các đ ơn vị mua và bán không thể thông đồng trốn thuế vì quyền lợi mâu thuẫn nhau. Thứ sáu,ngoài những đặc điểm trên,việc quản lý thu thuế GTGT khá phức tạp. Để thu thuế đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất và chặt chẽ hoạt độ ng sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế phải được tăng cường.Yêu cầu cơ bản là các doanh nghiệp phải ghi chép sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ,minh bạch.Công việc kiểm soát tờ khai thuế của đố i tượng nộp thuế chi phí rất lớn và đòi hỏi phải được điện toán hoá.Quản lý không chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng số thuế khấu trừ và hoàn thuế cao hơn so với số thu được của Nhà nước. II./ Mô hình pháp luậ t thuế g iá trị gia tăng 1.Cấu trúc pháp luật thuế giá trị gia tăng 1.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT V ới bản chất là thuế gián thu,thuế G TGT không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sả n của người nộp thuế mà đ ánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ,điều đó có nghĩa là ba khái niệm “đối tượng chịu thuế “, “đối tượng nộp thuế” và “người chịu thuế” không đồng nhất với nhau.Do vậy,việc phân biệt ba khái niệm trên là rất quan trọng về p hương diện pháp lý. 11
- Người chịu thuế G TGT là người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá,dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT.Người tiêu dùng cuối cùng là người sử dụng hàng hoá,dịch vụ không vì mục đ ích tạo ra hàng hoá,dịch vụ khác và làm cho hàng hoá,dịch vụ đó thoát ra khỏi chu trình lưu thông.Vì vậy,người chịu thuế G TGT không bị ràng buộc bởi những điều kiện pháp lý như người nộp thuế G TGT và theo thông lệ người chịu thuế thường không được quy định trong luật thuế,mặc dù họ là người đã phải chuyển mộ t phần tài sản thuộ c quyền sở hữu của mình vào Ngân sách nhà nước khi thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hoá,dịch vụ chịu thuế G TGT. Đối tượng nộp thuế G TGT là những cá nhân,tổ chức có ho ạt độ ng sản xuất,kinh doanh hay nhập khẩu hàng hoá,kinh doanh dịch vụ thuộ c đố i tượng chịu thuế.Như vậy,đối tượng nộp thuế bao trùm lên hầu hết mọi đối tượng sản xuất kinh doanh và không chỉ bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước mà còn bao gồm cả các tổ chức,cá nhân nước ngoài có hoạt độ ng sản xuất,kinh doanh hay nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tại nước đánh thuế. Tuy nhiên,ở nhiều nước,đ ể đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thu thuế G TGT,đối với đại bộ p hận các cá nhân,tổ chức sản x uất,kinh doanh ở quy mô nhỏ không áp dụng thuế GTGT mà áp dụng chế độ thuế khoán.Diện miễn thuế G TGT áp d ụng cho những đối tượng kinh doanh nhỏ có doanh thu hàng năm dưới m ức quy định (ví dụ : 200.000 pê xô ở Philipines; 200.000 Sek ở Thuỵ Đ iển; 30.000 Đô la Canada ở Canada; 100.000 DKK ở Đan Mạch; 1000.000 Đô la Singapore ở Singapore; 600.000 bạt ở Thái Lan ….).Quy định không áp d ụng thuế GTGT mà áp dụng chế độ thuế khoán với mộ t số đối tượng trên có tác dụng làm giảm gánh nặng quản lý thu thuế đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ.Vì các đố i tượng này trong kinh doanh,việc thực hiện 12
- chế độ sổ sách kế toán thường không đảm bảo và chi phí quản lý thu thuế G TGT thường không hiệu quả so với số thu được. Trong giai đoạn chuyển đổi từ thuế doanh thu sang áp dụng thuế G TGT,các nước thường có ba hình thức triển khai áp dụng thuế GTGT : Thứ n hất,áp dụng thuế GTGT toàn bộ,có nghĩa là áp d ụng đối với các đố i tượng nộp thuế hoạt độ ng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất,kinh doanh,bán buôn và bán lẻ.Đ iển hình áp dụng hình thức này là các nước : Thuỵ Đ iển,Pháp,Thái Lan,Hungari. Thứ hai,áp dụng thuế G TGT từng phần,tức là áp d ụng đến từng khâu của quá trình luân chuyển sản phẩm hàng hoá.Ví dụ như Inđônêxia,Nhà nước ban hành đạo luật từ năm 1983,nhưng do trình độ q uản lý của cán bộ ngành thuế và nhận thức của người nộp thuế nên đến 1985,đạo luật thuế mới đ ược thi hành và thực hiện theo từng bước như sau : N ăm 1985 : Đối tượng nộp thuế là những người sản xuất N ăm 1989 : Mở rộng phạm vi áp dụng đối với các đại lý bán buôn N ăm 1993 : Mở rộng phạm vi áp dụng đối với các đại lý bán lẻ. Thứ ba,thực hiện thí điểm thuế GTGT đố i với một số ngành,điển hình áp dụng hình thức này là Trung Quốc : Bước thí điểm chỉ áp dụng đối với các sản phẩm : Xe ô tô,tàu biển,năm 1984 mở rộng diện áp dụng đối với các sản phẩm xe đạp,quạt điện,kim khí,máy móc thiết bị,phụ tùng,động cơ,thép.Năm 1986 m ở rộng diện đố i với các sản phẩm công nghiệp nhẹ,vật liệu xây dựng,khoáng sản,kim loại. Q ua tổng kết đ ánh giá của các nước,trong ba hình thức tiến hành thuế G TGT thì hình thức áp dụng mang tính đồng loạt là hiệu quả nhất.Tuy nhiên,hình thức này đ òi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ về luật,các văn b ản hướng dẫn dưới luật,trình độ hiểu biết của người nộp thuế,trình độ quản lý của cơ quan thuế,chứng từ hoá đơn,ý thức chấp hành pháp luật…Hình thức áp 13
- dụng thuế GTGT ở từng khâu kết quả bị hạn chế,còn hình thức áp dụng thí điểm ở phạm vi hẹp,ở một số ngành là không đem lại kết quả. Theo thông lệ chung của các nước áp dụng thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng nộ i địa bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu.V ề đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ,các nước có quy định khác nhau,thường là những hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng phục vụ thiết yếu cho con người và phục vụ cho lợi ích công cộng xã hộ i và an ninh quốc phòng không nhằm m ục đích kinh doanh vì lợi nhuận.Số lượng nhóm hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế tuỳ theo luật của từng nước quy định.Ví dụ : ở Đ ài Loan quy đ ịnh 30 nhóm hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế;ở Inđônêxia quy đ ịnh có 15 nhóm hàng hoá,d ịch vụ không chịu thuế;ở H ungari quy định có 5 nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế. 1.2.Căn cứ tính thuế GTGT Về g iá tính thuế G TGT có hai cách xác đ ịnh như sau : Cách thứ nhất,giá tính thuế là giá đ ã bao gồ m thuế GTGT.Ví dụ như ở Pháp, thuế GTGT được tính vào giá bán và là yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm hàng hoá.Có nghĩa là thuế được tính trên giá bán đ ã bao gồm thuế. Cách thứ hai,giá tính thuế là giá chưa bao gồ m thuế.Cách tính này áp dụng ở hầu hết các nước.Cách tính này làm cho bên mua và bên bán thấy rõ ràng hơn giá chưa có thuế và số thuế GTGT. Trong trường giá thực và giá ghi trên hoá đ ơn,chứng từ có sự khác biệt thì xét về phương diện pháp lý chừng nào chưa chứng minh được giá ghi trên hoá đơn chứng từ là không phù hợp với giá thực thì vẫn phải d ựa vào giá ghi trên hoá đơn chứng từ để xác định phạm vi mức độ nghĩa vụ thuế G TGT.Còn ngược lại, nếu chứng minh được thì phải dựa vào giá thực để xác định mức độ nghĩa vụ thuế G TGT đồng thời chủ thể vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi gian lận của mình. 14
- Thời đ iểm tính thuế thông thường được xác định khi một trong các yếu tố sau phát sinh : giao hàng,chuyển giao quyền sở hữu,nhận thanh toán,phát hành hoá đơn GTGT,sử dụng hàng hoá,dịch vụ.Nhưng thông thường đối với hàng hoá là khi hàng hoá được bán,còn đối với dịch vụ là khi người cung cấp dịch vụ nhận được tiền trả cho dịch vụ. Thuế suất là đại lượng xác định mức độ,phạm vi nghĩa vụ nộ p thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế.Hay nói cách khác thuế suất là định mức thu thuế(mức thuế phải thu)trên mộ t đơn vị của đối tượng chịu thuế.Đ ây chính là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.Vì vậy, việc xác định thuế suất phải quán triệt được quan điểm vừa coi trọ ng lợi ích chung của quốc gia vừa phải chú ý đ ến lợi ích của người nộp thuế. Mỗi nước tuỳ vào đ ặc đ iểm kinh tế – xã hộ i và chế độ thu thuế doanh thu trước đó mà có các quy định về thuế suất thuế GTGT cho phù hợp.Hầu hết các nước đều áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu.Đối tượng áp dụng thuế suất 0% được thoái trả lại số thuế GTGT đã chịu trên hàng hoá đầu vào.Biện pháp này được đánh giá là hữu hiệu nhất đố i với việc khuyến khích xuất khẩu.Cũng có một số nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng và dịch vụ khác như Thuỵ Điển(đối với báo chí xuất bản hàng ngày,xăng máy bay phản lực),Canada(đối với lương thực,thực phẩm,các d ịch vụ tài chính quốc tế).Bên cạnh đó,cũng có nước không áp dụng thuế suất 0% như Đan Mạch và Trung Quố c. H iện nay ở các nước hai loại cơ cấu thuế suất thuế GTGT : Thứ nhất,loại hình áp dụng một thuế suất(không kể thuế suất 0% áp dụng với xuất khẩu và một số mặt hàng thiết yếu) : Theo thống kê thì trong số 100 nước thì có 44 nước áp dụng thuế GTGT với cơ chế một thuế suất,trong đó Đan Mạch là một nước có mức thuế suất cao nhất(32%);Nhật,Singapore là nước có mức thuế suất thấp nhất(3%). 15
- Thứ hai,loại hình áp dụng nhiều thuế suất(không kể thuế suất 0%) : N goài các nước áp dụng mộ t thuế suất,các nước còn lại áp dụng thuế GTGT với nhiều m ức thuế suất và số lượng thuế suất khoảng từ 2 đến 5 thuế suất(trường hợp Côlômbia 5 thuế suất);thuế suất thấp nhất là 1% (Bỉ,Thổ Nhĩ K ỳ),2%(Hàn Quốc) và thuế suất cao nhất là 50%(Senegal),45% (Trung Q uốc),38%(ý) và 36%(Hy Lạp).Phần lớn các nước áp dụng cơ chế 3 thuế suất,chỉ mộ t số nước áp dụng cơ chế 5 thuế suất(Bỉ và Côlômbia),cơ chế 4 thuế suất(ý),cơ chế 2 thuế suất(Đức và Nhật).Với các nước áp dụng cơ chế nhiều thuế suất,thì m ức thuế suất tiêu chuẩn đ ược áp dụng cho hầu hết các hàng hoá,dịch vụ.Mức thuế suất thấp nhất đ ược áp d ụng cho các hàng hoá dịch vụ thiết yếu,cần khuyến khích.Còn mức thuế suất cao nhất được áp d ụng cho hàng hoá,dịch vụ cần hạn chế. Trong hai d ạng cơ chế trên thì cơ chế một thuế suất được coi là cơ chế lý tưởng,nhiều ưu điểm.Theo như ý kiến không chính thức của Phòng thương mại Đức trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT đã cho rằng khoảng 80% sự phức tạp tạo ra đối với doanh nghiệp là do áp d ụng cơ cấu nhiều thuế suất1.Các nước đều cố gắng giảm số lượng thuế suấ t áp dụng,như nước Anh ban đầu chuyển từ cơ chế một thuế suất sang hai thuế suất rồi lại phải quay trở lại áp dụng cơ chế một thuế suất thố ng nhất. Cơ chế nhiều thuế suất chỉ đạt được hiệu quả ở giai đoạn đầu khi chuyển từ chế độ thuế doanh thu(nhiều m ức thuế suất)sang áp dụng chế độ thuế GTGT, nhưng cơ chế này có nhược đ iểm,đó là không đ ảm bảo sự bình đẳng,công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác nhau,bởi vì cùng một giá trị tăng thêm nhưng ở mỗi ngành nghề khác 1 Theo”The Value – Added Tax,the UK position and the European experience”,trang 9,David Stout 16
- nhau lại áp dụng mức thuế suất khác nhau do đó số thuế phải nộp cao thấp khác nhau. N goài việc phản ánh đ úng chính sách thuế trong việc xác định số lượng thuế suất và mức thuế suất thì pháp luật thuế GTGT cần xác định thật rõ ràng các tiêu chí để phân định danh mục hàng hoá,d ịch vụ trong biểu thuế, làm thế nào để một mặt hàng hay d ịch vụ chỉ có thể áp dụng vào mộ t loại thuế suất chứ không thể là hai hoặc ba mức.Đây là nội dung hết sức quan trọng về phương diện pháp lý để xác định đúng phạm vi mức độ của nghĩa vụ thuế G TGT. 1.3.Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp tính thuế G TGT là những cách thức tính toán số thuế G TGT phải nộ p của các đối tượng nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Đ ể tính số thuế G TGT mà tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp được xác định trên cơ sở căn cứ tính thuế(thu nhập,doanh thu,giá trị tài sản,vốn….) và áp dụng thuế suất đố i với giá trị đó.Giá trị gia tăng có thể đ ược tính bằng hai cách : G iá trị gia tăng = Tiền công + Lợi nhuận hay Giá trị gia tăng = Giá đầu ra – Giá đầu vào Như vậy nếu gọi t% là thuế suất thì ta có thể có bốn cách tính thuế GTGT như sau1 : 1)Thuế GTGT = t x(tiền công + lợi nhuận) (phương pháp cộng trực tiếp) 2)Thuế G TGT = t x(tiền công) + t x(lợi nhuận) (phương pháp cộng gián tiếp) 3)Thuế GTGT = t x(Giá đầu ra – Giá đầu vào) (phương pháp trừ trực tiếp) 1 Xem “Thuế giá trị gia tăng”,Tài liệu tham khảo,Bộ Tài Chính,1993.Tr3 – Tr5 17
- 4)Thuế GTGT = t x(Giá đ ầu ra) – t x(Giá đầu vào) (phương pháp trừ gián tiếp) Trong bố n phương pháp trên thì phương pháp 1 và 3 là các phương pháp kế toán,vì vậy cần phải xác định được lợi nhuận,giá đầu ra và đầu vào của từng kỳ nộ p thuế.Trên thực tế,điều này là rất phức tạp,nhất là đối với trường hợp nhiều nguyên vật liệu đầu vào khác nhau,mức tiêu hao khác nhau và còn phải chia doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm có thuế suất áp dụng khác nhau.Các cách tính này không áp dụng được nếu sử dụng thuế G TGT có nhiều thuế suất.Vì vậy,các phương pháp này chỉ tồ n tại về mặt lý thuyết.Phương pháp 2 cũng là phương pháp lý thuyết vì việc phải xác định lợi nhuận kịp thời là không khả thi. Thực tế áp dụng thuế GTGT ở các nước cho thấy chỉ có phương pháp thứ tư là mang tính thực tế hơn cả.Bởi vì,chỉ cần xác định tổng số thuế nộp trên doanh thu bán ra và tổng số thuế nộp trên hàng hoá d ịch vụ mua vào(bất kể thuế suất áp dụng là bao nhiêu),chênh lệch giữa hai tổng trên chính là số thuế phải nộ p vào cuối kỳ.Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu trừ hay phương pháp hoá đơn,nhờ đó có thể dễ dàng tính được nghĩa vụ thuế một cách kịp thời theo từng tháng,từng quý hoặc từng năm,và cho phép áp d ụng nhiều loại thuế suất. ở các nước đã thực hiện thuế G TGT hiện nay áp d ụng mộ t trong hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ theo hoá đơn và phương pháp tính chênh lệch theo báo cáo kế toán. Theo phương pháp khấu trừ theo hoá đơn thì số thuế phải nộp b ằng số thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào.N ếu kết quả là một số dương thì đó là số thuế GTGT phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong tháng đó,nếu kết quả là mộ t số âm thì được chuyển bù trừ vào số thuế G TGT phải nộp của tháng sau ho ặc đề nghị cơ quan thuế hoàn lại theo quy đ ịnh của pháp luật. 18
- Trong phương pháp khấu trừ,số thuế đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá bán ra nhân với thuế suất(được ghi trên hoá đơn GTGT đầu ra),còn số thuế đầu vào được tính bằng giá tính thuế của hàng hoá mua vào nhân với thuế suất (cũng được ghi trên hoá đ ơn). V iệc xác định nghĩa vụ thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoàn toàn loại trừ khả năng tính thuế chồng lên thuế, vì vậy hầu hết các nước đ ều áp dụng phương pháp này.Sở dĩ vậy, bởi vì : Thứ nhất,tính thuế dựa vào hoá đơn đảm bảo xác định thuế có cơ sở và có căn cứ để kiểm tra thuế bởi giá tính thuế,thuế suất cũng như số thuế p hải nộp được ghi rất rõ ràng trên hoá đơn. Thứ hai,có thể áp dụng chính sách thuế với nhiều thuế suất(nếu thu thuế theo phương pháp tính chênh lệch theo báo cáo kế toán chỉ có thể áp dụng 1 thuế suất) Thứ ba,có thể tính thuế GTGT thu thuế theo thời gian ấn định một tháng,một quý thậm chí là một năm. Phương pháp thu thuế GTGT trên chênh lệch theo báo cáo kế toán : Phương pháp này xác định thuế p hải d ựa vào số liệu báo cáo kế toán của đơn vị. áp dụng phương pháp này sẽ nảy sinh những vấn đề sau : Thứ nhất,các xí nghiệp coi thuế GTGT chỉ là thuế bổ sung đánh vào lợi nhuận,còn các nhân viên của họ thì coi đó là lại thêm một thứ thuế nữa đánh vào quỹ tiền lương. Thứ hai,báo cáo chỉ kết thúc một lần trong năm,vậy là tất cả các kho ản thanh toán thuế GTGT phải dựa vào số quyết toán năm. Thứ ba,khó kiểm tra thuế phải nộp từng kỳ so với phương pháp sử d ụng hoá đơn và không có cơ sở để tiến hành các cuộc kiểm tra chéo thuế giữa đơn vị mua và bán. 19
- Mô hình thuế G TGT Nhật Bản đ ược sử d ụng theo phương pháp này 1/4/1989 : Thu thuế GTGT trên cơ sở báo cáo kế toán với một thuế suất là 3% và đã quyết định điều chỉnh lên 5% để thi hành từ tháng 4/1997.Nhật Bản không phát hành hoá đơn áp d ụng riêng đối với thuế GTGT vì các doanh nghiệp phản ứng,theo phương pháp tính thuế hiện hành các doanh nghiệp tự tính và nộp thuế.Các doanh nghiệp nhỏ không phải nộp thuế GTGT. Trong thực tế vận hành thuế GTGT tại các nước phát triển,luật chỉ quy định duy nhất một phương pháp tính thuế G TGT là : Thuế G TGT phải nộp bằng thuế GTGT thu khi bán hàng trừ đi thuế GTGT phải trả khi mua hàng theo từng kỳ hạch toán.V ề b ản chất đây chính là phương pháp khấu trừ. 1.4.Vấn đề quản lý thu,nộp thuế GTGT 1.4.1.Về đăng ký thuế Sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế GTGT là sự ra đời,thay đổ i hoặc chấm d ứt của chủ thể kinh doanh.Thời điểm phát sinh nghĩa vụ này được xác đ ịnh kể từ ngày đối tượng nộp thuế đ ược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Khoảng thời gian mà đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế,được gọi là thời hạn thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế,khoảng thời gian này tuỳ vào sự quy định pháp luật của mỗi nước,song đều lấy thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tính thời hạn thực hiện nghĩa vụ đ ăng ký thuế.Kết quả của đăng ký thuế là mỗ i một đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế. V iệc đăng ký thuế phải tuân theo quy trình sau : Các đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đầu tiên là đăng ký thuế tại các cơ q uan thuế địa phương nơi đ ặt trụ sở hoặc nơi cư trú của mình theo mẫu thống nhất do cơ quan thuế cung cấp.Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký nộp thuế cho đố i tượng nộp thuế.Trong giấy chứng nhận có số đăng ký thuế G TGT quy định riêng cho đối tượng nộp thuế đó.Ngoài cách thông thường là quy định số 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty CPXD & PTNT Phú Thọ
50 p | 2734 | 1183
-
Báo cáo tốt nghiệp "Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"
115 p | 1718 | 979
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của Công ty Cổ Phần May 10
84 p | 712 | 299
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Minh Quân giai đoạn 2002 - 2005
60 p | 553 | 168
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nuôi thu sinh khối tảo Nannochloropsis oculata và sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi luân trùng Brachionus plicatlis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển
49 p | 625 | 142
-
Báo cáo tốt nghiệp- Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh KonTum trong giai đoạn hiện nay
72 p | 350 | 111
-
Báo cáo tốt nghiệp:Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Trường Đại học Hải Phòng
62 p | 236 | 91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất
82 p | 304 | 84
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay (Capsicum frutescens L) và biện pháp phòng trừ chúng tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
38 p | 271 | 54
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
69 p | 248 | 46
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp nhằm nâng cao thương hiệu đường Biên Hòa
98 p | 172 | 44
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị bán hàng tại công ty Giầy Thượng Đình
57 p | 128 | 28
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ
47 p | 130 | 23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
80 p | 38 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
79 p | 36 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Biển phúc
126 p | 30 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016)
36 p | 29 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện pháp quản lý rủi ro tại nông trường cao su Hội Nghĩa Bình Dương
70 p | 28 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn