intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài báo cáo này là để đánh giá về hiện trạng môi trường xung quanh, môi trường làm việc và vấn đề an toàn lao động của của công nhân viên trong Nhà máy sản xuất lốp xe Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CAMOPLAST SOLIDEAL VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Cổ Minh Quang Lớp: D17MTSK Khóa: 2017- 2021 Ngành: An toàn sức khỏe môi trường Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Đào Bình Dương, tháng 11 năm 2020 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CAMOPLAST SOLIDEAL VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Lê Thị Đào Cổ Minh Quang Bình Dương, tháng 11 năm 2020 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam” là quá trình tìm hiểu và nghiên cứu từ thực tế và kiến thức của cá nhân tôi. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về bài báo cáo của tôi! Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Người cam đoan Cổ Minh Quang 3
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô ngành Khoa học Môi trường, xin cảm ơn khoa Khoa học Quản Lý. Những người đã tận tình truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại. Cảm ơn Thạc Sĩ Lê Thị Đào, người đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm tiểu luận tốt nghiệp. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô về bài tiểu luận này của em. Em xin chân thành cảm ơn! 4
  5. TÓM TẮT Mục đích của bài báo cáo này là để đánh giá về hiện trạng môi trường xung quanh, môi trường làm việc và vấn đề an toàn lao động của của công nhân viên trong Nhà máy sản xuất lốp xe Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam. Môi trường lao động ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của công nhân viên làm việc trong đó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của công nhân viên, chất lượng và số lượng sản phẩm của Công ty. Yếu tố an toàn lao động là yếu tố song hành cùng hoạt động lao động sản xuất của con người, dù họ là ai, ở địa vị xã hội như thế nào và khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động với mục tiêu bảo đảm an toàn cho người tham gia lao động, tránh khỏi yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, doanh nghiệp, xã hội. Đánh giá môi trường lao động tại Nhà máy sản xuất của Công ty Camoplast Solideal là đưa ra những nhận xét và khuyến nghị giải pháp về công tác vệ sinh môi trường làm việc và quản lý an toàn lao động của Công ty sản xuất lốp xe Camoplast Solideal Việt Nam. 5
  6. ABSTRACT The purpose of this article is to assess the actual situation of the surrounding environment, working environment and occupational safety issues of workers in the tire factory Camoplast Solideal Vietnam Co., Ltd. The working environment greatly affects the health of the employees working, which affects the quality of life of the employees, the quality and quantity of the company's products. Labor safety factor is the factor parallel to human production activities, no matter who they are, in any social position and science and technology of labor protection in order to ensure safety. safety for workers, avoid harmful factors arising in the production process, ensure employees' health, create a favorable working environment, contribute to improving labor productivity, improving quality product quality, promoting economic development in families, businesses and society. Evaluating the working environment of the Company to give comments and recommend solutions on the management of occupational environment hygiene and occupational safety of Camoplast Solideal Vietnam Tire Manufacturing Company. 6
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .......................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................2 1.5.1. Lý luận .................................................................................................2 1.5.2. Thực tiễn ..............................................................................................3 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN...............................................................................4 2.1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT .................................................................................................................4 2.1.1. Khái niệm về an toàn lao động và tai nạn lao động .................................4 2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .................................................................................................................4 2.2.1. Yếu tố vi khí hậu ....................................................................................4 2.2.2. Yếu tố vật lý ...........................................................................................6 2.2.3. Các yếu tố về không khí .......................................................................10 2.2.4. Yếu tố con người (Ecgonomi)...............................................................13 1
  8. 2.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CAMOPLAST SOLIDEAL ............14 2.3.1. Giới thiệu về Công ty............................................................................14 2.3.2. Tóm tắt xuất xứ của nhà máy sản xuất lốp xe Camoplast Solideal ........16 2.3.3. Nguyên liệu và nhiên liệu dùng trong sản xuất .....................................16 2.3.4. Sản phẩm và công suất sản xuất của nhà máy .......................................17 CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................18 3.1. TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH CAMOPLAST SOLIDEAL VIỆT NAM ...........................................................18 3.1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất lốp xe đàn hồi (Solid Resilient tires) ............18 3.1.2. Sơ đồ công nghệ xuất lốp xe chịu lực (Solid Pressed on tires) và lốp đúc (Solid Cured on tires) .....................................................................................23 3.2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH CAMOPLAST SOLIDEAL VIỆT NAM .............................26 3.2.1. Hiện trạng hoạt động của công ty..........................................................26 3.2.2. Thu thập số liệu quan trắc chất lượng môi trường .................................27 3.2.3. Xác định các mối nguy hại trong quá trình sản xuất..............................27 3.2.4. Đánh giá rũi ro an toàn lao động và sức khỏe công nhân ......................27 3.3. ĐÁNH GIÁ GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI NHÀ MÁY............................................................................28 3.3.1.Hiện trạng môi trường không khí...........................................................28 3.3.2. Hiện trạng nguồn nước tại nhà máy....................................................29 3.3.3. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................29 3.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học ...........................................................30 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI NHÀ MÁY HOẠT ĐỘNG .........................................................................................30 2
  9. 3.4.1. Đánh giá tác động của bụi, hơi và khí thải khi nhà máy hoạt động........32 3.4.2. Đánh giá tác động của nước thải ........................................................42 3.4.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn ....................................................44 3.4.4. Đánh giá các nguồn tác động khác ngoài chất thải của nhà máy .........45 3.4.5. Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động .............................................50 3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG RŨI RO VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG ......................................................................................................52 3.6. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU CÁC SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ............55 3.6.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải..........................55 3.6.2. Biện pháp giảm thiểu các rũi ro, sự cố gây mất an toàn lao động .......64 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................70 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................70 4.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................70 3
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Bản đồ tương quan vị trí thực hiện dự án với các đối tượng xung quanh ..........................................................................................................................15 Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đàn hồi .......................... 18 Hình 3. 2. Vành thép được chuẩn bị sẵn ............................................................19 Hình 3. 3. Làm nóng tạo hình sơ bộ cho nguyên liệu .........................................19 Hình 3. 4. Các công đoạn cán lần lượt các lớp cao su ........................................20 Hình 3. 5. Hấp lốp cao su ..................................................................................22 Hình 3. 6. Thành phẩm lốp đàn hồi....................................................................22 Hình 3. 7. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp xe chịu lực và lốp đúc .........23 Hình 3. 8. Vành thép .........................................................................................24 Hình 3. 9. Thành phẩm lốp xe chịu lực ..............................................................26 Hình 3. 10. Thành phẩm lốp đúc........................................................................26 Hình 3. 11. Quy trình thu gom, thông thoát khí nóng từ quá trình hấp lốp .........57 Hình 3. 12. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi từ quá trình phun sơn ............................................................................................................57 Hình 3. 13. Hệ thống xử lý hơi dung môi và bụi sơn .........................................58 Hình 3. 14. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại .............59 Hình 3. 15. Cấu tạo bể tự hoại ...........................................................................59 Hình 3. 16. Tóm tắt quy trình thu gom chất thải rắn ..........................................62 4
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Danh sách nguyên liệu và nhiên liệu của nhà máy sản xuất lốp xe Camoplast Solideal ............................................................................................16 Bảng 2. 2. Danh sách sản phẩm và công suất sản xuất của Công ty Camoplast Solideal .............................................................................................................17 Bảng 3. 1. Bảng kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh tại nhà máy. ........................ ................................................................................................ 28 Bảng 3. 2. Bảng chú thích vị trí đo mẫu không khí ............................................28 Bảng 3. 3. Bảng chú thích vị trí lấy mẫu đất ......................................................29 Bảng 3. 4. Bảng kết quả phân tích mẫu đất ........................................................29 Bảng 3. 5. Bảng tóm tắt các nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động ..................................................................................................................30 Bảng 3. 6. Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải phát thải ......33 Bảng 3. 7. Hệ số ô nhiễm từ quá trình vận hành lò hơi đốt dầu DO ...................39 Bảng 3. 8. Bảng tải lượng ô nhiễm từ lò hơi phát ra...........................................39 Bảng 3. 9. Bảng nồng độ chất ô nhiễm của lò hơi ..............................................40 Bảng 3. 10. Hệ số ô nhiễm từ máy phát điện .....................................................41 Bảng 3. 11. Tải lượng chất ô nhiễm do máy phát điện thải ra ............................41 Bảng 3. 12. Nồng độ chất ô nhiễm của máy phát điện .......................................42 Bảng 3. 13. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh .........................................43 Bảng 3. 14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.......................43 Bảng 3. 15. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh .........................................45 Bảng 3. 16. Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi nhà máy hoạt động ...................................................................................................50 5
  12. DANH MỤC VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ Môi trường BYT : Bộ Y tế COD : Nhu cầu oxi hóa học CTNH : Chất thải nguy hại CTSH : Chất thải sinh hoạt CTR : Chất thải rắn ĐKC : Điều kiện chuẩn ĐTM : Đánh giá Tác động Môi trường KCN : Khu công nghiệp PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SS : Chất rắn lơ lững TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động TNHH : Trách nhiệm hữu hạn WHO : Tổ chức Y tế Thế giới XLNT : Xử lý nước thải 6
  13. CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp quy mô lớn với số lượng nhân công lên đến hàng ngàn người trong những Nhà máy lớn. Và kéo theo lợi ích to lớn đó là những vấn đề về an toàn vệ sinh môi trường lao động cần được chú tâm giải quyết. Với sự phát triển kinh tế, quá trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải hơn và với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp còn khiêm tốn nên ô nhiễm của môi trường lao động là tất yếu xảy ra tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi của cộng đồng và sức khỏe của người lao động. Trong đó, an toàn lao động là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp lãnh đạo cũng như từ cộng đồng doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Tại Công ty sản xuất lốp xe Camoplast Solideal Việt Nam với dây chuyền sản xuất rộng, sử dụng nhiều hóa chất, sản lượng sản xuất nhiều rất dễ sảy ra các vấn đề về môi trường xung quanh, môi trường lao động và vấn đề về an toàn lao động. Trên cơ sở này, đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam” được chọn làm báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành An toàn sức khỏe môi trường. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá về hiện trạng an toàn vệ sinh môi trường lao động và đề xuất các phương pháp, giải pháp ứng phó và cải thiện các tác động đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của công nhân góp phần nâng cao hiệu suất lao động và giảm thiểu chi phí phát sinh cho khắc phục hậu quả. 1
  14. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động tại Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam và đề xuất các giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động tại Nhà máy. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về quy trình hoạt động của hệ thống sản xuất lốp xe - Hiện trạng môi trường nội vi, ngoại vi của Nhà máy - Hiện trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động - Xác định các mối nguy hại có thể gây tác động đến chất lượng môi trường xung quanh và người lao động trong Nhà máy. - Đề xuất các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Thực trạng về môi trường tại Nhà máy sản xuất lốp xe của Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam. - Hệ thống sản xuất lốp xe tại Nhà máy. - Thực trạng về các mối nguy hại tiềm tàng tại Nhà máy và tai nạn lao động có thể xảy ra. - Phân tích các mối nguy hại và đề xuất các biện pháp đề phòng. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi nhà máy sản xuất lốp xe của Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam tại địa chỉ Số 5, VSIP II - A đường số 23, KCN Việt Nam – Singapore II - A, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Lý luận 2
  15. - Nghiên cứu các yêu cầu của văn bản pháp luật liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động - Nghiên cứu các tài liệu về mô hình quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động - Những quan điểm nâng cao trong công tác quản lý an toàn lao động 1.5.2. Thực tiễn Sử dụng các phương pháp dùng để đánh giá tác động đến môi trường: - Phương pháp thống kê: thu thập số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực nhà máy - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ thống ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới WHO thiết lập: ước tính tải lượng chất ô nhiễm của nhà máy - Phương pháp so sánh: đánh giá tác động và so sánh với các tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam - Phương pháp liệt kê: lập bảng liệt kê các tác động tới môi trường. 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài đánh giá được hiện trạng quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động tại Nhà máy sản xuất lốp xe của Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý, đề xuất được các biện pháp phòng ngừa rũi ro, tai nạn có thể xảy ra giúp nâng cao chất lượng môi trường làm việc của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của Nhà máy. - Ý nghĩa khoa học: Đề tài thực hiện dựa trên phương pháp phân tích khoa học đã được công nhận cho đối tượng môi trường và vệ sinh an toàn lao động. Vì thế, kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài có liên quan. 3
  16. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 2.1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 2.1.1. Khái niệm về an toàn lao động và tai nạn lao động An toàn lao động chỉ việc ngăn ngừa sự cố, tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gây thương tích hoặc gây tử vong cho người lao động Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xãy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Để một tai nạn được coi là tai nạn lao động thì phải có đủ 3 điều kiện sau: - Có yếu tố nguy hiểm, độc hại tác động lên người lao động - Bị tổn thương hoặc tử vong - Xãy ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động. 2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2.2.1. Yếu tố vi khí hậu  Nhiệt độ: - Nhiệt độ cao: Ở nhiệt độ cao cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân do mất nước và mất cân bằng điện giải do mất ion K, Na, Ca, I và vitamin các nhóm C, B, PP. Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng, độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để thải nhiệt. Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: giảm chú ý, phối hợp động tác, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ. Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằng nhiệt: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn thân 4
  17. nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 – 41oC, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải. - Nhiệt độ thấp: Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da
  18. Độ ẩm là yếu tố quan trọng, nhưng ít được chú ý đúng mức. Ở nơi cư trú độ ẩm cao có thể gây khó chịu cho con người, gây ẩm mốc, làm bong tróc giấy dán tường,… Con người cảm thấy thoải mái nhất, khi độ ẩm tương đối khoảng 50%. Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng quyết định tới khả năng thoát mồ hôi vào trong môi trường không khí xung quanh. Độ ẩ càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng cao, độ ẩm quá thấp thay quá cao đều không tốt với môi trường. - Độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi và thân người dễ bị lạnh, gây cảm cúm,…Người ta nhận thấy ở nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp mồ hôi nhớp nháp. - Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ chân tay, môi,… Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể. Độ ẩm đươc cho là tương đối thích hợp với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng từ 35 - 70%. 2.2.2. Yếu tố vật lý  Ánh sáng Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ, có bước sóng từ 380-760 nanômet mà mắt ta không nhìn thấy, lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Nhu cầu ánh sáng phụ thuộc vào thị lực mỗi người và mỗi công việc. Đơn vị đo độ chiếu sáng là Lux. - Nguồn ánh sáng: + Ánh sáng tự nhiên (mặt trời) có quang phổ phù hợp với sinh lý của mắt nhất, ít gây mệt mỏi, đau đầu,... thao tác chính xác hơn. + Ánh sáng nhân tạo (đèn điện, đèn dầu ...) - Tác hại của ánh sáng không phù hợp: 6
  19. Ánh sáng thấp làm cho người lao động căng thẳng thần kinh, người mệt mỏi, đau đầu, căng mắt, giảm thị lực. Làm việc lâu dài có thể gây cận thị, loạn thị. Ánh sáng quá cao gây chói mắt, tổn thương giác mạc, võng mạc, màng tiếp hợp, có thể gây đục nhân mắt, còn làm môi trường nóng lên, tiêu hao nhiều năng lượng gây thiệt hại đến kinh tế của doanh nghiệp. Ánh sáng không phù hợp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động và có thể gây tai nạn lao động. Nếu làm việc trong môi trường thiếu sáng (chiếu sáng yếu) thì người lao động sẽ dễ bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Thiếu ánh sáng sẽ tạo bóng đen bán dạ khiến cho người lao động có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ thường xuyên… không thể làm việc tập trung được. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều năm sẽ dẫn đến mắt người lao động giảm thị lực. Nếu làm việc trong môi trường thừa sáng (chiếu sáng quá cao) sẽ gây hiện tượng chói lóa khiến người lao động không nhìn rõ vật dẫn đến chất lượng công việc không đảm bảo, ảnh hưởng đến thị giác. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tai nạn lao động.  Tiếng ồn Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. - Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn. - Hệ thần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. - Hệ tim mạch: tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. 7
  20. - Dạ dày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.  Độ rung Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,… Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể: - Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ. - Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này. - Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. - Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp. - Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.  Phóng xạ Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ. Chia làm 2 nhóm: nhiễm xạ cấp tính và nhiễm xạ mãn tính: 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2