intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tốt nghiệp "Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội" với mục tiêu nhằm đưa ra những bất cập, hạn chế và đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của xúc tiến thương mại trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội

  1. MỤC LỤC 1
  2. MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị trí trong khu vực cũng như trên thế giới. Là một trong những thành viên của tổ chức thương mại quốc tế ( WTO), các diễn đàn kinh tế lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn các cơ hội đầu tư, kinh doanh và hợp tác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do cùng lúc xuất hiên nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề, cùng có cơ hội và điều kiện phát triển như nhau. Bởi vậy, rất cần một hành lang pháp lý để tạo môi trường phát triển lành mạnh, công bằng, tháo gỡ những khúc mắc, xung đột trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công, phân phối, đại lý sản phẩm thì hội chợ, triển lãm thương mại là một chiến lược phát triển quan trọng, giúp hàng hóa đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển năng động như hiện nay. Đối với người tiêu dùng, hội chợ, triển lãm thương mại là thú vui để vừa có thể tham khảo, tìm hiểu sản phẩm hàng hóa, vừa có thể mua được những món đồ ưng ý. Sức mua ở hội chợ là rất lớn, vì những mặt hàng ở đây đều có tính mới, giá cả phải chăng, đồng thời, khách hàng còn được trực tiếp thử nghiệm. Bởi vậy, những cá nhân kinh doanh ở hội chợ rất biết quảng bá sản phẩm của đơn vị mình thông qua những hình thức như khuyến mại, giảm giá. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, số lượng hội chợ, triển lãm thương mại diễn ra ở quy mô lớn, thu hút được đông đảo sự quan tâm cũng như tham gia của công chúng còn hạn chế. Tính “ chợ” vẫn còn phổ biến, không có tính chọn lọc về mặt hàng cũng như thương nhân tham gia. Hội chợ, triển lãm thương mại ở quy mô nhỏ vẫn chiếm đa số, chưa tận dụng hết được thế mạnh của địa phương cũng như doanh nghiệp đứng ra tổ 2
  3. chức. Bên cạnh đó, chưa kể đến những chủ thể tổ chức trò đỏ đen, cờ bạc biến tướng khiến khách hàng tham gia bức xúc, không còn lòng tin ở những hội chợ, triển lãm thương mại. Là một sinh viên theo học ngành luật, nhận thấy những bất cập trên, em mong muốn được tìm hiểu những quy định của pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại cũng như được đi vào khảo sát thực tế việc thưc hiện pháp luật trong lĩnh vực này tại các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những bất cập, hạn chế và đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của xúc tiến thương mại trong doanh nghiệp. Vì lý do trên, em quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp cho mình. 3
  4. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN HÀ NỘI 1.1. Thực trạng pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 1.1.1. Tổng quan pháp luật điều chỉnh về hội chợ, triển lãm thương mại Để điều chỉnh vấn đề về hội chợ, triển lãm thương mại, hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định tại luật thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/ NĐ- CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, nghị định 175/2004/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Số văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này không nhiều, tuy nhiên vẫn luôn phát huy hiệu lực trong suốt thời gian dài trong quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế. Ngoài ra, khi hội chợ diễn ra với nhiều chủ thể tham gia khác nhau thì luật dân sự, hành chính, hình sự, những quy chuẩn đạo đức xã hội, các văn hóa, thuần phong mỹ tục của vùng miền hoặc của dân tộc cũng được áp dụng trong việc xây dựng hợp đồng, quy chế tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Các chủ thể có thể xây dựng những nội quy áp dụng riêng, phù hợp với ngành nghề tham gia và pháp luật. 1.1.2. Nội dung hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 1.1.2.1. Khái niệm hội chợ, triển lãm thương mại Khoản 10 điều 3 luật thương mại 2005 có quy định “ Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. 4
  5. Như vậy, hội chợ, triển lãm thương mại là một trong những hoạt động của xúc tiến thương mại. Có thể hiểu, hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của một địa phương, một nước trong một khoảng thời gian nhất định. Còn triển lãm là cuộc trưng bày vật phẩm, tài liệu để cho mọi người đến xem. Theo điều 129 luật thương mại 2005 “Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ”. Đồng thời , luật thương mại 2005 cũng định nghĩa về kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại, theo đó “ Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại”. 1.1.2.2. Đặc điểm hội chợ, triển lãm thương mại Thứ nhất, đối tượng tham gia hội chợ, triển lãm thương mại là những thương nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm: Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp thương nhân nước ngoài muốn tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam có thể tham gia trực tiếp hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thực hiện ( điều 131 luật thương mại 2005). Thương nhân Việt Nam bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh ( khoản 1 điều 6 luật thương mại 2005). Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật nước ngoài công nhận ( điều 3 nghị định 90/2007/ NĐ-CP của Chính phủ 5
  6. quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam). Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu ở hội chợ phải theo quy định của pháp luật. Điều 23 nghị định 81/2013/ NĐ – CP có quy định “ Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.” Các hàng hóa, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm “ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng giả, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật”.( khoản 1 điều 134 luật thương mại 2005). Thứ ba, thời gian và địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phụ thuộc vào từng hội chợ, triển lãm thương mại đó tham gia. Địa điểm thường ở những khu vực tập trung đông dân cư, có mặt bằng rộng, giao thông đi lại thuận lợi, đảm bảo các yếu tố về thông tin, điện, nước, an ninh. Thời gian tổ chức hội chợ thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trong khi thời gian cho một cuộc triển lãm thường không quá 7 ngày. Ngoài ra các cuộc hội chợ, triển lãm tổng hợp thường có thời gian kéo dài hơn một cuộc triển lãm chuyên ngành thông thường. Thứ tư, hội chợ, triển lãm thương mại là hình thức xúc tiến thương mại trực tiếp, tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau từ các đối thủ cạnh tranh, những đánh giá trực tiếp của khách hàng đến tham quan hoặc trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp mình, từ chính những bạn hàng đã từng phân phối hoặc tham gia sản xuất mặt hàng đó. Từ những luồng thông tin trực tiếp và tin cậy đó, doanh nghiệp có thể định vị 6
  7. được sản phẩm của mình, rút ra kinh nghiệm hoặc bài học, tìm kiếm những cơ hội kí kết hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp mình. Thứ năm,về phía nhà tổ chức, hội chợ, triển lãm là loại hình kinh doanh dịch vụ trên cơ sở tổ chức và cho thuê những sản phẩm của mình như: thuê mặt bằng, thiết bị dàn dựng, tư vấn, phương tiện vận chuyển. Do vậy, những hoạt động cho thuê này phải được đảm bảo bằng hình thức pháp lý hoặc những thỏa thuận trên cơ sở đồng ý của các bên tham gia. Khoản 2 điều 130 luật thương mại 2005 có quy định “ hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. 1.1.2.3. Chức năng của hội chợ, triển lãm thương mại - Chức năng thông tin, kinh tế xã hội Thứ nhất, thông tin về giá cả, giá thành cho người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh cùng ngành, các doanh nghiệp khác có liên quan khác có thể biết giá cả tương đối chính xác mà doanh nghiệp đưa ra, từ đó có thể quyết định việc mua hàng hay không, hoặc đánh giá đối thủ cạnh tranh trực tiếp về chiến lược giá. Thứ hai, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp có liên quan khác có thể thu thập thông tin về chất lượng sản phẩm như: nguyên liệu, hãng cung cấp, thiết bị công nghệ, chỉ tiêu chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng… - Chức năng xúc tiến thương mại Hội chợ, triển lãm thương mại là một phần quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội mua bán. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh buôn bán, hợp tác làm ăn, tạo môi trường kinh tế năng động, nâng cao hiểu biết và cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Chức năng quảng bá 7
  8. Một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là thông qua khách hàng để quảng bá cho doanh nghiệp, sản phẩm của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp thường đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất của doanh nghiệp mình tại hội chợ, triển lãm thương mại để ghi dấu ấn tượng đối với khách hàng. Đồng thời khẳng định thế mạnh doanh nghiệp mình đối với những đối thủ cạnh tranh và những doanh nghiệp khác trên thương trường. 1.1.2.4. Trình tự, thủ tục thực hiện hội chợ, triển lãm thương mại Được quy định tại điều 29 Nghị định 81/2018/ NĐ- CP. Cụ thể: Bước 1: Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định) hoặc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định) phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm: a) Sở Công Thương nơi tổ chức đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; b) Bộ Công Thương đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sau: a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp. 8
  9. Thời hạn đăng ký (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến): a) Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; b) Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 45 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài. Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm: a) 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) 01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật; Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: a) Tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; b) Tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); c) Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; d) Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại; đ) Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm 9
  10. thương mại; việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố hoặc danh nghĩa quốc gia Việt Nam. Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện theo Mẫu số 11 hoặc Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại Khoản 8 Điều này không đạt kết quả, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây: a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện; b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự; d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan. Bước 3: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản theo Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này báo cáo cơ quan quản lý nhà 10
  11. nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận. Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau: a) Hàng hóa tại hội chợ, triển lãm thương mại phải được trưng bày, giới thiệu trong các gian hàng tiêu chuẩn (kích thước 3mx3m) hoặc khu vực tương đương với nhiều gian hàng tiêu chuẩn; b) Có đầy đủ các dịch vụ phục vụ gồm: Điện, nước, an ninh, vệ sinh. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam với danh nghĩa của tỉnh, thành phố phải đạt được các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 11 Điều này và các tiêu chuẩn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài với danh nghĩa Quốc gia Việt Nam phải đạt được tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Công Thương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hàng năm (trước ngày 01 tháng 10) công bố Danh mục địa điểmđược tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh trong năm sau. Thương nhân tự tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại Điều này. Trường hợp đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại được quy định tại điều 30 nghị định 81/2018/ NĐ – CP như sau: 1. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày 11
  12. trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sửa đổi, bổ sung sau: a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp. 3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do. 4. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.1.2.5 Xử lý vi phạm pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại Điều 24 nghị định 175/2004/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại có quy định: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không gửi báo cáo đúng hạn hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại; b) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hoá không có nhãn hàng hoá hoặc có nhãn hàng hoá không đúng quy định. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hoá có chất lượng không đúng với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. 12
  13. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dùng hàng hoá tạm nhập khẩu trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại để làm quà biếu, tặng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hoá đã quá thời hạn tái xuất mà không được phép; c) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hoá quá hạn sử dụng, hàng hoá nhập khẩu trái phép; d) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo quy định. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán hàng hoá tạm nhập khẩu tại hội chợ, triển lãm thương mại mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; b) Tiêu thụ trái phép trên thị trường Việt Nam hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; c) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc chấp thuận bằng văn bản theo quy định; d) Bán, tặng hàng hoá thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, hàng xuất khẩu phải có giấy phép được tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài mà không được sự chấp thuận hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đã được quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này nếu hành vi vi phạm là của tổ chức kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại. 6. Việc xử phạt các hành vi vi phạm tại Hội chợ triển lãm thương mại về kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hoá hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có 13
  14. điều kiện, hàng hoá vi phạm về ghi nhãn hàng hoá, hàng hoá chưa được phép lưu hành, sử dụng, hàng quá hạn sử dụng và không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm được áp dụng theo các quy định từ Điều 12 đến Điều 21 Nghị định này. 7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 3, điểm a, b khoản 4 Điều này hoặc tịch thu số tiền bán hàng thu được đối với vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này. b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; c) Tịch thu số tiền bán hàng thu được đối với vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 điều này. Tùy thuộc vào thỏa thuận hoặc hợp đồng tham gia hội chợ của các chủ thể mà có những hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình diễn ra hội chợ, triển lãm thương mại. Nếu các bên tham gia kí kết hợp đồng thì có thể áp dụng những chế tài như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, các hình thức xử lý vi phạm không được trái với quy định pháp luật trong lĩnh vực dân sự, thương mại, đạo đức xã hội. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại, nếu các bên tham gia vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính, hình sự thì sẽ bị áp dụng chế tài tương ứng từ phía các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước. 1.1.3. Đánh giá các quy định của pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại 1.1.3.1. Ưu điểm Tuy chỉ là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại nhưng pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về các đối tượng, quyền và nghĩa vụ, mặt hàng được phép buôn bán tại hội chợ, triển lãm thương mại cùng trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Luật thương mại 2005 cũng quy định về các hình thức bán, tặng sản phẩm trong hội 14
  15. chợ, triển lãm nhằm tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho các thương nhân tham gia, đồng thời để quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, pháp luật cũng có những sửa đổi, hướng dẫn thực hiện kịp thời để phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, xu hướng hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của người tiêu dùng tới các sản phẩm. 1.1.3.2. Hạn chế Mặc dù luôn thay đổi để phù hợp với thị trường, tuy nhiên, pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Pháp luật vẫn chưa bao quát hết được những ngành nghề, hàng hóa khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Mặt khác, rất nhiều ngành nghề cùng tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cùng lúc sẽ dẫn đến nhiều bất cập. Bên cạnh việc đa dạng, phong phú hàng hóa cho khách hàng lựa chọn thì ban quản lí hội chợ, triển lãm thương mại và chính khách hàng đến tham quan, mua bán cũng sẽ bị rối loạn thông tin về sản phẩm do tràn lan quá nhiều mặt hàng. Khâu kiểm soát hàng hóa cho các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn do có quá nhiều hàng hóa cùng lúc xuất hiện. Những tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, xuất xứ, mẫu mã chỉ được quy định chung, chưa có những tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại mặt hàng. Xuất phát từ sự đa dạng của các hội chợ, triển lãm hàng hóa, những mặt hàng được bày bán trong đó, phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng. Kèm theo đó là chất lượng mặt hàng hóa, có những mặt hàng có bao bì gần giống nhau nhưng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất và giá thành lại chênh lệch nhau nhiều. Mới nhìn sơ qua, khách hàng không thể phân biệt các loại mặt hàng có bao bì “ na ná” nhau. Những quy định pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại chưa đề cập tới các yếu tố khác khi tham gia hội chợ như: hợp đồng với chủ thể tổ chức về mặt bằng, điện, nước, an ninh, quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn trật tự, vệ sinh môi trường giữa chủ thể tổ chức hội chợ với các cơ quan nhà nước hoặc giữa chủ thể tổ chức hội 15
  16. chợ với thương nhân tham gia hội chợ. Nếu có, các chủ thể sẽ tự xây dựng trên cơ sở thỏa thuận dân sự, các cơ chế đảm bảo khi vi phạm hợp đồng. Như vậy, nếu cùng lúc áp dụng luật dân sự và luật thương mại sẽ dẫn đến sự chồng chéo pháp luật. Quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ còn nhiều hạn chế, tốn nhiều thời gian, công sức của các chủ thể khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong khi cải cách hành chính luôn nêu cao khẩu hiệu “ một cửa”, giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại lại còn nhiều hạn chế. Việc tốn thời gian để xin các giấy phép, giấy chứng nhận của cơ quan chức năng để được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại dẫn đến sự bị động trong việc chuẩn bị kế hoạch làm việc, phân công công việc cho nhân viên trong công ty. Hiện nay, mức thuế đánh vào một số hàng hóa còn cao, đặc biết là hàng hóa nhập khẩu. Với đặc thù những hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức vào những dịp cuối năm, gần Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt là những mặt hàng phục vụ cho ngày Tết nguyên đán như: rượu, vang, bánh kẹo, hoa quả nhập khẩu. Các mặt hàng này bị áp mức thuế cao nên nhu cầu mua của người dân còn e ngại. Hơn nữa, pháp luật chưa đề cập đến khung giá thành cho thuê mặt bằng ( gian hàng) khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên khi doanh nghiệp đề cập có tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hay không. Có những hội chợ diễn ra trong vài ngày nhưng lại tốn rất nhiều chi phí, gây khó khăn, bức xúc cho các doanh nghiệp tham gia. 1.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hội chơ, triển lãm thương mại tại công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội 1.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội Mã số doanh nghiệp: 0106979716 16
  17. Vốn điều lệ: 5.000.000 đồngNgành nghề đăng kí kinh doanh: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam Số điện thoại: 0985 089 089 Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Nguyễn Trung Thành, chức danh: Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm trên hầu hết các tỉnh thuộc địa bàn miền Bắc. Trong năm 2018, công ty đã tham gia khoảng 60 hội chợ, triển lãm thương mại. Các hội chợ, triển lãm chủ yếu được tổ chức tại các lễ hội, khu du lịch, địa điểm văn hóa. Hàng hóa chủ yếu được giới thiệu trong những hội chợ, triển lãm thương mại này là đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản từ chính địa phương tổ chức hội chợ, triển lãm. Đây là những mặt hàng quen thuộc với mỗi gia đình, có giá thành tầm trung ( từ 50 000 đồng- 700 000 đồng) phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như túi tiền của người dân. 1.2.2. Kết quả đạt được Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, công ty đã tham gia và đạt được nhiều thành công từ những hội chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoặc cả những hội chợ, triển lãm thương mại ở tỉnh thành khác như: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Hải Phòng, Phú Thọ. Cùng với sự giúp đỡ, phổ biến pháp luật từ những cơ quan chức năng ở địa bàn có hội chợ, triển lãm thương mại, công ty đã thu được nhiều kinh nghiệm làm việc tại những tỉnh thành, hội chợ, triển lãm khác nhau. Đặc biệt, có những hội chợ, triển lãm mang về doanh số bán hàng cao cho công ty như: Hội chợ Xuân Giảng Võ ( Hà Nội), hội chợ Tết tại khách sạn Metrople Hà Nội, hội chợ tết Ecopark ( Hưng Yên), hội chợ OCOP khu vực phía bắc ( Quảng Ninh), hội chợ Hùng Vương ( Phú Thọ). 17
  18. Hội chợ Tết Ecopark với sự tham gia của 200 gian hàng đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, mang đến cho người tiêu dùng và khách tham quan nhiều trải nghiệm mua sắm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã. Từ mặt hàng ăn uống đến những sản phẩm điện tử, điện cơ, nội thất, bên cạnh hàng sản xuất trong nước còn có cả mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Kết hợp với không gian mua sắm được nhà tổ chức thiết kế sáng tạo, mang nhiều nét của Hà Nội những ngày xưa. Công ty cổ phần truyền thông và tổ chức sự kiện Hà Nội đã tham gia hội chợ với những mặt hàng chủ lực về ẩm thực như: măng khô, lạp sườn, rượu ngâm Mẫu Sơn, các loại thịt khô ( nai khô, bò khô, thịt trâu gác bếp), hoa quả sấy Đà Lạt,…Ngoài ra, công ty còn phối hợp với ban quản lý khu đô thị Ecopark, tham gia xây dựng chương trình “ Tết yêu thương” với mục đích mang đến trải nghiệm gói bánh trưng, xin chữ ông đồ cho tất cả khách hàng tham gia hội chợ này. Hội chợ Hùng Vương ( Phú Thọ) là một trong những cơ hội lớn để công ty có thể đẩy mạnh kinh doanh, xúc tiến thương mại. Do đây là một trong những hội chợ được tổ chức với quy mô lớn, địa điểm tại trung tâm quảng trường Hùng Vương trong thời điểm diễn ra lễ hội Đền Hùng. Với lượng du khách thập phương tham gia lễ hội đông, cùng với thuận lợi từ việc ban tổ chức, sở công thương, trung tâm xúc tiến tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện về trang thiết bị hỗ trợ, công ty đã đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu vùng miền, thúc đẩy doanh số kinh doanh, cạnh tranh cùng 350 gian hàng khác nhau trong các ngành nghề về thiết bị máy móc, hàng gia dụng, nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ, góp phần tạo nên sự sôi động, đa dạng của lễ hội Đền Hùng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại đất Tổ. Đặc biệt, hội chợ tết ở khách sạn Metropole Hà Nội là một trong những hội chợ mang lại nhiều trải nghiệm làm việc mới cho công ty. Số lượng gian hàng được bày bán sản phẩm chỉ giới hạn trong một toa tàu điện mô phỏng, những mặt hàng để giới thiệu phải qua kiểm định trước khi bày bán. Hơn nữa, nhân viên công ty tham gia bán hàng 18
  19. chỉ được giới hạn từ 2 -3 người, trong đó, phải có một nhân viên giao tiếp được tiếng nước ngoài ( tiếng anh). Những mặt hàng mà công ty lựa chọn để giới thiệu lần này chủ yếu vẫn là ẩm thực truyền thống, đồ khô, ngoài ra còn một số đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, mây tre đan. Những du khách đến thăm quan và mua sản phẩm rất thích những sản phẩm đồ khô, đặc biệt là du khách nước ngoài, họ rất thích thú với những sản phẩm thủ công như: túi xách thổ cẩm, giỏ xách đồ, gối ngủ bằng mây tre. Thông qua những hội chợ có tính chất chuyên nghiệp như vậy, công ty ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn để tham gia những hội chợ có quy mô lớn, thành phần khách hàng đa dạng, đến từ nhiều quốc gia và một phần tìm hiểu được những mặt hàng chủ đạo để bày bán khi tham gia từng hội chợ có tính chất khác nhau. Có thể nhận thấy được kết quả bán hàng tại hội chợ, triển lãm thương mại của công ty trong thời gian những năm gần đây như sau: Năm Số lượng hàng hóa, dịch Số lượng hàng hóa, Số lượng hàng hóa, vụ tham gia hội chợ, dịch vụ bán được dịch vụ bán được triển lãm thương mại ( cung ứng được ) tại ( cung ứng được) hội chợ, triển lãm không thông qua hội thương mại chợ 2016 175.000 87.000 19.000 2017 262.000 112.000 12.000 2018 251.000 187.000 17.000 Có thể thấy, tổng số lượng hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của công ty không tăng đều. Tuy nhiên, những mặt hàng bán được ở hội chợ, triển lãm thương mại lại tăng trưởng đều và đạt doanh thu cao. Điều đó cũng phản ánh được những lợi ích mà hội chợ, triển lãm thương mại mang lại cho kế hoạch bán hàng, tăng doanh thu của công ty. Những hội chợ, triển lãm ngày càng được đầu tư, chú trọng từ phía nhà nước và các cơ quan chức năng trong khâu quản lý, tổ chức, chất lượng hội chợ, triển lãm. Các hội chợ có quy mô lớn, thường được tổ chức vào các dịp nghỉ lễ, tết, tại các địa điểm rộng lớn, thu hút được nhiều khách tham quan, mua hàng, cùng sự quảng bá nhiệt tình của nhà tổ chức qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, ngày càng thu hút 19
  20. được nhiều doanh nghiệp tham gia bán hàng, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại. 1.2.3. Hạn chế, bất cập Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hội chợ, triển lãm thương mại, công ty không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Do số lượng hội chợ có thể diễn ra cùng lúc từ 2 – 3 hội chợ trong cùng một thời gian, lực lượng nhân viên công ty không đủ, phải thuê thêm nhân viên thời vụ. Trong quá trình diễn ra hội chợ, nhiều mặt hàng của công ty bị đối thủ bán với giá thấp hơn, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại để thu hút nhiều khách hàng. Ở những hội chợ xuân tại một số tỉnh lẻ, vẫn còn nạn cơ bạc biến tướng, thu hút khách hàng. Mặc dù có phản ánh qua ban quản lí hội chợ nhưng những cá nhân tổ chức vẫn ngang nhiên tổ chức hoạt động công khai. Hàng hóa được bày bán tại hội chợ có nguồn cung không đều, chủ yếu thường theo mùa mới có được những mặt hàng này. Ở một số hội chợ, ban tổ chức chỉ cho thuê mặt bằng, mọi yếu tố khác như điện, nước, vệ sinh môi trường công ty phải tự tìm bên cho thuê và phải thuê với giá đắt hơn mặt bằng chung. 1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan của hạn chế Số lượng hội chợ mà công ty tham gia khá nhiều, tuy nhiên đó chỉ là những hội chợ ở quy mô nhỏ, mang tính chất địa phương và thời điểm tham gia thường là dịp đầu xuân hoặc cận tết, vì vậy, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng. Số lượng hội chợ với quy mô lớn chưa được tổ chức nhiều. Ngay ở Hà Nội – thành phố có số lượng dân cư đông, kinh tế phát triển năng động nhưng số lượng hội chợ được tổ chức với quy mô lớn, ở khu vực trung tâm không nhiều, chủ yếu là những hội chợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh đứng ra tổ chức để quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp họ. Như vậy, số lượng mặt hàng buôn bán sẽ bị giới hạn. Hiện nay, những kinh nghiệm tổ chức, tham gia hội chợ chưa được những tổ chức, cơ quan hướng dẫn, hoặc có chỉ là hướng dẫn bằng văn bản. Đến với một số hội chợ quảng bá chuyên ngành như: hội chợ quảng bá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2