Báo cáo tốt nghiệp: "Tình hình xuất nhập khẩu của công ty Thành Công sang thị trường Mỹ"
lượt xem 223
download
1.Chức năng hoạt động: Gồm hai chức năng chính là sản xuất và kinh doanh: Sản xuất: Sản phẩm chính: Vải dệt: vải vân điểm, chéo, sọc, caro từ sợi poyester, polyester pha sợi micro, sợi màu để sử dụng may áo, áo, quần, trang phục y tế , trang phục lao động … Sợi, vải đan: singler, jersey, doule, pique, interlock, rib, fleece, trơn và sọc từ sợi cotton, PE, TC, CVC, Visco, meslange… Sản phẩm may : T-Shirt, quần áo thể thao, quần áo trẻ em, đồ lót. Sản phẩm phụ: gia công nhuộm, thêu vi tính, in nhãn, dệt cổ áo. Kinh doanh: Ngoài nghề chính của công ty là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: "Tình hình xuất nhập khẩu của công ty Thành Công sang thị trường Mỹ"
- -1- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -2- MỤC LỤC PHẦN I ...........................................................................................................- 3 - TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN.................................- 3 - DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG ...- 3 - PHẦN II .......................................................................................................- 23 - TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ...............................................................................................................- 23 - ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNHH CÔNG .......................- 23 - KIẾN NGHỊ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP........- 34 - KẾT LUẬN ................................................................................................- 35 - TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................- 36 - GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -3- PHẦN I TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG --- --- I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG: * Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công ( Thanh Cong Textile Garment Investment Trading Joint Stock Company ). * Biểu tượng ( logo) : * Vốn điều lệ : 434.382.430.000 đồng (Bốn trăm ba mươi bốn tỷ ba trăm tám mươi hai triệu bốn trăm ba mươi ngàn đồng). Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Công ty Tái Thành Kỹ Nghệ Dệt được thành lập năm 1967. Ngày16/08/1976: Tái Thành Kỹ Nghệ Dệt được nhà nước tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà Máy Dệt Tái Thành. Đến 10/1978: đổi tên thành Nhà Máy Dệt Thành Công, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Dệt – Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Giai đoạn này Nhà Máy gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, phụ tùng đều phải nhập khẩu trong khi không có ngoại tệ, nhà nước chỉ cung cấp khoảng 40% nguyên liệu. Trước tình hình đó, năm 1980 công ty đã chủ động đề xuất phương án sản xuất kinh doanh thí GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -4- điểm “Chủ động đầu tư cân đối ngoại tệ, vật tư tự nhập để duy trì sản xuất kinh doanh”. Giai đoạn 1981-1985: Nhà máy đã được củng cố lại sản xuất kinh doanh, củng cố các mặt quản lý theo mô hình gắn sản xuất kinh doanh với thị trường. Kết quả là từ 2.5 triệu mét vải năm 1980, đến 1985 đạt 8.3 triệu mét vải, tăng hơn gấp 3 lần. Tháng 7/1991: Nhà Máy Dệt Thành Công được đổi tên thành Công ty Dệt Thành Công, trực thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam. Gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, công ty liên tục đổi mới trên mọi lĩnh vực, đổi mới trang thiết bị, xuất nhập khẩu…đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống của người lao động. Tháng 2/2000: Công ty được phát triển thành Công ty Dệt May Thành Công, tiếp tục thực hiện nhiều phương thức đổi mới trong điều hành sản xuất và kinh doanh Tháng 7/2006: Công ty Dệt May Thành Công chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động sang doanh nghiệp cổ phần với tên gọi chính thức: Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công. Tháng 10/2007: Cổ phiếu của Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoáng Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán biểu tượng là TCM. Ngày 1/6/2008: Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công. Tháng 1/2009: Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động sang doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề với tên gọi chính thức Công ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công. Tháng 4/2009: Với việc sở hữu 30% tỷ lệ cổ phiếu, Tập đoàn E-Land (Một trong những Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thời trang bán lẻ tại Hàn Quốc) trở thành cổ đông chiến lược của Thành Công và chính thức tham gia vào điều hành hoạt động của Công ty. Tháng 11/2009: Công ty Cổ Phần Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công phát hành 6.000.000 cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài E-Land Asia GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -5- Holding (Singapore) thuộc E-Land Group (Hàn Quốc), tăng tỷ lệ nắm giữ của E-Land thành 37,67%. II: CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG: 1.Chức năng hoạt động: Gồm hai chức năng chính là sản xuất và kinh doanh: Sản xuất: Sản phẩm chính: Vải dệt: vải vân điểm, chéo, sọc, caro từ sợi poyester, polyester pha sợi micro, sợi màu để sử dụng may áo, áo, quần, trang phục y tế , trang phục lao động … Sợi, vải đan: singler, jersey, doule, pique, interlock, rib, fleece, trơn và sọc từ sợi cotton, PE, TC, CVC, Visco, meslange… Sản phẩm may : T-Shirt, quần áo thể thao, quần áo trẻ em, đồ lót. Sản phẩm phụ: gia công nhuộm, thêu vi tính, in nhãn, dệt cổ áo. Kinh doanh: Ngoài nghề chính của công ty là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các loại bông sơ, vải sợi, hàng may mặc, giày dép và máy móc, nguyên vật liệu … công ty còn kinh doanh xuất khẩu các thết bị điện gia dụng, điện lạnh vật liệu xậy dựng, phương tiện vận tải, kinh doanh địa ốc, trung âm thương mại. Rêng thị trường nội địa công ty chuyên cung cấp các mặc hàng vải sợi, vải mộc, vải thành phẩm, sản phẩm may thông qua các đại lý, bạn hàng. Kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại; mô giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -6- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chửa, lập tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu xây dựng. Trong thời gian tới công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm hiện tại và phát triển thêm các ngành nghề như kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, đầu tư nghiên cứu pha chế các loại hóa chất thuốc nhuộm, đào tạo công nhân ngành may… 2. Nhiệm vụ: Kinh doanh đúng các mặt hàng, đúng các ngành hàng, mục đích hoạt động mà công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng. Thực hiện đúng các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý kinh tế tài chính, quản lý xính nghiệp và giao dịch kinh tế đối ngoại theo những quy định của pháp luật, đảm bảo hạch toán đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Quản lý có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên công ty. Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưởng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty. Bảo vệ tài sản được giao và tài sản công ty sở hữu; bảo vệ môi trường; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà Nhà nước giao cho. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -7- 3. Quyền hạn: Quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty : Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc trong Công ty đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặt Chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty ở trong nước, ở nước ngoài theo qui định của Chính phủ. Kinh doanh những ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh doanh những nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu họat động kinh doanh của Công ty và phù hợp với qui định hiện hành của Chính phủ. Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước qui định giá. Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các sáng chế, giải pháp hữu ích nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo qui định của pháp luật Việt Nam. Đầu tư liên doanh, liên kết vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -8- hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo qui định của bộ Luật lao động và các qui định khác của pháp luật. Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ nhân viên của công ty đi nước ngoài phù hợp chủ trương mở rộng hợp tác của Công ty và các qui định của Pháp luật. Quyền quản lý tài chính của Công ty : Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo tồn và sinh lãi. Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Phát hành chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo qui định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo qui định của nhà nước. Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo qui định của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội cổ đông . Được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế khi chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần theo qui định của Nhà nước. III: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT Từ xuất phát điểm là 138 máy dệt thoi, 8 máy dệt kim, 8 máy nhuộm và 2 máy hoàn tất có trước năm 1975. Đến nay, công ty đã thực hiện hiệu quả nhiều chương trình đầu tư đổi mới trang thiết bị phụ tùng vào từng thời kỳ phát triển. Cụ thể: GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- -9- Vốn bằng tiền: 135.242.904.286 đồng ( một trăm ba mươi lăm tỷ hai trăm bốn mươi hai triệu chín trăm lẻ bốn ngàn hai trăm tám mươi sáu đồng) Nhà máy Sợi: Năng lực sản xuất 20.000 tấn/ năm. Máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Nhật,… - Số cọc sợi: 108.000 cọc sợi. - Số đầu đọc OE: 2.780 roto OE. - Thiết bị khác: máy đánh ống tự động, bộ tách xơ màu, máy bông, máy chải thô, máy ghép, máy cuộn cúi, máy chải kỹ, máy sợi thô, máy sợi con. Nguồn nguyên liệu: - Bông nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Úc, Uzơbekistan… - Xơ (Polyester, Viscose) nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam… Nhà máy Dệt: Năng lực sản xuất: 7 triệu mét/năm. Máy móc thiết bị: Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan…. - Máy dệt khí: 59 máy. - Máy dệt kiếm :113 máy. - Máy dệt thoi tự động: 100 máy. - Mát dệt nước: 186 máy. - Máy dệt nhãn: 02 máy. - Máy dệt dây đệm vải: 01 máy. - Máy móc phụ trợ: máy hồ, máy mắc, máy xe, máy đảo,…. Nguyên liệu: Cotton, T/R, T/C, Viscose, CVC, Covi, Polyester xơ ngắn. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 10 - Nhà máy Nhuộm: Năng l ực: 10 triệu mét v ải dệt thành phẩm/năm và 8.000 tấm vải đan thành phẩm/năm. Máy móc thiết bị: nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, Đức, Ý, Mỹ. - Máy nhuộm cao áp: 67 máy. - Máy nhuộm mở khổ Jigge: 02 máy. - Máy nhuộm thấp áp: 06 máy. - Máy nhuộm sợi: 27 máy. - Máy móc phụ trợ khác: máy làm bóng, Compact, Comfit, gia công cán láng, mài vải. - Hệ thống phòng thí nghiệm: thiết bị kiểm tra màu sắc, đo độ bền màu, độ bền cơ học,... - Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, AATCC ... Nguyên liệu: coton 100% T/C, CVC, Polyester 100%, Viscose 100%, T/R… Nhà máy May: Năng lực sản xuất: 15 triệu sản phẩm/năm. Máy móc thiết bị: 4.100 máy móc các loại được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật, Đức, Mỹ. - Máy bằng 1 kim. - Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ. - Máy đính bọ điện tử. - Máy thùa khuya đính nút. - Máy 3 kim đánh bông. - Máy Ziczac... GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 11 - Nhà máy Đan: Năng lực: 7.000 tấn (vải, rib, cổ bo). Máy móc thiết bị: - 76 máy đan tròn (Single Jersey, interlock, French Terry, Jacquard….) - 150 máy dệt cổ. Nguyên liệu: cotton 100% T/C, CVC, Polyester 100%, Viscose 100%, T/R… Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, công ty cũng chú trọng mở rộng nhà xưởng, văn phòng… đặc biệt trong 2 năm gần đây công ty đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng. Khu căn hộ thương mại cao cấp Thành Công Tower có diện tích 9.898 m2, bao gồm 14 tầng nhà được đầu tư với tổng vốn lên đến trên 400 tỷ đồng. Trong khuôn viên khá rộng của dự án, mật độ xây dựng chỉ khoảng 30%, phần diện tích còn lại dành cho các công trình công cộng gồm: nhà hàng, trung tâm Thể dục thể thao, hồ bơi, sân chơi thiếu nhi, công viên…. Toàn bộ dự án gồm 3 block nhà với 297 căn hộ (diện tích từ 50 – 137,5 m2) và 12 penthouse (diện tích từ 233 – 434,5 m2); 14 tầng và 2 tầng hầm. IV: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC SẢN PHẦM CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔNG PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG: 1. Quy trình sản xuất: Tổ chức sản xuất theo quy trình kép kín với 4 ngành: ngành sợi, ngành dệt, ngành nhuộm, ngành may đảm bảo từ khâu kéo sợi đến dệt vải, nhuộm vải, may GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 12 - thành phẩm. Đây là một ưu điểm về cơ cấu tổ chức của công ty mà ít có doanh nghiệp dệt may nào có được. BÔNG XƠ MÁY BÔNG MÁY CHẢI THÔ MÁY GHÉP MÁY KÉO SỢI THÔ MÁY CHẢI KỸ MÁY KÉO SỢI CON MÁY ĐÁNH ỐNG SỢI THÀNH PHẨM MÁY SE MÁY HỒ MẮC MÁY DỆT KIM MÁY DỆT THOI MÁY KIỂM HÀNG DỆT BÁN VẢI MỘC MÁY XẢ HÀNG ĐỐT LÔNG NHUỘM LÀM BÓNG VẮT GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ SẤY TENSIONLESS XẺ KHỔ
- - 13 - SẤY TENSIONLESS MÁY ĐỊNH HÌNH VẢI MÁY CÁN LÁNG MÁY LÀM MỀM MÁY XỬ LÝ ĐỘ CO MÁY KIỂM HÀNG CUỐN HÀNG ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM BÁN VẢI THÀNH PHẨM TRẢI VẢI CẮT VẢI KIỂM HÀNG MAY ỦI XẾP ĐÓNG GÓI ÁO THÀNH PHẨM GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 14 - 2. Một số sản phẩm chính của công ty: Sản phẩm sợi: 100% cotton CM, CD, OE chỉ số 20-40; Viscose, Covi chỉ số 30-40; CVC 60/40, 80/40; T/R và T/C 65/35, 80/20 chỉ số 20-40; 100% Spun Polyester chỉ số 20-40; sợi Covi và Slub. Thị trường cung cấp : công ty 10%, nội địa 70%, xuất khẩu 20%. Sản phẩm vải dệt : vải thời trang (áo, quần, vải co dản); vải đồng phục (công sở, bảo hộ lao động …); các sản phẩm chức năng như chồng tĩnh điện, chống thấm, chống ẩm …. Thị trường cung cấp: nội địa 48%, xuất khẩu 52%. Sản phẩm vải đan: vải đan kim các loại, vải thời trang,vải thể thao, vải chức năng (kháng khuẩn, chống tia cực tím, thấm hút mồ hôi, chống dơ, chống tĩnh điện..). Thị trường cung cấp: nội địa 47%, xuất khẩu 53%. Sản phẩm may – thời trang: T-shirt, polo- shirt, trang phục thể thao, trang phục trẻ em, áo khoác, đồng phục, trang phục lót v.v…. Thị trường cung cấp: nội địa 5%, xuất khẩu 95%. V: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG: 1.Tình hình nhân sự: Nguồn lao động của công ty luôn phát triển về số lượng cũng như về chất lượng. Cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Đội ngũ công nhân trực tiếp có ý thức, trách nhiệm cao trong công việc. Công ty hiện có hơn 4.300 lao động được phân bổ như sau: - Ngành sợi gồm 2 xí nghiệp với 424 nhân sự. - Ngành dệt gồm 1 xí nghiệp với 286 nhân sự. - Ngành Nhuộm gồm 2 xí nghiệp với 690 nhân sự. - Ngành may gồm 6 xi nghiệp với 2.820 nhân sự. - Khối kinh doanh gồm xuất khẩu và kinh doanh địa, tham mưu, nghiệp vụ: 150 nhân sự GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 15 - Bảng 1: Tình hình nhân sự trong những năm 2006 – 2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Số lao động 3.528 3.706 4.103 4.370 (Nguồn : Ban Tổ Chức Hành Chánh) Bảng 2: Trình độ quản lý chuyên môn năm 2009 Trình độ chuyên môn và chức danh Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Đại học và trên đại học 300 6,86 Trung học chuyên nghiệp 51 1,17 Các bộ quản lý từ cấp tổ trưởng 299 6,84 Cán bộ quản lý từ cấp phó phòng, phó xí 156 3,57 nghiệp (Nguồn : Ban Tổ Chức Hành Chánh) 2. Sơ đồ tổ chức của công ty: Khi mới thành lập, công ty còn nhỏ, ít người, số lượng sản phẩm ít, doanh thu thấp thì một mô hình linh động vẫn có thể giúp công ty có được sự linh hoạt cần thiết để hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh thành công trên thương trường. Tuy nhiên, về sau khi công ty đã phát triển lớn mạnh, thị trường ngày càng được mở rộng, ngành nghề kinh doanh và danh mục sản phẩm đa dạng, doanh thu lớn, nhân lực công ty ngày càng nhiều thì công ty đã linh hoạt thiết lập một cơ cấu tổ chức khoa học nhưng cũng rất tinh gọn, phù hợp với môi trường hoạt động truyển thống, năng lực nội bộ và thị trường cạnh tranh nhằm giúp công ty luôn kiểm soát được 100% tình hình hoạt động, giiúp công ty hoạt động với hiệu quả tối ưu nhất. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 16 - (Nguồn: www.thanhcong.com.vn) 3. Chức năng, quyền hạn của các phòng ban: Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đặc điểm của cơ cấu này là tồn tại đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Đứng đầu công ty là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, kế đến là Tổng Giám Đốc và bên dưới là Phó Tổng Giám Đốc các ban (đơn vị chức năng); Giám Đốc các xí nghiệp, ngành (đơn vị trực tuyến) trực tếp quản lý cán bộ công nhân viên thuộc ban ngành, xí nghiệp của mình quản lý. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 17 - Hội Đồng Quản Trị : là cơ quan quản lý toàn bộ công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đế liên quan đến mục đích, chiến lược và định hướng phát triển của công ty, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc về Đại Hội Cổ Đông. Ban Kiểm Soát : thực hiện giám sát các hoạt động của Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám Đốc theo pháp luật và điều lệ của công ty. Tổng Giám Đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi mặt của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về hoạt động của công ty. Phó Tổng Giám Đốc: là người có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động của bộ phận, phòng ban, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc. Xí nghiệp (XN): dệt ra các loại vải đan kim, dệt nhãn, phụ liệu may; may quần áo; sản xuất ra các loại sợi… phục vục cho việc bán và sản xuất của xí nghiệp. Ban kỹ thuật chất lượng (Ban KTCL): quản lý, kiểm tra và tham mưu về kỹ thuật chất lượng, công nghệ sản xuất và các vấn đề liên quan đến hệ thống ISO, SA 8000. Ban hành chính nhân sự (Ban HCNS): tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, tiền lương lao động và đồng thời quản lý hành chánh, văn thư … phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban vật tư hàng hóa ( Ban VT –HH) : kiểm tra, tham mưu, đề xuất cho Tổng Giám Đốc các vấn đề lien quan đến hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Ban kế toán tài chính ( Ban KT-TC): theo dỏi tình hình thu chi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng có nhiêm vụ tham mưu cho Tổng Giám Đốc các chế độ chính sách của Nhà nước, tham gia phân tích báo cáo tài chính của công ty để có phương hướng sử dụng vớn sao cho có hiệu quả Ban xuất khẩu (BanXK): phụ trách và tham mưu các vấn đề kinh doanh va tiêu thụ vải, sản phẩm áo ra thị trường nước ngoài, thực hiên hợp đồng xuất khẩu. GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 18 - Ban kinh doanh (Ban KD): chi nhánh Hà Nội, Trung tâm kinh doanh sản phẩm may (TT KDSPM): phụ trách tham mưu các vấn đề về kinh doanh, tiêu thụ hàng vải và áo trong thị trường nội địa. Ban nhập khẩu (Ban NK): thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, tổ chức nhập nguyên liệu, thiết bị phục tùng sản xuất kinh doanh trong nước. Ban nghiên cứu và phát triển (Ban NC-PT): thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Ban giao nhận xuất nhập khẩu ( Ban GNXNK): phụ trách về việc làm chứng từ, thực hiện các việc trong quy trình xuất nhập khẩu. Ban kế hoạch ( Ban KH) : lên kế hoạch nguồn nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng và theo dõi tình hình thục hiện kế hoạch sản xuất. Xí nghiệp tổng hợp (XN TH): phụ trách các vấn đề về quản lí, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì thiết bị máy móc và an toàn trong nhà xưởng, thực hiện đề xuất tham mưu các chương trình đầu tư của công ty, điều phối xe … VI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG TỪ NĂM 2006 – 2009: 1.Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm từ năm 2006 – 2009: Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DVT: 1000 đồng STT CHỈ NĂM 2006 2007 2008 2009 TIÊU Doanh thu bán hàng và cung 1 526.928.834.755 1.042.235.265.642 1.027.572.950.280 1.131.793.585.832 cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh 2 3.454.193.808 9.768.807.093 4.288.521.922 5.700.284.762 thu Doanh thu thuần về bán hàng 3 523.474.640.947 1.032.466.458.549 1.023.284.428.358 1.126.093.301.070 và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 440.782.566.032 865.504.577.282 872.813.839.664 908.314.880.359 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 82.692.074.915 166.961.881.267 150.470.588.694 217.118.420.711 GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 19 - cung cấp dịch vụ STT CHỈ NĂM 2006 2007 2008 2009 TIÊU 6 Doanh thu hoạt động tài chính 2.759.186.145 15.652.000.588 28.281.261.581 74.928.106.319 Chi phí tài chính 19.152.610.043 46.038.104.149 106.326.379.351 163.005.472.809 7 Trong đó: chi phí lãi vay 15.909.830.170 36.283.098.758 68.729.060.223 50.361.165.165 8 Chi phí bán hàng 12.281.994.122 21.475.254.487 25.827.922.395 24.606.383.431 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,735,965,617 46.314.284.240 54.357.393.424 55.951.241.323 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 10 34.280.691.278 68.786.238.979 (7.759.844.859) 49.143.429.467 kinh doanh 11 Thu nhập khác 9.381.948.890 16.608.045.683 20.375.454.209 16.998.467.276 12 Chi phí khác 24.450.601.453 14.110.432.978 4.422.177.407 6.221.998.443 13 Lợi nhuận khác (15.068.652.563) 2.497.612.705 15.953.276.802 10.776.468.833 Tổng lợi nhuận kế toán trước 14 19.212.038.715 71.283.851.684 6.829.922.269 60.735.007.945 thuế Chi phí thuế thu nhập doanh 15 --- 249.999.035 2.286.388.550 12.830.823.333 nghiệp hiện hành Chi phí thuế thu nhập doanh __ 16 (91.104.764) (492.891.744) 492.891.744 nghiệp hoãn lại Lợi nhuận sau thuế thu nhập 17 19.212.038.715 71.283.851.684 5.036.425.463 47.411.292.868 doanh nghiệp 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.201 3.838 142 1291 ( Nguồn: Ban kế toán – tài chính ) Nhận xét: * Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến năm 2007 tăng mạnh. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống công ty còn tập trung khai thác có hiệu quả nguồn quỹ đất đai, mở rộng đầu tư, kinh doanh sang các ngành nghề khác có tỷ suất sinh lợi cao như ngân hàng, chứng khóan, thương mại và vật liệu xây dựng, vận tải, bất động sản... chính sự mạnh bạo trong đầu tư ở nhiều lĩnh vực trên đã làm tăng đáng kể lợi nhuận của công ty. * Với mức lạm phát lên đến 2 con số, giá cả đầu vào tăng liên tục trong khi công ty không thể tăng giá đầu ra tương ứng, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng gần 2 lần GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
- - 20 - (năm 2007 lãi vay phải trả là 36,283,098,758 ngàn đồng tăng lên 68,729,060,223 ngàn đồng vào năm 2008), công ty không chủ động cân đối được cơ cấu đồng tiền vay (USD và VND), thị trường bất động sản và thị trường chứng khoáng sụt giảm nhanh chóng... đã làm tăng chi phí của công ty, gây nên tình trạng thiếu vốn lưu động, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị trì trệ gây nên tình trạng thua lổ nặng vào năm 2008. * Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 của công ty tăng 10% điều này chứng tỏ công ty mẹ hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2008, mặc dù trong năm 2009 Việt Nam nói chung và công ty nói riêng vẫn chưa khắc phục được hậu quả của cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên hoạt động từ các công ty con vẫn chưa có hiệu quả nên tình hình kinh doanh của công ty vẫn không khởi sắc. Việc thua lổ nặng trong năm 2008 đã làm công ty rơi vào tình trạng khó khăn và mức tăng trưởng 2009 vẫn không khắc phục hậu quả của năm trước được nhiều cho nên công ty buộc phải bán 30% cổ phần công ty và nhường lại quyền điều hành công ty cho tập đoàn E-Land của Hàn Quốc. 2. Phân tích tình hình tài chính của công ty: a. Khả năng sinh lời: ĐVT: % STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 1 Lợi nhuận trước thuế trên 3,6 6,9 0,67 5,39 doanh thu 2 Lợi nhuận trước thuế trên 3,51 6,71 0.52 3,56 tổng tài sản 3 Lợi nhuận trước thuế trên 12,46 26,06 1,98 11,56 vốn chủ sở hữu (ROE) ( Nguồn: Ban kế toán – tài chính ) Nhận xét: Trong 4 năm trở lại đây thì năm 2007 khả năng sinh lời của công ty là cao nhất và năm công ty gặp khó khăn nhất do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có các chỉ số sinh lời thấp nhất là 2008. Tuy nhiên vào năm 2009, các chỉ số GVHD: TS – PHẠM THỊ HÀ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam
105 p | 739 | 327
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010
79 p | 1200 | 305
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai.
63 p | 621 | 251
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
80 p | 433 | 162
-
Báo cáo tốt nghiệp: Công tác xã hội huyện Khánh Vĩnh- Khánh Hòa
64 p | 810 | 151
-
báo cáo tốt nghiệp:"Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh"
59 p | 634 | 139
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Tình Hình Kế Toán Và Quản Lý Tài Sản Cố Định tại Công Ty Xuất nhập khẩu Thủy Sản Miền Trung”
55 p | 375 | 128
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thuỵ Khuê"
64 p | 365 | 112
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phần mềm D2S
69 p | 270 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp: Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai
105 p | 283 | 55
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀ NĂNG "
50 p | 173 | 48
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
69 p | 261 | 46
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổn thất điện năng tại công ty điện lực Cao Bằng
82 p | 251 | 46
-
Báo cáo Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty giầy Thụy Khuê .
66 p | 251 | 36
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ
47 p | 131 | 23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
89 p | 158 | 20
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổn thất điện năng
35 p | 120 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công - TS. Phạm Thị Hà
10 p | 129 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn