intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bệnh u nấm phổi.

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Aspergillus-Bệnh u nấm phổi do nấm Aspergillus Các tác nhân gây bệnh ngoài vi khuẩn, virus hiện nay còn có thêm nhóm vi nấm. Do việc sử dụng kháng sinh không đúng cách gây tình trạng loạn khuẩn, dùng nhiều thuốc ức chế miễn dịch, sự xuất hiện nhiều hơn các bệnh gây suy giảm đề kháng, điều kiện sống dinh dưỡng kém, thiếu vệ sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bệnh u nấm phổi.

  1. Aspergillus-Bệnh u nấm phổi do nấm Aspergillus  Aspergillus-Bệnh u nấm phổi do nấm Aspergillus Các tác nhân gây bệnh ngoài vi khuẩn, virus hiện nay còn có thêm nhóm vi nấm. Do việc sử dụng kháng sinh không đúng cách gây tình trạng loạn khuẩn, dùng nhiều thuốc ức chế miễn dịch, sự xuất hiện nhiều hơn các bệnh gây suy giảm đề kháng, điều kiện sống dinh dưỡng kém, thiếu vệ sinh... là những cơ hội để vi nấm phát triển, gây bệnh cho con người. Có đến hơn 100.000 loại nấm sống trong đất, nước, không khí và trên cơ thể sinh vật. Trong số này có khoảng 90 loài gây bệnh cho người và súc vật, với 20 loài có khả năng gây ra bệnh nấm phủ tạng, và chủ yếu là ở phổi. Bệnh u nấm phổi gây ra
  2. do Aspergillus fumigatus, là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Triệu chứng U nấm phổi do Aspergillus thường diễn tiến chậm, âm thầm (nhiều tháng, có khi vài năm). Vi nấm xâm nhập qua đường hô hấp, sinh sôi nảy nở phát triển dần dần, tạo thành một khối u nằm trong phổi. Triệu chứng biểu hiện thường rất nghèo nàn, ít gây chú ý. Lý do thường gặp nhất đưa bệnh nhân đi khám bệnh là ho ra máu. Nguyên nhân của ho ra máu là trong quá trình phát triển, nấm Aspergillus tạo ra các chất làm thúc đẩy mạnh quá trình tăng sinh-tạo ra nhiều các mạch máu xung quanh khối u nấm, đồng thời cũng tạo ra các chất làm bào mòn thành mạch máu- làm mạch máu dễ vỡ. Đa phần bệnh được phát hiện khi chụp phim phổi thấy có hình ảnh u, thường phát triển thành một khối tròn trong một hang trống trong phổi, nên trên phim X-quang u thường có hình dạng giống như một cái lục lạc. Đối tượng nguy cơ Những người có tiền sử mắc bệnh lao
  3. thường dễ có nguy cơ bị bệnh u nấm phổi. Tuy nhiên nấm Aspergillus cũng có thể phát triển trên phổi hoàn toàn bình thường, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém như mắc bệnh AIDS, dùng corticoid kéo dài, dùng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép, suy nhược cơ thể… Chẩn đoán Các xét nghiệm giúp chẩn đoán được bệnh u nấm phổi là: xét nghiệm máu, huyết thanh chẩn đoán tìm kháng thể kháng nấm thường cho kết quả dương tính cao (93 - 100%); nội soi phế quản, lấy dịch rửa đi soi kính hiển vi và cấy tìm nấm Aspergillus; chụp X-quang phổi, dấu hiệu điển hình trên phim X-quang thấy được là hình ảnh “lục lạc”; phim CT scan cũng rất cần thiết để chẩn đoán xác định. Điều trị Vấn đề đáng ngại nhất của bệnh u nấm phổi có thể gây tử vong là “ho ra máu” đột ngột, ồ ạt. Trong trường hợp này tử vong rất cao ngay cả khi đến được bệnh viện. Do đó khi đã chẩn đoán là u nấm phổi thì nên nhập viện ngay để theo dõi điều trị kịp
  4. thời. Điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống nấm và phẫu thuật. Thuốc chống nấm có nhược điểm là gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, giá thành còn cao (và phải uống liên tục trong vài tháng). Phẫu thuật thường là cắt đi phần phổi mang u (thường là một phân thùy). So với phẫu thuật cắt u phổi do ung thư, u nấm phổi thường khó cắt hơn, chảy máu nhiều hơn, nhất là trong những trường hợp phải cắt khi cấp cứu. Tuy nhiên giai đoạn hậu phẫu thường tiến triển tốt và ít biến chứng, có thể xuất viện sau khoảng 1 tuần. Có thể phẫu thuật ngay khi mới phát hiện u nấm phổi do tình cờ chụp phim X- quang, mặc dù bệnh nhân chưa có một triệu chứng nào cả, làm như vậy thì tỷ lệ thành công của phẫu thuật sẽ cao hơn. Phòng chống Nấm Aspergillus là một loại nấm gây bệnh cơ hội (thường gây bệnh trên phổi vốn đã mang sẵn bệnh lý, cơ thể thiếu sức đề kháng). Nấm Aspergillus có thể tồn tại ở khắp nơi trong mọi điều kiện, do đó tiếp xúc với nấm là không thể tránh khỏi. Vì
  5. vậy cách dự phòng tốt nhất là tăng sức đề kháng của cơ thể như tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp… Những người đã có tiền sử mắc bệnh phổi nên đi khám bệnh định kỳ (chụp phim X- quang) để có thể phát hiện, điều trị kịp thời. Tài liệu nghiên cức thêm: Viện sốt rét-KST Quy Nhơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0