Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG NỘI SỌ Ở NHỮNG BỆNH NHÂN<br />
CÓ ĐẶT DẪN LƯU NÃO THẤT RA NGOÀI<br />
Trần Quang Vinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài (DLNTRN, EVD) thường được thực hiện ở một số bệnh<br />
lý thần kinh có giãn não thất như chấn thương sọ não, xuất huyết não do tăng huyết áp, xuất huyết dưới nhện, u<br />
não…DLNTRN giúp làm giảm áp lực trong sọ. Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp của phẫu thuật này.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các biến chứng nhiễm trùng nội sọ, thời điểm xuất hiện nhiễm trùng và<br />
đáp ứng điều trị.<br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tổng cộng có 46 bệnh nhân tham gia nghiên<br />
cứu trong khoảng thời gian từ tháng 07/2011 đến tháng 05/2012 tại khoa Ngoại thần kinh và khoa Hồi sức ngoại<br />
thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Kết quả: Trong 46 bệnh nhân nghiên cứu, có 4 trường hợp bị viêm màng não mủ (tỉ lệ 8,69%), không có<br />
trường hợp nào bị viêm não thất hay áp xe não, nhiễm trùng xảy ra trung bình vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật<br />
đặt ống dẫn lưu. Chỉ có 1 trưòng hợp cấy khuẩn dương tính là Klebsiella spp., nhạy với kháng sinh Ertapenem,<br />
Imipenem, Meropenem và kháng với các kháng sinh thường dùng như Ampicilline, Cefepim, Ceftazidim,<br />
Ceftriaxone, Cefoperazone.<br />
Từ khoá: Dẫn lưu não thất ra ngoài (DLNTRN), dịch não tủy (DNT), viêm màng não mủ (VMNM), bệnh<br />
viện Chợ Rẫy (BVCR), áp lực trong sọ (ALTS)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTRACRANIAL INFECTION COMPLICATION OF EXTERNAL VENTRICULAR DRAINAGE<br />
Tran Quang Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 238 - 242<br />
Background: External ventricular drainage (EVD) is commonly done in some of ventricular dilation cases<br />
to decrease the intracranial pressure. Lateral ventricles dilated may concern with traumatic brain injury,<br />
hypertensive hemorrhage, subarachnoid hemorrhage, brain tumors….Postoperative infection is a complication<br />
commonly seen in this patient.<br />
Object: Identification of intracranial infection, time of appearance and treatment response.<br />
Material and Method: Descriptive, cross sectional study of 46 patients with EVDs in Neurosurgical<br />
deparment and Neurosurgical ICU at Cho Ray hospital from July 2011 to May 2012.<br />
Results: In 46 patients with EVDs, there were 4 cases of meningitis (8.69%), no case of ventriculitis or<br />
brain abscess. Infection was initially identified at postoperation 5th day. Only 1 case had positive bacteria culture,<br />
the pathogen was Klebsiella spp. It was sensitive to Ertapenem, Imipenem, Meropenem and resistant to<br />
Ampicilline, Cefepim, Ceftazidim, Ceftriaxone, Cefoperazone.<br />
màng não... và tạo ra sự thông thương của nhu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
mô não với môi trường bên ngoài, cũng từ đây<br />
Quá trình phẫu thuật sọ não đã làm phá vỡ<br />
vi khuẩn sẽ xâm nhập vào não bộ và gây nên<br />
các cấu trúc giải phẫu của da đầu, xương sọ,<br />
* Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh BV Chợ Rẫy,<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS.Trần Quang Vinh ĐT: 0903712998, Email: vinhcrhospital@gmail.com<br />
<br />
238<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
biến chứng nhiễm trùng nội sọ sau phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Một số những bệnh lý trong thần kinh, như<br />
chấn thương sọ não, xuất huyết não do tăng<br />
huyết áp, xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình<br />
động mạch não, u não...đã ảnh hưởng đến sự<br />
lưu thông của dịch não tủy, làm giãn các não<br />
thất, gây tăng áp lực trong sọ. Để giải quyết tình<br />
trạng tăng áp lực trong sọ, phải dẫn lưu DNT ở<br />
các não thất và có thể điều trị tạm thời bằng cách<br />
đặt ống dẫn lưu DNT từ não thất bên ra ngoài.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Viêm màng não mủ là biến chứng thường<br />
gặp nhất ở bệnh nhân này, tỉ lệ dao động từ 0–<br />
21,9%(4), gây ra những hậu quả nặng nề như phá<br />
vỡ hàng rào máu não, phù não, tăng áp lực nội<br />
sọ, giảm lưu lượng máu đến não... Ngoài<br />
VMNM, bệnh nhân đặt DLNTRN còn có thể<br />
gặp các biến chứng nhiễm trùng khác như viêm<br />
não thất, áp xe não, tụ mủ dưới màng cứng, tụ<br />
mủ ngoài màng cứng(2)…Và nguy cơ nhiễm<br />
trùng phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, kinh<br />
nghiệm của phẫu thuật viên, thời gian lưu ống,<br />
cũng như các thao tác trong quá trình phẫu<br />
thuật và chăm sóc ống dẫn lưu(5,6).<br />
Mặc dù hiện nay đã có nhiều thế hệ kháng<br />
sinh mới, có tính diệt khuẩn cao nhưng hiệu quả<br />
điều trị vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.<br />
Vấn đề nhiễm trùng nội sọ ở bệnh nhân có đặt<br />
DLNTRN là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng to<br />
lớn đến hiệu quả điều trị và chi phí nằm viện<br />
của bệnh nhân. Việc phát hiện sớm bệnh nhân bị<br />
biến chứng nhiễm trùng, chọn phác đồ điều trị<br />
đúng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp<br />
nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và<br />
xã hội là công việc vô cùng quan trọng.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện<br />
với các mục tiêu sau:<br />
1. Xác định các biến chứng nhiễm trùng nội<br />
sọ ở bệnh nhân có DLNTRN.<br />
2. Xác định thời điểm xuất hiện nhiễm trùng<br />
trong quá trình còn đặt ống dẫn lưu.<br />
3. Xác định loại vi trùng gây bệnh và kết quả<br />
điều trị.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân có đặt ống dẫn lưu não<br />
thất ra ngoài được điều trị tại khoa Ngoại thần<br />
kinh và khoa Hồi sức ngoại thần kinh bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ tháng 07/2011 đến tháng 05/2012.<br />
<br />
Hình 1: Hệ thống dẫn lưu não thất ra ngoài<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả các bệnh nhân có đặt DLNTRN có kết<br />
quả xét nghiệm DNT không bị nhiễm trùng lúc<br />
phẫu thuật đặt ống dẫn lưu.<br />
Ống dẫn lưu phải được lưu hơn 24 giờ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tất cả những bệnh nhân có nhiễm trùng nội<br />
sọ trước khi phẫu thuật hoặc ống dẫn lưu được<br />
đặt ở nơi khác trước khi nhập viện Chợ Rẫy.<br />
Bệnh nhân có dò DNT trong quá trình đặt<br />
ống dẫn lưu như dò DNT qua tai, qua mũi…vì<br />
làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nội sọ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang mô tả<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng trong<br />
sọ<br />
Viêm màng não<br />
Lâm sàng: Sốt, đau đầu, nôn ói, cổ gượng,<br />
dấu Kernig (+), dấu Brudzinski (+), theo dõi tri<br />
giác dựa theo thang điểm hôn mê Glasgow<br />
(GCS).<br />
<br />
239<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Cận lâm sàng<br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
<br />
Công thức máu: bạch cầu/ máu >10 000/ mm3<br />
Bạch cầu trong DNT >100/µL chủ yếu là<br />
bạch cầu đa nhân<br />
Glucose trong DNT 100 mg%<br />
Cấy vi khuẩn dương tính<br />
<br />
Tụ mủ (ngoài màng cứng, dưới màng<br />
cứng), áp xe não<br />
Lâm sàng: Sốt, dấu hiệu tăng áp lực trong<br />
sọ: đau dầu, nôn mửa, tri giác giảm, dấu hiệu<br />
thần kinh khu trú: yếu nửa người, giãn đồng tử.<br />
Cận lâm sàng: Bạch cầu/ máu >10.000 tế<br />
bào/mm3 và CT scan sọ có khối choán chỗ<br />
trong sọ (ngoài màng cứng, dưới màng cứng,<br />
trong não).<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Trực tiếp thăm hỏi bệnh sử, tiền căn, thăm<br />
khám và theo dõi diễn tiến bệnh của bệnh nhân,<br />
lấy số liệu theo trình tự.<br />
Thu thập và phân tích kết quả xét nghiệm,<br />
đặc biệt là xét nghiệm máu, DNT, CT scan sọ<br />
não và kết quả MRI não<br />
Xét nghiệm DNT lúc phẫu thuật đặt ống dẫn<br />
lưu và mỗi 2 ngày sau đó hoặc khi có chỉ định<br />
của lâm sàng cho đến khi ống dẫn lưu được rút.<br />
Số ngày lưu ống DLNTRN phải được quyết<br />
định bởi bác sĩ khoa Hồi sức ngoại thần kinh và<br />
bác sĩ phẫu thuật viên.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong quá trình nghiên cứu từ tháng 07/2011<br />
đến 05/2012, chúng tôi đã thu thập tổng cộng 46<br />
bệnh nhân có đặt DLNTRN thỏa các tiêu chuẩn<br />
chọn bệnh.<br />
<br />
240<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố theo tuổi bệnh nhân<br />
Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi, tuổi<br />
nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 76 tuổi, trung bình<br />
là 36 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1,3/1. Như vậy phẫu<br />
thuật DLNTRN xảy ra ở mọi lứa tuổi và phân bố<br />
ở 2 giới gần bằng nhau.<br />
<br />
Nguyên nhân đặt dẫn lưu não thất ra ngoài<br />
Bảng 2. Nguyên nhân đặt dẫn lưu não thất ra ngoài<br />
Nguyên nhân<br />
Chấn thương<br />
Đột quỵ<br />
Phẫu thuật u não<br />
Tổng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
3<br />
7<br />
36<br />
46<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
6,52<br />
15,22<br />
78,26<br />
100<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ định<br />
đặt DLNTRN cũng giống như ở các nơi khác:<br />
bao gồm sau chấn thương, đột quị và phẫu<br />
thuật lấy u não. Đa số các trường hợp là sau<br />
phẫu thuật lấy u não, chiếm tỉ lệ 78,26%.<br />
Trong khi đó, nguyên nhân chấn thương sọ<br />
não chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,52%, nguyên nhân<br />
sau đột quị cũng chiếm tỉ lệ thấp 15,22%. Tỉ lệ<br />
sau đột quị và chấn thương còn rất thấp so<br />
với các tác giả nước ngoài như Cheng H. Lo (4)<br />
hay tác giả Mohamad A. Omar (6). Tuy nhiên<br />
trong thời gian qua, tại BVCR đã triển khai<br />
nhiều hơn DLNTRN kết hợp với đo ALTS<br />
giúp việc điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thời gian đặt ống DLNTRN<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện nhiễm trùng<br />
<br />
Bảng 3. Thời gian đặt ống DLNTRN<br />
<br />
Bảng 6. So sánh thời điểm xuất hiện nhiễm trùng<br />
<br />
Thời gian đặt dẫn lưu não thất ra ngoài (ngày)<br />
Ngắn nhất<br />
Dài nhất<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
2<br />
12<br />
5,7<br />
2,6<br />
<br />
Số ngày lưu đặt DLNTRN trung bình của<br />
chúng tôi là 5,7±2,6 ngày và đã rút ngắn hơn<br />
nhiều so với trước đây để tránh biến chứng<br />
nhiễm trùng cho bệnh nhân. Số ngày lưu ống<br />
càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng nội sọ càng<br />
cao(2).<br />
<br />
Diễn tiến bệnh sau rút dẫn lưu não thất ra<br />
ngoài<br />
Bảng 4. Diễn tiến bệnh sau rút DLNTRN<br />
Diễn tiến bệnh<br />
Ổn định<br />
Đặt lại DLNTRN<br />
Đặt shunt não thất-ổ bụng<br />
Tử vong<br />
Tổng<br />
<br />
Số ca<br />
37<br />
2<br />
1<br />
6<br />
46<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
80,43<br />
4,35<br />
2,17<br />
13,05<br />
100<br />
<br />
Trong 46 bệnh nhân tham gia nghiên cứu,<br />
sau rút DLNTRN đa số bệnh nhân đều ổn<br />
định tốt chiếm tỉ lệ 80,43%, có 2 trường hợp<br />
phải đặt DLNTRN, 1 trường hợp chuyển sang<br />
đặt dẫn lưu não thất ổ bụng (VP shunt), và có<br />
6 trường hợp tử vong (13,05%). Như vậy chỉ<br />
định đặt DLNTRN rất có hiệu quả trong điều<br />
trị, tránh được việc không cần thiết đặt VP<br />
shunt cho bệnh nhân.<br />
<br />
Biến chứng nhiễm trùng nội sọ<br />
Bảng 5. Biến chứng nhiễm trùng nội sọ<br />
Viêm<br />
Viêm Áp xe Tụ<br />
màng<br />
não thất não mủ<br />
não mủ<br />
Số trường<br />
hợp<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Không<br />
nhiễm<br />
trùng<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
42<br />
<br />
8,69<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
91,31<br />
<br />
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật<br />
DLNTRN là nhiễm trùng, tụt ống, tụ máu, tụ<br />
dịch. Trong nghiên cứu này nhiều nhất là biến<br />
chứng nhiễm trùng với tỉ lệ viêm màng não là<br />
8,69% (4 trường hợp), không có trường hợp nào<br />
bị tụ mủ, áp xe não hay viêm não thất (kết quả<br />
chụp CT Scan sọ não không có biểu hiện tăng<br />
quang bất thường ở thành não thất).<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Tác giả<br />
Cheng H. Lo (2007)<br />
K. E. Lyke (2001)<br />
Chúng tôi (2012)<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện nhiễm<br />
trùng (ngày)<br />
5,5<br />
8,5<br />
5<br />
<br />
Trong nghiên cứu này có 4 trường hợp bị<br />
VMNM, chiếm 8,69%, bắt đầu xảy ra vào ngày<br />
thứ 4 đến ngày thứ 6 sau khi đặt ống dẫn lưu<br />
não thất, trung bình là vào ngày thứ 5. Kết quả<br />
này khá phù hợp với tác giả Cheng H. Lo(4), K. E.<br />
Lyke(5) Mark S Greenberg(2), nhiễm trùng thường<br />
xảy ra sau 5 ngày và tỉ lệ có thể lên tới 42% vào<br />
ngày thứ 11 của quá trình lưu ống. Điều này có<br />
ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng,<br />
nếu có chỉ định nên rút ống DLNTRN trước 5<br />
ngày để tránh biến chứng nhiễm trùng, ống<br />
DLNTRN càng để lâu, càng tăng nguy cơ nhiễm<br />
trùng cho bệnh nhân(2).<br />
<br />
Vi trùng gây bệnh<br />
Trong 4 trường hợp viêm màng não mủ, 3<br />
trường hợp cấy DNT âm tính, chỉ có 1 trường<br />
hợp (25%) là cấy vi trùng dương tính.<br />
Bảng 7. Bảng so sánh tỉ lệ cấy DNT dương tính<br />
Tác giả<br />
Hoàng Văn Minh (2004)<br />
K. E. Lyke (2001)<br />
Mohamad Azhari Omar (2010)<br />
Chúng tôi (2012)<br />
<br />
Tỉ lệ cấy DNT dương<br />
tính (%)<br />
26,92<br />
82<br />
89<br />
25<br />
<br />
So với nghiên cứu của tác giả Mohamad A.<br />
Omar(6) tỉ lệ cấy DNT dương tính là 25/28 = 89%,<br />
còn theo tác giả K. E. Lyke(5) thì tỉ lệ này là 9/11 =<br />
82%. Tỉ lệ cấy vi trùng dương tính trong lô<br />
nghiên cứu của chúng tôi còn rất thấp, tỉ lệ chỉ là<br />
25%, tương đương với nghiên cứu của tác giả<br />
Hoàng Văn Minh 2004(3). Điều này có thể do<br />
điều kiện làm xét nghiệm của chúng tôi còn hạn<br />
chế, và điều quan trọng hơn là do bệnh nhân sử<br />
dụng kháng sinh mạnh trước và kéo dài sau<br />
phẫu thuật, cho nên tỉ lệ cấy DNT âm tính cao(1).<br />
Kết quả cấy DNT xác định vi trùng gây bệnh<br />
là Klebsiella sp.,vi trùng gây nhiễm trùng bệnh<br />
viện nặng nề thường gặp ở khoa săn sóc tích<br />
<br />
241<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
cực, chỉ nhạy với kháng sinh Meropenem,<br />
Ertapenem và Imipenem, phù hợp với y văn và<br />
các công trình nghiên cứu trước(4,6).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 46 bệnh nhân có đặt dẫn<br />
lưu não thất ra ngoài tại khoa Hồi sức ngoại<br />
thần kinh và khoa Ngoại thần kinh bệnh viện<br />
Chợ Rẫy về biến chứng nhiễm trùng nội sọ<br />
trong khoảng thời gian từ tháng 07/2011 đến<br />
tháng 05/2012, chúng tôi rút ra một số kết luận<br />
sau:<br />
<br />
Biến chứng nhiễm trùng nội sọ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ định<br />
đặt dẫn lưu não thất ra ngoài có ở mọi lứa tuổi<br />
(2-76 tuổi) và có cả ở 2 giới nam và nữ với tỉ lệ<br />
1,3: 1. Chỉ định đặt dẫn lưu não thất phổ biến<br />
nhất là sau phẫu thuật lấy u não (78,26%), tỉ lệ<br />
rất thấp sau chấn thương (6,52%) và đột quị<br />
(15,22%).<br />
Về biến chứng nhiễm trùng nội sọ, có 4<br />
trường hợp bị viêm màng não mủ, chiếm tỉ lệ<br />
8,69%. Không có trường hợp nào bị viêm não<br />
thất, tụ mủ hay áp xe não.<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện nhiễm trùng<br />
Trong nghiên cứu này, ống dẫn lưu não thất<br />
ra ngoài được lưu từ 2 đến 12 ngày, trung bình<br />
là 5,7±2,6 ngày. Biến chứng nhiễm trùng xảy ra<br />
vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 trong quá trình<br />
lưu ống, trung bình là vào ngày thứ 5. Dấu hiệu<br />
giúp nhận biết sớm nhiễm trùng là sốt và tỉ lệ<br />
đường trong dịch não tủy/đường huyết < 0,4.<br />
<br />
lệ 25%). Vi trùng gây bệnh là Klebsiella spp. chỉ<br />
nhạy với kháng sinh Meropenem, Ertapenem và<br />
Imipenem, kháng với các kháng sinh thường<br />
được sử dụng trong điều trị viêm màng não như<br />
Ampicilline, Cefepim, Ceftazidime, Ceftriaxone<br />
và Cefoperazole. Kháng sinh được chọn lựa để<br />
điều trị trong trường hợp này là Meropenem,<br />
tuy nhiên bệnh nhân tử vong sau 5 ngày điều trị<br />
kháng sinh. Nguyên nhân có thể do tình trạng<br />
nặng nề của VMNM kết hợp với tình trạng nặng<br />
sau phẫu thuật.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Dennis LK, Fauci AK (2010), “Meningitis, Encephalitis, Brain<br />
abscess and Empyema”, Harrison’s Infectious Diseases, 17:303332.<br />
Greenberg MS (2010), Handbook of Neurosurgery, Greenberg<br />
MS, Themie, 207-208,869-871,<br />
Hoàng Văn Minh (2004), “Nghiên cứu biến chứng viêm màng<br />
não mủ sau mổ máu tụ trong sọ do chấn thương”.Luận văn thạc<br />
sỹ Y học, ĐH Y Dược Tp.HCM.<br />
Lo CH, Spelman D, Bailey M, Cooper DJ, Rosenfeld JV, Brecknell<br />
JE. (2007), “External ventricular drain infections are indepent of<br />
drain duration: an argument against elective revision”, J<br />
Neurosurg. 106(3):378-383.<br />
Lyke KE, Obasanjo OO, Williams MA; O'Brien M, Chotani R, Perl<br />
TM (2001). “Ventriculitis Complicating use of Intraventriculor<br />
Catheters in Adult Neurosurgical patients”, Oxford Journals<br />
Medicine clinical infectous diseases. 33(2):2028-2033.<br />
Omar MA, Mohd Haspani MS (2010). “The risk factor of external<br />
ventricular drainage- related infection at hospital Kualua<br />
Lumpur”, Malaysian J Med Sci. 17(3)48-54.<br />
Scheldt MW (1994), “Bacterial meningitis and brain abcess”,<br />
Harrison’s principle of Internal of medicine, 13th edition, pp.<br />
2296-2302.<br />
Trần Quang Vinh (2004), “Đo và theo dõi áp lực trong sọ tại khoa<br />
Hồi sức Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy”, Hội nghị tổng kết<br />
10 năm chấn thương thần kinh, tr. 46-47.<br />
Vũ Anh Nhị (2001). “Nhiễm Trùng Mủ Hệ Thần Kinh Trung<br />
Ương-Tai biến mạch máu não”. Thần kinh học lâm sàng và điều<br />
trị. NXB Mũi Cà Mau, tr.44-133, tr.396-421.<br />
<br />
Vi trùng gây bệnh và đáp ứng điều trị<br />
Trong các trường hợp bị viêm màng não mủ,<br />
chỉ có một trường hợp cấy DNT dương tính (tỉ<br />
<br />
242<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />