intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án

  1. BỘ 10 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
  2. Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Phòng GD&ĐT Châu Đức 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Phòng GD&ĐT Hóc Môn 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Trà Cang 4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Hoà Hội 5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Nguyễn Du 6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Quang Dương 7. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Quang Trung 8. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Trần Hưng Đạo 9. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Yên Phương 10. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THCS Lê Hồng Phong
  3. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian: 90 phút không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức... (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1 (1.0 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.0 điểm). Xác định một phép liên kết câu và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó trong đoạn văn mở đầu. (Năm tháng qua đi… dằn vặt bạn mỗi ngày) Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính đoạn trích trên. (bằng một hoặc hai câu văn) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn nghị luận nói về ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ. Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. (Trích “Viếng lăng Bác”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ………..HẾT………. Họ và tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh:…………… Chữ kí giám thị 1: ………………………………………………………………………..
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 1.0 * Học sinh có thể chỉ ra được 01 phép liên kết câu và từ ngữ thực hiện phép liên kết đó, GV cho 1 điểm. (Chỉ nêu được phép liên kết, không nêu được từ ngữ thực hiện, GV 2 cho 0.5 điểm) 1.0 - Phép lặp: Ước mơ-ước mơ ĐỌC - Phép thế: Nó thay thế cho ước mơ HIỂU ….. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: 3 - Cần theo đuổi những ước mơ chân chính, tốt đẹp. 1.0 - Khi theo đuổi ước mơ, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện... 1. Từ nội dung của đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội nói về ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ. 1.1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. 1.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ 1.3. Nội dung nghị luận: 1 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: - Trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bằng khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách…. để thực hiện ước 2.0 mơ. - Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. - Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con TẠO người phải tự mình theo đuổi ước mơ. LẬP 2. Nghị luận văn học VĂN * Yêu cầu về kĩ năng BẢN - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ . Trình bày được những cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, lời văn có cảm xúc. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo
  5. nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 2.1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 0.5 - Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Người. 2 2.2. Thân bài * Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác: (khổ thơ 3) - Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết. Hình ảnh Bác: nằm trong giấc ngủ bình yên- giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ 1.0 trong tình yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người. - Hình ảnh ẩn dụ (trời xanh) khẳng định sự trường tồn của 0.5 Bác. - Cảm xúc của nhà thơ trước thực tại: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói) 0.5 * Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ: (khổ thơ cuối) - Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn dời xa. 0.5 - Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu – Hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên Người (điệp ngữ: muốn làm). 1.0 * Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình 0.5 cũng là tiếng lòng chung của những người con đất Việt một cách chân thành và cảm động. - Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị và hàm xúc âm vang. 2.3. Kết bài Khẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của 0.5 tác phẩm. * Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng Giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm, cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo hợp lí của học sinh.
  6. ỦY BAN NHÂN DÂN KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN HÓC MÔN NĂM HỌC 2022-2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian:90 phút Câu 1 (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đã bao giờ bạn cảm thấy mình may mắn vì được sinh ra trên cõi đời này? May mắn vì có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ? Hãy luôn biết ơn vì điều đó, bởi không phải ai cũng có được diễm phúc giống bạn. Khi chúng ta biết ơn những điều tuyệt vời ấy, đó sẽ là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.[...] Lòng biết ơn không cứ phải đối với những điều lớn lao, to tát mà còn dành cho cả những điều bình thường, giản dị, có khi nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá. Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương. Hãy biết ơn món quà từ thiên nhiên, biết ơn hoa lá, cỏ cây, muông thú… Hãy biết ơn những điều ta đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến, vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình. Thực hành lòng biết ơn, nghĩa là bạn đang tiếp thêm sức mạnh lạc quan cho chính mình. Biết ơn sẽ xua tan những hiềm khích, đau khổ, đố kị, ghen ghét. Biết ơn chính là ngọn nguồn của niềm vui sống. Và khi ta sống với lòng biết ơn cuộc đời, ắt hẳn cuộc đời sẽ đền đáp hạnh phúc trở lại với mỗi chúng ta! (Thu Đình - Điều kì diệu của lòng biết ơn - Báo Người lao động) a.Theo tác giả, tại sao nên biết ơn “những điều ta đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến? ” (1.0 điểm) b.Chỉ ra, gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức trong những câu văn in đậm.(1.0 điểm) c.Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương.” (1.0 điểm) d.Theo em, để thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên, chúng ta nên làm gì? (Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng.) (1.0 điểm) e. “Ta biết ơn vì may mắn có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ.”. Câu văn gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn khoảng 120-150 chữ về điều đó. (2.0 điểm)
  7. Câu 2 (4.0 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. Tấm lòng nhà thơ Viễn Phương hướng về lãnh tụ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… ( Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Em hãy viết bài văn cảm nhận nét đẹp hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một trích đoạn hoặc tác phẩm khác để làm nổi bật ý tưởng em hướng đến. Đề 2. Tấm lòng nhà thơ Y Phương hướng về quê hương xứ sở Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc ( Nói với con, Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.) Em hãy viết bài văn cảm nhận nét đẹp của khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một trích đoạn hoặc tác phẩm khác để làm nổi bật ý tưởng em hướng đến. Hết
  8. ỦY BAN NHÂN DÂN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023 HUYỆN HÓC MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 9 Câu Yêu cầu Điểm 1a - Mức tối đa: vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự 1.0 (1.0 điểm) trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình. 0.5 - Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời ½ ý - Không đạt: Học sinh không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn. 0.0 1b -Mức tối đa: (1.0 điểm) - Thành phần tình thái:ắt hẳn 0.5 - Phép nối: và hoặc phép lặp: biết ơn ( 1 trong 2 ý: trọn điểm) 0.5 - Mức chưa tối đa: Học sinh trả lời 1 trong 2 nội dung 0.5 ( HS chỉ không gọi tên thành phẩn biệt lập, phép liên kết và ngược lại: 0 đ) - Không đạt: Học sinh không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn. 0.0 1c - Mức tối đa: Biết ơn vì mỗi ngày qua đi, ta còn tồn tại, được nhìn ngắm, cảm nhận 1.0 (1.0 điểm) cuộc sống, yêu thương mọi người và nhận được yêu thương. - Hoặc khuyên trân trọng cuộc sống bởi mỗi ngày trôi qua lại có thêm cơ hội hành động, chia sẻ, sống tốt hơn … - Mức chưa tối đa: Diễn đạt chung chung về biết ơn hoặc yêu thương 0.5 - Không đạt: trả lời sai hoàn toàn 0.0 * HS trả lời đại ý : Biết ơn mỗi ngày trôi qua được sống yêu thương=>trọn điểm Các cách diễn đạt hợp lý, đúng trọng tâm=> trọn điểm 1d - Bày tỏ lòng biết ơn thiên nhiên bằng cách: 1.0 (1.0 điểm) - Mức tối đa: Bảo vệ thiên nhiên bằng các hành động: kêu gọi gìn giữ môi trường sống; bảo vệ rừng; ngăn chặn ô nhiễm sông ngòi, đất đai; bảo vệ các động vật quý … -Mức chưa tối đa: HS trả lời chung chung không rõ ý 0.5 - Không đạt: trả lời sai hoàn toàn ý câu hỏi hoặc không trả lời 0.0 (HS trả lời 2 trong các ý trên, diễn đạt thành câu có nội dung rõ ràng=> trọn điểm) 1e * Nội dung: (2 điểm) HS viết đoạn nghị luận chủ đề biết ơn gia đình / tình cảm gia đình 1.5 Có thể gồm các ý: - Giải thích khái niệm tình cảm gia đình - Những tình cảm, hành động giá trị gia đình đem lại cho mỗi người - Biết ơn gia đình là nhận thức đúng đắn và là đạo lý sống - Phê phán suy nghĩ hành động sai, hướng hành động bản thân…. *- Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân. - Đoạn viết có thể sử dụng nhiều thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, …. Không nhất thiết phải viết đủ các bước như một bài nghị luận xã hội * Hình thức: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đúng thể loại. 0.5 * Lưu ý: Bài viết sa vào kiểu văn bản tự sự, có nội dung tốt, tối đa 0.75 điểm. 3 Nội dung: (4.0 điểm) (4.0 điểm) Đề 1 * Mở bài: - Tác giả, tác phẩm và đoạn trích, nội dung đoạn trích * Thân bài: 0.25 1.Khái quát chung về đoạn trích 2. Cảm nhận nét đặc sắc của từng khổ thơ Vẻ đẹp hình tượng lãnh tụ: Từ nỗi bồi hồi xúc động lẩn đầu tiên viếng Bác thể hiện qua cách xưng hô, ngắm nhìn hàng tre, liên tưởng đến quê hương xứ sở, phẩm chất 2.0
  9. dân tộc đến suy tưởng về Bác: Ca ngợi công đức Bác: ví Bác như mặt trời, thể hiện sự kính yêu, thương nhớ qua hình ảnh dòng người, tràng hoa … - Vẻ đẹp nghệ thuật ngôn từ: Thơ tự do, nhịp thơ chậm tạo âm hưởng sâu lắng thành kính, nghệ thuật nói giảm nói tránh, điệp ngữ, ẩn dụ sáng tạo, từ cảm thán…gây xúc động 3. Liên hệ tác phẩm khác Học sinh chọn tác phẩm khác, đánh giá, cảm nhận sơ lược về nội dung tác phẩm được chọn, chỉ ra điểm gặp gỡ của các tác giả về nội dung hoặc nghệ thuật (hoặc cả hai). Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa của đề tài và đóng góp của mỗi tác giả về đề tài 0.5 này. *Kết bài - Tình cảm đối với Bác và nhận thức của người trẻ hôm nay. 0.25 Hình thức: (1.0 điểm) - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng thể loại. 1.0 * Lưu ý:Học sinh lạc đề, lạc kiểu bài tối đa 1.0 Nội dung: (4.0 điểm) Đề 2 * Mở bài: - Tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nội dung 0.25 * Thân bài: 1. Vị trí đoạn trích 2. Cảm nhận khổ thơ 2.0 Vẻ đẹp của người đồng mình: đầy ý chí nghị lực, thủy chung; lối sống mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh thần lạc quan, yêu đời qua hình ảnh sống trên đá, sống trong thung, lên thác xuống ghềnh; niềm yêu thương, tự hào, kiêu hãnh về con người, về quê hương xứ sở… Vẻ đẹp ngôn từ: Thơ tự do, giàu nhạc điệu, nhịp thơ linh hoạt, âm hưởng phóng khoáng, từ ngữ mộc mạc vẫn giàu chất thơ, lối viết giàu hình tượng, xây dựng hình ảnh vửa cụ thể vừa khái quát; phép đối, so sánh, ẩn dụ khiến đoạn thơ đầy ấn tượng 3. Liên hệ tác phẩm khác Học sinh tự chọn một tác phẩm khác, đánh giá, cảm nhận sơ lược về nội dung tác 0.5 phẩm được chọn, chỉ ra điểm gặp gỡ của các tác giả về nội dung hoặc nghệ thuật (hoặc cả hai). Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa của đề tài và đóng góp của mỗi tác giả về đề tài này *Kết bài 0.25 - Kết cả hai trích đoạn,ý nghĩa tác phẩm và bài học nhận thức. Hình thức: (1.0 điểm) Bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng thể loại. 1.0 * Lưu ý:Học sinh lạc đề, lạc kiểu bài tối đa 1.0
  10. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: …./05/2023 Họ và tên:………………………………..Lớp: ………. SBD:………….. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu 1,0 điểm): “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. (Trích Nguyễn Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.114) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì? Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? Câu 2. Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn trên? Câu 3. Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật? Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên và bằng những hiểu biết của bản thân về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về cảm xúc của tác giả khi rời khỏi lăng Bác trong đoạn thơ sau: “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. (Trích Viễn Phương, Viếng lăng Bác, NXB GD Việt Nam, tr.59) -----Hết---- ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  11. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự và miêu tả 0,5 - Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật Phương Định. 0,25 - Kể về công việc của 3 cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ trinh 0,25 sát mặt đường. 2 Hai phép liên kết trong đoạn văn trên là: - Phép nối (do đó). 0,5 - Phép thế (lúc đó). 0,5 3 - Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng 0,5 biện pháp tu từ ẩn dụ. - Việc sử dụng biện pháp tu từ này cho thấy tinh thần lạc quan, có trách 0,5 nhiệm cao với công việc của ba cô gái. 4 1,0 5 Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. Tuy nhiên cần đảm bảo theo các mức độ sau: Mức 1 (1,0 điểm): Học sinh vận dụng sáng tạo, nêu suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, theo gợi ý sau: - Tiếp nối truyền thống của cha anh đi trước, tự hào về dân tộc… 0,5 - Biểu hiện của của bảo vệ Tổ quốc trong thời đại ngày nay trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, nghiên cứu, chiến đấu… 0,5 - Thực hành bảo vệ Tổ quốc: ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ 0,5 năng, thể lực… - Liên hệ bản thân…. 0,5 Mức 2 (0,5 điểm): Học sinh trình bày được suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa rõ. Mức 3 (0,0 điểm): Có trình bày suy nghĩ nhưng không chính xác, không liên quan đến đoạn trích, hoặc không trả lời. II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về cảm xúc của tác giả khi rời khỏi lăng Bác trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương:
  12. “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Nội dung Điểm *Yêu cầu chung: - Về nội dung: Đề bài yêu cầu cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi rời khỏi lăng Bác trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương - Khi làm, cần phải chú ý đến yêu cầu của đoạn thơ. - Về phương pháp, yêu cầu học sinh nghị luận theo một trình tự nhất định, mạch lạc, logic, có sự liên kết câu và liên kết đoạn . - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao *Yêu cầu cụ thể: 0,5 a. Đảm bảo cấu trúc: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, biết dẫn dắt hợp lí; phần thân bài: Biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ đề bài; Phần kết bài: Khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ của em về cảm xúc của tác giả khi rời 0,5 khỏi lăng Bác trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành bài văn: Vận dụng tốt kiến thức đã học, trình bày nhiều cách khác nhau theo gợi ý. Mở bài Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt đoạn thơ. 0,5 Thân bài *Cảm xúc bịn rịn: - "Mai về miền Nam": hiện thực của cuộc chia ly 0,5 - "thương trào nước mắt": cảm xúc mãnh liệt, tha thiết → Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khôn nguôi của nhà thơ khi rời lăng Bác để trở về miền Nam. *Ước nguyện cao đẹp: 1,0 - Muốn làm "con chim", "bông hoa", "cây tre" để mang tiếng hót, hương thơm và có thể mãi ở bên
  13. cạnh Bác - Điệp từ "muốn" khát khao tha thiết, mãnh liệt, chân thành của nhà thơ. - Nhà thơ mong ước được hóa thân thành con chim nhỏ hót véo von bên lăng Bác, là loài hoa đem lại sắc màu cho vườn hoa quanh lăng. => Ước nguyện chân thành, cao đẹp của tác giả dành cho Bác. 0,5 Kết bài Khẳng định lại giá trị bài thơ và đoạn thơ. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện câu văn sâu sắc trong văn 0,5 bản nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Người ra đề Duyệt của tổ C/M T/M Hội đồng duyệt sao in đề thi CHỦ TỊCH Trần Văn Thiên Kim Duy Thắng
  14. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 HUYỆN XUYÊN MỘC MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HÒA HỘI Ngày kiểm tra: 4 tháng 5 năm 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: 3 ĐIỂM Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Đã hơn 40 năm qua, người dân sống tại hẻm 60 đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM) đã quá quen thuộc với một bà cụ giản dị, sáng bán bánh mì, chiều nhặt ve chai, ky cóp từng đồng tiền lẻ “nuôi heo đất” để giúp những mảnh đời bất hạnh. Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo vì mồ côi cha từ sớm, nhà lại đông anh em, nên bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (75 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) phải sớm lang bạt khắp nơi kiếm sống. Vì thế mà bà thấu hiểu và cảm thông cho những phận đời nghèo khổ, bất hạnh như bà. Bà coi việc từ thiện như một thói quen mà không thể bỏ được, thậm chí vừa nuôi 5 con vừa làm từ thiện. Bà Cúc cũng không nhớ chính xác đã bắt đầu làm từ thiện từ khi nào, vì thời còn chật vật tìm kế sinh nhai, bà đã nhặt ve chai lấy tiền mua mì gói cho người lang thang rồi: “Thời điểm đó, bà có chồng và sinh được 5 người con trai, nhưng vợ chồng bà sớm chia tay. Chồng đi, bỏ lại cho bà 5 người con, cuộc sống khó khăn trăm bề”, bà Cúc tâm sự. Hằng ngày, bà kiếm sống bằng việc bán bánh mì, cái nghề đã gắn bó với bà từ thuở mới lấy chồng đến giờ. Nhớ lại những năm tháng cùng mẹ và các anh chị lang thang kiếm sống, bà lại càng thương các con hơn, ngày ngày vất vả sớm hôm, bán bánh mì, nhặt thêm ve chai, ky cóp từng đồng “không dám ăn, không dám mặc” để tiền lo cho các con ăn học. (Báo Thanh niên) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm): Xác định một thành phần biệt lập và từ ngữ thể hiện thành phần đó trong văn bản trên? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ (từ ngữ thể hiện) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn in đậm. Câu 4 (0.5 điểm): Nêu nhận xét về bà Cúc được nói đến trong văn bản trên bằng một câu văn. PHẦN II: PHẦN TẠO LẬP: 7 ĐIỂM Câu 1 (2.0 điểm): Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về người tử tế. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
  15. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu) ______Hết______ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh..................................................................... Số báo danh……… Chữ kí của giám thị 1 .............................................................. ………………
  16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 HUYỆN XUYÊN MỘC MÔN: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 4 tháng 5 năm 2023 Thời gian làm bài: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 01 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(3điểm) 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 2 - Học sinh chỉ ra được một thành phần biệt lập. 1.0 Thành phần phụ chú: (75 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) 3 Học sinh tìm được một biện pháp tu từ 1.0 (so sánh hoặc liệt kê ) nêu được từ ngữ thực hiện phép tu từ đó và tác dụng. 4 Học sinh viết được câu văn đúng ngữ pháp, nêu được suy nghĩ về 0.5 việc làm của bà Cúc. PHẦN II: PHẦN TẠO LẬP (7điểm) 1 1. Về hình thức kĩ năng: Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễt đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận ... 2. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng 0.25 về vấn đề nghị luận … 3. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Người tử tế. 0.25 *Thân đoạn: - Giải thích người tử tế là gì? 1.25 - Phân tích biểu hiện của người từ tế... - Bàn luận, đánh giá về giá trị và tầm quan trọng của người người có lối sống tử tế. Phê phán những người sống ích kỷ, độc ác… - Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để mọi người, mỗi học sinh luôn là người tử tế? * Kết đoạn: Khẳng định vấn đề. Liên hệ... 0.25 2 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học về đoạn thơ. - Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; ít mắc lỗi về dùng từ, viết câu và chính tả. 2. Sáng tạo: Khuyến khích cho điểm cao với những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc, hay.
  17. 3. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật nội dung và nghệ thuật với các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; giới thiệu 0.5 đoạn thơ. * Thân bài: 1.5 1.Bức tranh thiên nhiên và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu - Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". - Các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. => một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống. 2.Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về con 1.5 người, cuộc đời - Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm nhưng đã dịu hơn,… - Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc đời. => tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước ,…sâu sắc của nhà thơ. 3. Đánh giá khái quát: 1.0 - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ: nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; ngôn từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc; hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu; các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ,…sử dụng đầy sáng tạo; sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ,… - Nội dung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người,… III. Kết bài: 0.5 - Khái quát lại vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên cần dựa trên kĩ năng làm bài của học sinh mà đánh giá. – Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. *Chú ý: - Trên đây chỉ là gợi ý, tùy thực tế bài làm của học sinh giáo viên chấm bài họp thống nhất trong tổ, nhóm để linh hoạt cho điểm hợp lí, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. ______Hết______ 2
  18. 3
  19. PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.(1) Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. (2) (George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.44) Câu 1:(0,5 điểm) Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết giữa đoạn (1) và đoạn (2) và xác định từ ngữ dùng để liên kết. Câu 3: (1,0 điểm) Tìm các câu văn giải thích cho ý kiến của tác giả: Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người.? Câu 4: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 5: (1,0 điểm) Tác giả muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp gì qua đoạn trích? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) ………………………..Hết……………………
  20. PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Phép liên kết lặp 1,0 Từ ngữ: Họ 0,5 3 HS chỉ ra các câu: 1,0 Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. 4 Nội dung đoạn trích: Trong cuộc sống, những người thành công 1,0 hay học hỏi điểm tốt đẹp của người khác còn kẻ thất bại thì hay ghen tị với người khác, đố kị là một thói quen xấu.(Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác) Câu 5 (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) * HS trình bày thông điệp qua đoạn trích: Học sinh nêu được HS trả lời sai - Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có thông điệp qua hoặc không trả khả năng khác nhau nên chúng ta không đoạn trích nhưng lời. nên đố kị với mọi người xung quanh. chỉ nêu được một - Vì vậy mỗi người cần học hỏi những ý. điều tốt đẹp của người khác để tiến bộ hơn. * Lưu ý: HS đưa ra thông điệp từ đoạn tr ích bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng câu trả lời không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2