Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
lượt xem 8
download
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 5 đang chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 2 nhằm giúp các em củng cố kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời giúp các em phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
- BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM 2019-2020 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH An Hòa 2. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH An Phú 3. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Đại Đồng 4. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Đoàn Kết 5. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Hoàng Hoa Thám 6. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Lê Lai 7. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Mà Cooih 8. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Phú Cường 9. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Phú Trinh 3 10. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Phượng Kỳ 11. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH số 1 Ba Đồn 12. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Tân Hiệp 13. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Thiệu Tâm 14. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Trần Thới 2 15. Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH Võ Thị Sáu
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦU GIẤY TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Họ và tên ............................................................. Lớp: 5....... BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Thời gian 60 phút – không kể thời gian phát đề ) ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………........................ ……………………………………………………………………........................ ……………………………………………………………………........................ Phần A: Kiểm tra đọc (10 điểm): thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề I.Đọc thành tiếng( 3 điểm): ……………… Giáo viên tự chọn các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2, cho HS đọc 1 đoàn hay cả bài(khoảng 120 tiếng/ 1 phút), sau đó trả lời 1-2 câu hỏi về ý của đoạn hay nội dung bài rồi cho điểm. - I.Đọc thầm và làm bài tập: 1.Đọc đoạn văn sau: CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có
- và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) 2. Làm bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? A. Để khỏi bị ngạt thở. B. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội. C. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được ? A. Vì chú yếu quá. B. Vì không có ai giúp chú. C. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén. 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào ? A. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén. B. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. C. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra. 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén ? A. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. B. Dang rộng cánh bay lên cao. C. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được. Câu 5: Nghĩa của cụm từ "sức mạnh tiềm tàng" là gì? A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có.. B. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi. C. Sức mạnh để làm những việc phi thường. 6. Câu nào sau đây là câu ghép ? A. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. B. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. C. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Câu 7 : Em hiểu từ hi vọng trong câu "Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú." như thế nào? Viết câu trả lời của em: ................................................................................................................................ Câu 8: Trong câu ghép "Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm" có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Viết câu trả lời của em: ................................................................................................................................ Câu 9: Tìm trong bài 1 câu ghép có quan hệ: Giả thiết – Kết quả
- ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................... Câu 10: Viết lại nội dung và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm...,) ............................................................................................................................. ....................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- PHÒNG GD & ĐT CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: …………………………… Lớp 5… Trường Tiểu học………………. Điểm:................. PHẦN B : KIỂM TRA VIẾT (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) 1. Chính tả (Nghe – viết): (2 điểm) (15 phút) Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng vân. Từ “Hội thi bắt đầu bằng việc.... giần sàng thành gạo" 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Tả một loài cây mà em yêu thích. Đề 2: Tả một người bạn thân của em.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TV Phần 1: Đọc hiểu I.Đọc thành tiếng( 3 điểm): ……………… Giáo viên tự chọn các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2, cho HS đọc 1 đoàn hay cả bài(khoảng 120 tiếng/ 1 phút), sau đó trả lời 1-2 câu hỏi về ý của đoạn hay nội dung bài rồi cho điểm. - Đọc đúng tốc độ : 1đ - Phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lí: 1 đ - Trả lời đúng câu hỏi : 1đ II. 2. Làm bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Phần trắc nghiệm: Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm Câu 1: khoanh vào C Câu 2: khoanh vào C Câu 3: khoanh vào B Câu 4: khoanh vào A Câu 5: khoanh vào A Câu 6: khoanh vào C Câu 7 : 1 điểm Em hiểu từ hi vọng trong câu trên là: Mong muốn và chờ đợi (tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến) Câu 10: Viết lại nội dung và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm...,) Câu 8: 1 điểm Viết câu trả lời của em: Câu ghép trên có 3 vế câu (0,5 đ) - Vế 1 nối với vế 2 bởi từ chỉ quan hệ: “nhưng” (0,25 đ) - Vế 2 nối với vế 3 bằng dấu phảy. (0,25 đ) Câu 9: 1 điểm Câu ghép có quan hệ: Giả thiết – Kết quả Câu: Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. Câu 10: 1điểm - Nội dung ( 0,5 đ) - Bài học ( 0,5 đ) Câu chuyện trên ta thấy anh thanh niên vì không muốn chú bướm chịu khổ và mất nhiều thời gian nên anh đã cắt cái kén cho to để chú bướm chui ra. Song việc làm đó đã vô tình hại cả đời chú bướm. Vì vậy em thấy, trong cuộc sống chúng ta luôn phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn. Khó khăn và nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ chính là sức mạnh để chúng ta trưởng thành.
- Phần 2: Bài Kiểm tra viết 1. Chính tả:2 điểm Hướng dẫn chấm chi tiết - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm - Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi): 0,5 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm 2. Tập làm văn: 8 điểm Đề 1: Tả một loài cây mà em yêu thích. a. Nội dung: 6 điểm 1.Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) cây hoa do em chọn tả (VD: Cây gì, trồng ở đâu, từ bao giờ (nếu biết)? …) 1 điểm 2.Thân bài: 4 điểm + Tả bao quát : 0,5 điểm - Thoạt nhìn có gì nổi bật? - Hình dáng chiều cao, độ to, vị trí cây có gì nổi bật. + Tả chi tiết : 3 điểm - từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, chiếc lá ra sao (màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)? - Khi trời nắng, cây thế nào? Khi trời mưa cây ra sao?... - Tả hoa : hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có…) - Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: gió, chim chóc, ong, bướm…) - Cảm nhận hay tình cảm của em với từng bộ phận của cây.(0,5 điểm) 3. Kết bài: 1 điểm - Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây, … - Trách nhiệm của bản thân hay mọi người với cái cây đó. b.Kĩ năng( 2 điểm) - Bài văn đảm bảo bố cục rõ ràng, câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu( 1điểm)
- - Viết văn sáng tạo, biết dùng hình ảnh so sánh, hình ảnh đẹp và sinh động, diễn đạt rõ ý, trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.( 1 điểm) * Tùy theo mức độ sai sót ở từng phần Gv có thể trừ từ 0,25 điểm đến điểm tối đa của phần đó. Đề 2: Tả một người bạn thân của em. a, Nội dung: 6 điểm + Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu định người bạn được tả. - Để lại ấn tường gì sâu sắc?(có thể đưa xuống cuối bài) + Thân bài: (4 điểm) HS có thể tả theo thứ tự không gian, thời gian. - Tả được ngoại hình( 2 điểm): Tả những đặc điểm nổi bật về dáng người, đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, trang phục. -Tính tình, hoạt động: Tả những hoạt động nổi bật khi bạn học bài, vui chơi, giúp đỡ gia đình, giúp đỡ bạn bè...Đặc biệt là những nét thân thiện, đáng yêu, những kỉ niệm của em với bạn...để lại ấn tường cho em. HS có thể tả xen ngoại hình và hoạt động, tính tình gây ắn tường sâu sắc của em về bạn + Kết bài - Nêu được cảm xúc, suy nghĩ và tình cảm của mình đói với bạn. - Suy nghĩ, lời hứa và những ảnh hưởng tốt của bạn đối với em. b.Kĩ năng( 2 điểm) - Bài văn đảm bảo bố cục rõ ràng, câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu( 1điểm) - Viết văn sáng tạo, biết dùng hình ảnh so sánh, hình ảnh đẹp và sinh động, diễn đạt rõ ý, trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.( 1 điểm) * Tùy theo mức độ sai sót ở từng phần Gv có thể trừ từ 0,25 điểm đến điểm tối đa của phần đó.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TÊN: …………………………………. NĂM HỌC 2019-2020 LỚP: 5/……. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NGÀY THI: ..../3/2020 KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG ĐIỂM Nhận xét của GVCN ………………………………………………….…………………………... ……………………………………………………………………………… I – ĐỌC THÀNH TIẾNG( thời gian 115 tiếng/ phút ) . 1. Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc sau: 1. Thái sư Trần Thủ Độ (trang 15 – TV5, tập 2): Đoạn từ Trần Thủ Độ … đến khinh nhờn. 2. Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng (trang 20 – TV5, tập 2): Đoạn từ Ông Đỗ Đình Thiện… đến 24 đồng. 3. Trí dũng song toàn (trang 25 – TV5, tập 2): Đoạn từ Lần khác... đến thiên cổ. 4. Cao Bằng (trang 41 – TV5, tập 2) 5. Luật tục xưa của người Ê-đê (trang 153 – TV5, tập 2): Đoạn từ Tội không hỏi cha mẹ… đến cũng là có tội. 6. Phong cảnh đền Hùng (trang 68 – TV5, tập 2): Đoạn từ Trước đền... đến soi gương. 2. Giáo viên nêu từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung trong bài đọc cho học sinh trả lời. Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm ( 5 điểm ) 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ …………../ 1 điểm 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa …………../ 1 điểm 3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm …………../ 1 điểm 4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) …………../ 1 điểm 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu …………../ 1 điểm Cộng : …………../ 5 điểm Hướng dẫn kiểm tra 1/ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm . 2/ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở trên: 0 điểm . 3/ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tình biểu cảm : 0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm . 4/ Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm . 5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm .
- BÀI ĐỌC THẦM: Ông Nguyễn Trường Tộ Năm 27 tuổi, Nguyễn Trường Tộ được một dòng tu đưa sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt. Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc. Gần ba năm sống trong lòng địch, Nguyễn Trường Tộ bất đắc dĩ phải làm việc với quân Pháp, phiên dịch các giấy tờ trao đổi giữa triều đình Huế với người Pháp ở Gia Định. Năm 1863, Nguyễn Trường Tộ liên hệ được với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối đời, ông viết hàng loạt tờ trình kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc. Nguyễn Trường Tộ vạch ra đường lối làm cho "nước giàu mà dân cũng giàu". Ông khuyên triều đình ra sức mở mang nghề nghiệp, học cách làm ăn của các nước văn minh Tây Âu, mời các công ty kinh doanh nước ngoài đến giúp Việt Nam khai thác tài lợi để có thêm của cải và học cho được kỹ thuật cũng như cách làm ăn tiên tiến của họ. Ngoài những bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ còn thiết kế xây dựng một số tòa nhà mang kiến trúc đầu tiên theo kiểu châu Âu ở Việt Nam giữa thế kỷ 19. Ngoài ra, ông còn vận động dân chúng cùng nhau dời làng từ trong núi rừng ra nơi thoáng đãng, thuận lợi canh tác. Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỷ 19 ở Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ thời ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị cách tân của ông. Ông chết âm thầm ở quê hương năm 1871. Trích từ https://www.maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-dat-viet/nguyen-truong-to- 280.html
- TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TÊN: …………………………………. NĂM HỌC 2019-2020 LỚP: 5/……. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NGÀY THI: ...../3/2020 KIỂM TRA ĐỌC THẦM ĐIỂM Nhận xét của GVCN ………………………………………………….………………………… ………………………………………………………………………........ II/ ĐỌC THẦM (5 điểm – 30 phút ) Học sinh đọc thầm bài Ông Nguyễn Trường Tộ rồi làm các bài tập sau: (Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6.) …/0,5điểm Câu 1: Thời thanh niên, Nguyễn Trường Tộ được sang nước nào học tập? a. Đức b. Tây Ban Nha c. Bồ Đào Nha d. Pháp .../0,5điểm Câu 2: Trở về Tổ quốc, Nguyễn Trường Tộ làm nghề phiên dịch để phục vụ cho ai? a. Cho nước Pháp b. Cho triều đình nhà Nguyễn c. Cho quân đội Pháp d. Cho cả quân đội Pháp và triều đình Nhà Nguyễn. .../0,5điểm Câu 3: Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình nhà Nguyễn điều gì? a. Học hỏi các nước văn minh Tây Âu cách phát triển kinh tế. b. Học hỏi và mời người ở các nước văn minh Tây Âu đến giúp chúng ta phát triển kinh tế. c. Đòi triều đình nhà Nguyễn giúp dân nghèo. d. Học người nước ngoài cách giải phóng dân tộc. .../0,5điểm Câu 4: Ngoài những tờ trình kiến nghị nhà Nguyễn canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ còn đóng góp gì cho nền văn minh nước ta? a. Phiên dịch các giấy tờ trao đổi giữa triều đình Huế với người Pháp. b. Thiết kế xây dựng các tòa nhà mang kiến trúc châu Âu đầu tiên ở Việt Nam. c. Xây dựng các tòa nhà mang kiến trúc hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. d. Có kỹ thuật khai thác khoáng sản đầu tiên ở Việt Nam.
- .../0,5điểm Câu 5: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Ngoài ra, ông còn vận động dân chúng cùng nhau dời làng từ trong núi rừng ra nơi thoáng đãng, thuận lợi canh tác.” a. lúng túng b. Túng thiếu c. Tù túng d. Tối tăm .../0,5điểm Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép: a. Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình thức giấc. b. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới. c. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. d. Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi. .../0,5điểm Câu 7: Gạch 1 gạch dưới bộ phận làm chủ ngữ ở mỗi vế của câu ghép sau: Triều đình nhà Nguyễn chưa hiểu nổi tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ nên họ không coi trọng ý kiến của ông. .../0,5điểm Câu 8: Đất nước ta đang trên đà phát triển. Noi gương ông Nguyễn trường Tộ, em sẽ làm gì để đất nước được “canh tân” hơn? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… .../0,5điểm Câu 9: Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, em hãy viết lại một câu tục ngữ, ca dao thể hiện truyền thống ấy: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …/0,5điểm Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ mang ý nghĩa tăng tiến? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Hết
- TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TÊN: …………………………………. NĂM HỌC 2019-2020 LỚP: 5/ MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NGÀY THI: .../3/2020 KIỂM TRA VIẾT ĐIỂM Nhận xét của GVCN ………………………………………………….………………………… ……………………………………………………………………………… I. CHÍNH TẢ (5 điểm, Thời gian 15 phút) Nghe - viết: Hộp thư mật (Đầu bài và đoạn từ Hai Long tới ngồi... đến nổ giòn. - sách Tiếng Việt 5, tập 2 trang 62) Lưu ý: Cuối bài giám thị đọc tên tác giả cho học sinh ghi. ...../5 điểm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……….…………..……………………………………………………………
- II. TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm, thời gian 40 phút) Đề bài: Tả một cây hoa hoặc một trái cây mà em thích. Bài làm ...../5 điểm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
- Ủy BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GK2 - NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5. A. ĐỌC THẦM: 5 điểm Câu 1. d Câu 3. b Câu 5. c Câu 2. c Câu 4. b Câu 6. c Mỗi câu đúng đạt 0,5điểm Câu 7 (0,5điểm) Triều đình nhà Nguyễn chưa hiểu nổi tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ nên họ không coi trọng ý kiến của ông. Tìm đúng chỉ 1 chủ ngữ: không cho điểm Câu 8 (0,5điểm) Tùy thuộc vào câu trả lời của học sinh mà giáo viên cho điểm. Câu 9 (0.5 điểm): VD câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 10: Học sinh đặt câu đúng đạt 0,5điểm Ví dụ: Bạn Tú không chỉ đẹp trai mà còn rất chăm học. B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ( 5 điểm ) - Bài viết chính tả không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ), trừ 0,5 điểm/ 1 lỗi. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao- khoảng cách- kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn…. Trừ 1 điểm toàn bài. II. TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm ) Đảm bảo yêu cầu sau, đạt 5 điểm. - Viết được bài văn Tả một cây hoa hoặc một loại quả đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 20 câu trở lên. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. Ngày ….. tháng 3 năm 2020 Quận 2, ngày 1 tháng 3 năm 2020 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Người soạn Trần Hoàng Dương
- PHÒNG GD và ĐT QUẬN 2 TRƯỜNG TH AN PHÚ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HK 2 - NĂM HỌC : 2019-2020 MÔN: Tiếng Việt LỚP 5 Phần đọc thầm Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Nội dung kiến và số thức, kỹ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Tìm hiểu Số câu 2 2 1 4 1 nội dung Đọc Câu số 1,2 3.4 8 bài đọc hiểu thầm (chủ văn đề Người Số điểm 1 1 0.5 2 0.5 bản công dân). Hiểu các Số câu 1 0 1 thành Câu số 9 ngữ, tục ngữ, ca Số điểm 0.5 0 0.5 Kiến dao đã thức học. Tiếng Số câu 1 1 1 1 2 2 Việt -Từ trái Câu số 6 7 5 10 nghĩa. - Câu ghép. Số điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 1 1 Số câu 3 1 3 0 0 2 0 6 4 Tổng Số điểm 1.5 0.5 1.5 0 0 1 0 0.5 3 2 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% An Phú, ngày 25 tháng 2 năm 2020 NGƯỜI LẬP
- ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT ( PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG) LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Giáo viên cho học sinh bốc thăm một trong các đề sau để đọc bài và trả lời câu hỏi: ( 3 điểm : Đọc :2 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm) Đề 1: Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 - tập 2 - trang 15). Đọc đoạn "Trần Thủ Độ ....thưởng cho." Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Đề 2: Trí dũng song toàn (TV5 - tập 2 - trang 25). Đọc đoạn "Mùa đông năm 1637,...đền mạng Liễu Thăng." Câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng"? Đề 3: Cao Bằng (TV5 - tập 2 - trang 41). Câu hỏi: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng. Đề 4: Phân xử tài tình (TV5 - tập 2 - trang 46). Đọc đoạn "Xưa có ... cúi đầu nhận tội." Câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Đề 5: Luật tục xưa của người Ê - đê (TV5 - tập 2 - trang 56). Đọc đoạn: Về các tội. Câu hỏi: Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội. Đề 6: Hộp thư mật (TV5 - tập 2 - trang 62). Đọc đoạn: "Người đặt hộp thư ... chỉ cách anh ba bước chân." Câu hỏi: Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Đề 7: Phong cảnh đền Hùng (TV5 - tập 2 - trang 68).
- Đọc đoạn: "Lăng của các vua Hùng ...thờ 18 chi vua Hùng." Câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. Đề 8: Nghĩa thầy trò (TV5 - tập 2 - trang 79). Đọc đoạn: "Từ sáng sớm ...đến tạ ơn thầy." Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. Đề 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (TV5 - tập 2 - trang 83). Đọc đoạn: "Hội thi bắt đầu ...người xem hội." Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Đề 10: Tranh làng Hồ (TV5 - tập 2 - trang 88). Đọc đoạn: "Kĩ thuật tranh làng Hồ ...người trong tranh." Câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng Việt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số 2 2 1 1 6 bản câu Câu 1- 4 2- 3 5 6 số 2 Kiến thức Số 1 1 1 1 4 tiếng Việt câu Câu 7 8 9 10 số Tổng số câu 3 3 2 2 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
32 p | 25 | 7
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
20 p | 64 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 17 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
50 p | 14 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
51 p | 46 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 40 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 27 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
63 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 48 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
64 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn